Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga và các lưu ý đối với DN xuất khẩu VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.85 KB, 54 trang )

Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do
Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội đi kèm với
những khó khăn mà ta phải đối mặt. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng “phẳng”,
việc giao thương quốc tế trở nên phổ biến và quan trọng sống còn với đời sống kinh tế
của quốc gia. Trong đó, khâu quan trọng và quyết định phải kể đến đó là xuất khẩu.
Liên Xô cũ vốn là thị trường chính, có mối quan hệ thương mại lâu đời với Việt
Nam. Có giai đoạn tỉ lệ buôn bán giữa ta và Liên Xô cũ đạt 70 – 80% kim ngạch ngoại
thương của Việt Nam. 1991, Liên Xô tan rã và liên bang Nga ra đời kế thừa tư cách pháp
lý của Liên Xô cũ với những thay đổi căn bản về kinh tế chính trị gây không ít khó khăn
cho việc giao thương giữa hai nước. Từ chỗ là bạn hàng thân thuộc với hơn một nửa
khối lượng lưu chuyển hàng hóa, tới nay chỉ còn xấp xỉ 2%. Trong khi đó, việc mở rộng
thông thương với các nước trong khu vực gặp không ít khó khăn do ta và họ đều có cùng
xuất phát điểm cũng như hướng tới các mặt hàng xuất khẩu tương tự nhau. Chính vì thế,
liên bang Nga trở thành thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu nói
chung và xuất khẩu thủy sản, thế mạnh của chúng ta, nói riêng. Và số liệu những năm
gần đây cũng chứng tỏ điều đó. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta vào Nga ngày càng
tăng với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, thực tế theo các nhà kinh tế thì con số đó vẫn chưa xứng
với khả năng của ta.
Sở dĩ có sự bất cân xứng như vậy, thiết nghĩ một phần cũng bắt nguồn từ việc thiếu
thông tin về thị trường này từ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, đặc biệt là nhóm
thông tin về các kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu tại Nga. Kênh phân phối
là một khái niệm quan trọng và cần thiết để có thể thành công trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu. Vì thế, yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết cho bài
toán về kênh phân phối và biện pháp xuất khẩu thủy sản sang thị trường liên bang Nga.
Trang 1 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Với những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “CÁC KÊNH
PHÂN PHỐI THỦY SẢN NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG NGA VÀ CÁC
LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM”


2. Mục đích
• Giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể và chi tiết về các kênh phân phối thủy
sản nhập khẩu cũng như thị trường thủy sản tại Nga.
• Giúp người đọc cập nhật những thông tin mới nhất về các qui định xuất nhập
khẩu nói chung và những quy định dành cho mặt hàng thủy sản nói riêng.
• Giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có những biện pháp hợp lý để xuất
khẩu thủy sản sang thị trường Nga.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu về các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường
Nga mà chủ yếu là thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu về
thị trường thủy sản nói chung và các qui định về nhập khẩu thủy sản tại Nga. Từ đó phân
tích, đánh giá, dự báo cũng như nêu lên một số lưu ý đề xuất cho doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý vấn đề thủy sản xuất khẩu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu nghiên cứu các kênh phân phối và thị trường thủy sản liên bang Nga đặt
trong mối quan hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các qui định về việc nhập
khẩu thủy sản vào Nga cho tới tháng 4/2010
5. Nhiệm vụ
• Tìm hiểu các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga và các khái
niệm có liên quan
• Tìm hiểu các qui định liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga
• Tìm hiểu, tổng hợp và phân tích để đưa ra những nhận xét về tình hình thị
trường thủy sản hiện tại tại Nga
Trang 2 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
• Đưa ra những lưu ý, đề xuất cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý
về việc xuất khẩu thủy sản sang Nga.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu thị trường thủy sản tại Nga đã được không chỉ Việt Nam quan
tâm. Một số các công trình nghiên cứu có thể kể đến như:

Nghiên cứu khoa học “Fish Industry in Russia” (tạm dịch: “Nền công nghiệp thủy
hải sản tại Nga”) của Bộ Ngoại giao, Bộ Thủy sản và Hội đồng Thương mại Iceland tìm
hiểu toàn cảnh về thị trường thủy hải sản tại Nga. Trong đề tài, ban chủ nhiệm đã nêu lên
những loại thủy hải sản chính đang được mua bán tại thị trường Nga cũng như nêu lên
một số triển vọng và các lưu ý cho các nhà đầu tư vào thị trường này.
Nghiên cứu khoa học “Distribution Systems Of The Food Sector In Russia: The
Perspective Of Finnish Food Industry” (tạm dịch: “Hệ thống phân phối thực phẩm tại
Nga: Triển vọng của ngành công nghiệp thực phẩm Hà Lan”), do Trung tâm nghiên cứu
các thị trường đang chuyển đổi (Center for Markets in Transition - CEMAT) của
Trường kinh tế Helsinki, Phần Lan thực hiện. đề tài nghiên cứu sự khủng hoảng trong hệ
thống bán lẻ của Nga trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế do sự sụp đổ của Liên Xô
cũng như nêu lên tình hình thực tại của hệ thống bán lẻ tại Nga trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài khoa học “Nghiên cứu thị trường liên bang Nga và quan hệ thương mại Việt
Nam – liên bang Nga” của bộ Thương mại. Đề tài nêu lên tình hình phát triển kinh tế,
xuất khẩu, nhập khẩu, các chính sách thương mại, những đặc điểm cơ bản cảu thị trường
Nga trong mối liên quan với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó đánh giá
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, triển vọng cũng như định hướng cách
hoạch định chính sách nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
7. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khai thác tài liệu từ các nguồn
(báo chí, mạng internet, sách, tài liệu tham khảo…) cũng như tham khảo ý kiến một số
cá nhân đã nghiên cứu hoặc có kinh nghiêm trong lĩnh vực. Ngoài ra cũng sử dụng một
số phương pháp khác như phân tích, so sánh và thống kê.
Trang 3 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Các khái niệm liên quan
1.1 Kênh phân phối:
Định nghĩa của Phillip Kotler: Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân hay công ty
tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa

cụ thể hay một dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Định nghĩa trên Cổng thông tin WTO và tiếp cận thị trường: Kênh phân phối
(distribution channel) hay nó còn được gọi là kênh tiếp thị (marketing channel) là một
chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch
vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà
sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
Một định nghĩa khác của kênh phân phối: Đường dẫn hoặc “đường ống” mà qua đó
hàng hóa và dịch vụ chảy theo một hướng (từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng), và các
khoản thanh toán được tạo ra bởi chúng chảy theo hướng ngược lại (từ người tiêu dùng
về nhà cung cấp). Một kênh phân phối có thể là trực tiếp từ nhà cung cấp để người tiêu
dùng hoặc có thể bao gồm một số liên kết trung gian (thường là độc lập nhưng phụ thuộc
lẫn nhau) như nhà bán buôn, nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ. Mỗi trung gian nhận hàng
tại một thời điểm giá cả và đưa nó đến điểm định giá cao hơn kế tiếp cho đến khi đến tay
người mua cuối cùng. Còn được gọi kênh tiếp thị.
1.2. Các cấp của kênh phân phối:
Theo Phillip Kotler:
Kênh cấp không (còn gọi là marketing trực tiếp): nhà sản xuất bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng. Ba phương pháp bán hàng trực tiếp là : bán hàng lưu động , bán
qua bưu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất.
Trang 4 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Kênh một cấp: bao gồm một người trung gian. Trên các thị trường người trung gian
này thường là người bán lẻ, thị trường B2B thì người trung gian thường là đại lý tiêu thụ
hay người môi giới.
Kênh hai cấp: bao gồm 2 người trung gian. Trên các thị trường , thường là những
người bán sỉ và bán lẻ, thị trường B2B có thể là đại lý công nghiệp
Kênh ba cấp: bao gồm người bán sỉ, bán lẻ thường và người bán lẻ nhỏ.
Cũng có cả những kênh nhiểu cấp hơn nhưng ít khi gặp. Kênh phân phối có càng
nhiều cấp thì càng ít khả năng kiểm soát nó.
1.3. Chức năng của kênh phân phối:

Theo Phillip Kotler:
Đối với nhà sản xuất: Chức năng đầu tiên của kênh phân phối là giúp nhà sản xuất
bao phủ thị trường, hay nói một cách khác là đưa sản phẩm đến bất kỳ nơi đâu có nhu
cầu. Ngòai chức năng phân phối hàng hóa, kênh phân phối còn làm chiếc cầu nối giữa
người sản xuất ra sản phẩmvà người sử dụng sản phẩm. Kênh phân phối là một công cụ
giúp nhà sản xuất nắm được thông tin thị trường, hiểu nhu cầu của khách hàng, mục đích
và cách mà khách hàng sử dụng sản phẩm. Và không kém phần quan trọng là thông tin
về đối thủ cạnh tranh. Và tức nhiên đi kèm theo sản phẩm vật chất là dịch vụ. Nhiều nhà
sản xuất trông cậy vào kênh phân phối để cung cấp dịch vụ cho khách hàng như hướng
dẫn chọn và sử dụng sản phẩm, bảo hành, bảo trì v.v.
Đối với khách hàng thì kênh phân phối có chức năng đảm bảo luôn luôn có sẵn sản
phẩm và có sẵn với trọng lượng bao bì phù hơp khi khách hàng cần. Kênh phân phối là
nơi trưng bày sản phẩm thuận tiện cho khách hàng chọn lựa. Người bán hàng còn cung
cấp tài chính và tín dụng khi có yêu cầu.
Đối với nhiều ngành hàng, điểm phân phối còn thay mặt nhà sản xuất cung cấp
dịch vụ khách hàng, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật v.v.
1.4. Một số loại hình kênh phân phối:
Trang 5 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
1.4.1. Kênh phân phối trực tiếp / gián tiếp:
Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự tham
gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu
có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp.
1.4.2. Kênh phân phối theo chiều dọc / ngang:
Kênh phân phối theo chiều dọc (vertical distribution channel): là kênh phân phối
trong đó, nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất.
Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác
hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác. Hệ thống phân phối
này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ. Có ba lọai
kênh phân phối theo chiều dọc chính như sau: kênh phân phối chiều dọc theo hình thức

công ty; kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận; kênh phân phối chiều dọc theo kiểu
quản lý, kiểm soát.
Kênh phân phối theo chiều ngang (horizontal marketing system), trong đó 2 hoặc
nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực
hiện công việc phân phối. Với việc liên kết này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về
tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến
hành hoạt động bán hàng.
(Nguồn: Cổng thông tin WTO và tiếp cận thị trường )
1.4.3. Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng và kênh phân phối sản phẩm công
nghiệp:
Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng (hay còn gọi là kênh phân phối sản phẩm) bao
gồm: nhà sản xuất, nhà bán buôn, đại lý, nhà bán lẻ, người tiêu dùng.
Mỗi một trung gian thực hiện một công việc nào đó nhằm đưa sản phẩm đến nơi
tiêu thụ cuối cùng thì nó thể hiện một mức độ của kênh (channel level). Người ta sử
dụng số lượng những mức độ trung gian để nói nên chiều dài của kênh.
Trang 6 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp bào gồm: nhà sản xuất, đại diện nhà sản
xuất, chi nhánh nhà sản xuất, nhà phân phối công nghiệp, khách hàng công nghiệp.
(Nguồn: trang web Diễn đàn Kinh tế)
1.5. Hệ thống phân phối:
Hệ thống phân phối: Toàn bộ thiết lập bao gồm các thủ tục, phương pháp, thiết bị,
phương tiện, được thiết kế và kết nối với nhau để tạo điều kiện và theo dõi các luồng
hàng hóa, dịch vụ từ nguồn đến người tiêu dùng cuối cùng.
Trên đây chúng tôi vừa nêu các định nghĩa, khái niệm mang tính học thuật về kênh
phân phối của các tác giả và trang web có uy tín. Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay có thể
thấy trên báo chí, tài liệu hay trong các cuộc đối thoại, chúng ta thường sử dụng từ “kênh
phân phối” để chỉ những thành phần trung gian riêng lẻ trên con đường từ người sản
xuất đến người mua cuối cùng, xem nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ, siêu thị v.v. như là một
kênh phân phối. Nhằm thuận tiện trong bài viết của mình, chúng tôi cũng sử dụng từ

