Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI TẬP về ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.08 KB, 12 trang )

Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
BÀI TẬP CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC
Hãy biểu thị các tư tưởng sau dưới dạng kí hiệu (ngôn ngữ nhân tạo)
Câu 1:
1. Trăm sông đều đổ ra biển.
2. Ớt nào là ớt chẳng cay
3. Không có gì quý hơn độc lập tự do
4. Nước mắt chảy xuôi
Trả lời:
Các tư tưởng trên đều có cùng một biểu thức ngôn ngữ nhân tạo (biểu thức logic) sau:
∀xP(x)
Câu 2:
1. Nước chảy đá mòn
2. Chân ướt chân ráo
3. Có chí thì nên
4. Môi hở răng lạnh.
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: nước chảy
b: đá mòn
a → b
2
a: chân ướt
b: chân ráo
a ^ b
3
a: có chí
b: nên
a → b


4
a: môi hở
b: răng lạnh
a → b
Câu 3:
1. Có một bài ca không bao giờ quên
2. Có những giáo viên là đảng viên
3. Có những nhà triết học là triết học duy vật
4. Có những học sinh là học sinh giỏi
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
Trả lời:
Các tư tưởng trên đều có cùng một biểu thức ngôn ngữ nhân tạo (biểu thức logic) sau: ∃xP(x)
Câu 4:
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
1. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
2. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
3. Cái răng cái tóc là góc con người
4. Một đời làm hại, bại hoại 3 đời
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: ăn kỹ b: no lâu
c: cày sâu d: tốt lúa
(a → b) v (c → d)
2
a: nhà sạch b: thì mát
c: bát sạch d: ngon cơm
(a → b) v (c → d)
3
a: cái răng b: cái tóc

c: góc con người
(a ^ b) → c
4 a: một đời làm hại b: bại hoại 3 đời
a → b
Câu 5:
1. Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Yêu già, già để phúc
2. Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
3. Có công mài sắt có ngày nên kim
4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
5. Uống nước nhớ nguồn
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: yêu trẻ b: trẻ đến nhà
c: yêu già d: già để phúc
(a → b) v (c → d)
2
a: qua đình b: ngả nón trông đình
c: đình bao nhiêu ngói d: thương mình bấy nhiêu
(a → b) v (c → d)
3 a: có công mài sắt b: có ngày nên kim
a → b
4 a: ăn quả b: nhớ kẻ trồng cây
a → b
5 a: uống nước b: nhớ nguồn
Câu 6:
Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con

Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày.
Trả lời:
* Ký hiệu:
a. người thắt đáy lưng ong b. khéo chiều chồng
c. khéo nuôi con d. người béo trục béo tròn
e. ăn vụng như chớp f. đánh con cả ngày
* Mệnh đề logic:
a → ( b ^ c ) v c → ( d ^ f )
Câu 7:
1. Trái đất quay quanh mặt trời đồng thời tự quay quanh mình nó.
2. Gieo gió ắt gặt bão
3. Tự do hay là chết.
4. Môi hở răng lạnh.
5. Cá không ăn muối cá ươn.
6. Chó đâu có sủa trống không, chẳng thằng ăn cắp cũng ông đi đường.
7. Qua sông thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: trái đất quay quanh mặt trời
b: trái đất quay quanh mình nó
a ^ b
2 a: gieo gió b: ngặp bão
a → b
3 a: tự do b: chết
a v b
4 a: môi hở b: răng lạnh
a → b

5 a: cá không ăn muối b: cá ươn
a → b
6
a: chó sủa b: thằng ăn cắp
c: ông đi đường
( b v c ) → a
7
a: qua sông b: bắc cầu kiều
c: con hay chữ d: yêu lấy thầy
(a → b) v (c → d)
Câu 8:
1. Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
Nhấc đặng ngay
2. Chết vinh còn hơn sống nhục
3. Mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
4. Học, học nữa, học mãi
5. Lập vườn thì phải khai mương Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: nhiều người nhấc
b: nhấc đặng ngay hòn đá to, hòn đá nặng
a → b
2 a: chết vinh b: sống nhục
a v b
3
a: mọi người sinh ra đều có quyền sống

