Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

các phạm vi tồn tại của từ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 273 trang )




MAI THỊ KIỀU PHƯỢNG







CÁC PHẠM VI TỒN TẠI
CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

















NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



1


MỤC LỤC
Lời nói đầu 5

Chương 1: Các phạm vi tồn tại: Hệ thống/ lời nói/tu từ của từ đa nghĩa thuộc
về một từ loại 7
A. Khái quát về từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 7
II. Hiện tượng đa nghĩa 13
III. Các loại quan hệ trong từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại 14
IV. Phân biệt từ đa nghĩa từ vựng với từ đa nghĩa lời nói và từ đa nghĩa tu từ 14
B. Từ đa nghĩa thuộc về một loại từ vựng 15
I. Giới thiệu từ đa nghĩa thuộc về một từ loại từ vựng 15
II. Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại từ vựng 16
III. Khái quát về phương thức chuyển nghĩa từ vựng 19
IV. Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 24
V. Cơ sở để nhận biết từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 27
VI. Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc một từ loại từ vựng 29
VII. Phân loại từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại 38
C. Từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói/từ đa nghĩa ngữ cảnh lời nói 47
I. Giới thiệu từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói 47
II. Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói 49
III. Phân biệt từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại từ vựng – từ đa nghĩa thuộc
về một loại từ loại lời nói 51
IV. Phương thức tạo nên từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói 51
V. Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói 53
VI. Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói 54
D. Từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ - từ đa nghĩa thuộc

về một loại từ loại ngữ cảnh tu từ 62
I. Giới thiệu từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ 62
II. Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ 66
III. Phân biệt từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại từ vựng – từ đa nghĩa thuộc
về một loại từ loại tu từ 68
IV. Phân biệt từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại lời nói – từ đa nghĩa thuộc
về một loại từ loại tu từ 68
V. Phương thức tạo nên từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ 69
VI. Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ 73
VII. Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc về một loại từ loại tu từ 73

Chương 2: Các phạm vi tồn tại: Hệ thống/lời nói/tu từ của từ đồng âm/
từ gần âm tiếng Việt 79
A. Khái quát về từ đồng âm/từ gần âm 79
I. Một số vấn đề khái quát liên quan đến từ đồng âm/từ gần âm 79
II. Hiện tượng đồng tự, đồng âm và gần âm 82
III. Các loại quan hệ trong hiện tượng đồng âm/gần âm 82
IV. Phân biệt từ đồng âm từ vựng với từ đồng âm lời nói và từ đồng âm tu từ 84

2

B. Từ đồng âm/từ gần âm từ vựng 85
I. Khái quát về từ đồng âm/gần âm từ vựng 85
II. Khái niệm từ đồng âm/gần âm từ vựng 86
III. Đặc điểm từ đồng âm/gần âm từ vựng 87
IV. Điều kiện để tạo từ đồng âm/gần âm từ vựng 90
V. Cơ sở để nhận biết từ đồng tự/đồng âm/gần âm từ vựng 97
VI. Phương thức tạo từ đồng tự/đồng âm/gần âm từ vựng 98
VII. Phân loại từ đồng âm/gần âm từ vựng 98
C. Từ đồng âm/từ gần âm lời nói 112

I. Giới thiệu từ đồng âm/từ gần âm lời nói 112
II. Khái niệm từ đồng âm/từ gần âm lời nói 114
III. Phân biệt từ đồng âm/từ gần âm từ vựng - từ đồng âm/từ gần âm lời nói 114
IV. Phương thức tạo nên từ đồng âm/từ gần âm lời nói 115
V. Điều kiện từ đồng âm/từ gần âm lời nói 117
VI. Đặc điểm từ đồng âm/từ gần âm lời nói 117
D. Từ đồng âm/gần âm tu từ 120
I. Giới thiệu từ đồng âm/gần âm tu từ 120
II. Khái niệm từ đồng âm/gần âm tu từ 122
III. Phân biệt từ đồng âm/từ gần âm từ vựng - từ đồng âm/từ gần âm tu từ 123
IV. Phân biệt từ đồng âm/từ gần âm lời nói - từ đồng âm/từ gần âm tu từ 123
V. Phương thức tạo nên từ đồng âm/gần âm tu từ 125
VI. Điều kiện từ đồng âm/gần âm tu từ 127
VII. Đặc điểm từ đồng âm/gần âm tu từ 127

Chương 3: Các phạm vi tồn tại: Hệ thống/lời nói/tu từ của từ đồng nghĩa/
từ gần nghĩa tiếng Việt 133
A. Khái quát 133
I. Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa/gần nghĩa trong tiếng Việt 133
II. Hiện tượng đồng nghĩa là gì? 137
III. Các loại quan hệ trong từ đồng nghĩa/gần nghĩa nói chung 138
IV. Giá trị của từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa 140
B. Từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa từ vựng 140
I. Phạm vi nghiên cứu từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 141
II. Khái niệm từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 141
III. Điểm qua một số quan niệm về từ đồng nghĩa từ vựng 146
IV. Đặc điểm chung của cả từ đồng nghĩa lẫn gần nghĩa từ vựng 150
V. Từ đồng nghĩa từ vựng được tạo nên nhờ phương thức tư duy ẩn dụ
của cộng đồng ngôn ngữ 154
VI. Đặc điểm của từ gần nghĩa/đồng nghĩa mức độ vừa 156

VII. Phương thức tạo từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 158
VIII. Một số thủ pháp để nhận diện từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 160
IX. Phân loại từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 165
X. Từ gần nghĩa (từ đồng nghĩa mức độ cao vừa) 177
C. Từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 180
I. Giới thiệu từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 180
II. Khái niệm từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 182
III. Phân biệt từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa từ vựng – từ đồng nghĩa/
từ gần nghĩa lời nói 182
IV. Phương thức tạo nên từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 183

3

V. Điều kiện từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 184
VI. Đặc điểm từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói 185
D. Từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 188
I. Giới thiệu từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 188
II. Khái niệm từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 190
III. Phân biệt từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa từ vựng - từ đồng nghĩa/
từ gần nghĩa tu từ 193
IV. Phân biệt từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa lời nói - từ đồng nghĩa/
từ gần nghĩa tu từ 194
V. Phương thức tạo nên từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 195
VI. Điều kiện từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 201
VII. Đặc điểm từ đồng nghĩa/gần nghĩa tu từ 201

