Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGHIÊN cứu về NHU cầu đối với XE đạp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.87 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU ĐỐI VỚI XE ĐẠP ĐIỆN
MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu chung
1.1 Bối cảnh
Thực trạng giao thông, môi trường tại thành phố Hà Nội thật tồi tệ. Kẹt xe
diễn ra liên tục. Không khí đầy khói bụi. Thiết nghĩ, nếu người dân thành phố sử
dụng xe đạp điện nhiều hơn cho nhu cầu đi lại của cuộc sống thì tình trạng ô nhiễm
bầu không khí sẽ đỡ hơn, nạn kẹt xe cũng sẽ bớt căng thẳng hơn.
Xe đạp điện có rất nhiều ưu điểm so với xe máy: giá rẻ hơn; tiết kiệm hơn rất
nhiều, đặc biệt trong thời buổi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay; vận tốc tối đa
có thể đạt đến 50 km/h, đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại trong thành phố, và hoàn toàn
không gây ô nhiễm môi trường.
1.2Lý do chọn đề tài
Thị trường xe đạp điện ngày càng trở nên hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt ở
nước ta.Theo thời gian nhu cầu của con người cũng thay đổi, mỗi người có một cách
thức di chuyển và nhu cầu phương tiện riêng, tiến hành cuộc nghiên cứu để khảo sát
thi trường về nhu câu xe đạp điện , tìm các cơ hội kinh doanh về xe đạp điện cho
doanh nghiệp. Cuộc nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao trong tình hình hiện nay ,
các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm thông tin về thị trường đang rất hấp dẫn này.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Nhu cầu về xe đạp điện của giới trẻ Hà Nội
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
-
1.5 Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm ra nhu cầu sử dụng xe đạp điện thay thế cho các phương tiện khác.
-Chỉ ra lí do tại sao chọn xe đạp điện làm phương tiện di chuyển
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu : Nhu cầu sử dụng xe đạp điện.
-Đối tượng điều tra :Đối tượng chính là những người đã, đang và sẽ sở hữu một
chiếc xe đạp điện. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên sẽ thực hiện khảo
sát đối với các bạn trẻ dưới 18 đến trên 27 trên địa bàn thành phố Hà Nội


-Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân ,Đống Đa, Hai
Bà Trưng, Cầu Giấy
2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả
2.2Nguồn dữ liệu
-Thông tin sơ cấp: thu thập qua điều tra bảng hỏi
-Thông tin thứ cấp: thu thập qua báo, ti vi, internet…
2.3Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra phỏng vấn trực tiếp ,nghiên cứu trên mẫu (đối với thông tin sơ cấp), tìm
hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng (đối với thông tin thứ cấp).
2.4 Thiết kế bảng hỏi
-Bảng hỏi gồm 11 câu hỏi gồm 6 câu trả lời bằng một đáp án , 1 câu đánh giá mức
độ 4 câu chọn nhiều phương án .
-Phần thông tin người được hỏi bao gồm: tên, tuổi, giới và nghề nghiệp.
2.5 Mẫu
-Tổng thể mục tiêu: các bạn trẻ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,Hoàng Mai, Thanh
Xuân, Đống Đa
-Quy mô mẫu: 45 phần tử
-Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,mẫu tiện lợi
-Cơ cấu mẫu:
+ Độ tuổi chủ yếu là từ trên dưới 18 đến trên 27 tuổi
+Giới bao gồm cả nam và nữ , tỉ lệ xấp xỉ nhau
2.6Phương pháp phân tích dữ liệu
-Phân tích thông qua các bảng thống kê, hệ thống bảng, biểu đồ.
-Sử dụng phần mềm EXCEL.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,

nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo
trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có
những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì
khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu
đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức
có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu
cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý
chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc
thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định
hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá
nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất
cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu
tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hóa
1.2 Đặc trưng của nhu cầu
• Không ổn định, biến đổi;
• Năng động;
• Biến đổi theo quy luật;
• Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu;
• Ham muốn không có giới hạn.
1.3 Các loại nhu cầu
• Vật chất: nhu cầu bẩm sinh (thở, đói, tình dục), nhu cầu thông thường (ăn, uống,
không khí, bài tiết, ).
• Cảm xúc: tình thương yêu, tán thành, kính trọng, thừa nhận
• Xã hội: giáo dục, tôn giáo, giải trí
1.4 Các yếu tố tác động tới nhu cầu