b: mọi người sinh ra đều có quyền tự do
c: mọi người sinh ra đều có quyền mưu cầu hạnh phúc
a ^ b ^ c
4
a: học b: học nữa
c: học mãi
a ^ b ^ c
5
a: lập vườn b: khai mương
c: trai hai vợ d: thương cho đồng
(a → b) v (c → d)
Câu 9:
1. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, gìn giữu, chuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác,
phương tiện giao tiếp giữa mọi người.
2. Nước VN làm sao có thể lớn nếu như chúng ta không chấp nhận và ủng hộ những giấc mơ lớn, những
khát vọng lớn
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: ngôn ngữ là phương tiện hình thành
b: ngôn ngữ là phương tiện gìn giữ
c: ngôn ngữ là phương tiện chuyển giao thông tin từ thế hệ
này sang thế hệ khác
d: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa con người
a ^ b ^ c ^ d
2
a: nước VN có thể lớn b: chấp nhận giấc mơ lớn
c: chấp nhận khát vọng lớn d: ủng hộ giấc mơ lớn
e: ủng hộ khát vọng lớn
( b ^ c ^ d ^ e ) → a

Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
Câu 10:
1. Chúng ta không thể nâng cao chất lượng giáo dục nếu không xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ tiêu
chuẩn
2. Chúng ta chỉ có thể xóa đói giảm nghèo một khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Chúng ta không thể đưa đất nước đi lên nếu không đấu tranh chống tham nhũng thắng lợi
4. Dù ai nói ngả, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
5. Thế giới quan là quan điểm của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới
đó
Trả lời:
TT Ký hiệu Biểu thức logic
1
a: nâng cao chất lượng giáo dục
b: xây dựng đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn
b → a
2
a: xóa đói giảm nghèo
b: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
b → a
3
a: đưa đất nước đi lên
b: đấu tranh chống tham nhũng thắng lợi
b → a
4
a: dù ai nói ngả, nói nghiêng
b: lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
a → b
5
a: thế giới quan là quan điểm của con người về thế giới

b: thế giới quan là quan điểm của con người về vị trí
c: thế giới quan là quan điểm của con người về con người
a ^ b ^ c
Bài tập Chương 3: Phán Đoán
1. Cho các cặp khái niệm:
a. “khái niệm” và “khái niệm đơn nhất”
b. “động từ” và “từ chỉ hành động của sự vật”
c. “Thanh niệm” và “người lao động trí óc”
d. “triết học duy vật” và “triết học duy tâm”
- Xây dựng các phán đoán chân thực từ những cặp khái niệm đó
- Xđ quan hệ và mô hình hóa quan hệ giwuax 2 thuật ngữ trong từng phán đoán vừa xây dựng
được.
- Xđ tính chu diên của 2 thuật ngữ trong từng phán đoán vừa xây dụng được.
- Tìm nội hàm và ngoại diên “động từ”
2. Xây dựng các phán đoán theo “hình vuông logic” từ phán đoán sau:
a. “phán đoán chung là phán đoán trong đó ngoại diên của chủ ngữ bao gồm toàn bộ lớp
đối tượng”
b. Xđ giá trị lgic của các phán đoán vừa xây dụng được trên cơ sở giá trị logic của phán
đoán cho trước.
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
3. Viết các phán đoán đẳng trị với các phán đoán sau:
a. “Cử nhân phải là những người có tri thức chuyên môn cao, vừa có đạo đức tốt”
b. Chúng ta không thể nâng cao trình độ tư duy logic nếu không nắm thật vững tri thức
logic học”
c. “chúng ta phải phát triển KT hoặc không bao giờ tiến kịp các nước tiên tiến”
4. Cho các phán đoán được biểu thị như sau:
- m1 = a^b -> c
- m2 = (a^b -> c) -> (a^b -> c) -> (b^a -> c)
- m3 = (a^b -> c) ^ (a^b -> c) ^ (b^a -> c)
Hỏi:

a. Với c – chân thực (c) và với mọi giá trị của a, b trong tất cả các phán đoán thì m1 có
quan hệ như thế nào với m2 và m3
b. Với a b, c có gia trị logic bất kì thì m1 có quan hệ với m2 và m3 như thế nào?
5. a. Viết công thức cảu phán đoán theo bảng giá trị sau sao cho a, b, c chỉ có mặt một lần trong
phán đoán
a b c m
c g c c
c g c c
g c c c
g c c c
b. Viết công thức của phán đoán theo bảng giá trị trên sao cho a, b, c chỉ có mặt một lần trong công
thức và không dùng công thức đã viết ở phàn trên (hay không dung phép toán logic ở phần trên.
6.
- m1 = a -> (b^c)
- m2 = 7(b^c)
- m3 = a -> 7(b -> 7c)
a. Tìm các giá trị logic của m1, nếu giá trị logic của a và b như nhau, giá trị logic của c là chân thực.
b. nếu a,b,c có giá trị logic bất kì thì m1 cso quan hệ với m2 và m3 như thế nào?
7. a. Viết một công thức biểu thị phán đoán theo bảng giá trị phía dưới sao cho a,b,c chỉ có mặt
một lần trong phán đoán M(a,b,c)
a b c M
c c g g
c c c c
g c g g
g c c c
b. Viết một công thức biểu thị phan đoán theo bảng giả tị sao cho a,b,c chỉ có mặt một lần trong phán
đoán và không dùng phép suy diễn ở bài a (hay không dung phép logic đã dung ở a)
8. Xđ quan hệ và mô hình hóa quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa các thuật ngữ trong các phán
đoán sau
a. Có những câu là câu tường thuật

b. Mọi người VN đều yêu tổ quốc
c. Không ai lại muốn đất nước mình tụt hậu về kinh tế
d. Không công dân nào không tuân theo pháp luật
e. Phấn lớn những sản phẩm do chúng ta sản xuất ra đã đạt được yêu cầu chất lượng.
f. Một bộ phận không nhỏ trong xá hội coi tiêu cực là tất yếu
g. Mỗi người dân là một người lính
h. Một trong những phẩm chất tốt đẹp của người VN là tình than cần cù lao đọng
i. Chẳng có vinh quang nào giành cho kẻ hèn nhát.
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
Bài tập Chương IV: các quy luật cơ bản của logic hình thức
1. Trong truyện cổ hy lạp có câu chuyện
“Một chủ nô nuôi một con gấu. Chủ nô và con gấu rất yêu quý nhau. Một hôm, chủ nô đang nằm ngủ.
Con gấu nhìn thấy một con ruồi đậu trên má chủ nô. Con gấu giơi tay đạp chết con ruồi. Nhưng do
không lượng được sức đập của mình, nên con gấu đã đập chết cả chủ nô.
Trong phiên tòa xét xử tội giết người của con gấu, quan tòa A nói:
- Vì giết người nên phải tử hình
Quan tòa B phán:
- Hành động đạp chết ruồi nhằm mục đích nhân đạo nên nó không có tội.
Hỏi:
- Quan tòa nào xử đúng
- Nếu quan tòa xửa sai thì đã vi phàm sai lầm logic nào?
2. Trình bày nôi dung và yêu cầu của quy luật đồng nhất (mâu thuẫn, lí do đầy đủ, không mâu
thuẫn). Bằng các VD cụ thể hãy phân tích các loại lỗi logic có thể phạm phải do vi phạm các
yêu cầu của quy luật này.
3. “… Ta không cần danh vọng. Mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ ham danh vọng
thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo. Sự thắng lợi của kẻ này là thất bại
của người kia. Đây là đội quân của mi. Người hèn kém không thể khuất phục được chúng.
Nhưng khất phục được người ấy sẽ ngộ chánh đẳng an lạc. Ta trải cơ man xa để chiến đấu với
người đấy. Ta thà chết vinh trong trận chiến, con hơn sống nhục trong đầu hàng.
Dựa vào quy luật của logic hình thức, hãy phân tích về mặt logic ý kiến trên.