Chương 4: Các phạm vi tồn tại: Hệ thống/lời nói/
tu từ của từ trái nghĩa tiếng Việt 211
A. Khái quát 211
I. Khái quát về hiện tượng trái nghĩa trong tiếng Việt 211

II. Khái niệm hiện tượng trái nghĩa 215
III. Phân biệt 215
IV. Các loại quan hệ trong hiện tượng trái nghĩa 216
B. Từ trái nghĩa từ vựng 221
I. Khái quát về từ trái nghĩa từ vựng 221
II. Khái niệm từ trái nghĩa từ vựng trong tiếng Việt 222
III. Điều kiện tạo từ trái nghĩa từ vựng 223
IV. Phương thức tạo từ trái nghĩa từ vựng 225
V. Đặc điểm từ trái nghĩa từ vựng 225
VI. Phân loại từ trái nghĩa từ vựng 227
C. Từ trái nghĩa lời nói 238
I. Giới thiệu từ trái nghĩa lời nói 238
II. Khái niệm từ trái nghĩa lời nói 240
III. Phân biệt từ trái nghĩa từ vựng – từ trái nghĩa lời nói 240
IV. Phương thức tạo nên từ trái nghĩa lời nói 240
V. Điều kiện từ trái nghĩa lời nói 243
VI. Đặc điểm từ trái nghĩa lời nói 243
D. Từ trái nghĩa tu từ 246
I. Giới thiệu từ trái nghĩa tu từ 246
II. Khái niệm từ trái nghĩa tu từ 249
III. Phân biệt từ trái nghĩa từ vựng – từ trái nghĩa tu từ 249
IV. Phân biệt từ trái nghĩa lời nói – từ trái nghĩa tu từ 250
V. Phương thức tạo nên từ trái nghĩa tu từ 252
VI. Điều kiện từ trái nghĩa tu từ 255
VII. Đặc điểm từ trái nghĩa tu từ 255

TÀI LIỆU THAM KHẢO 265





4




5


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, việc nghiên cứu các loại từ tiếng Việt xét theo tiêu chí
ngữ nghĩa vẫn đang chưa được các nhà Việt ngữ quan tâm đúng mức.
Sau một thời gian thăm dò ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi
đã tiếp tục nghiên cứu nội dung này có liên quan đến ngữ nghĩa học,
tức là kết hợp cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa để nghiên cứu vấn đề
sự tồn tại của các loại từ (từ hư, từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa, từ đồng
âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tượng hình, từ tượng thanh) và ngữ
cố định trong các phạm vi, văn cảnh khác nhau một cách thống nhất
và toàn diện. Đó là:
Thứ nhất là các loại từ (từ hư, từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa, từ đồng
âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tượng hình, từ tượng thanh) và ngữ
cố định tiếng Việt từ vựng.
Thứ hai là các loại từ (từ hư, từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa, từ đồng
âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tượng hình, từ tượng thanh) và ngữ
cố định tiếng Việt lời nói.
Thứ ba là các loại từ (từ hư, từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa, từ đồng
âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tượng hình, từ tượng thanh) và ngữ
cố định tiếng Việt tu từ.
Các nội dung trên sẽ được trình bày trong cuốn sách Các phạm vi
tồn tại của từ tiếng Việt (dựa theo tiêu chí nghữ nghĩa). Cuốn sách

gồm 4 chương sau đây:
Chương 1: Các phạm vi tồn tại: hệ thống/lời nói/ tu từ của từ đa
nghĩa thuộc một loại từ loại
Chương 2: Các phạm vi tồn tại: hệ thống/lời nói/ tu từ của từ
đồng âm tiếng Việt / từ gần âm

6

Chương 3: Các phạm vi tồn tại: hệ thống/lời nói/ tu từ của từ
đồng nghĩa tiếng Việt /từ gần nghĩa
Chương 4: Các phạm vi tồn tại: hệ thống/lời nói/ tu từ của từ trái
nghĩa tiếng Việt
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách sớm ra mắt
bạn đọc. Chúng tôi rất mong và rất cảm ơn những ý kiến nhận xét, phê
bình của bạn đọc gần xa để cho chuyên khảo có chất lượng hơn.
Tác giả
Mai Thị Kiều Phượng

7

CHƯƠNG 1

CÁC PHẠM VI TỒN TẠI:
HỆ THỐNG/ LỜI NÓI/ TU TỪ
CỦA TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI
A. KHÁI QUÁT VỀ TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI
I. Một số vẫn đề khái quát liên quan đến từ đa nghĩa thuộc về
một loại từ loại
1.1. Dẫn nhập

Trong vốn từ vựng tiếng Việt, bên cạnh những từ mang tính đơn
nghĩa thì vẫn xuất hiện các từ đa nghĩa.
Từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại tiếng Việt thường là từ đơn (cả
thực từ lẫn hư từ) có số lượng không nhiều nhưng mang tính phổ biến
và chiếm một tỉ lệ khá cao. Hiện tượng đa nghĩa trong vốn từ vựng
của mỗi ngôn ngữ thường gây trở ngại cho việc hiểu chúng. Vì vậy,
người ta bắt buộc phải vận dụng vốn hiểu biết để lập mã và giải mã
chúng trong mỗi văn cảnh cụ thể. Khi người ta vận dụng từ đa nghĩa
từ vựng vào trong đời sống, trong văn cảnh lời nói và nhất là trong văn
bản nghệ thuật thì nó sẽ có đầy đủ điều kiện để trở thành từ đa nghĩa
lời nói và từ đa nghĩa tu từ.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng thực chất
của từ đa nghĩa là từ đồng nghĩa mức độ thấp. Nói như vậy để chúng
ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng nhất của quan hệ đồng nhất hay
quan hệ đồng nghĩa trong các hiện tượng ngữ nghĩa.
Từ đa nghĩa muốn được tạo nên thì phải dựa trên sự biến đổi ý nghĩa
của từ trong hệ thống và trong văn cảnh. Mà mọi sự biến đổi ý nghĩa của

