Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu, xây dựng website bằng joomla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG
KHOA KỸ THUẬT
NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM
Đề tài:
Nghiên cứu, xây dựng Website bằng
Joomla
Bình Dương, Ngày 22 tháng 11 Năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















Bình Dương, ngày … tháng năm …….…
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô bộ môn Công


Nghệ Thông Tin trường đại học Quốc Tế Miền Đông đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian qua.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Phẩm
đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt thời
gian làm đồ án.
Và để có được thành quả như ngày hôm nay, chúng em cũng
xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã ủng
hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian
học tập cũng như quá trình làm đồ án này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày…… tháng……. năm
………
Sinh viên thực hiện
Mục Lục
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ 7
1.1 Khái niệm mã nguồn mở 7
1.2 Lợi ích của mã nguồn mở 11
1.3 Ứng Dụng mã nguồn mở hiện tại 12
CHƯƠNG 2. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG TRONG JOOMLA 14
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla 14
2.2 Vài nét về lịch sử Joomla 21
2.3 Tại Sao Phải Chọn Joomla 22
2.4 Kiến Trúc Joomla 24
2.5 Sử dụng Wedserver để chạy Joomla (Xampp) 24
2.6 Cài Đặt và cấu hình Joomla 27
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN CÁC MODUNLE TRONG JOOMLA 35
3.1 Cấu trúc của gói cài đặt Module 35
3.2 Các bước cài đặt một Modunle 35
3.3 Module Positions 37
3.4 Modunle Manager (Quản lý các Module) 38

3.5 Tạo một Module 38
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE “EIU HOT NEWS” 42
4.1 Xây dựng menu 42
4.2 Xây dựng hệ thống Category 43
4.3 Cài đặt template 45
4.4 Cài đặt các Modunle cần thiết 46
4.5 Quản trị bài viết 46
4.6 Quản trị người dùng 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 47
5.1 Hướng phát triển 47
5.2 Kết luận 48
DANH MỤC THAM KHẢO 49
DEMO ONLINE 49
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với sự vượt trội của khoa học kỹ
thuật đặc biệt là Công Nghệ Thông Tin nên đã có rất nhiều người
chuyển từ thói quen đọc báo giấy truyền thống sang báo điện tử.
Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet
và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước
ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo điện tử
có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ
văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương
tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải
thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ
khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng,
với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tức thời
và phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo điện tử chiếm
ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu,
bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà

soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao
lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo điện tử là
một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện
tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt vời hơn, nó
còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học
và hiệu quả.
Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tử đang trở
thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN
MỞ
1 Khái niệm mã nguồn mở
Open Source: phần mềm có mã nguồn mở.
Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung
cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà
chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải
tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định
trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà
không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các
phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại). Nhìn chung,
thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh,
một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có
quyền “sở hữu hệ thống”.
Một điều kiện hay được áp dụng nhất đó là GPL: GNU General
Public License của tổ chức Free Software Foundation. GPL có 2 đặc
điểm phân biệt như sau:
Thứ nhất: Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho
phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu,
phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền
đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần

mềm có sử dụng mã nguồn của mình.
Thứ hai: Thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect) vì nó
biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành
phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào
sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của
mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều
kiện này quy định:
• Mọi phần mềm GPL đều phải công bố mã nguồn của mình rộng rãi
công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã
nguồn.
• Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của
họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có
tên LICENSE).
• Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình
được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
Các điều khoản phân phối của phần mềm mã nguồn mở phải
tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
• Tự do tái phân phối:
Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho
phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp
mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền
sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí
tổn khác cho những thương vụ như vậy.
• Mã nguồn:
Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phải cho phép phân
phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi
mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì
phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã
nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý, khuyến
khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet.

Các chương trình phát sinh:
Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh
từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều
khoản như giấy phép của phần mềm gốc.
• Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả:
Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được
phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ khi bản quyền cho phép phân
phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương
trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách
tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn
được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh
phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần
mềm gốc.
Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn
sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ
được phân phối với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với
các bản vá. Theo cách này, những thay đổi “không chính thức” có thể
xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt
một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở.
• Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người:
Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân
hay nhóm người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành
điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một
giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho
người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và
nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, bản
quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy.
• Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào:
Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng
chương trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không

được cản trở không cho chương trình đó được dùng trong một doanh
nghiệp, hay không được dùng cho việc nghiên cứu gien.
• Việc phân phối bản quyền:
Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả
những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời
không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào do các bên
đó quy định.
• Giấy phép phải không được dành riêng cho một sản phẩm:
Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ
thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối
phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân
phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của
giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình
được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng
như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm
gốc.
• Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác:
Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần
mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó.
Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các
phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải
là phần mềm mã nguồn mở.
Như vậy, GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với
các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên
một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà
chúng chỉ được phân phối đi kèm theo.
• Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ:
Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng
định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu
giao diện nào.