“kênh phân phối” theo cách này.
2. Khung pháp lí của nước Nga đối với việc nhập khẩu và phân phối thủy sản:
2.1. Các quy định về nhập khẩu của hải quan Nga:
Cấm nhập khẩu: Hình ảnh và ấn phẩm chống lại Liên bang Nga, vũ khí và đạn
dược, ma túy, trái cây, rau quả và động vật sống, trừ khi có giấy phép đặc biệt.
Các hàng hóa bị cấm ở đây sẽ được áp dụng một tỷ lệ chung của hải quan và thuế
trong số tiền 30% giá trị hải quan của hàng hoá ở trên (nhưng không nhỏ hơn 4 € cho
mỗi 1 kg) nếu các chỉ tiêu quy định trên là vượt quá, khi tổng giá cả hàng hóa không quá
200 trăm ngàn rúp và tổng trọng lượng hàng hóa không quá 200 kg. Nếu tổng giá của
hàng hoá nhập khẩu vượt quá 650.000 rúp và / hoặc tổng trọng lượng của họ vượt quá
200 kg, sau đó sẽ được áp dụng mức thuế hải quan và thuế theo được thành lập theo thủ
Trang 7 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
tục chung và các điều kiện của quy chế thuế quan và thuế, dự kiến cho những người
tham gia thương mại nước ngoài.
Những biện pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp khi các thức uống có
cồn được nhập khẩu với 5 lần vượt quá giới hạn hiện tại (với hàng hoá vượt quá), hoặc
khi một người bản xứ vượt qua biên giới hải quan của Liên bang Nga nhiều hơn một lần
một tháng.
Người bản xứ, được công nhận chính thức như những người tị nạn hoặc buộc phải
di cư và cũng có những người đến Nga thường trú, có thể mang hàng hóa mà không trả
thuế hải quan và thuế hàng hoá (trừ phương tiện vận tải) mà đã được sử dụng hoặc đã
được mua trước khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ của Liên bang Nga.
Người nước ngoài có thể mang hàng tạm thời, mà không phải trả thuế hải quan và
thuế, hàng hoá (trừ phương tiện vận tải) họ yêu cầu để sử dụng cá nhân của họ trên lãnh
thổ của Liên bang Nga trong thời gian lưu trú tạm thời của họ. Nếu hàng hoá này không
đưa ra từ lãnh thổ sau thời gian thành lập, sau đó các hàng hoá được tính phí với hải
quan và thuế theo quy định của Quy chế No.718 của Chính phủ Liên bang Nga ngày
29.11.03.
Một người bản xứ đủ 17 tuổi được mang hàng hóa ra/vào cùng một lúc mà không

phải trả thuế hải quan và thuế khi chỉ có hai lít thức uống có cồn (từ 21 tuổi), không
nhiều hơn 250 g của trứng cá tầm trong lon và các sản phẩm thuốc lá (xì gà lên tới 50
mảnh, xì gà nhỏ lên đến 100 chiếc, thuốc lá lên đến 200 chiếc, thuốc lá 0,25 kg). Trong
trường hợp nhập khẩu các mặt hàng thuốc lá của một loại chỉ có nó là được phép mang
trong 100 xì gà, xì gà nhỏ 200, 400 và thuốc lá 0,5 kg thuốc lá. Nhập khẩu / xuất khẩu
của hàng hoá này được giới hạn bởi luật pháp của Liên bang Nga.
Các hàng hoá phải bắt buộc khai báo: Chứng khoán (tài liệu thanh toán, séc du
lịch); Kim loại quý trong bất kỳ hình thức và điều kiện trừ những người được chuyển tải
qua biên giới với mục đích tạm thời xuất khẩu / nhập khẩu đồ trang sức cá nhân hoặc đồ
gia dụng khác; Đá quý (kim cương, hồng ngọc thật, ngọc lục bảo, ngọc bích,
alexandrites, ngọc trai tự nhiên) với ngoại lệ của những người đó được chuyển qua biên
Trang 8 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
giới với mục đích tạm thời xuất khẩu / nhập khẩu đồ trang sức cá nhân hoặc đồ gia dụng
khác; Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; Ma túy ma túy, chất hướng thần, cũng như các chất
tương tự của họ; Vật có giá trị nghệ thuật và vật có giá trị văn hóa (ảnh, tác phẩm điêu
khắc, biểu tượng, tiền xu cũ, trang trí quân sự và huy chương, tem, v.v.); Độc và chất
làm say, và thuốc cũng mạnh (thuốc ngu và các chất gây mê và v.v.); Chất phóng xạ; Hệ
động thực vật đối tượng, dưới sự đe dọa tuyệt chủng, các bộ phận của họ và các bộ phận
được làm từ chúng; Phương tiện kỹ thuật, tạo thành từ một hoặc một số đài phát thanh
truyền / nhận được bộ máy và các kết hợp của họ và thiết bị phụ trợ (dẫn đường vô
tuyến điện và hệ thống đài phát thanh quyết tâm, hệ thống truyền hình cáp và các thiết bị
khác, hoạt động với kHz cao hơn tần số 9); Ấn phẩm, điện ảnh, hình ảnh và tài liệu
video, bao gồm bảo mật và / hoặc các bí mật nhà nước, dành cho tuyên truyền của chủ
nghĩa phát xít, kích thích chủng tộc, quốc gia và tôn giáo thù địch, và các ấn phẩm của
nhân vật khiêu dâm;
Hàng hóa, mà theo quy định của pháp luật của Liên bang Nga có thể định lượng
(trọng lượng) hoặc giá giới hạn khi chuyển qua biên giới hải quan mà không thanh toán
thuế hải quan và thuế theo đơn giản hóa, thuận lợi các thủ tục không được chỉ định cho
sản xuất, thương mại khác hoạt động; trong trường hợp khi đang vượt quá giới hạn đó;