8

từ bắt buộc đều phải dựa trên phép ẩn dụ. Nhưng trong đó, phương thức
tư duy ẩn dụ được thể hiện rõ nhất là hệ thống các từ đa nghĩa.
Từ đa nghĩa từ vựng là hiện tượng chuyển nghĩa phổ quát trong
ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
phát triển ngày càng nhiều. Vốn từ với số lượng từ cũ, số lượng từ mới
lẫn số từ vay mượn, dù nhiều đến đâu cũng không thể đáp ứng nổi nhu
cầu gọi tên các sự vật, hiện tượng mới đó hoặc nhu cầu diễn đạt của
con người… Từ đó, ngôn ngữ bắt buộc phải dùng đến biện pháp sử
dụng lại vỏ ngữ âm cũ, tạo thêm nghĩa mới bằng cách sử dụng và tác
động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị. Các từ này được cấu tạo từ

phương thức cấu tạo từ trong cấp độ từ vựng: phương thức chuyển
nghĩa mà giữa các nét nghĩa có liên quan hay chúng giống nhau một
phần hay chúng không hoàn toàn khác nhau. Đó chính là phương
thức cấu tạo từ sử dụng cách thức chuyển đổi ý nghĩa. Sự chuyển đổi
ấy đã diễn ra ở phạm vi ngữ nghĩa của tiếng vị hay còn gọi là phương
thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị để tạo nên từ mới của từ tiếng Việt.
Nói cách khác, từ đa nghĩa được tạo nên do một loại phương thức
cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa. Đó là con đường mà ngôn ngữ phải tạo thêm những nghĩa
mới hay gán thêm những nét nghĩa mới cho những từ có sẵn. Nói rõ
hơn, sáng tạo thêm những nét nghĩa mới cho hình thức âm thanh và
chữ viết cũ để tạo nên hệ thống từ đa nghĩa. Như vậy, phương thức
cấu tạo từ bằng con đường này là sự chuyển nghĩa hoặc sự biến hóa tự
nhiên của từ về mặt nội dung.
Mặt khác, chúng ta cần xác định rằng, sự chuyển nghĩa từ nét
nghĩa gốc sang nét nghĩa chuyển trong từ đa nghĩa từ vựng sẽ tuân
theo những phương thức chuyển nghĩa khác nhau. Đó là các phương
thức chuyển nghĩa ổn định trong hệ thống ngôn ngữ, trong vốn từ
dân tộc, trong từ điển từ ngữ tiếng Việt như: ẩn dụ từ vựng, hoán dụ
từ vựng, nhân hóa từ vựng, so sánh từ vựng,
Từ một phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị thì tiếng vị mới
luôn luôn có vỏ ngữ âm giống với tiếng vị trong từ cũ nhưng ý nghĩa

9

thì bắt buộc phải thay đổi mới. Thế nhưng sự thay đổi về nghĩa sẽ
hướng theo hai hướng khác nhau. Hệ quả của sự phát triển hai hướng
nghĩa khác nhau đó sẽ tồn tại hai phương thức cấu tạo từ dựa vào mặt
ý nghĩa khác nhau. Dĩ nhiên, hai phương thức cấu tạo từ khác nhau sẽ
tạo nên hai loại từ khác nhau:

Một là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển theo
hướng đa nghĩa sẽ tạo thành hệ thống từ đa nghĩa thuộc một từ loại.
Hai là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng không còn liên quan với nhau hay mang tính tách bạch
hơn sẽ tạo thành hệ thống từ đồng âm.
Như vậy, trong tiếng Việt, việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng
Việt xét ở phương thức sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của
tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ, ta có 4 loại từ:
Thứ nhất là từ đa nghĩa thuộc một từ loại. Loại này được cấu tạo
từ phương thức chuyển nghĩa không hoàn toàn khác nhau.
Thứ hai là từ đồng âm / từ gần âm được cấu tạo từ phương thức
chuyển nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Thứ ba là từ đồng nghĩa / từ gần nghĩa được cấu tạo từ phương
thức chuyển âm nhưng cùng nghĩa (hay giữ nguyên nghĩa).
Thứ tư là từ trái nghĩa được cấu tạo từ phương thức chuyển âm
nhưng trái nghĩa.
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, từ đa nghĩa thuộc về một từ loại
cũng có số lượng nhiều, mang tính phổ biến, có tần số xuất hiện và
chiếm một tỉ lệ tương đối cao.
Chẳng hạn như từ đa nghĩa sống sẽ có hệ thống nghĩa gốc và
nghĩa chuyển trong từ điển như sau:
Thứ nhất là từ sống thuộc về từ loại động từ có các nét nghĩa
gốc trong từ điển: (sự tồn tại ở hình thái và hiện trạng có trao đổi
chất, có tính hoạt động, có quá trình sinh đẻ, phát triển, có sự bắt
đầu, lớn lên và chết) như: người sống hơn đống vàng, cây cổ thụ
sống hàng trăm năm…

10

Sau đó, dựa vào các nét nghĩa gốc như (sự tồn tại ở hình thái và

hiện trạng có trao đổi chất ở nơi nào đó), trải qua phương thức cấu
tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có các từ
đa nghĩa sống thuộc từ loại động từ có nghĩa phái sinh (ở thường
xuyên tại một nơi nào đó, trong một môi trường nào đó) như: cá sống
dưới nước, sống ở nông thôn….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (sự tồn tại ở hình thái), trải qua
phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa
nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại động từ có nghĩa phái
sinh (duy trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào
đó) như: sống bằng nghề nông, kiếm sống
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (sự tồn tại ở hình thái), trải qua
phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa
nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại động từ có nghĩa phái
sinh (sống theo kiểu nào đó hoặc trong một hoàn cảnh, một tình trạng
nào đó) như: sống độc thân, sống những ngày hạnh phúc….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (hiện trạng có trao đổi chất), trải
qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại động từ có nghĩa
phái sinh (lối cư xử, cách ăn ở với người khác) như: sống thủy chung,
sống tử tế với mọi người, ….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (có quá trình sinh đẻ, phát triển,
có sự bắt đầu, lớn lên và chết), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng
âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa
sống thuộc từ loại động từ có nghĩa phái sinh (tồn tại mãi, không mất
đi) như: sống mãi với non sông, sống mãi với thời gian….
Thứ hai là từ đa nghĩa thuộc từ loại tính từ sống sẽ có hệ thống
nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ điển như sau:
Từ sống thuộc về từ loại tính từ có các nét nghĩa gốc trong từ
điển: (tính trạng tồn tại ở hình thái và hiện trạng có trao đổi chất).
Sau đó, dựa vào các nét nghĩa gốc như (tình trạng tồn tại), trải qua

phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa

11

nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại tính từ có nghĩa phái sinh
(ở trạng thái còn sống, chưa chết) như: bắt sống đem về, tế sống….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (tình trạng tồn tại ở hình thái),
trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo
hướng đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại tính từ có
nghĩa phái sinh (chưa được nấu chín) như: thịt sống, rau sống
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (chưa được nấu chín), trải qua
phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa
nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại tính từ có nghĩa phái
sinh (ở dạng nguyên liệu, chưa được chế biến) như: vôi sống, cao su
sống, da sống chưa thuộc
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (hiện trạng có trao đổi chất), trải
qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại tính từ có nghĩa phái
sinh (sinh động như là thực trong đời sống) như: vai kịch sống, bức
tranh sống
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (tình trạng tồn tại dang dở, chưa
được làm chín), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa
chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại
tính từ có nghĩa phái sinh (chưa thuần thục, chưa đủ độ chín) như: câu
văn còn sống, suy nghĩ còn sống….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (tình trạng tồn tại dang dở), trải
qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa sống thuộc từ loại tính từ có nghĩa phái
sinh (chưa tróc hết vỏ hoặc chưa vỡ hết hạt khi xay) như: mẻ gạo
còn sống

Dựa vào các nét nghĩa gốc như (tình trạng tồn tại không có sự
trao đổi), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa
chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa sống thuộc từ loại
tính từ có nghĩa phái sinh (chiếm đoạt trắng trợn) như: cướp sống,
ăn sống

12

1.2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng nhiều nghĩa
Từ đa nghĩa thể hiện quy luật tiết kiệm vô cùng kì diệu trong
ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ đa nghĩa góp phần giải quyết mâu thuẫn
giữa cái vô hạn của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan cần
được ngôn ngữ biểu thị với cái hữu hạn của những phương tiện ngôn
ngữ. Từ đa nghĩa là những từ có tần số xuất hiện cao, được sử dụng
nhiều trong đời sống ngôn ngữ.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, của xã hội, sự vật, hiện
tượng đã được nảy sinh ngày càng mới, các mối quan hệ trong đời
sống xã hội phát triển ngày càng nhiều, nhu cầu diễn đạt của con
người cũng ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn.
Như vậy, để đáp ứng các vấn đề trên, cùng với việc làm tròn chức
năng làm công cụ giao tiếp và tư duy của mình, ngôn ngữ nói chung và
bộ phận từ vựng ngữ nghĩa nói riêng, bắt buộc phát triển theo hai cách:
Một là phải sáng tạo thêm từ mới với những hình thức âm thanh mới.
Hai là phải sáng tạo hay gán thêm những nét nghĩa mới cho
những hình thức âm thanh cũ.
Từ đa nghĩa được tạo nên bằng chính con đường thứ hai. Ví dụ từ
đa nghĩa cho sẽ có hệ thống nghĩa như sau:
Thứ nhất là từ đa nghĩa thuộc về một từ loại cho thuộc từ loại
kết từ có các nghĩa sau: 1. từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng
nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động của cái vừa được

nói đến: gửi quà cho bạn…; 2. từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối
tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa
được nói đến: bổ ích cho nhiều người…; 3. từ biểu thị điều sắp nêu
ra là yêu cầu, mục đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa nói đến:
học cho giỏi…; 4. từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên của
việc vừa được nói đến: vì mây cho núi lên trời…; 5. từ biểu thị điều
sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa được nói đến có thể mang lại cho
chủ thể: ăn ở thế cho người ta ghét…

13

Thứ hai là từ đa nghĩa thuộc về một từ loại cho thuộc từ loại trợ
từ có các nghĩa sau: 1. từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cho là có
thể như thế: cứ cho là như thế…; 2. từ biểu thị ý nhấn mạnh về một
tác động không hay phải chịu đựng: người ta cười cho đấy, bị đánh
cho một trận…; 3. từ biểu thị ý nhấn mạnh về một đề nghị, một yêu
cầu với mong muốn có được sự đồng ý, sự thông cảm: để tôi đi cho,
ông thông cảm cho…)…
1.3. Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm
Như vậy, ta chú ý các loại quan hệ trong hiện tượng nhiều nghĩa
của từ tiếng Việt, chủ yếu là quan hệ đồng nhất hoặc mặt âm thanh
hoặc mặt ý nghĩa hoặc cả mặt âm thanh lẫn mặt ý nghĩa. Tính đồng
nhất ở mức độ thấp vừa hoặc thấp nhất giữa các nét nghĩa trong cấu
trúc biểu niệm của các từ khác nhau. Kết quả của các loại quan hệ và
tính chất của sự đồng nhất này đã tạo nên hệ thống từ đa nghĩa hay từ
đồng nghĩa mức độ thấp; hay từ đồng âm cùng nghĩa ở mức độ thấp.
Chúng ta cần chú ý phân biệt từ đa nghĩa với từ đồng âm, từ gần
nghĩa và từ trái nghĩa:
Mặt khác, chúng ta cũng chú ý phân biệt hiện tượng đa nghĩa từ
vựng trong hệ thống ngôn ngữ với hiện tượng đa nghĩa lời nói trong lời

nói và đa nghĩa tu từ trong văn bản nghệ thuật. Bởi vì, trước kia, tu từ
học chỉ nghiên cứu tất cả các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt hiện
tượng đa nghĩa trong văn cảnh văn bản nghệ thuật. Còn từ vựng học chỉ
chú ý đến hiện tượng đa nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ mà thôi.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý đến các ngữ cố định có số
lượng nghĩa vị hơn một và tương đương như từ đa nghĩa. Ví dụ như
chưa sạch hơi sữa (1. còn non trẻ như đứa trẻ; 2. còn dại dột như đứa
trẻ; 3. không thèm chấp, không đáng để tâm…); chưa ráo mực (1. tính
chất mới; 2. trong thời gian ngắn; 3. vừa mới kí cam kết mà đã phản
bội ngay)
II. HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA
Hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng là hiện tượng mà những tầng
nghĩa hay hệ thống các nét nghĩa đã xuất hiện hay diễn ra có mối