 Các yếu tố về văn hoá
Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất của hành vi và ước muốn của người
tiêu dùng, nó bao gồm những giá trị, nhận thức, thị hiếu, cách thế ứng xử cơ bản, mà
người ta học được từ gia đình và những định chế quan yếu khác. Các tiểu văn hóa là
“văn hóa có trong văn hóa” – nhóm quốc tịch, nhóm tôn giáo và nhóm địa ly, đều có
những giá trị và phong cách sống khác nhau. Những người thuộc về những văn hóa,
tiểu văn hóa, đặc trưng tầng lớp xã hội khác nhau thì có những sở thích khác nhau
về sản phẩm và hiệu hàng.
 Các yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Những
nhóm tham khảo của một người – gia đình, bạn hữu, các tổ chức xã hội, các tổ chức
nghề nghiệp – có tác động mạnh mẽ đến những sự lựa chọn sản phẩm và hiệu hàng.
Người mua chọn những sản phẩm và hiệu hàng phản ánh vai trò và địa vị của họ .
 Các yếu tố cá nhân.
Tuổi tác, đoạn đường đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính
và những đặc tính riêng tư khác của người mua, đều có những ảnh hưởng đến nhu
cầu về hàng hóa, dịch vụ của một người. Giới người tiêu thụ trẻ có những nhu cầu
và ước muốn khác với giới lớn tuổi; nhu cầu của những cặp vợ chồng trẻ mới cưới
thì khác với những cặp vợ chồng già; người tiêu thụ có lợi tức cao sẽ mua khác với
những người phải chi tiêu tằn tiện. Phong cách sống của người tiêu thụ – kết cấu
tổng thể của sự tác động và tác động trở lại trong cuộc sống – cũng là một ảnh
hưởng quan trọng đến sự lựa chọn của người mua.
 Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tô kinh tế có ảnh hưởng khá quan trọng tới nhu cầu sử dụng dịch vụ và
tiêu dùng hàng hóa của con người. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về vật chất và
tinh thần của con người càng được quan tâm nhiều hơn. Các yếu tố như: thu nhập,
lạm phát, tỷ giá,… thay đổi sẽ làm cho con người thay đổi các nhu cầu về hàng hóa,
dịch vụ để đạt được tối đa hóa lợi ích. Bên cạnh đó, các yếu tố vi mô: giá cả hàng
hóa, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa, dịch vụ cũng ảnh hưởng tới nhu cầu.
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG XE ĐẠP ĐIỆN
Để nắm bắt được nhu cầu đối với xe đạp điện trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng
tôi đã tiến hành 1 cuộc khảo sát bằng bảng hỏi gồm 45 phần tử trên các quận Hai Bà
Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa…( một vài phiếu điều tra được lấy từ các
quận khác nhưng với số lượng nhỏ). Sau khi điều tra chính thức được 45 phần tử,
chúng tôi đã tiến hành xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm Excel. Và sau đây là
kết quả có được.
Bài tiểu luận này được tiến hành trên số quan sát nhỏ nhưng khá tiêu biểu, mong
rằng có thể đưa ra những ý kiến khách quan nhất về nhu cầu đối với Xe đạp điện.
2.1 Thực trạng sử dụng phương tiện giao thông hiện nay
2.1.1 Thực trạng chung
Từ biểu đồ trên, có thể thấy rằng phương tiện giao thông được sử dụng
thường xuyên phổ biến nhất là Xe máy ( chiếm 42.22%), sau đó là phương tiện công
cộng, xe đạp điện, xa đạp và các phương tiện khác.
2.1.2 Thực trạng sử dụng xe đạp điện
Qua nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra con số tương đối khách quan, có 62.22 %
số mẫu quan sát chưa từng sử dụng xe đạp điện, tuy nhiên thái độ đối với việc sử
dụng xe đạp điện trong tương lai lại khá tích cực. Điều này chứng tỏ thị trường kinh
doanh xe đạp điện ở Hà Nội khá có triển vọng.
Hiện nay chỉ có 15.56% số mẫu quan sát có kết quả là đang dùng xe đạp điện.
Con số phản ánh, hiện nay lượng xe đạp điện đang được sử dụng hiện khiêm tốn. Số
lượng đã dùng và chuyển sang phương tiện khác chiếm tới 13.33%.
Và chiếm con số không nhỏ- lên tới 8.89% là số người không thích dùng xe đạp
điện.
Để hiểu rõ hơn thực trạng sử dụng xe đạp điện hiện nay, cũng như nhu cầu đối
với phương tiện di chuyển này, chúng ta có những phân tích sâu hơn về mặt hàng
này.
2.2 Những ưu điểm và những hạn chế của Xe đạp điện
2.2.1 Ưu điểm
 Có 37.78% số người nói: “nhiều kiểu dáng hiện đại”.