4. Trong một giờ giảng văn lớp 10. Thầy giáo dọi một học sinh lên bảng và hỏi:
Em hãy cho biết suy nghĩ của nhà thơ qua các câu thơ sau:
“Anh nhớ tiếng
Anh nhớ hình
ANh nhớ ảnh
Anh nhớ em
Anh nhớ lắm, em ơi!”
Suy nghĩ một lát, học sinh trả lời:
- Thưa thầy, có lẽ nàh thớ vừa mất … ti vi.
Hãy phân tích sai lầm của thầy và trò trên cơ sở của quy luật tư duy.
5. Trong một cuộc họp bình bầu thi đua của năm học , đại đa số đều nhất trí bạn Nam là sinh viên
suất sắc, vì cho rằng, bạn đó học giỏi, có thái độ đúng mực trong học tập, có quan hệ tốt với
các thầy cô giáo, với các cán bộ công chức, và với bạn học … Song có một vài thành viên phản
đối vì cho rằng các lí do đó, mặc dù đúng những chưa đủ.
Ý kiến trên là đúng hay sai về mặt logic?. Vì sao?
6. Có một viên sĩ quan Pháp viết thư gửi napoleon để xin phụ cấp thương tật. Thư viết: “Tôi bị hai
vết thương. Một vết thương trên trán và mọt vết thuonwg trong trận chiến ở Nangxi”
a. Đoạn thư trên Đ or S về mặt logic?
b. Nếu yêu cầu của quy luật logic hình thức được dùng làm cơ sở cho nhận xét của bản than về
đoạn thư trên.
7. Một diễn giả thuyết trình: “ở đời có luật bù trừ. Khi người ta mù một mắt thì con mắt kia sẽ
sáng hơn. Khi người ta điếc một tai thì tai kia sẽ thính hơn”
Đột nhiên, một thính giả thốt to lên:
- “Quả đúng! Tôi thấy, khi người ta cụt một chân thì chân kia sẽ dài hơn
Toàn bộ thính giả cười to.
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
a. Dựa vào quy luật logic của tư duy, cho biết, vì sao thính giả bật cười vì câu nói của thính giả
đó?
b. Nêu nội dung, công thức và yêu cầu của quy luật đã được dùng làm cơ sở cho việc lý giải trên.
Bài tập chương V: Suy luận và suy diễn

1. Thực hiện phép đối lập vị ngữ thong qua phép chuyển hóa và phép đảo ngược đối với các phán
đoán sau:
a. “Có những động vật có xương sống là động vật sống trên cạn”
b. “phần lớn các quốc gia trên thế giới là những nước phát triển”
2. Hãy viết lại các câu sau sao cho nội dung tư tưởng không đổi
a. “Sinh viên phải là người có bản lĩnh vững vàng”
b. “Nước ta đang là nước chậm phát triển”
3. Hãy rút ra các kết luận đúng từ các phán đoán sau:
a. “Nước ta hoặc là nước tụt hậu về kinh tế hoặc sẽ là nước phát triển”
b. “Người quản lí giỏi phải là người có nghệ thuật quản lí”
4. Viết lại các câu sau sao cho ND không đổi:
a. “Giảng viên là những n gười làm công tác giảng dạy và giáo dục trong các trường ĐH và cao
đẳng”
b. “Lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quân chúng”
c. “Chúng ta chỉ có một trong 2 con đường khi đi thi: hoặc là đỗ, hoặc là trượt
d. Nhà giáo là nghệ sĩ của tâm hồn
5. Cho luận 3 đoạn: “Lý thuyết giáo dục là lý thuyết khoa học, do vậy nó là hình thức nhận thức
của con người, vì mọi lí thuyết khoa học đếu là hìh thức nhận thức của con người”
a. Phân tích kết cấu của luận 3 đoạn trên
b. Cho biết loại hình và phương thức của luận 3 đoạn đó
c. Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa 3 thuật ngữ trong luận 3 đoạn trên.
d. Tìm tính chu diên của các thuật ngữ trong luận 3 đoạn trên
e. Luận 3 đoạn trên đúng hay sai về mặt logic? Vì sao?
f. Hãy xd các phán đoán còn lại theo “hình vuông logic” từ tiền để lớn của luận 3 đoạn trên.
g. Xđ giá trị logic của các phán đoán vừa xd được trên cơ sở giá trị logic của tiến đề lớn đó.
6. Có 5 người cho rằng : “phép chuyển hóa và phép đảo ngược đều là suy diễn trực tiếp, vì thế
phép chuyển hóa là phép đảo ngược”
Ý kiến đó đúng hay sai về mặt logic? Vì sao?