14

quan hệ giống nhau/ liên quan với nhau trong cùng một vỏ ngữ âm
của một từ ở chính hệ thống ngôn ngữ.
Hiện tượng nhiều nghĩa lời nói hoặc hiện tượng nhiều nghĩa tu từ
là sự liên tưởng giống nhau về một hay một số nét nghĩa nào đó giữa
các sự vật, hiện tượng trong chính không gian, thời gian của văn cảnh
đó mà người sử dụng từ ngữ đó có thể nhận biết được.
Hiện tượng nhiều nghĩa làm xuất hiện từ đa nghĩa với phương
thức cấu tạo từ chính là bằng phương thức đồng âm khác nghĩa
chuyển theo hướng đa nghĩa. Đó là con đường mà ngôn ngữ phải tạo
thêm những nghĩa mới hay gán thêm những nét nghĩa mới cho
những từ có sẵn. Nói rõ hơn, sáng tạo thêm những nét nghĩa mới cho
hình thức âm thanh và chữ viết cũ trong hiện tượng nhiều nghĩa.
Như vậy, hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của con đường chuyển
nghĩa hoặc sự biến hóa tự nhiên của từ về mặt nội dung.

III. CÁC LOẠI QUAN HỆ TRONG TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ
MỘT LOẠI TỪ LOẠI
Ghi chú: nội dung mục này đã được trình bày trong chương Từ đa
nghĩa thuộc một loại từ loại và khác từ loại.
IV. PHÂN BIỆT TỪ ĐA NGHĨA TỪ VỰNG VỚI TỪ ĐA NGHĨA
LỜI NÓI VÀ TỪ ĐA NGHĨA TU TỪ
Chúng ta thử so sánh sự khác nhau về ý nghĩa hàm ẩn của các từ
đa nghĩa trong các ví dụ sau:
Từ ngọt (1) với các nét nghĩa: (1. có vị như vị của đường mật: cam
ngọt, mật ngọt…; 2. có vị ngon như vị ngọt của mì chính hoặc vị của
chất đạm: thịt, cá: canh ngọt, thịt ngọt…; 3. giọng nói, lời nói nhẹ nhàng
dễ nghe, dễ làm xiêu lòng: nói ngọt, dỗ ngọt…; 4. âm thanh nghe êm tai:
ngọt giọng hò, đàn ngọt…; 5. tính sắc, rét ở mức độ cao, gây cảm giác
như tác động êm nhẹ nhưng thấm sâu: dao sắc ngọt, rét ngọt…
“Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ
lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang

15

rất ngọt (2).” (Nguyễn Minh Châu) (từ đa nghĩa ngọt (2) mang nghĩa
hàm ẩn tu từ: 1. tính chất sắt bén ở mức độ cao trong biện pháp so
sánh tu từ; 2. cảnh vật quê hương bị tàn phá trong chiến tranh; 3. gợi
lên cảm xúc đau thương, ).
- Chị Hai ơi! Chè ngọt (3) ghê! (nghĩa gốc: vị ngọt của đường).
- Giọng nói chị ấy ngọt (4) ngào quá! (nghĩa chuyển: tính chất êm
ái, dễ nghe của giọng nói).
- Anh hát ngọt (5) thật! (nghĩa hàm ẩn lời nói: hát hay).
- Chị chặt ngọt (6) quá! Lần sau chắc tôi không ghé mua nữa đâu!
(nghĩa hàm ẩn lời nói: bán quá đắt).
- Chị chơi ngọt (7) ghê! (nghĩa hàm ẩn lời nói: thủ đoạn hại một

ai đó mang tính chất sâu sắc, thâm sâu).
- Bán rẻ đi! Tôi trả ngọt (8) luôn! (nghĩa hàm ẩn lời nói: trả tiền
ngay, không mắc nợ trong mua bán).
- Chậm quá! Tôi làm ngọt (9) luôn đó! (nghĩa hàm ẩn lời nói:
Tính chất nhanh hoặc làm tới, làm quá một điều gì đó).
Như vậy, từ ngọt (1) là từ đa nghĩa từ vựng nằm trong vốn từ.
Còn ngọt (2) là từ đa nghĩa tu từ mang ý nghĩa hàm ẩn tu từ được
sử dụng trong văn cảnh nghệ thuật. Còn ngọt (3), ngọt (4), ngọt (5),
ngọt (6), ngọt (7), ngọt (8), ngọt (9) là những từ đa nghĩa lời nói
mang ý nghĩa hàm ẩn lời nói được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp
lời nói.
B. TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI TỪ VỰNG
I. GIỚI THIỆU TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI
TỪ VỰNG
Từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại từ vựng là hiện tượng chuyển
nghĩa phổ quát trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

16

Từ đa nghĩa là loại từ được tạo nên bằng phương thức đồng âm
khác nghĩa chuyển theo hướng đa nghĩa nên nó có sự hiện diện từ hai
nghĩa vị trở lên. Các nét nghĩa này có liên quan hay có mối liên hệ với
nhau. Chúng được nảy sinh và phát triển sau dựa trên nét nghĩa gốc
ban đầu của từ. Các nét nghĩa này được tập trung và có thể tạo thành
một tiểu hệ thống nghĩa trong một từ đa nghĩa.
Chẳng hạn như: từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại từ vựng đầu có
các nét nghĩa gốc (bộ phận cơ thể người/ động vật; vị trí cao nhất,
trước nhất; chứa não và có chức năng điều khiển mọi hoạt động mang
tính trí tuệ; có hình dáng tròn;…) như: đầu người, đầu gà, đầu vịt….
Sau đó, dựa vào các nét nghĩa gốc như (vị trí cao nhất, trước

nhất), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa, ta có các từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh
như: đầu cầu, đầu làng, đầu sông, đầu súng, đầu bài, đầu đề….
Hoặc dựa vào các nét nghĩa gốc như (chứa não và có chức năng
điều khiển mọi hoạt động mang tính trí tuệ), trải qua phương thức cấu
tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có các từ
đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh như: đầu đàn, đầu bảng
Hoặc dựa vào các nét nghĩa gốc như (có hình dáng tròn), trải qua
phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng đa
nghĩa, ta có các từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh như: đầu gối,
bao quy đầu,
II. KHÁI NIỆM TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT LOẠI TỪ
LOẠI TỪ VỰNG
Từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại thuộc về đơn vị ngôn ngữ
cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức. Về
mặt nghĩa, nó có sự hiện diện hơn một nghĩa vị, giữa chúng bắt
buộc phải có quan hệ với nhau, có tính trọn vẹn, thường chuyên
biểu thị nhiều phân đoạn thực tế khách quan; là đơn vị có sẵn, cố
định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con
người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp.
Nó bao gồm các đặc trưng về ngữ âm, thuộc tính nhất định về ngữ
nghĩa (một từ ứng với nhiều nét nghĩa), về ngữ pháp (ứng với một