 53.33% nói:” tiết kiệm chi phí”
 17.778% nói:” giá thành rẻ”.
 44.44% nói:” hợp thị hiếu, phong trào của giới trẻ”.
 51.11% nói:” bảo vệ môi trường”.
 42.22% nói: “ không cần bằng lái”
 37.78% nói:“ vận hành dễ dàng”
Như vậy xe đạp điện giống như 1 xu hướng mới. Tại sao tôi lại nói như vậy?
khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng ở vị thế 1 thành phố lớn. Vấn đề hiện đại
hóa luôn được đề cao, và sử dụng xe đạp điện đang dần trở thành một thói quen hiện
đại. Nó vẫn thỏa mãn các nhu cầu đi lại, vẫn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ: kiểu dáng
đẹp và phong phú. Bên cạnh đó, các bạn trẻ chưa đủ tuổi hoặc quá bận rộn không có
thời gian đi thi bằng lái xe gắn máy đều có thể sử dụng xe đạp điện. Không những
thế, xe đạp điện còn được vận hành khá dễ dàng, không làm khó người dùng và
điểm cộng khá lớn đó là sử dụng xe đạp điện không tiêu tốn xăng dầu, giúp tiết kiệm
chi phí đồng thời đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường. Có thể kết luận rằng đây
là một phương tiện hữu ích cho nhu cầu cá nhân và xã hội.
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Quốc Bảo - Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Lê Thị
Hồng Gấm, sử dụng xe đạp điện có nhiều cái lợi: không tốn tiền xăng, không có
tiếng ồn của động cơ, không xả khói gây ô nhiễm và chi phí cho "nhiên liệu" - lượng
điện tiêu thụ - có thể nói là rất thấp. Ngoài ra, tâm lý người dùng loại xe này thấy dễ
chịu hơn khi không phải bận bịu chuyện bằng lái, không tốn chi phí đăng ký cũng
chẳng cần giữ mũ bảo hiểm Hơn nữa, chi phí mua một xe đạp điện không quá đắt
so với túi tiền của đông đảo người dân, phổ biến ở mức 5-7 triệu đồng/xe.
Theo ông Bảo, phải tính thời gian xe đạp điện chạy liên tục hai năm mới có
thể đánh giá được hiệu quả kinh tế (vì trung bình ăcquy trên xe đạp điện sử dụng
được trong hai năm). Đồng thời phải tính trong cùng điều kiện xe chở 75kg, chạy
với vận tốc trung bình 20km/giờ.Theo đó, một xe đạp điện dùng ba bình ăcquy (loại
12V/12Ah), chạy liên tục được khoảng 30km sau một lần nạp đầy điện. Ước tính
trong hai năm phải nạp điện cho bình khoảng 600 lần. Do vậy, quãng đường mà xe
đạp điện đi được trong hai năm là 18.000km (30km x 600 lần).