Hàng hoá, dự định cho sản xuất, hoạt động thương mại. Không nộp bởi một hành
khách của một tờ khai hải quan có liên quan đến hàng hoá đó được coi bởi một sĩ quan
hải quan như là một tuyên bố thực tế là hành khách này không có hàng hoá đó để khai
báo.
Vận chuyển do người bản xứ phải chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước khác
(Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Bộ Nông nghiệp v.v.) được cho phép nếu giấy phép có liên
quan, giấy chứng nhận do cơ quan nói trên được trình bày.
Pháp luật đã thiết lập các yêu cầu khai báo bằng văn bản của ngoại tệ tiền mặt, tiền
tệ của Liên bang Nga, du khách sẽ kiểm tra và xác nhận nội bộ và chứng khoán nước
ngoài nhập khẩu do người vật lý, cung cấp tổng giá trị tương đương của họ là không quá
10 ngàn đô la Mỹ. Đồng thời, không có bất kỳ hạn chế định lượng về nhập khẩu của các
Trang 9 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
vật có giá trị do người có thể chất. Trong thực tế, những yêu cầu kê khai này được quy
định bởi tầm quan trọng của việc duy trì các hồ sơ thống kê và kiểm soát sự vận chuyển
của một khoản tiền lớn tài sản tiền mặt và chứng khoán.
2.2. Quy định vệ sinh dịch tễ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh:
Quy định chính thức SanPiN của Nga về tiêu chuẩn cho hàng thủy sản đông lạnh
khá dài nên chúng tôi chỉ dẫn những thay đổi mới nhất cho tới nay. Phần còn lại sẽ được
cung cấp trong phần phụ lục và các tài liệu liên quan.
Thông qua SanPiN 2.3.2.2603-10 "Bổ sung No. 17 đối với các quy định vệ sinh-
dịch tễ” và các tiêu chuẩn SanPiN 2.3.2.1078-01 "Các yêu cầu vệ sinh về an toàn và giá
trị dinh dưỡng của thực phẩm", được thông qua bởi Quyết định No. 36 ngày 14/11/2001
của Chánh thanh tra thú y nhà nước Liên bang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Y tế Liên
bang Nga:
Trích trong nội dung Bổ sung No. 17 đối với SanPiN 2.3.2.1078-01 "Các yêu cầu
an toàn vệ sinh và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm":
1. Chương II. "Những quy định chung":
Nhãn hiệu đóng trên bao bì người tiêu dùng, bao bì của sản phẩm thủy sản cần phải
chứa thêm thông tin về sản phẩm thủy sản tương đồng của các nhóm sau:

Sản phẩm thủy sản đông lạnh:
a) Sản phẩm thủy sản đông lạnh mạ băng khối lượng tịnh phải được xác định
không bao gồm khối lượng mạ băng;
b) Sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ sản phẩm thủy sản đông lạnh chỉ
rõ đông lạnh lần hai.
Sản phẩm đông lạnh ướp muối và ngâm gia vị ghi rõ các từ "sản phẩm đông lạnh.
2. Chương III. "Các yêu cầu vệ sinh về an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm":
Khi chế biến cá philê có sử dụng các phụ gia thực phẩm thì tỷ lệ độ ẩm trong philê
sau khi tan lớp mạ băng không được vượt quá 86% khối lượng của cá philê.
Trang 10 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Khối lượng mạ băng phủ trên sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ cá
không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, sản xuất từ tôm 6%, còn đối với các sản phẩm
thủy sản được sản xuất từ các loài thủy sản không xương sống khác, động vật có vú, tảo
và các động thực vật sống dưới nước khác không vượt quá 8% khối lượng thủy sản
đông lạnh đã được mạ băng.
2.3. Các qui định đối với kho bảo quản tạm thời và kho ngoại quan
2.3.1 Các yêu cầu cơ bản
Các phòng của kho được bố trí và trang bị theo cách đảm bảo an toàn về mặt vệ
sinh-thú y cho hàng hóa được kiểm soát bởi Cơ quan thú y nhà nước Liên bang Nga
(sau đây gọi là hàng hóa) và đảm bảo khả năng tiến hành kiểm tra thú y đối với các hàng
hóa này.
Xung quanh các cơ sở của nhà kho, tùy thuộc vào loại hàng hóa bên trong phải có
các khu vực bảo vệ-vệ sinh theo trình tự nhất định được qui định bởi pháp luật Liên
bang Nga.
Trong kho có phòng dành riêng cho các chuyên gia thú y của các Trung tâm vùng
thuộc VPSS, phòng này được trang bị theo phụ lục kèm theo yêu cầu này.
Đối với công việc của chuyên gia thú y làm thủ tục giấy tờ thú y và thực hiện kiểm
tra thú y đối với hàng hóa, nên được phân chia các công đoạn trong mạng máy tính nội

bộ của kho và đảm bảo mạng nội bộ này được cung cấp các phương tiện thích hợp để
bảo vệ thông tin khỏi bị truy cập trái phép, cũng như cung cấp một kênh liên lạc dành
riêng cho việc gửi/nhận dữ liệu điện tử về thủ tục giấy tờ thú y với tốc độ truyền tải
thông tin cần thiết cho các mục đích này.
Trong kho được trang bị các phòng riêng biệt để bảo quản các loại hàng hóa đông
lạnh và làm mát sau đây: thịt và sản phẩm thịt; sữa và các sản phẩm sữa; cá, động vật
giáp xác, động vật thân mềm, thịt các loại động vật dưới nước và các sản phẩm được chế
biến từ các động vật này.
Trang 11 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Không cho phép bảo quản đồng thời nguyên liệu thực phẩm, thành phẩm, sản
phẩm phi thực phẩm, vật liệu, bao bì.
Trong các phòng của kho được dùng để bảo quản thực phẩm, cấm chứa tất cả các
loại động vật, phôi và tinh trùng của động vật, trứng cá được thụ tinh, trứng gia cầm,
cũng như nguyên liệu kỹ thuật có nguồn gốc động vật (bao gồm cả da, lông, lông thú,
lông chim, chất bài tiết và đường ruột, xương, các loại nguyên liệu khác), thức ăn gia súc
và phụ gia thức ăn gia súc, các bộ sưu tập và các mẫu sưu tập về động vật học, giải phẫu
học, cổ sinh học động vật.
2.3.2. Yêu cầu đối với khuôn viên
Trong trường hợp nếu kho hàng nằm ở cảng biển hoặc trong kho có chứa động vật,
việc đi vào khuôn viên của kho phải được trang bị hàng rào khử trùng.
Đường cho xe vào, đường giao thông và các con đường đi bộ, khu vực bốc dỡ và
các lối đi phải có bề mặt cứng (trải nhựa đường, bê tông), mịn, không thấm nước, dễ làm
sạch và khử trùng, với việc hơi nước, nước đá tan và nước rửa phải được thoát vào cống.
Đối với việc thu gom rác thải, thùng chứa rác phải có nắp đậy và được đặt trên nền
đổ bê tông hoặc trải nhựa có diện tích lớn hơn diện tích của đáy 1m2 về tất cả các phía,
nơi thu gom rác thải phải cách xa kho ít nhất 25m.
Thùng rác phải được đổ khi trong thùng chứa không quá 2/3 khối lượng ít nhất một
lần một ngày với việc rửa sạch và khử trùng sau khi đổ.
2.3.3. Yêu cầu đối với việc cấp nước và hệ thống cống máng