7. Có người lập luận rằng: “Luận ba đonạ nhất quyết đơn là suy diễn gián tiếp, vò nó là suy diễn

trong đó kết luận được rút ra từ 2 tiền đề trở lên”
Suy luận đó đúng hay sai về mặt logic.
8. Cho các khái niệm: “phán đoán”, “phán đoán khẳng định chung” và “phán đoán chung”
Hãy xd các luận 3 đoạn đúng theo loại hn=ình I, II, III, IV.
9. Cho phán đoán “Nếu không có phương pháp học tập tốt thì không thể trở thành sinh viên giỏi”
- Có những phán đoán nào đẳng trị với phán đoán đã cho.
- Cho biết cấu trúc logic của phán đoán đã cho và của các phán đoán đẳng trị với nó.
10. Cho 3 khái niệm: “số chia hết cho 3”, “số chia hết cho 7”, và “số chia hết cho 9, hãy:
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
- thiết lập một luận 3 đoạn loại hình I (và II), dúng về mặt logic, với tiền đề là các phán đoán
chân thực.
- Nêu cấu trúc logic của 2 luận ba đoạn đã thiết lập được.
11. Người Anh có bài thơ:
“Học nhiều thì biết nhiều
Biết nhiều thì quên nhiều
Quên nhiều thì biết ít
Biết ít thì quên ít
Quên ít thì học nhiều”
Hãy rút ra kết luận của suy luận này. Suy luận có vi phạm sai lầm logic ko?. Vì sao?
12. Dân ta có bài thờ hài “Vua sợ anh hề”
“Vua là con trời
Con trời sợ trời
Trời sợ gió
Gió sợ mây
Mây sợ bờ tường
Bờ tường sợ chuột cống
Chuột cống sợ mèo già
Mèo già sợ mẹ đĩ
Mẹ đĩ sợ anh hề”
Bài thơ mang tính suy luận. Hãy rút ra kết luận và chỉ ra sai lầm logic trong suy luận

13. Từ tiền đề: “Chúng ta không thể giữ vững ổn định chính trị, một khi không nhanh chóng phát
triển Kt”, có người suy ra
a. “Chúng ta chỉ cần nhanh chóng phát triển KT thì chắc chắn sẽ giữ vững đc ổn định chính trị”
b. “Chúng ta cần giữ vững ổn định chính trị thì kt sẽ nhanh chóng phát triển ”
c. Muốn giữ vững được ổn định chính trị thì chúng ta phải nhanh chóng phát triển kt”
d. “không thể cho rằng chúng ta không nhanh chóng phát triển kt mà lại có thể giữ vững đc ổn
định chính trị”
- xđ công thức của tiền đề và các kết luận trên
- các kết luận trên Đ or S về mặt logic, vì sao?
14. Cho các luận 3 đoạn, hỏi các suy luận này đ or s về mẹt logic?
a. Có những chất dẫn điện là kim loại
Đồng là chất dẫn điện
 Đồng là kim loại
b. Kim loại là chất dấn điện
Một trong những kim loại là đồng
 Đồng là kim loại
c. Kim loại là chất dẫn điện
Đồng là chất dẫn điện
 Đồng là kim loại
15. Cho suy luận
“Câu thường là câu đơn và câu ghép, vì thế, câu này không là câu đơn”
a. Khôi phục suy luận trên thành suy luận đầy đủ
b. Xđ phương thức của suy luận
c. Phân tích sai lầm của suy luận, nếu có.
16. Có người nêu ý kiến: “Sv bao gồm sinh viên ĐH, sv CĐ, Sv chính quy, sv không chính quy, sv
tại chức, do vậy, anh An là sv ĐH”
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
a. Khôi phục suy luận đầy đủ
b. Cho biết phương thức của suy luận.
c. Suy luận trên đúng hay sai về mặt logic?, vì sao?

17. Có người cho rằng: “Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề của luận 3 đoạn thì không thể chu
diên trong kết luận. Vì thế thuật ngữ này không thể chu diên trong kết luận”.
a. Khôi phục suy luận hoàn chỉnh
b. Cho biết phương thức của suy luận
c. Suy luận trên đúng hay sai về mặt logic?, vì sao?
18. Có đoạn viết: “Phương pháp giáo dục là phương pháp khoa học, mà phương pháp khoa học là
hệ thống những nguyên tắc hoa học được rút ra từ các quy luật của sự vật để điều chỉnh hoạt
động nhận thức khoa học nhăm thực hiện mục tiêu thực tiễn nhất định
Hãy xđ
- tri thức kh mới bằng suy luận logic theo loại hình và phương thức a a a
- Tình chu diên của các thuật ngữ
- Mô hình biểu thị
- Xd các phán đoán còn lại theo “hình vuông logic: từ tiền đề nhỏ.
- Xđ giá trị logic của cá phán đoán vừa sây dựng đc theo giá trị logic của tiền để nhỏ.
Câu 1: Viết dưới dạng ký hiệu các phán đoán sau.
1. Mọi phụ nữ đều không yêu thích bóng đá
(E) Mọi S + không là P +
2.Một số giáo viên là cán bộ quản lý
(I) Tồn tại S - là P -
3. Tất cả các thanh niên đều có lý tưởng cao đẹp
(A) Mọi S + là P -
4. Hầu hết cha mẹ không biết cách giáo dục con cái
(O) Tồn tại S - không là P +
5. Một số vĩ nhân làm nên lịch sử
(I) Tồn tại S - là P -
6. Mọi lãnh tụ đều xuất thân từ nhu cầu lịch sử
(A) Mọi S + là P +
7. Một số cuộc xung đột không phải là chiến tranh
(O) Tồn tại S - không là P +
8. Tất cả các cuộc chiến tranh phi nghĩa đều thất bại

