Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Công tác thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.95 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải
tìm ra những ý tưởng mới và các dự án đầu tư mới. Một dự án đầu tư mới
có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một cách
chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết
định có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên các dự án đầu tư thường đòi hỏi
phải có một lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả
năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư mà họ đưa ra. Trên thực tế, hoạt
động thẩm định trong thời gian qua đã giúp giảm thiểu rủi ro cho dự án khi
xác định được các mặt có lợi, có hại của dự án, đồng thời xem xét lại các
nhận định của người lập dự án, có thể trong quá trình lập dự án, người lập
do khả năng hoặc kinh nghiệp chưa cao nên chưa tính đến một số yếu tố rủi
ro, chưa lựa chọn được phương án đầu tư tối ưu hoặc chưa đặt quyền lợi
của toàn doanh nghiệp lên trên, … Công tác thẩm định cũng phân tách
được với công tác lập dự án, giống như vai trò của kiểm toán, giúp giảm
các rủi ro do tiêu cực gây nên. Với những suy nghĩ trên, nhóm 6 đã chọn đề
tài: “Công tác thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp” để làm đối tượng
phục vụ nghiên cứu môn học.
2
2
CHƯƠNG 1: TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN
TẠI TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC
1.1. Tập đoàn kinh tế
1.1.1. Khái niệm:
Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế sinh ra bởi áp lực cạnh tranh
và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.Hình thức liên kết của tập đoàn hết sức đa
dạng, phụ thuộc vào mục tiêu quản lý của từng quốc gia, trình độ phát triển
kinh tế, sự phân công chuyên môn hóa, …Vì vậy, không có một định nghĩa


cụ thể nào cho các tập đoàn kinh tế.
Tuy nhiên vẫn có cách hiểu chung về tập đoàn kinh tế như sau: Tập
đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp thành viên (công ty con) do
một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến
lược kinh doanh và hoạt động tại nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trên nhiều
lãnh thổ; trong hệ thống còn có thể có một số công ty liên kết khác.
Tập đoàn vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh, vừa có chức năng
liên kết kinh tế nhằm tăng trường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các
nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khái niệm về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam được quy định trong Luật
doanh nghiệp 2005, theo đó tâp đoàn kinh tế là một hình thức của nhóm
công ty: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác”.
1.1.2. Quá trình hình thành tập đoàn kinh tếnhà nước tại Việt Nam
Ý tưởng phát triển một số công ty lớn thành tập đoàn kinh tế nhà
nước đã bắt đầu từ cách đây 10 năm, đánh dấu bằng Quyết định số Qđ-
91/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành năm 1994. Từ năm 2005 đến
nay, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn thành lập 5 tập đoàn kinh tế đầu
3
3
tiên, trong đó đi đầu là Tổng công ty bưu chính viễn thông, than khoáng
sản, công nghiệp tàu thuỷ, dệt may và tài chính bảo hiểm Bảo Việt.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta đang được hinh thành trên
con đường thứ 2 (hình thành trên cơ sở các tổng công ty nhà nước).Sự vận
hành kém hiệu quả của các Tổng công ty nhà nước la một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc thành lập tập đoàn.Nhiều tổng công ty hoạt động
không hiệu quả, không phù hợp với cơ chế thị trường hơn nữa hoạt động
của chúng lại quá phụ thuộc vào các quyết định hành chính. Do vậy, tập
đoàn kinh tế có thể coi như sản phẩm của một lực lượng sản xuất phát triển,

được ra đời và phát triển từ yêu cầu của tích tụ, tập trung, cạnh tranh va
liên kết.
Việc hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta còn là kết quả của
nhiều yếu tố:
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Trong bối
cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức gay gắt
đòi hỏi phải tăng cường năng lực cạnh tranh.Hơn nữa, sau một thời gian cải
cách và mở cửa, môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được cải
thiện và thuận lợi cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.
Quá trình cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu và sắp xếp lại các doanh
nghiệp và tổng công ty nhà nước dã và đang làm giảm số lượng các đơn vị
thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn tại các công ty 91.
Cùng với thực tế phát triển của các tổng công ty, cải cách danh
nghiệp nhà nước và yêu cầu hội nhập, môi trường pháp lý dần được hoàn
thiện. Năm 2005 luật doanh nghiệp thóng nhất được ban hành. Nghị định
số 153/2004/NĐ-CP của chính phủ về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi
tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ
4
4
công ty con. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần.Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng mở
đường cho việc thàh lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Tính đến nay tại Việt Nam có 11 tập đoàn kinh tế nhà nước:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập tháng
4/2005;
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin),
thành lập tháng 9/2005 với tổ chức ban đầu là Tập đoàn Than Việt Nam,
sau đó thành Vinacomin tháng 01/2006;
Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập tháng
12/2005;