Trong khi đó, thông thường công suất tiêu thụ điện của bộ nạp khoảng 100W,
nạp liên tục năm giờ thì đầy điện. Lượng điện tiêu thụ mỗi lần nạp cho ba bình
ăcquy là 0,5kWh (100W x 5 giờ = 500W = 0,5kWh). Với đơn giá 1kWh điện sinh
hoạt trong 100kWh đầu tiên là 650 đồng (gồm 10% thuế giá trị gia tăng), nên số tiền
điện để nạp điện cho ăcquy trong hai năm khoảng 181.500 đồng (0,5kWh x 650đồng
x 600 lần nạp điện). Tính ra chi phí tiền điện cần cho xe đạp điện chạy được 1km
khoảng 10 đồng (181.500 đồng: 18.000km).
Còn tiêu hao xăng cho một xe gắn máy với cùng điều kiện nói trên: cứ tính
giá xăng A92 là 19.000 đồng/lít (tính tròn) với điều kiện đường sá trong TP, trung
bình 1 lít xăng chạy được 40km. Vậy tiền xăng cho 1km là 475 đồng. Để chạy
quãng đường 18.000km (so sánh cùng quãng đường với xe đạp điện), tổng cộng tiền
xăng là 8.550.000 đồng.
Như vậy, so với xe đạp điện, với cùng một quãng đường, cùng một khối
lượng chuyên chở (75kg), cùng vận tốc trung bình thì chi phí cho xăng của xe gắn
máy gấp 47,5 lần (475 đồng: 10 đồng).
Về mặt xã hội, với quãng đường 18.000km trong hai năm, với 1 triệu xe đạp
điện thì tiền điện cho việc nạp ăcquy là 181,5 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí tiền
xăng cho 1 triệu xe gắn máy chạy cùng quãng đường thì tốn đến 8.550 tỉ đồng. Tính
ra, số tiền chênh lệch về chi phí nhiên liệu năng lượng cho hai loại phương tiện này
lên đến 8.368,5 tỉ đồng. Có thể xem đây là số tiền xã hội có khả năng tiết kiệm được
từ việc không dùng xăng, nếu có 1 triệu xe đạp điện thay thế hoàn toàn 1 triệu xe
gắn máy.
2.2.2 Hạn chế của xe đạp điện
Qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng đánh giá về nhược điểm của người dân về
xe đạp điện chủ yếu trên phương diện giá thành sản phẩm: 51.11% cho rằng giá của
1 chiếc xe đạp điện còn ở mức khá cao, điều này cản trở sự tiếp cận của người dân
với mặt hàng hữu ích này. Bên cạnh đó cũng có 35.56% ý kiến đánh giá khoảng
cách di chuyển của 1 lần sạc đầy pin còn thấp, không đáp ứng hết nhu cầu đi lại, di
chuyển giữa các địa điểm, vì thế đây cũng là một rào cản để xe đạp điện thực sự đi
vào đời sống. Một số ít (31.11%) ý kiến cho rằng tốc độ chậm ( khoảng 20-25km/h)

là điểm trừ của dòng sản phẩm này.
Đánh giá khách quan xu hướng chuyển đổi giữa các phương tiện và xe đạp điện

Chưa, nhưng có
nhu cầu trong
tương lai đang dùng
đã dùng, nay
không dùng nữa
không thích
dùng.
xe đạp 13.33% 0.00% 2.22% 2.22%
phương tiện công cộng : bus 15.56% 0.00% 2.22% 0.00%
xe đạp điện 0.00% 15.56% 0.00% 0.00%
xe máy 26.67% 0.00% 8.89% 6.67%
khác 6.67% 0.00% 0.00% 0.00%
Từ biểu đồ cho thấy, hầu hết các chủ phương tiện khác đều có nhu cầu muốn
dùng xe đạp điện do các lợi ích của việc sử dụng xe đạp điện đưa lại. Chiều ngược
lại, đó là việc sử dụng xe đạp điện gây bất tiện và chuyển sang phương tiện khác
chiếm số lượng khá nhỏ, và chủ yếu, các trường hợp chuyển đổi này chuyển đổi
sang phương tiện là xe máy (chiếm 8.89%),điều này phản ánh nhược điểm khoảng
cách đi lại của 1 lần sạc đầy pin và tốc độ chậm đã ảnh hưởng đến quyết định
chuyển đổi.
Từ phân tích trên có thể kết luận: xu hướng chuyển đổi sang sử dụng xe đạp
điện chiếm ưu thế hơn do các ưu điểm của xe đạp điểm khá vượt trội, xu hướng
ngược lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU ĐỐI VỚI XE ĐẠP
ĐIỆN
3.1 Mức giá ảnh hưởng đến nhu cầu đối với xe đạp điện
Mức giá có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua bất kỳ một hàng hóa, dịch