(A) Mọi S + là P -
9. Hầu hết các loại cây đều ra hoa vào mùa xuân
(I) Tồn tại S - là P +
10. Cha mẹ nào mà chẳng thương con
(A) Mọi S + là P -
11. Một số người Mỹ không thích chiến tranh
(O) Tồn tại S - không là P +
12. Mọi sự thành công không phải do may mắn ngẫu nhiên
(E) Mọi S + không là P +
13. Đa phần sứ giả là người nước ngoài
(I) Tồn tại S - là P -
14. Một số quốc gia thuộc khối ASEAN
(I) Tồn tại S - là P +
15. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật
(A) Mọi S + là P -
16. Một số giáo viên không hiểu học sinh
(O) Tồn tại S - không là P +
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên
17. Đa số học sinh đạt thành tích học tập tốt
(I) Tồn tại S - là P -
18. Con người không tồn tại mãi mãi
(E) Mọi S + không là P +
19. Một số ca sĩ hát rất hay
(I) Tồn tại S - là P -
20. Chẳng có học sinh nào thích đọc sách
(A) Mọi S + là P -
21. Có những học sinh không thích trực nhật
(O) Tồn tại S - không là P +
22. Nhiều học sinh còn đi học trễ
(I) Tồn tại S - là P -

23. Tất cả giáo viên mầm non đều là nữ
(A) Mọi S + là P -
24. Rất nhiều người thích xem phim truyền hình nhiều tập
(I) Tồn tại S - là P +
Câu 2: Suy luận trực tiếp từ các phán đoán đơn sau đây?
a. Bằng phép đảo ngược
- Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau (A) Mọi S + là P +
-> (A) Mọi S + là P + : Tam giác có ba cạnh bằng nhau đều là tam giác đều
- Mọi học sinh đều có bằng tú tài (A) Mọi S + là P -
-> (I) Tồn tại S - là P + : Một số người có bằng tú tài là học sinh
- Một số thanh niên không xác định được lý tưởng sống (I) Tồn tại S - là P -
-> (I) Tồn tại S - là P + : Một số người xác định được lý tưởng sống không là thanh niên
- Tất cả những người yêu hòa bình đều không thích chiến tranh (E) Mọi S + không là P +
-> (E) Mọi S + không là P + : Người không thích chiến tranh thường yêu chuộng hòa bình
b. Từ hình vuông lôgic
- Ai cũng có khuyết điểm (A) Mọi S + là P -
(E) Mọi S + không là P + : Ai cũng không có khuyết điểm
(I) Tồn tại S - là P - : Một số người cũng có khuyết điểm
(O) Tồn tại S - không là P + : Một số người cũng không có khuyết điểm
- Một số lẻ đều không chia hết cho 2 (O) Tồn tại S - không là P +
(I) Tồn tại S - là P - : Một số lẻ chia hết cho 2
(A) Mọi S + là P - : Số lẻ chia hết cho 2
(E) Mọi S + không là P + : Số lẻ đều không chia hết cho 2
- Không phải ai cũng sống thu vén cá nhân (I) Tồn tại S - là P -
(O) Tồn tại S - không là P + : Không phải ai cũng không sống thu vén cá nhân
(A) Mọi S + là P - : Ai cũng sống thu vén cá nhân
(E) Mọi S + không là P + : Ai cũng không sống thu vén cá nhân
- Nói rằng có nhiều phụ nữ mê bóng đá là sai (I) Tồn tại S - là P -
(O) Tồn tại S - không là P + : Nói rằng có nhiều phụ nữ mê bóng đá không sai
(A) Mọi S + là P - : Mọi phụ nữ mê bóng đá là sai

(E) Mọi S + không là P + : Mọi phụ nữ mê bóng đá là không sai
- - - - -
Bạn nào có hứng thú thì vào chỉ điểm luôn nhé. Đừng nghĩ rằng làm bài hộ cho người khác mà hãy
cho rằng đang củng cố lại kiến thức môn học của mình vậy.
Hoàng Xuân Bình – THPT Búng Lao, tỉnh Điện Biên

×