17

khuôn từ loại), có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các
lời nói khác nhau; nó là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ
tiếng Việt: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ
dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc
lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ,

câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời
nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị
lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản.
Nói ngắn hơn: một từ được gọi là từ đa nghĩa thuộc một loại từ
loại từ vựng khi nó có một hình thức ngữ âm nhưng có thể gọi tên
nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất; hoặc có thể biểu thị được nhiều
khái niệm khác nhau trong thực tế khách quan thuộc về hệ thống ngôn
ngữ. Đồng thời, có thể xem là cùng một hình thức ngữ âm, thuộc về
cùng một từ loại trong hệ thống nhưng sử dụng trong những ngữ cảnh
khác nhau với những ý nghĩa khác nhau mà những nét nghĩa này có
mối quan hệ ở mức độ thấp thì được gọi là từ đa nghĩa hay những từ
đồng nghĩa ở mức độ thấp.
Ví dụ: từ đa nghĩa thuộc một từ loại răng có các nét nghĩa gốc
(phần xương cứng, đầu nhọn, sắc, màu trắng, mọc thành hàng trên
hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn): răng người, răng động vật.
Sau đó, dựa vào các nét nghĩa gốc như cứng, đầu nhọn, sắc, mọc
thành hàng, ta có các từ đa nghĩa thuộc một từ loại danh từ có nghĩa
phái sinh như răng lược, răng bừa, răng cào, răng cưa,….
Hoặc từ đa nghĩa từ vựng ăn thuộc về cùng một từ loại:
+ Từ đa nghĩa từ vựng ăn có các nét nghĩa gốc (hoạt động đưa thức
ăn vào miệng, cắn, giữ và nhai thức ăn; phục vụ cho quá trình tiếp nhận
cái cần thiết để hấp thụ, để hoạt động, nuôi sống cơ thể), ta có một từ đa
nghĩa ăn có nghĩa gốc trong cụm từ ăn cơm, ăn thịt, ăn bánh
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (phục vụ cho quá trình
tiếp nhận cái cần thiết để hấp thụ, để hoạt động), ta có một từ đa
nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ
thấp) như ăn xăng, ăn nhiên liệu….

18


+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc như sự tiếp nhận, ta có
một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (hoặc các từ đồng nghĩa
mức độ thấp) như ăn đòn, ăn đạn….
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc như hấp thu cho thấm
vào, ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (hoặc các từ
đồng nghĩa mức độ thấp) như ăn muối, ăn nắng, ăn màu….
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc như tiếp nhận cái cần
thiết để tạo nên sự hài hòa, ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa
phái sinh (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ thấp) như ăn màu, ăn ảnh,
ăn hồ…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc như cắn, giữ và nhai
thức ăn thì sẽ làm tiêu hao dần từng phần, ta có một từ đa nghĩa từ
vựng có nghĩa phái sinh (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ thấp) như ăn
mòn, (nắng) ăn mặt,…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc như cắn, giữ và nhai
thức ăn thì sẽ làm cho lan ra, mở rộng phạm việc, hay hướng đến một
cái gì đó, ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh trong cụm
từ (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ thấp) như (rễ)ăn (ra đến ruộng),
(đám đất này) ăn (về xã bên), (hóa chất) ăn (ra đến biển)…
Một ví dụ khác về từ đa nghĩa từ vựng đã thuộc về cùng một từ loại:
+ Từ đa nghĩa từ vựng đã (thuộc về từ loại phụ từ, thường dùng
trước động từ) với nét nghĩa gốc (từ biểu thị sự vật, hiện tượng được
nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được
xem là mốc, trong quá khứ hoặc trong tương lai), ta có một từ đa
nghĩa từ vựng đã có nghĩa gốc trong cụm từ đã khỏi ốm; đã nói là
làm; hoặc trong câu Ngày mai nó về thì tôi đã đi rồi;
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (xảy ra trước), ta có
một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (biểu thị một việc vừa nói
đến cần được hoàn thành trước khi làm việc nào khác) trong cụm từ
(hoặc các từ đồng nghĩa mức độ thấp) như chờ cho tạnh mưa đã; nghỉ

tay cái đã; ăn cái đã rồi hãy đi…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (xảy ra trước), ta có
một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (biểu thị một việc đã lỡ

19

làm hay đã trót làm thì mặc dù nay thấy không đúng hay không thích
thì cũng làm cho xong) trong cụm từ (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ
thấp) như đã trót phải trét; đã phóng lao; đã leo lưng cọp…
Hoặc từ đa nghĩa từ vựng đã thuộc về từ loại trợ từ:
+ Từ đã (trợ từ) với nét nghĩa gốc (từ biểu thị ý nhấn mạnh cho
sắc thái khẳng định hoặc cho thái độ của một lời nhận xét), ta có một
từ đa nghĩa từ vựng đã có nghĩa gốc trong cụm từ đã đã đành như thế;
đã dễ gì bảo được anh ta…; đã học giỏi còn lại rất ngoan nữa; đã xấu
người, lại xấu nết;… hay trong câu Phê bình chưa chắc nó đã nghe;…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (biểu thị ý nhấn mạnh),
ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (biểu thị ý nhấn mạnh
về sắc thái nghi vấn) trong cụm từ (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ
thấp) như đã đẹp mặt chưa; đã hay lắm đó à; đã đủ xấu chưa…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (biểu thị ý nhấn mạnh),
ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (biểu thị một điều đã
được xem là dĩ nhiên, nhằm bổ sung một điều khác quan trọng hơn)
trong cụm từ hay trong câu (hoặc các từ đồng nghĩa mức độ thấp) như
đã đành là tin nhau nhưng vẫn phải kí nhận; miền núi thiếu muối đã
đành, chứ miền biển thì không thể như thế…
+ Dựa vào mối quan hệ với nét nghĩa gốc (biểu thị ý nhấn mạnh),
ta có một từ đa nghĩa từ vựng có nghĩa phái sinh (biểu thị ý nhấn mạnh
về trạng thái được thỏa mãn, được thỏa sức, hả hê, không còn thèm
thuồng, không còn ao ước nữa) trong cụm từ hay câu (hoặc các từ
đồng nghĩa mức độ thấp) như ăn đã luôn; đã ngứa quá; mệt quá nên