Kho phải được cung cấp đủ nước sạch để đảm bảo cho các qui trình công nghệ.
Đường ống dẫn nước đầu vào và đường ống dẫn nước nội bộ phải luôn được duy
trì trong tình trạng kỹ thuật tốt.
Các hệ thống thu gom nước thải công nghệ phải có hệ thống riêng các công trình
làm sạch và phải được tách biệt khỏi các hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của kho.
2.3.4. Yêu cầu đối với việc chiếu sáng, sưởi ấm và thông gió
Trong các phòng chứa của nhà kho có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
Các đèn bàn và bóng đèn phải được trang bị chụp bảo vệ.
Trang 12 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Việc sưởi ấm các kho cần được xem xét để duy trì nhiệt độ nhất định trong kho,
phụ thuộc vào chế độ bảo quản hàng hóa. Trong các kho không được sưởi ấm thì việc
sưởi ấm phải được tiến hành chỉ trong các phòng phụ dành cho nhân viên phục vụ thời
gian lâu (trong vòng cả ngày làm việc).
Trong các phòng của kho phải thiết lập môi trường không khí đảm bảo cho việc
bảo quản hàng hoá và đảm bảo qui trình công nghệ của việc bảo quản hàng hóa.
2.3.5. Yêu cầu đối với việc quy hoạch và bố trí các phòng
Các phòng bảo quản hàng hóa phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Liên
bang Nga trong lĩnh vực thú y, trong lĩnh vực đảm bảo an toàn về vệ sinh-dịch tễ của
người dân, còn trong trường hợp bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật phải phù
hợp với các yêu cầu của pháp luật Liên bang Nga trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng và
an toàn thực phẩm.
Số lượng và thể tích các phòng bảo quản cần đảm bảo khả năng tiến hành kiểm tra
vệ sinh-thú y khi chứa đầy hàng hoá. Điều kiện xếp đặt và chế độ nhiệt độ của việc bảo
quản hàng hóa phải tuân thủ các điều kiện đặt ra trong chương VIII của các yêu cầu này.
Trong kho có trang bị các kho lạnh riêng biệt với các chế độ nhiệt độ khác nhau đối với
các hàng hóa do VPSS lưu giữ với thể tích không nhỏ hơn 60m3.
Trong kho có riêng phòng để tiến hành kiểm tra thú y đối với hàng hoá, được trang
bị: phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thú y; phương tiện kỹ thuật bốc-dỡ
cần thiết cho việc kiểm tra thú y đối với hàng hoá (bao gồm cả việc bốc dỡ toàn bộ hàng

hóa); một bộ giá đỡ để rã đông thực phẩm và các bàn làm từ thép không gỉ.
Các bức tường của phòng kiểm tra thú y đối với hàng hoá phải mịn và chắc chắn,
sàn không thấm nước với đủ các rãnh thoát nước trên sàn, nhiệt độ không khí không
được vượt quá 21°C. Ngoài ra, phải đảm bảo đủ ánh sáng, nước nóng và nước lạnh,
cũng như các điều kiện làm việc cần thiết khác.
2.3.6 Yêu cầu đối với việc xử lý khuôn viên, phòng kho, thiết bị và dụng cụ
Việc xử lý khuôn viên, phòng kho, thiết bị và dụng cụ được thực hiện
Trang 13 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục cho phép. Nếu trong biên chế
của kho không có chuyên gia có kỹ năng phù hợp để làm công việc khử trùng, cần phải
ký hợp đồng với một tổ chức có quyền tiến hành làm sạch và khử trùng.
Để làm sạch và khử trùng bao bì, dụng cụ và các phương tiện vận chuyển phải
trang bị các phòng đặc biệt cô lập với các kho lạnh, có nền không thấm nước, có nước
nóng và nước lạnh, hệ thống cống thoát nước, đủ ánh sáng và thông gió, cũng như có
máy rửa.
Dụng cụ để dọn dẹp các phòng sản xuất, kho và các cơ sở khác của kho cần được
cất giữ tách riêng với dụng cụ được sử dụng khi dọn các nhà vệ sinh.
2.3.7. Điều kiện xếp đặt và các chế độ nhiệt độ bảo quản hàng hóa
Hàng hoá bảo quản trong các kho phải được đặt trên các tấm ván, tấm lưới hoặc
giá đỡ sạch sẽ và được làm dành riêng cho việc xếp hàng, hoặc trong container tổng hợp,
có thể xếp đặt thành nhiều tầng, tùy thuộc vào chiều cao của kho.
Trong thời gian bốc dỡ hàng hóa cấm đặt hàng trực tiếp trên sàn, hành lang và kho
mà không có tấm ván, tấm lưới hoặc giá đỡ và kéo lê di chuyển trên sàn.
Hàng hóa trong các kho phải được đặt: cách tường không có thiết bị làm mát 0,3m;
cách nền (phần dưới cùng của các kết cấu chở hàng), không có các thiết bị làm mát
0,2m; cách các thiết bị làm mát 0,3m; cách ống dẫn không khí (bề mặt phía dưới) 0,3m.
Giữa các hàng hóa phải có lối đi được bố trí như sau: trong các kho với chiều rộng
10m có lối đi ở bên cạnh; trong các kho với chiều rộng trên 10m có lối đi ở giữa; trong
các kho với chiều rộng trên 20m cứ mỗi 10-12m chiều rộng lại bố trí 1 lối đi. Chiều rộng