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005;
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập tháng
01/2006;
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thành lập
tháng 6/2006;
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập
tháng 9/2006;
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009;
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011.
5
5
Hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua cho thấy, mô
hình này đã đạt được nhiều kết quả nhất định, là công cụ điều tiết vĩ mô
hiệu quả của Nhà nước. Các tập đoàn kinh tế đã nắm giữ những ngành, lĩnh
vực then chốt trong nền kinh tế, quy mô vốn liên tục tăng và là một trong
những khu vực dẫn đầu trong nộp ngân sách nhà nước.
1.1.3. Vị trí, vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
Sau khi được hình thành và đi vào hoạt động, các tập đoàn kinh tế đã
tích cực đầu tư, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động; cơ cấu lại và đa dạng
hóa sở hữu các đơn vị thành viên; kinh doanh đa ngành, trong đó tập trung
vào ngành nghề chính; huy động được các nguồn lực để thực hiện các mục
tiêu trọng điểm, các chiến lược phát triển quan trọng; tích cực nghiên cứu,
triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, kinh
doanh, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ
quản lý, kỹ thuật, tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật và người lao
động trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện mục
tiêu xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tầm cỡ trong khu vực, làm
nòng cốt để Việt Nam chủ động và thực hiện có hiệu quả hội nhập kinh tế

quốc tế. Vai trò tích cực của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh
tế đất nước thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế đất nước, tạo nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước, hạn chế nhập siêu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước.
Thứ hai, thực hiện vai trò chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế; là lực lượng vật
chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế (được thể
hiện rõ nhất là trong giai đoạn 2008 – 2009, khi đất nước phải đối phó với
những diễn biến bất lợi và ảnh hưởng xấu từ suy thoái kinh tế thế giới và
6
6
khu vực đối với nền kinh tế quốc dân), bảo đảm cân đối cung – cầu và giữ
ổn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế (xăng
dầu, điện, đạm, khí hóa lỏng, than…) để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm
phát, chống giảm phát.
Thứ ba, là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển.
Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế
trên cơ sở huy động, tập trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất,
đầu tư trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực
then chốt.
Thứ năm, thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
khoa học – công nghệ, đào tạo và sản xuất, kinh doanh.
Thứ sáu, cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước,
các tập đoàn kinh tế đã vươn ra đầu tư mạnh ở nước ngoài, thương hiệu
ngày càng được khẳng định, góp phần tạo dựng được hình ảnh và uy tín
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Thứ bảy, là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm

an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia,
bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường.
Thứ tám, là lực lượng chủ lực cùng Chính phủ và xã hội thực hiện
các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng.
1.2. Hoạt động đầu tư phát triển và thẩm định dự án đầu tư của tập
đoàn nhà nước
1.2.1. Đặc trưng của hoạt động đầu tư phát triển trong tập đoàn nhà
nước
1.2.1.1. TĐKTNN thường kinh doanh đa ngành, có thị trường rất lớn.
7
7
Hoạt động ĐTPT tại các tập đoàn đều là trong các lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế, đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn,
sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: dầu thô, khí,
điện, than, xi măng, hóa chất cơ bản, thép, phân bón, bưu chính, viễn
thông. Hoạt động trong những ngành quan trọng như vậy, hoạt động đầu tư
phát triển là tất yếu.
Thông thường các TĐKT hoạt động trong những lĩnh vự then chốt
và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước
Hoạt động ĐTPT tại các TĐKTNN đều là trong các lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế, đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn, sản
xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: dầu thô, khí, điện,
than, xi măng, hóa chất cơ bản, thép, phân bón, bưu chính, viễn thông. Điển
hình như Tập đoàn Dầu khí quốc gia cơ bản hình thành được ngành công
nghiệp dầu khí và hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 25-
30% tổng ngân sách nhà nước. Tập đoàn Bưu chính viễn thông và Tập đoàn
Viễn thông Quân đội là các đơn vị nòng cốt cung cấp các dịch vụ bưu chính,
viễn thông công ích cho cả nước. Tập đoàn Than-Khoáng sản đang chiếm
khoảng 98% thị phần trong nước, bảo đảm cung ứng đủ than cho các ngành
kinh tế trọng yếu như điện, xi măng, thép, phân bón, giấy…