ngủ một giấc thật đã đời; tôi đánh nó một trận cho đã giận; tôi mắng
vào mặt hắn cho đã nư;…
III. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA TỪ VỰNG
3.1. Giới thiệu phương thức tạo nên từ đa nghĩa thuộc một
loại từ loại từ vựng
Hiện tượng trong đời sống xã hội phát triển ngày càng nhiều. Vốn
từ với số lượng từ cũ, số lượng từ mới lẫn số từ vay mượn, dù nhiều
đến đâu cũng không thể đáp ứng nổi nhu cầu gọi tên các sự vật, hiện
tượng mới đó hoặc nhu cầu diễn đạt của con người Từ đó, ngôn ngữ

20

bắt buộc phải dùng đến biện pháp sử dụng lại vỏ ngữ âm cũ, tạo thêm
nghĩa mới bằng cách sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của
tiếng vị. Các từ này được cấu tạo từ phương thức cấu tạo từ trong cấp
độ từ vựng: phương thức chuyển nghĩa mà giữa các nét nghĩa có liên
quan hay chúng giống nhau một phần hay chúng không hoàn toàn
khác nhau. Đó chính là phương thức cấu tạo từ sử dụng cách thức
chuyển đổi ý nghĩa. Sự chuyển đổi ấy đã diễn ra ở phạm vi ngữ nghĩa
của tiếng vị hay còn gọi là phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị để
tạo nên từ mới của từ tiếng Việt.
Nói cách khác, từ đa nghĩa được tạo nên do một loại phương thức
cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa. Đó là con đường mà ngôn ngữ phải tạo thêm những nghĩa
mới hay gán thêm những nét nghĩa mới cho những từ có sẵn. Nói rõ
hơn, sáng tạo thêm những nét nghĩa mới cho hình thức âm thanh và
chữ viết cũ để tạo nên hệ thống từ đa nghĩa. Như vậy, phương thức
cấu tạo từ bằng con đường này là sự chuyển nghĩa hoặc sự biến hóa tự
nhiên của từ về mặt nội dung.
Mặt khác, chúng ta cần xác định rằng, sự chuyển nghĩa từ nét

nghĩa gốc sang nét nghĩa chuyển trong từ đa nghĩa từ vựng sẽ tuân
theo những phương thức chuyển nghĩa khác nhau. Đó là các phương
thức chuyển nghĩa ổn định trong hệ thống ngôn ngữ, trong vốn từ
dân tộc, trong từ điển từ ngữ tiếng Việt như: ẩn dụ từ vựng, hoán dụ
từ vựng, nhân hóa từ vựng, so sánh từ vựng,
Từ một phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị thì tiếng vị mới
luôn luôn có vỏ ngữ âm giống với tiếng vị trong từ cũ nhưng ý nghĩa
thì bắt buộc phải thay đổi mới. Thế nhưng sự thay đổi về nghĩa sẽ
hướng theo hai hướng khác nhau. Hệ quả của sự phát triển hai hướng
nghĩa khác nhau đó sẽ tồn tại hai phương thức cấu tạo từ dựa vào mặt
ý nghĩa khác nhau. Dĩ nhiên, hai phương thức cấu tạo từ khác nhau sẽ
tạo nên 2 loại từ khác nhau:
Một là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa sẽ tạo thành hệ thống từ đa nghĩa.

21

Hai là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng không còn liên quan với nhau hay mang tính tách bạch
hơn sẽ tạo thành hệ thống từ đồng âm.
3.2. Vai trò tạo từ của phương thức chuyển nghĩa tiếng vị
trong từ vựng tiếng Việt
Đối với ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái như tiếng Việt
thì phương thức chuyển nghĩa tiếng vị được sử dụng rất phổ biến. Nó
thực hiện phương thức chuyển nghĩa các tiếng vị và sản sinh ra nhiều
từ đa nghĩa, từ đồng âm. Nhờ phương thức chuyển nghĩa tiếng vị mà
tiếng Việt ngày càng có nhiều từ đa nghĩa, từ đồng âm nhằm đáp ứng
nhu cầu gọi tên, nhu cầu biểu cảm… đối với sự vật, hiện tượng của
người Việt.
3.3. Phương thức tạo từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại bằng

cách thức chuyển nghĩa từ vựng là gì?
Phương thức chuyển nghĩa từ vựng là phương thức sử dụng cách
tác động vào mặt ý nghĩa của tiếng vị trong từ và biến đổi thành một
từ mới khác thuộc vốn từ vựng mang ý nghĩa mới dựa trên cơ sở của
nghĩa gốc ban đầu. Đây chính là phương thức tạo nên hệ thống các từ
đa nghĩa thuộc một loại từ loại.
Nói rõ hơn, phương thức chuyển nghĩa từ là phương thức mà một
từ bao gồm một hay nhiều tiếng vị tự biến đổi ý nghĩa của nó để thành
ra một từ khác.
3.4. Các hướng chuyển nghĩa của phương thức tạo từ đa
nghĩa thuộc một loại từ loại
Từ một phương thức chuyển đổi ý nghĩa tiếng vị thì tiếng vị mới
luôn luôn có vỏ ngữ âm giống nhau với tiếng vị trong từ cũ nhưng ý
nghĩa thì bắt buộc phải thay đổi. Thế nhưng sự thay đổi về nghĩa sẽ
chuyển theo hai hướng khác nhau. Hệ quả của sự phát triển hai hướng
nghĩa khác nhau đó sẽ tồn tại hai phương thức cấu tạo từ tác động vào
mặt ý nghĩa khác nhau:
Một là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa có liên hệ với nghĩa gốc ban đầu sẽ tạo thành hệ
thống từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại.