của lối đi, bao gồm cả khoảng cách từ tường và các bộ ắc quy, phải là 1,2m.
Việc lưu giữ hàng hóa đông lạnh (sản phẩm có nguồn gốc động vật) phải được
thực hiện trong các kho lạnh với nhiệt độ cao nhất là -18°C và độ ẩm tương đối 85-95%.
Được phép bảo quản thịt đông lạnh tại các kho với nhiệt độ không khí ổn định 12°C, với
thời hạn bảo quản từ 2-4 tháng tùy thuộc vào loại thịt.
Trang 14 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Việc bảo quản các hàng hóa đông lạnh được thực hiện ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C
và độ ẩm tương đối không dưới 85%. Giao động nhiệt độ không khí trong quá trình bảo
quản không được vượt quá +/1°C.
2.4. Một số quy định về nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp:
2.4.1. Các giấy tờ cần thiết:
Nhập khẩu sản phẩm cá, cũng như sản phẩm sản xuất từ thủy phi cá bionts (động
vật có vỏ, động vật thân mềm, và không xương sống khác), yêu cầu trình bày các tài liệu
sau đi kèm:
Danh sách các hóa đơn và đóng gói Danh sách đóng gói cho hóa đơn cần có mô tả
sản phẩm theo tiếng Nga (tên của sản phẩm và loại đóng gói), và khối lượng (trọng
lượng tịnh và trọng lượng);
Hợp đồng và thông số hợp đồng Các đặc điểm kỹ thuật bằng tiếng Nga cho biết tên
của sản phẩm, nước xuất xứ, mã hàng hóa Nga (TN Ved), và khối lượng;
Giấy chứng nhận thú y (bằng tiếng Anh và tiếng Nga, do Bộ Thương mại Mỹ,
Cơ quan Dịch vụ Cá biển Quốc gia)
Chứng nhận xuất xứ (các quan chức Nga yêu cầu tài liệu này làm bằng chứng của
nước xuất xứ đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Nó cũng được dùng để
xác định thuế suất và thuế quan.)
2.4.2. Các thông tin trên nhãn hàng:
Một nhãn bằng tiếng Nga phải có các thông tin theo yêu cầu của Р GOST 51074 –
2003 như sau:
Tiêu đề (tên) của sản phẩm (tên hàng hoá hoặc tên sinh học);
Vị trí đánh bắt;

Chiều dài và trọng lượng của cá (lớn, trung bình, nhỏ);
Loại cắt (de-đầu, eviscerated, tấm, miếng, v.v.);
Loại chế biến (ướp muối, hun khói bằng cách sấy khô, v.v.);
Mức độ mặn (ướp muối ít, nhẹ, vừa, mặn);
Trang 15 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Tên và vị trí của nhà sản xuất (địa chỉ pháp lý bao gồm cả tên nước, nếu địa chỉ
pháp lý và nước là khác nhau thì lấy địa chỉ của cơ sở sản xuất và tổ chức tại Liên bang
Nga được uỷ quyền của nhà sản xuất chấp nhận khiếu nại từ các khách hàng trên lãnh
thổ của mình);
Thương hiệu của nhà sản xuất (nếu có);
Trọng lượng tịnh;
Giá trị dinh dưỡng, hàm lượng vitamin;
Điều kiện lưu trữ;
Khoảng thời gian lưu trữ đối với cá sống, cá đông lạnh và các sản phẩm thuỷ sản
phi cá;
Vòng đời sản phẩm (tính theo ngày) đối với thực phẩm đưa vào danh mục sản
phẩm được thông qua bởi chính phủ Liên bang Nga về các sản phẩm được coi là không
được sử dụng;
Ngày sản xuất và ngày đóng gói (ngày, tháng, năm; ngày, tháng, giờ hoàn thành
của quá trình công nghệ cho các sản phẩm đặc biệt dễ hỏng);
Thành phần của sản phẩm, bao gồm tất cả các phụ gia thực phẩm, hương liệu, thực
phẩm hoạt tính sinh học, phụ gia, các thành phần của sản phẩm có thành phần phi truyền
thống;
Thông tin về xác nhận phù hợp (khi giấy chứng nhận sự phù hợp có sẵn);
Kỹ thuật và điều kiện sản xuất sẵn sàng để tiêu thụ các món ăn (đối với bán thành
phẩm, sản phẩm, thực phẩm tiện lợi);
Đóng gói hút chân không (khi đóng gói chân không được sử dụng);
Vị trí của khu vực ngư nghiệp, chiều dài và trọng lượng của cá, các loại hình cắt,
loại xử lý, độ mặn, thành phần của sản phẩm, và thông tin về kỹ thuật chuẩn bị và / hoặc

tiêu thụ được chỉ định khi cần thiết.
Trang 16 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
CHƯƠNG II: CÁC THỰC TRẠNG LIÊN QUAN
1. Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga
1.1. Tổng quan về thị trường thủy sản Nga
Nga là một trong mười nước dần đầu thế giới về đánh bắt thủy-hải sản, và là một
thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng với tốc độ tăng nhanh chóng về nhu cầu thủy-hải sản.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, Nga đã đánh bắt tổng cộng khoảng 1,798 triệu tấn thủy
sản, tăng 18.2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong quý 1 năm 2010, tổng lượng xuất khẩu
thủy sản tăng 59.6% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2009. Bình quân tiêu thụ theo đầu
người tăng 30%, phần lớn là do sản lượng đánh bắt cá tăng và sự cải thiện về cơ sở hạ
tầng và các kênh phân phối. Những con số trên cho thấy rằng thị trường thủy sản Nga
đang dần phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế. Dưới đây là bảng số liệu về tổng lượng
đánh bắt thủy sản ở Nga và bình quân đầu người về mức tiêu thụ thủy sản trong giai
đoạn 2000-2009.
Tổng lượng đánh bắt thủy sản ở Nga và bình quân đầu người về mức tiêu thụ thủy
sản trong giai đoạn 2000-2009.
(Nguồn: Russian Fishery Agency)
Theo như bảng trên ta có thể nhận thấy rằng tổng sản lượng đánh bắt thủy sản qua
các năm ít thay đổi và có xu hướng giảm đi do nỗi lo sợ về khan hiếm tài nguyên và ảnh
hưởng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài tại Nga. Chỉ riêng năm 2009, do các chính sách
Trang 17 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
khuyến khích của chính phủ và sự phục hồi nền kinh tế nên sản lượng đánh bắt đã tăng
mạnh, từ 3.3 triệu tấn năm 2008 tăng lên 3.7 triệu tấn năm 2009. Và cũng do ảnh hưởng
tích cực của sự phục hồi kinh tế , nhu cầu của người dân tăng mạnh vào năm 2009, lên
đến 19.1kg/người. Biểu đồ cột bên dưới thể hiện cơ cấu tỉ trọng đánh bắt cá và thủy sản
tại các khu vực ở Nga. Chúng ta dễ dàng nhận ra, cơ cấu này đã có những chuyển biến rõ
rệt. Vào năm 1999, khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chỉ chiếm 42% so với hải