STT Tập đoàn
Sở hữu
nhà nước
Ngành nghề kinh doanh chính
1
Tập đoàn Công nghiệp than –
Khoáng sản Việt Nam
100%
Công nghiệp than, khoáng sản, luyện
kim, điện, vật liệu nổ công nghiệp,
cơ khí, đóng tàu và ô tô
2
Tập đoàn Bưu chính – Viến
thông Việt Nam
100% Viến thông và công nghệ thông tin
3
Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam
100%
Trông, chăm sóc, khai thác, chế biến
cao su
4
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy
Việt Nam
100%
Đóng mới, sửa chữa, tàu thủy và vận
tải biển.
5
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam

100%
Thăm dò, khai thác, chế biến và
phân phối dầu khí
6 Tập đoàn Dệt – May Việt Nam 100% Dệt may
7 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 100%
Điện năng, viến thông và cơ khí điện
lực
8 Tập đoàn Bảo Việt 74,17% Dịch vụ tài chính
8
8
9 Tập đoàn Viễn thông quân đội 100% Viến thông và công nghệ thông tin
10 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 100% Công nghiệp hóa chất
11
Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị
Việt Nam
100% Đầu tư phát triển nhà và đô thị
12
Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng
Việt Nam
100%
Xây dựng và tổng thầu xây dựng các
công trình
13 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 75%
Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu, lọc – hóa dầu
Nguồn: Tổng hợp từ website của Chính phủ và các tập đoàn
9
9
1.2.1.2. Quy mô vốn, tài sản và lao động cần thiết cho hoạt động của
TĐKTNN thường lớn hơn rất nhiều so với các đơn vị kinh tế khác.

So với các thành phần kinh tế khác, xét về quy mô vốn, tài sản và lao
động của các TĐKTNN đang nắm giữ nguồn lực tương đối lớn.
Bảng 2. Số liệu thống kê về giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và số lao độngdo
11 TĐKTNN đang nắm giữ tính đến cuối năm 2011
ST
T
Nội dung
Tỷ lệ nắm giữ của
TĐKTNN / Tổng số
doanh nghiệp khu vực
nhà nước (%)
Tỷ lệ nắm giữ của tập
đoàn kinh tế / Tổng số
doanh nghiệp trong toàn
bộ nền kinh tế(%)
1 Tổng giá trị tài sản 30% 10%
2 Tổng số vốn chủ sở hữu 51% 14%
3
Tổng số lao động hợp
đồng dài hạn
40% 7,6%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2012)
Nhiều dự án đầu tư phát triển của TĐKTNN đòi hỏi quy mô vốn đầu
tư khổng lồ như:
Dự án thi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4(Tuy
Phong, Bình Thuận) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có tổng mức
đầu tư trên 36.000 tỷ đồng.
=>Việc hình thành TĐKT cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy
mô lớn và khai thác có hiệu quả nhất về thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu
vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn.

1.2.1.3. TĐKTNN thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển những dự án
trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài
hạn của đất nước.
Những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính
trị và hiệu quả xã hội lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác không làm hoặc không có đủ khả năng làm, đặc biệt là những dự án
10
10
có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch, thay đổi căn bản cơ cấu kinh
tế vùng miền theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2.1.4. Phạm vi của hoạt động ĐTPT của các TĐKTNN
Được mở rộng đến các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo có hạ tầng cơ sở còn yếu kém để thực hiện nhiệm vụ
chính trị, xã hội.
Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC) Điển hình là trong
năm 2014 sẽ hoàn thành Dự án cấp điện lưới cho huyện đảo Lý Sơn bằng
cáp ngầm với quy mô 26 km cáp ngầm 22 kV xuyên biển, 9 km đường dây
trên không 22 kV. Tổng mức đầu tư hơn 650 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân
sách trung ương là 85%, vốn của tổng công ty là 15%. Đây là dự án có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc tạo động lực phát triển, phát huy tối đa tiềm
lực của Lý Sơn, góp phần nâng cao năng lực quốc phòng, giữ vững chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc.
1.2.2. Vị trí của hoạt động thẩm định trong hoạt động đầu tư phát triển
của tập đoàn nhà nước
1.2.2.1. Công tác thẩm định dự án trong doanh nghiệp nói chung
Công tác thẩm định dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì khâu thẩm định sẽ đưa ra
quyết định có đầu tư hay không. Doanh nghiệp luôn bị đặt vào tình thế
cạnh tranh về mọi mặt:
Doanh nghiệp phải cạnh tranh về các mặt:

Cạnh tranh về thị trường: dự án phải tìm được phân đoạn thị trường
mục tiêu của mình, trong đó phải giành được thị phần đáng kể thì mới có
thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm
cùng loại
Cạnh tranh về kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật đang đổi mới và tiến bộ
lên ngày càng nhanh, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ kỹ thuật mình đang sở
hữu một phần để làm chủ dây chuyền sản xuất sao cho đạt hiệu suất cao
nhất, sản phẩm có chất lươnhj cao; mặt khác để xác định được khả năng
sản xuất sản phẩm trong phân đoạn thị trường đã lựa chọn: dây chuyền kỹ
11
11
thuật có khả năng sản xuất được sản phẩm mà dự án đang hướng đến hay
không. Thêm nữa nắm bắt rõ về kỹ thuật để định giá cho phù hợp, tránh lựa
chọn phải công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
Cạnh tranh về tính tài chính: Nguồn vốn phải vững chắc để tránh
những tác động từ bên ngoài như lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả
của dự án
Cạnh tranh về kinh tế: Sử dụng vốn phải tiết kiệm, hiệu quả thì sản
phẩm sản xuất ra mới có tính cạnh tranh.
Vì vậy, một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ mang lại lợi thế cạnh
tranh cao cho doanh nghiệp, mặt khác nếu thẩm định dự án đưa ra kết quả
đầu tư sai sẽ gây lãng phí nguồn lực đầu tư cho dự án, đặc biệt là mất vốn,
có thể mất tài sản thế chấp (nếu là vốn vay thế chấp), rắc rối pháp lý, …
Mặt khác, nếu công tác thẩm định đánh giá sai và bỏ qua một dự án
khả thi thì sẽ bỏ lỡ cơ hội cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Từ vai trò của thẩm định dự án trong doanh nghiệp, ta có thể kể tên
một số chức năng cụ thể của hoạt động thẩm định dự án, xét trong doanh
nghiệp như sau:
• Làm cơ sở để doanh nghiệp ra quyết định đầu tư
• Lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất ( sử dụng nguồn vốn nào,

huy động ra sao, cơ cấu vốn như thế nào thì hợp lý, địa điểm nào tối
ưu để gần nguồn cung đầu vào và đầu ra sản phẩm, )
• Giảm rủi ro cho dự án khi xác định được các mặt có lợi, có hại của
dự án, đồng thời xem xét lại các nhận định của người lập dự án, có
thể trong quá trình lập dự án, người lập do khả năng hoặc kinh
nghiệp chưa cao nên chưa tính đến một số yếu tố rủi ro, chưa lựa
chọn được phương án đầu tư tối ưu hoặc chưa đặt quyền lợi của toàn
doanh nghiệp lên trên, … Công tác thẩm định cũng phân tách được
với công tác lập dự án, giống như vai trò của kiểm toán, giúp giảm
các rủi ro do tiêu cực gây nên
• Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. Dự án
đầu tư cần huy động nguồn vôn lớn, liên quan đến cả cộng đồng nên
cần có sự phối hợp hài hòa giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm
12
12
định chính là phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm các đối tác tham
gia đầu tư cho dự án.
1.2.2.2. Công tác thẩm định dự ántrong tập đoàn nói riêng
Các mục tiêu trong kinh doanh của tập đoàn về cơ bản cũng chính là
các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, tập đoàn luôn
đặt mình trong tình trạng cạnh trang khốc liệt trên thị trường, mỗi quyết
định đầu tư không khôn ngoan sẽ bị thất bại và đào thải. Hơn nữa, do các
đặc thù riêng nên công tác thẩm định dự án trong tập đoàn có vai trò đặc
biệt quan trọng:
Do tập đoàn là một hệ thống các công ty có quan hệ với nhau tạo
thành nên có quy mô rất lớn, nguồn vốn lớn và tại Việt Nam thì các tập
đoàn chủ yếu nắm giữ những ngành kinh tế trọng điểm nằm trong định
hướng phát triển quốc gia nên các dự án đầu tư của tập đoàn thường là
những dự án quan trọng quốc gia, tổng vốn đầu tư rất lớn, công tác thẩm
định dự án lại càng phải chính xác để ra quyết định đầu tư và nếu đã quyết