22

Ta thử xét một từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại nước thuộc từ
loại danh từ. Nó có các nét nghĩa gốc (1. chất lỏng không màu, không
mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông,
hồ, biển; 2. vì có màu trong suốt nên có tính chất long lanh, đẹp …)
trong: nước sông, nước mưa…
Sau đó, dựa vào các nét nghĩa gốc như (vì có màu trong suốt nên
có tính chất đẹp), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa

chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa nước thuộc từ loại
danh từ có nghĩa phái sinh (lớp quét phủ bên ngoài cho bền đẹp)
trong: nước mạ rất bền, tốt gỗ hơn tốt nước sơn….
Dựa vào các nét nghĩa gốc như (vì có màu trong suốt nên có tính
chất long lanh), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa
chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa nước thuộc từ loại danh
từ có nghĩa phái sinh trong: nước ngọc, nước gỗ bóng loáng…
Hai là cấu tạo từ bằng phương thức đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa nhưng các nét nghĩa mới sẽ mang tính tách bạch
hơn, không còn quan hệ gì với nghĩa gốc ban đầu sẽ tạo thành hệ
thống từ đồng âm với mức độ khác nghĩa cao. Tức là khi nét nghĩa
mới phát triển xa đến mức nó không còn quan hệ gì với nét nghĩa gốc
hay nghĩa phái sinh thì ta có từ đồng âm. Hoặc nếu xếp loại nó vào
tiêu chí số lượng nghĩa vị thì ta có từ đồng âm với mức độ khác nghĩa
cao hay còn gọi là từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại và khác từ loại.
Trở lại ví dụ từ nước. Khi từ đa nghĩa nước có nét nghĩa mới
hoàn toàn: (vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân
tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc
về một nhà nước nhất định) thì ta có từ đồng âm từ vựng/ từ đa nghĩa
thuộc một loại từ loại và khác từ loại nước trong: nước Việt Nam,
nước láng giềng…
Các từ đa nghĩa nước trên đây lại đồng âm với các từ đa nghĩa
thuộc một loại từ loại nước dưới đây:
Từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có nghĩa gốc (bước đi có tính
chất nhanh chậm chủ yếu là của loài ngựa mà con người sử dụng như

23

một phương tiện di chuyển) trong: ngựa đang chạy được nước, phi
nước đại…

Dựa vào các nét nghĩa gốc như (bước đi có tính chất nhanh
chậm), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có nghĩa
phái sinh (bước đi hay bước điều khiển quân cờ, về mặt ảnh hưởng
đến thế cờ) trong: nước cờ cao,…
Hoặc dựa vào các nét nghĩa phái sinh (bước điều khiển tạo sự ảnh
hưởng), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển
theo hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có nghĩa
phái sinh (bước đi bày hay hướng dẫn người khác làm một điều gì đó
có tính chất mẹo) trong: mách nước,…
Hoặc dựa vào các nét nghĩa phái sinh (bước đi, bước điều khiển),
trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo
hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có nghĩa phái
sinh (cách hành động, hoạt động để tác động đến tình hình hay để
thoát khỏi thế bí hoặc tạo ra thế thuận lợi) trong: tính hết nước, bị bao
vây chỉ còn nước ra đầu thú
Hoặc dựa vào các nét nghĩa phái sinh (bước điều khiển tạo sự
ảnh hưởng), trải qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa
chuyển theo hướng đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có
nghĩa phái sinh (thế hơn kém) trong: chịu nước lép, đến nước đường
cùng rồi, được nước càng làm già, nó thì nước gì
Hoặc dựa vào các nét nghĩa phái sinh (tạo sự ảnh hưởng), trải
qua phương thức cấu tạo từ đồng âm khác nghĩa chuyển theo hướng
đa nghĩa, ta có từ đa nghĩa thuộc danh từ nước có nghĩa phái sinh
(mức độ khó có thể chịu đựng hơn) trong: độc ác đến nước ấy là cùng,
đã đến nước này thì tôi bức thôi,
3.5. Cách thức thực hiện chuyển nghĩa tiếng vị trong phương thức
chuyển nghĩa từ vựng tiếng Việt
Phương thức chuyển nghĩa tiếng vị trong từ vựng tiếng Việt tạo
ra từ đa nghĩa mới được thực hiện bằng cách sau:


24

Một là dựa vào cơ sở của ý nghĩa tiếng vị trong từ cũ (nghĩa gốc/
hay nghĩa phái sinh cũ).
Hai là chuyển nghĩa hay gán nghĩa mới để tạo tiếng vị mới sẽ tạo
nên từ mới đa nghĩa thuộc một từ loại hay từ đồng âm mức độ thấp.
Tiếng vị của từ mới sẽ có vỏ ngữ âm giống nhau với tiếng vị
trong từ cũ nhưng ý nghĩa thì thay đổi theo hai hướng:
Một là ý nghĩa của tiếng vị trong từ mới sẽ không hoàn toàn khác
nhau với tiếng vị trong từ cũ, mà có mối quan hệ giữa các nét nghĩa
của chúng hoặc là rất chặt chẽ, hoặc là ít nhiều có quan hệ với ý nghĩa
của tiếng vị trong từ cũ. Đây chính là phương thức cấu tạo của hệ
thống từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại. Ví dụ như trong tiếng Việt ta
có: chân vịt (bộ phận là chân con vịt) với chân vịt (bộ phận là chân bộ
đồ người nhái)
Hai là ý nghĩa của tiếng vị trong từ mới sẽ hoàn toàn khác với
tiếng vị trong từ cũ. Đây chính là phương thức cấu tạo của hệ thống từ
đồng âm mức độ cao. Ví dụ như trong tiếng Việt ta có: chân vịt (bộ
phận là chân con vịt) với chân vịt (chong chóng tàu thủy…).
IV. ĐIỀU KIỆN TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI
Khi tạo nên từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại bằng phương thức
chuyển nghĩa loại này, chúng phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ
sau đây:
Điều kiện bắt buộc đầu tiên là từ đa nghĩa thuộc một loại từ loại
phải có số lượng nghĩa vị hơn một.
Điều kiện thứ hai là hệ thống các nét nghĩa của từ đa nghĩa loại
này chỉ có thể thuộc về một loại từ loại.
Điều kiện bắt buộc thứ ba được xem là quan trọng nhất là hệ
thống các nét nghĩa của tiếng vị trong một từ đa nghĩa thuộc một loại

từ loại bắt buộc phải có mối quan hệ với nhau với những mức độ
khác nhau (chặt chẽ ít hoặc nhiều).
Thêm một ví dụ khác nữa là từ đa nghĩa ăn thuộc về cùng một từ
loại động từ:

×