vụ nào và mặt hàng xe đạp điện cũng không ngoại lệ. Mức giá càng thấp thì hàng
hóa tiêu thụ càng dễ dàng và ngược lại. Song không phải giá càng thấp càng hấp
dẫn, mà đi cùng đó là chất lượng sản phẩm. Hai yếu tố này cùng tác động tới lượng
cầu hàng hóa. Như biểu đồ, thấy rằng: mức giá hợp lý để người dân quyết định mua
một chiếc xe đạp điện dao động trong khoảng 7.000.000-9.000.000 (chiếm tới 44%).
Mức giá này không quá thấp cũng không quá cao, tại đó chất lượng sản phẩm làm
cho khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên mức giá dưới 7.000.000 cũng
là mong muốn của 40% khách hàng khác, họ chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên,
họ mong muốn có thể tối thiểu hóa chi phí đi lại, tối đa hóa lợi ích sử dụng phương
tiện và cũng mong muốn đầu tư ban đầu không quá cao. Bên cạnh đó, mức giá cao :
9.000.000- 15.000.000 và trên 15.000.000 cũng có tới 16% khách hàng riêng. Họ
mong muốn có thể sử dụng sản phẩm chất lượng cao hơn.
3.2 Nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng tới nhu cầu đối với xe đạp điện
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng hàng hóa càng được nâng cao hơn, và
một đòi hỏi khác cùng ngày càng gắt gao hơn, đó là : nguồn gốc sản phẩm. Nguồn
gốc, xuất xứ của sản phẩm có thể đảm bảo lòng tin khách hàng khi quyết định mua
sản phẩm bất kỳ.
Theo quan sát, 69% người dân mong muốn được sử dụng xe đạp có nguồn
gốc từ Nhật Bản, 11% từ Hàn Quốc, chỉ 4% là sản phẩm đến từ Trung Quốc. Sản
phẩm của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng riêng và chiếm được lòng tin của người
tiêu dùng, cụ thể có tới 16% người được khảo sát mong muốn được sỡ hữu chiếc xe
đạp điện của Việt Nam. Đây là thành công bước đầu của ngành sản xuất xe đạp điện
Việt Nam, tuy nhiên cũng phải nói rằng, hàng Việt đang phải cạnh tranh khá gay gắt
với mặt hàng mang nhãn hiệu của Nhật Bản. Nhật Bản đã khẳng định chỗ đứng trên
thị trưởng với chất lượng sản phẩm cao nhiều năm nay, hơn thế sản phẩm của họ còn
liên tục đổi mới mẫu mã, hình thức và tính năng làm cho thị trường phong phú hơn.
Bên cạnh đó, các mặt hàng của Hàn Quốc cũng khá thu hút người tiêu dùng. Đặc
điểm nổi bất của sản phẩm nước này là hình thức trẻ trung, cá tính song hành cùng
chất lượng ổn định, uy tính. Dòng sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc có ưu điểm
giá rẻ, hình thức tốt song chất lượng hạn chế đang dần bị kém ưa chuộng tại thị

trường nước ta.
3.3 Đánh giá các yếu tố
Dưới đây là bảng đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng xe đạp
điện:

Rất quan
trọng Quan trọng
Bình
thường
Không quan
tâm tổng
Giá cả 62.22% 31.11% 4.44% 2.22% 100.00%
Hình thức, kiểu dáng 24.44% 51.11% 24.44% 0.00% 100.00%
Nguồn gốc xuất xứ 40.00% 35.56% 22.22% 2.22% 100.00%
chất lượng: độ bền của
pin, trang thiết bị tốt 71.11% 22.22% 4.44% 2.22% 100.00%

Từ trên, có thể thấy rằng đúng như những gì đã phân tích ở trên, người dân đánh giá
các yếu tố : giá cả, nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm ở thang điểm khá cao. Cùng
với đó yếu tố hình thức, kiểu dáng cũng có những ảnh hưởng ở tầm quan trọng nhất
định.
3.4 Các cách truyền thông
Để sản phẩm được biết đến một cách rộng rãi, phổ biến hơn, ta không thể
không kể tới các biện pháp truyền thông, quảng cáo. Tuy nhiên có một thực tế khá
buồn đó là tác dụng của các biện pháp truyền thông, quảng cáo trực tiếp: quảng cáo
qua Website, biển quảng cáo, áp phích, tờ dơi, truyền hình…đang chưa phát huy
được hết hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý của người dân tới sản phẩm xe đạp điện.
Song, chất lượng, tính năng ưu việt cùng sự tiện lợi đã làm cho sản phẩm được
tuyên truyền rộng rãi qua một cách truyền thông khác: sự tuyên truyền của khách
hàng. Phần lớn (71.11%) người được hỏi cho biết họ biết tới xe đạp điện qua bạn bè,