định đầu tư thì phải tìm được phương án đầu tư tốt nhất.
Tập đoàn là một hệ thống các công ty có mối quan hệ về tài sản, về
tài chính, công nghệ sản xuất hay nguồn tiêu thụ sản phẩm, nên quyết
định đầu tư sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ các công ty trong cơ cấu
tổ chức của tập đoàn. Công tác thẩm định phải lựa chọn được những dự án
khả thi nhất.
Tại Việt Nam nói riêng và những quốc gia đang phát triển nói chung,
các tập đoàn còn đóng vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh với các
công ty FDI bởi các công ty tư nhân rất kém ưu thế đối với các công ty FDI
về vốn, công nghệ, quản lý, Các tập đoàn kinh tế trong nước với ưu thế
vốn lớn là những đối thủ cạnh tranh tương xứng với các doanh nghiệp FDI.
Vì vậy mỗi quyết định kinh doanh phải thật chính xác thì mới đem lại hiệu
quả cạnh tranh trên thị trường.
13
13
Tiếp nhận Dự án
Phân loại dự án
Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu cần)
Phân công
Thực hiện thẩm định
Báo cáo thẩm định
Tổng hợp báo cáo
Trình báo cáo thẩm định
Phê duyệt dự án theo thẩm quyền
Ban hành quyết định
1.2.3. Công tác thẩm định dự án tại Tập đoàn
1.2.3.1. Quy trình thẩm định tại tập đoàn
Trách nhiệm
Văn phòng TCT
Phòng Đầu tư

Phòng đầu tư
Trưởng phòng Đầu tư
Chủ tịch HĐQT
Trưởng phòng đầu tư
Cán bộ tổ chức được phân công
Cán bộ được phân công
Cán bộ phòng Đầu tư
Chủ tịch HĐQT
Phòng Đầu tư
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
14
14
Theo mô hình này, các dự án sẽ do các đơn vị tư vấn chuyên ngành
lập, chủ đầu tư trình lên Tổng công ty thẩm định và phê duyệt, dự án được
chuyển đến phòng đầu tư xem xét sơ bộ và phân loại, sau đó phòng đầu tư
xin ý kiến và tổ chức họp Hội đồng thẩm định về nội dung dự án. Các
thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ Tổng công ty cho nhận xét về nội
dung dự án theo nhiệm vụ chức năng của mình. Sau khi có kết luận của hội
đồng thẩm định, nếu dự án có khả thi sẽ được trình lên có thẩm quyền
quyết định đầu tư.
1.2.3.2. Nội dung thẩm định tại tập đoàn
a. Quyđịnhchungvềxemxét,thẩmđịnhdựánđầutư
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện thực hiện theo quy định đăng ký
cấp Giấy phép đầu tư
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án
theo quy định tại các Điều 105 và 106 Nghị định 24/CP (như đã nêu ở phần
trên) và nội dung thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư 12.Thông
tư 04/2003/TT – BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày17 tháng 6 năm
2003: “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung

một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án”.
Công văn số 2364 BKH/TĐ & GSĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ngày 12/4/2005 về việc hướng dẫn quản lí đầu tư gắn với việc thực hiện
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính Phủ.
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 07 tháng 02 năm
2005 về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện thực hiện theo quy trình thẩm định
cấp Giấy phép đầu tư
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án
theo quy định tại điều 107 Nghị định 24/CP và nội dung thẩm định dự án
15
15
đầu tư theo Điều 108 Nghị định 24/CP và quy định tại các Điều 9,10, 11 và
12, Thông tư 12.
Thông tư 04/2003/TT – BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 17
tháng 6 năm 2003: “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa
đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án”.
b. Hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư
Theo Thông tư 04/2003/TT–BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày
17 tháng 6 năm 2003: “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư;
sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án”.
- Đối với dự án nhóm A:
Tờ trình của Chủ đầu tư gửi Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu
tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự thẩm định và phê duyệt) kèm
theo Báo cáo NCKT của dự án đã được hoàn chỉnh sau khi Thủ tướng
Chính phủ cho phép đầu tư.
Hồ sơ thẩm tra dự án và Báo cáo của cơ quan thẩm tra trình Thủ
tướng Chính phủ xin phép đầu tư;
Văn bản cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử

dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp
thuận cho vay;
Các văn bản và số liệu cập nhật về đền bù giải phóng mặt bằng,
phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định
cư);
Đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo
NCTKT, cần bổ sung một số văn bản chưa có trong hồ sơ trình thông qua
Báo cáo NCTKT như: Văn bản xác nhận về khả năng huyđộng các nguồn
16
16
vốn của dự án; Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong
hai năm gần nhất (đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên 2 năm) hoặc
của năm trước (đối với các doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm); Các
văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về
tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư); Các thoả thuận, các
hợp đồng, các hiệp định, các văn bản khác về những vấn đề liên quan;
- Đối với các dự án nhóm B và C:
Tờ trình của Chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu
tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự tổ chức thẩm định và quyết
định đầu tư) kèm theo Báo cáo NCKT dự án.
Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập phù hợp với nội dung quy định
tại điều 24 của Nghị định 52/CP và được cụ thể hoá phù hợp với ngành
kinh tế – kỹ thuật.
Văn bản thông qua Báo cáo NCTKT của người có thẩm quyền quyết
định đầu tư (đối với dự án thuộc nhóm B có lập Báo cáo NCTKT);
Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của chủ
đầu tư: Quyết định thành lập (đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
Văn bản xác nhận khả năng huy động các nguồn vốn của dự án; Báo
cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai năm gần nhất

(đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên hai năm) hoặc của năm trước
(đối với doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm).
Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử
dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp
thuận cho vay; kiến nghị phương thức quản lý dự án đối với dự án sử dụng
nhiều nguồn vốn khác nhau;
Các văn bản cần thiết khác:
17
17
c. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
* Về pháp lý nên thẩm định các mặt:
• Tư cách pháp nhân
• Đơn xin thành lập công ty
• Điều lệ công ty
• Các văn bản pháp lý khác
* Về phương diện thị trường:
- Thẩm định nhu cầu
• Xác định lại tính hợp lý của phương pháp dự trù nhu cầu dự án.
• So sánh, phân tích nhu cầu dự trù theo đầu người do dự án đề xuất
với nhu cầu theo đầu người ở các nước lân cận.
- Thẩm định thị phần của dự án:
Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị
trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động
- Thẩm định giá bán dự trù của sản phẩm dự án dự kiến:
Chi phí sản xuất ước tính của dự án và so sánh với chi phí sản xuất
của các nhà cạnh tranh trong và ngoài nước hiện đang có sản phẩm đó tiêu
thụ trên thị trường.
Đối với thị trường trong nước, cần phải so sánh những lợi thế và bất
lợi về chi phí các yếu tố đầu vào của dự án so với các nhà cạnh tranh hiện
tại và có thể có trong tương lai.

Đối với thị trường nước ngoài (nếu sản phẩm dự án có triển vọng lớn
đối với thị trường nước ngoài): đòi hỏi phải đánh giá kỹ lưỡng những lợi
thế và bất lợi về chi phí sản xuất trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa.
Tìm hiểu giá bán sản phẩm của các nhà cạnh tranh trên thị trường
hiện tại và dự báo tương lai.
18
18
Phân tích những điều kiện về phương thức bán chịu của các xí
nghiệp cạnh tranh, thủ đoạn chèn ép của các xí nghiệp nước ngoài và phải
tính đến tình trạng hàng hóa nhập lậu không chịu thuế.
- Thẩm định chương trình tiếp thị:
Các hình thức quảng cáo, chào hàng và tính toán chi phí phục vụ cho
các hình thức tiếp thị.
Các kênh phân phối trên từng loại thị trường cụ thể, đặc biệt đối với
những thị trường mới.
Những hình thức tổ chức dịch vụ trong và sau bán hàng.
*Về phương diện kỹ thuật:
- Thẩm định phương pháp sản xuất:
So sánh các phương pháp sản xuất hiện có, rút ra mặt ưu nhược của
từng phương pháp trong môi trường đầu tư cụ thể, qua đó xác định phương
pháp được lựa chọn của dự án đã hợp lý và tốt nhất hay chưa.
Xác minh về mặt kỹ thuật các yếu tố đầu vào
Thẩm tra về mặt kỹ thuật đối với nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, phương tiện chuyên chở, cước phí chuyên chở vá khả năng cung
ứng của các nguồn nguyên liệu. Nên tăng tỷ lệ nguyên vật liệu trong nước
để tiết kiệm chi ngoại tệ và nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Máy móc thiết bị:
• Kiểm tra tính đồng bộ về mặt số lượng và chất lượng thiết bị máy
móc, phụ tùng thay thế.
• Kiểm tra lại giá bán của máy móc thiết bị