sản, nhưng đến năm 2003, tỉ lệ này là 74%. Đây là kết quả tích cực từ ý thức của người
dân bảo vệ nguồn tài nguyên biển quý giá, và các chính sách nghiêm ngặt của chính phủ
về việc đánh bắt hải sản.
Tỉ trọng khu vực đánh bắt cá quốc nội của Nga giai đoạn 1999-2003
(Nguồn: VNIERKH)
Rõ ràng, trong những năm gần đây, tổng lượng đánh bắt thủy sản không biến đổi
nhiều nhưng có sự tăng lên rõ rệt trong nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này. Để đáp ứng nhu
cầu trong nước, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Nga đã tăng cường nhập khẩu thủy sản
từ các nước trong khu vực. Đặc biệt là sau hơn 1 năm đối mặt với các khó khăn do suy
thoái kinh tế, thị trường nhập khẩu thủy sản Nga đã hồi phục mạnh mẽ. Trong 3 tháng
đầu năm 2010, tổng lượng nhập khẩu thủy sản tăng 37.2% về giá trị và 9% về sản lượng
Trang 18 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
so với cùng kỳ năm 2009. Theo nhóm phân tích đầu tư “Khaldoproduct”, giá của 1 kg cá
nhập khẩu hiện nay đã tăng 27% so với năm 2009. Sự tăng lên bất ngờ này được quy cho
việc tăng nhập khẩu các loại thủy sản có giá trị cao như thủy sản đông lạnh, chế biến
sẵn…Ví dụ như giá trị nhập khẩu cá đông lạnh đã tăng 64% nhưng chỉ tăng 8% về sản
lượng. Kể từ tháng 1-2010, cá hồi đông lạnh dẫn đầu mức tăng về nhập khẩu.
Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu trong quý 1 giai đoạn 2008-2010, đơn vị: triệu đô
(Nguồn: Russian Federal Customs Service)
Mặc dù thủy sản là sản phẩm đứng thứ 3 về tiêu thụ ở Nga, sau thịt đỏ và gia cầm,
nhưng nhu cầu về tiêu thụ thủy sản gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực trung
tâm, có mức sống cao như Moscow, St.Peterberg. Trong số các nước xuất khẩu thủy sản
hàng đầu vào Nga, Na Uy là nước dẫn đầu.Trong quý 1 năm 2010, tổng giá trị thủy sản
Na Uy xuất khẩu sang Nga là 146.458 triệu đô, tăng 32.12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, một số nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Canada đang tăng nhanh
sản lượng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Trang 19 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Giá trị nhập khẩu thủy sản trong quý 1, giai đoạn 2008-2010, đơn vị: triệu đô

(Nguồn: Russian Customs Committee)
Kể từ năm 2000, xuất khẩu cá và thủy sản ở Nga tăng chậm. Năm 2004, lượng xuất
khẩu chỉ tăng 3% so với năm 2000. Và trong giai đoạn 2005-2007, sản lượng xuất khẩu
thủy sản giảm 1.64% trên toàn thế giới. Tuy vậy, đối với một số đối tác như Mỹ,
Kazakhstan và Nhật Bản, tỉ lệ xuất khẩu tăng khá cao, lần lượt là 35.48%, 34.03% và
22.87%.
Trang 20 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Nga sang các nước, 2005-2007, đơn vị: triệu đô
(Nguồn: thefishsite.com)
Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng lại diễn ra trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất
khẩu. Xuất khẩu hàng đông lạnh tăng ổn định qua các năm, từ năm 2000 đến 2004 tăng
30%. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu cá đóng hộp tăng gấp đôi. Và, giai đoạn này
chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong xuất khẩu mặt hàng tươi sống cũng như phi lê. Năm
2004, xuất khẩu mặt hàng tươi sống giảm gần một nửa so với năm 2000.Sự sụt giảm của
mặt hàng phi lê thậm chí còn cao hơn.
Sản lượng xuất khẩu cá và thủy sản của Liên bang Nga, giai đoạn 2000-2004, đơn vị:
ngàn tấn
(Nguồn: Vnierkh)
Theo các dự báo của các tổ chức kinh tế, lượng tiêu thụ thủy sản tại Nga năm nay
sẽ tăng 30% và bình quân tiêu thụ thủy sản là 20kg/người. Xu hướng tăng như trên cũng
do lượng đánh bắt thủy sản trong nước tăng 18% và nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến
khích tiêu dùng sản phẩm quốc nội từ đầu năm 2010. Các chuyên gia tin rằng, lượng
nhập khẩu cao của các sản phẩm cấp cao do nhu cầu tiêu dùng là tín hiệu của sự phục
hồi kinh tế. Lượng tiêu thụ thủy sản sẽ tiếp tục tăng ổn định. Các nhà phân tích thị
trường đã liệt kê 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này:
Thu nhập ổn định sau suy thoái kinh tế, đặc biết là các khu vực như Moscow,
St.Petetburg, và các khu vực trung tâm khác.
Trang 21 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN

Sở thích mới của người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí: sức khỏe, dinh dưỡng và ít
chất béo.
Các thực phẩm khác ngoài thủy sản tăng giá cao.
Các sản phẩm thủy sản có sẵn với nhiều lựa chọn do tăng đầu tư về thiết bị, công
nghệ và các kênh phân phối được cải thiện.
Đứng trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao về thủy sản của người dân, chính quyền
Nga đã có những hành động thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng
trong nước. Trong hội nghị về tiêu dùng hàng nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, tổ chức
vào tháng 6 vừa qua, thủ tướng Vladimir Putin đã kêu gọi phát triển sâu hơn nữa thị
trường thủy sản quốc nội. Ông khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục tạo lập một thị
trường quốc nội năng động và cơ cấu xuất khẩu hiệu quả.
Bắt đầu từ 1/7/2010, theo yêu cầu của cục hải quan, các nhà sản xuất cá ở Nga đã
chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về sự đảm bảo an toàn các sản phẩm thủy sản. Tuy
vậy, các nhà sản xuất này cho rằng, họ sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc cải tiến công
nghệ chế biến và vận chuyển. Điều này sẽ đẩy giá bán lẻ hàng thủy sản tăng lên và mất
lợi thế cạnh tranh về giá. Kể từ năm 2009, Nga đã xây dựng đạo luật về tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với thủy sản. Đạo luật này đã được viện Duma quốc gia Nga phê chuẩn vào
ngày 2/7/2010. Các chính khách Nga tin rằng đây là một đạo luật quy định nghiêm ngặt
về chất lượng của các sản phẩm thủy sản đối với cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
1.2. Các kênh phân phối thủy sản tại thị trường Nga
Theo một khảo sát vào tháng 10 năm 2005 về ngành thủy sản tại Nga của Eurofish
International Organisation (một tổ chức quốc tế phi chính phủ hỗ trợ cho sự phát triển
của ngành thủy sản ở Trung và Đông Âu), tại Nga có hơn 2000 doanh nghiệp tham gia
vào ngành thương mại hàng thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp này ở Mát-xcơ-va, đầu
mối trung chuyển hàng hóa cho những vùng ngoài. Hơn 300 nhà bán sỉ, doanh nghiệp
thương mại và nhà phân phối cung cấp hàng thủy sản chỉ riêng cho Mát-xcơ-va. Thành
phố trọng điểm tiếp đó là Xanh Pe-tec-bua.
Trang 22 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
Ở vùng Viễn Đông, Vladivostok là nơi tập trung hầu hết các nhà nhập khẩu/phân