người thân đã , đang sử dụng xe đạp điện, và họ cũng tỏ ra hết sức tin tưởng vào
những thông tin được tiếp nhận từ bạn bè và người thân. Họ quan niệm rằng, quảng
cáo có thể chỉ ra những điểm ưu việt của sản phẩm mà che đậy đi những yếu điểm
của sản phẩm đó, nhưng sự trải nghiệm sản phẩm mới thật sự giúp họ có cái nhìn
đúng đắn và chân thật nhất về sản phẩm đó.
Từ những nhận định trên, khách quan có thể kết luận rằng: các doanh nghiệp
kinh doanh xe đạp điện chưa thật sự quan tâm nhiều tới hiệu quả của việc quảng cáo
sản phẩm của mình. Mặc dù phương thức truyền thông gián tiếp qua khách hàng là
một nhân tố tiềm ẩn hiểu quả nhưng nó cũng mang khá nhiều rủi ro khi những khách
hàng đó chưa thật sự hiểu hết sản phẩm của doanh nghiệp làm cho việc truyền tin
cho người khác sai lệch, trực tiếp làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp
đó. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe đạp điện hiện nay cần xây
dựng những chiến lược marketing hợp lý ,hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN CHUNG CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Qua việc khảo sát, đánh giá, phân tích các thông tin về nhu cầu đối với xe
đạp điện ta có thể rút ra các kết luận khách quan:
Thứ nhất, thị trường xe đạp điện Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung chưa thật
sự phổ biến. Thành phần dân cư biết đến xe đạp điện nhiều nhưng tỷ lệ đã và đang
sử dụng xe đạp điện là khá thấp.
Thứ hai, người dân chưa thật sự tin tưởng sử dụng xe đạp điện để di chuyển đi lại,
mà phần nhiều vẫn đang sử dụng với các phương tiện truyền thống.
Thứ ba, thị trường Việt Nam có nhiều đặc điểm giúp thị trường xe đạp điện phát
triển: sở thích, thị hiếu tiêu dùng hiện đại, nhận thức về các vấn đề kinh tế môi
trường được nâng cao, tiêu dùng phong trào…
Thứ tư, các biện pháp quảng cáo, truyền thôngchỉ phát huy ở mức nhất định, chưa
đạt được kỳ vọng của các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy bán hàng, tăng nhu cầu
đối với xe đạp điện.
Dự báo
Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sẽ có thêm đầu tư nước ngoài trong

các ngành kinh doanh khác nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đó sẽ có thể muốn
làm đối tác hoặc đầu tư vào các đối tượng trong nước.
Với phần lớn dân số dưới 25 tuổi, Việt Nam cũng là thị trường hấp dẫn cho ngành
kinh doanh mới. Thế hệ trẻ này được xem là dễ dàng chấp nhận những gu và sản
phẩm hiện đại và tiết kiệm hơn. Các nhãn hiệu quốc tế như YAMAHA, HONDA sẽ
quan tâm và xem giới trẻ là đối tượng khách hàng chính của họ.
Nhưng trong tương lai gần, những ai kinh doanh xe đạp điện ở Việt Nam vẫn còn ít
lý do phải lo ngại vì xu hướng sử dụng phương tiện đi lại của người Việt sẽ khó thay
đổi một sớm một chiều. Từ đó có thể đưa ra dự đoán doanh thu của ngành kinh
doanh xe đạp điện ở Việt Nam sẽ tăng, nhưng chậm.
Giới hạn của cuộc nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu chỉ được tiến hành trên mẫu
45 phần tử nên tính đại diện chưa cao. Hơn nữa, do trình độ của người nghiên cứu
(khả năng lập bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu…) và thời gian nghiên cứu còn hạn
chế, nên bài phân tích chưa được sâu và còn nhiều chỗ thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý của thầy hướng dẫn và các bạn trong nhóm để em có thể làm tốt hơn
vào những lần nghiên cứu sau!

×