• Xác định hợp lý quy mô mà dự án đã chọn.
• Đánh giá khả năng mở rộng trong tương lai.
- Quy trình công nghệ:
Thẩm định cách bố trí hệ thống dây chuyền, thiết bị máy móc đã hợp
lý chưa, có phù hợp với các thông số kỹ thuật hay không?
19
19
- Địa điểm xây dựng công trình của dự án:
- Nguyên vật liệu và chi phí chuyên chở nguyên vật liệu.
• Nhiên liệu và chi phí chuyên chở nhiên liệu.
• Điện năng.
• Nguồn nhân công.
• Cước phí chuyên chở thành phẩm đến nơi tiêu thụ.
• Hệ thống xử lý chất thải.
- Các hợp đồng ký kết về cung cấp thiết bị-máy móc:
• Xem xét độ tin cậy, khả năng cung ứng và quy mô hoạt động của bên
cung ứng.
• Theo dõi, xem xét tiến độ, quá trình chế tạo.
• Hình thức thanh toán của hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị.
• Kiểm tra tổng chi phí mua máy, bố trí và chạy thử.
• Xem xét kỹ các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ bồi
hoàn thiệt hại trong trường hợp bên cung cấp không thực hiện đúng
hợp đồng đã k
*Về môi trường :
Nên xem xét mức độ ảnh hưởng môi trường của dự án (xác định môi
trường trước và sau khi dự án được thực hiện).
Cách thức sử dụng các phế phẩm.
Phương pháp xử lý chất thải.
Kết quả sau khi xử lý.
Môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.

* Về phương diện tổ chức quản trị:
Ngày khởi công, triển khai dự án.
Hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần.
Cấp lãnh đạo.
Cơ cấu tổ chức của dự án
Các hợp đồng và tư cách pháp nhân của các bản ký hợp đồng.
20
20
* Về phương diện tài chính – tài trợ:
Mục đích của việc thẩm định dự án về mặt tài chính là nhằm xem xét
mức doanh lợi về cơ bản có bảo đảm yêu cầu đòi hỏi của nhà đầu tư hay
không ? Chúng ta cần xem xét các mặt sau:
Thẩm định về nhu cầu vốn của dự án:
– Vốn đầu tư cho tài sản cố định.
– Vốn lưu động.
– Những chi phí trước khi sản xuất.
Thẩm định chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận:
So sánh những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận,
thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn, trị giá thuần, tỷ suất doanh lợi nội bộ
giữa dự án với những số liệu thực tế đạt được ở những công ty trong và
ngoài nước cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự.
Về phương diện tài trợ, phải biết mục đích tài trợ của các tổ chức tài
trợ, xem xét các nguồn tài trợ.
Kiểm tra độ an toàn về mặt tài chính, tính khả thi của các chỉ tiêu tài
chính: Thông qua các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ, thời gian hoàn vốn,
các điểm hòa vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)…
* Về phương diện kinh tế – xã hội:
Xác định mức đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước thông
qua sự so sánh với các dự án khác nhau trên các mặt: thuế nộp vào ngân