phối chủ yếu và cũng là điểm tập trung hàng hóa như Mat-xcơ-va cho các doanh nghiệp
thương mại ở phía Đông. Tuy nhiên thông tin về kênh phân phối ở Đông Uran thì không
nhiều.
Thị trường thủy sản nhập khẩu Nga bao gồm các kênh phân phối như sau:
1.2.1. Nhà nhập khẩu
Theo từ điển các thuật ngữ trong kinh doanh (businessdictionary.com), “nhà nhập
khẩu” là bên làm (hoặc đại diện cho một đại lý hay bên trung gian nào khác làm) tờ khai
hải quan, và phải trả các loại thuế có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu (nếu có).
Ở Nga, các công ty nhập khẩu và bán sỉ tại Mát-xcơ-va và Xanh Petecbua là những
nhà cung cấp hải sản chính cho các đại lý bán lẻ nội địa. Sở dĩ như vậy là vì các thủ tục
nhập khẩu quá phức tạp đến nỗi hầu hết các đại lý và các cửa hàng bán lẻ thường chọn
phương án mua lại thủy sản nhập khẩu thay vì tự nhập hàng.
Theo công thư số ΦC-ГК-4/11923 ngày 30/10/2009 và số ΦC-AC-4/13130 ngày
11/11/2009 của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) gởi Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Việt Nam (NAFIQAD), có 15 doanh nghiệp Nga
được cấp phép nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam
1.2.2. Các doanh nghiệp bán sỉ
Cũng theo từ điển các thuật ngữ trong kinh doanh, nhà bán sỉ là một người hay một
doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, trữ hàng
trong kho rồi bán lại cho các cơ sở bán lẻ. Các đơn vị này thường ít khi tự tiến hành các
hoạt động marketing hay bán lẻ. Theo Export Solutions, một công ty Hoa Kỳ chuyện
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, thì điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nhập khẩu và
nhà bán sỉ là các doanh nghiệp bán sỉ thường kinh doanh sản phẩm thuộc nhiều nhãn
hàng khác nhau, trong khi các nhà nhập khẩu thường chỉ kinh doanh sản phẩm thuộc một
số ít các nhãn hàng. Tuy nhiên đối với thị trường Nga, điều này chỉ mang tính chất tương
Trang 23 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
đối, vì thực tế một số nhà nhập khẩu Nga cũng tự thực hiện việc phân phối sỉ. Bên cạnh
đó, một số doanh nghiệp bán sỉ hàng thủy sản ở Nga cũng tự thực hiện hoạt động đánh
bắt và chế biến bên cạnh phân phối hàng nhập khẩu.

Trước những năm 1990, cấu trúc bán sỉ chung ở thị trường Nga không mấy hiệu
quả, và các kỹ thuật kinh doanh rất lạc hậu. Tuy nhiên nhờ vào sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên thị trường với nhiều tiêu chuẩn mới, các nhà bán sỉ phải thay đổi phương
thức kinh doanh để thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng và thương hiệu
của người mua. Từ giữa những năm 1990 đã có một chuyển biến lớn trong việc quản lý
phân phối với các mặt hàng phong phú hơn và nhiều phương thức bán hàng mới. Nhìn
chung cấu trúc bán sỉ ở Nga có thể được chia thành doanh nghiệp bán sỉ với quy mô lớn
và doanh nghiệp bán sỉ với quy mô vừa và nhỏ. Như đã nói trên, có hơn 2000 doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh và phân phối hàng thủy sản tại thị trường
Nga, trong đó các nhà bán sỉ lớn là Dalrybsbyt, Sevrybsbyt, Kaliningradrybsbyt,
Kasrybprom, Lenryba, Novorossiyskrybprom, TPO Russia.
Cấu trúc bán sỉ cũng có thể được chia thành các doanh nghiệp chế biến thủy sản có
đội tàu vận chuyển và cơ sở phân phối của riêng họ, và những công ty kinh doanh
chuyên biệt. Các công ty kinh doanh chuyên biệt thường có đội tàu vận chuyển và nhà
kho. Họ phân phối hàng ngàn sản phẩm bao gồm cả thịt, các sản phẩm từ sữa, vân vân.
Các công ty này thường làm việc theo hợp đồng chủ yếu với các cửa hàng thực phẩm,
chuỗi siêu thị, các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn,…), cũng như phân
phối đến từng vùng/khu vực.
Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu, bán sỉ và tự đánh bắt, chế biến ở Nga:
Chú thích:
IM: Doanh nghiệp nhập khẩu
PR: Doanh nghiệp đánh bắt và chế biến
WH: Doanh nghiệp bán sỉ
Trang 24 / 54
Tiểu luận: Các kênh phân phối thủy sản tại Nga và các lưu ý với DN
STT Tên công ty Loại hình
1 Albastro Seafood Moscow
IM
PR
WH

2 Argus PR
3 Arkhangelsk Base of Trawl Fleet EX
4 Arsintek Ltd.
IM
WH
5 Boldinsky Fishery EX
6 C & C
IM
WH
7 Cyros LLC IM
8 Dais – II Ltd
EX
PR
9 DEFA Trading Group
IM
PR
WH
10 Delsy
PR
WH
11 Derzhava-Shipping, ZAO PR
12 DOVOD ZAO, Ltd
IM
WH
13 East West Co Ltd WH
14 Emborg AO
IM
WH
15 East West Co Ltd WH
16 Emborg AO

IM
WH
17 EST, ZAO
PR
WH
18 Evromorprodukt
PR
WH
19 FOR Group EX
Trang 25 / 54

×