sách Nhà nước, số ngoại tệ tiết kiệm hoặc thu được, số công nhân và số
việc làm do dự án mang lại.
– Xác định lợi ích về phương diện xã hội khác: hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước trước và sau khi dự án được hình
thành.
21
21
– Dự án đã thu hút được bao nhiêu lao động, với mức lương bình
quân bao nhiêu?
d. Thời hạn thẩm tra và cho phép đầu tư
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án tới các bộ, ngành, địa
phương có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ,
ngành và địa phương có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản gửi cho cơ
quan tổ chức thẩm tra.
Các yêu cầu giải trình bổ sung đối với dự án được thực hiện trong
thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tổ chức thẩm tra tiếp nhận hồ
sơ dự án.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
(không kể thời gian chờ văn bản giải trình bổ sung) cơ quan tổ chức thẩm
tra trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm tra và xin phép đầu tư.
e. Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Việc lập dự án hiện nay còn mang tính chủ quan của người lập dự án
mà đôi khi cố chứng minh hiệu quả dự án để được duyệt, hoặc được vay
vốn. Trong khi thẩm định phải đứng trên quan điểm khách quan để xem xét
có quyết định đầu tư hay tài trợ cho dự án hay không. Muốn thẩm định
được độ tin cậy giúp cho việc quyết định về dự án một cách đúng đắn và
chính xác, thì đầu tiên là xem xét các dữ liệu ban đầu có đáng tin cậy
không, cách lập dự toán của dự án có hợp lý vận dụng phù hợp không, nếu

không chuyên viên thẩm định phải lập lại dự toán với các độ nhạy một cách
có cơ sở. Thực hiện việc này sẽ tốn rất nhiều công sức, gần như tái lập
phương án tài chính dự án.
22
22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về tập đoàn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
23
23
Tập đoàn điện lực VN được thành lập theo quyết định số
148/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng CP trên cơ sở
tổ chức lại cơ quan quản lí, điều hành và một số đơn vị hoạch toán phụ
thuộc của Tổng CTy điện lực VN. Năm 2010, EVN tiếp tực được chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ
sở hữutheo quyết định số 975/QĐ – TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010. Với
mô hình Tập đoàn kinh tế, EVN đã có các chuyển biến quan trọng về mô
hình quản lí, cơ chế điều hành, định hướng hoạt động… vừa tập trung
mạnh mẽ vào đầu tư phát triển hệ thống nguồn và lưới điện, đảm bảo
nhiệm vụ quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế xã hội,
đồng thời mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác trên cơ sở thế mạnh
kinh doanh điện. Đây là tiền đề quan trọng để ngành điện đảm bảo năng lực
cung cấp điện an toàn và tin cậy cho mọi nhu cầu phát triển, hướng tới một
thị trường điện cạnh tranh trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.
Tên gọi đầy đủ : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam electricity. Viết tắt EVN
Tập đoàn điện lực VN có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN, có
con dấu riêng, được mỏ tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp
luật, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy

định pháp luật có liên quan.
Trụ sở chính: số 18 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vốn điều lệ: 110.000 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh:
EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, điều độ, kinh doanh
điện năng, xuất khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án
điện là ngành nghề kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh
24
24
doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo, tư vấn, đầu
tư tài chính và kinh doanh vốn, xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật
liệu, vật tư thiết bị ngành điện, và các ngành, nghề khác theo quy định của
pháp luật.
Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh
có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và
vốn của EVN đầu tư vào các DN khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển
một Tập Đoàn điện lực Quốc gia VIỆT NAM đa sở hữu, trong đó sở hữu
nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý
Hiện nay, EVN có 5 tổng cty điện lực kinh doanh điện năng đến
khách hàng là Tổng Cty Điện lực Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, TP
Hà Nội, TP HCM. Lĩnh vực truyền tai cũng đang có những bước phát triển
mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng cty truyền tải VIỆT NAM trên cơ sở tổ
chức lại 4 cty Truyền tải ( Cty truyền tải 1,2,3,4) và ban Quản lý dự án.
Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông cộng cộng ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: cty cổ
phần cơ khí điện lực, cty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh Hay
EVN elecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khác
hàng về các SP cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng.

Qua nhiều năm phát triển, Tập đoàn hiện có qui mô 93 đvị thành viên,
trong đó có 27 cty chi nhánh, 39 cty con, 5 đvị sự nghiệp, 22 cty liên kết.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 98.500 người phân bố khắp cả nước
( trong đó trên 26% có trình độ đại học và sau đại học) đủ sức làm chủ các
công nghệ tiên tiến của thế giới trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành
hệ thống điện qui mô lớn.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức EVN
25
25

×