2 Lợi ích của mã nguồn mở
Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn
hoàn toàn an tâm khi chia sẽ một chương trình tuyệt vời với bạn bè.
Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài
nhà cung cấp.
Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật
tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh
hơn phần mềm có bản quyền.
Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên
UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng
từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay
thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự.
Có một cộng đồng hỗ trợ lớn. Không bị phụ thuộc vào một
công ty nào.
Hiện nay đã có một số tổ chức dự sử dụng Open Source để
xây dựng nhân tố cốt lõi của hệ thống-từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu,
ứng dụng và Web server… đến các hệ thống quản trị nội dung và
nhiều phần mềm kinh doanh thông minh.
Open source đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều
hợp đồng lớn đã chấp nhận phần mềm Open Source, chẳng hạn như
tại IBM, Oracle và Sun. Thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến Open
Source như đối thủ to lớn.
Đáng chú ý trong thời gian gần đây Open Source đã giành
được khoảng 70% thị trường ứng dụng Web, và dường như con số
này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm.
Lợi ích lớn nhất trong việc chuyển đổi sang phần mềm tự do
nguồn mở là giảm tổng chi phí sở hữu, từ các yếu tố sau:
- Miễn phí bản quyền phần mềm
- Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử
dụng sản phẩm

- Giảm chi phí phát triển phần mềm đáp ứng theo yêu cầu
nghiệp vụ (sử dụng phần mềm, mô-đun có sẵn để phát triển tiếp, sửa
đổi điều chỉnh cho phù hợp với nghiệp vụ)
- Kéo dài thời gian sử dụng/tái sử dụng các phần cứng, thiết bị
trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng toàn hệ thống
- Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tập trung cho các dịch vụ
“hữu hình” đem lại giá trị trực tiếp, thiết thực cho tổ chức như: tư vấn,
sửa đổi theo yêu cầu, triển khai, đào tạo, bảo trì, nâng cấp hệ thống
-Mức chi phí tiết kiệm khoảng 75-80% so với phần mềm license
ngay trong năm đầu tiên.
Đối với các hệ thống đang hoạt động, chủ động thực hiện
chuyển đổi sẽ tránh được “nguy cơ” bị phạt vi phạm bản quyền
và/hoặc bị “bắt buộc” mua license.
Tăng tính thương hiệu cho doanh nghiệp khi giới thiệu được với
cộng đồng, đối tác, khách hàng (đặc biệt là ngoài nước) là chúng tôi
đã chuyển đổi thành công và 100% không vi phạm bản quyền.
Tăng cường độ tin cậy (có thể kiểm chứng không có mã độc,
“cửa sau” với mã nguồn được phân phối kèm), ổn định (tuân theo
các chuẩn mở ứng dụng lâu dài), tính an toàn, bảo mật (theo báo cáo
của Gartner & nhiều tổ chức phân tích độc lập) toàn hệ thống.
3 Ứng Dụng mã nguồn mở hiện tại
Sản phẩm mã nguồn mở phải kể đến đầu tiên là hệ điều hành
Linux (chính xác là GNU Linux), với cha đẻ là Linux Torvald. Linux
được biết đến như là một hệ điều hành miễn phí, ổn định, bảo mật,
linh hoạt, hiệu suất cao và được một cộng đồng rất lớn trên Internet
cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, Linux chỉ là cái tên của nhân
(kernel), “trái tim” của hệ điều hành. Khi chúng ta sử dụng hệ điều
hành Linux, thực ra đó là các bản phân phối (distribution, gọi tắt là
distro) của các tổ chức khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều distro với
những đặc điểm, tính năng riêng, phục vụ cho những mục đích riêng.

Các distro nổi tiếng của hãng là Redhat/Fedora, Debian, SuSe,
Gentoo, Mandrake, Slackware, Ubuntu… Trên thị trường dành cho
máy chủ, các distro này đáp ứng được rất tốt về mặt hiệu suất, an
toàn, bảo mật và đã chiếm thị phần lớn. Nhưng trên thị trường máy
trạm, cho người dùng cuối thì phần lớn các distro không thuyết phục
được người dùng do đồ họa và tính dễ sử dụng còn kém so với
Windows. Tuy nhiên Ubuntu – một distro mới được xem là khá thân
thiện với người dùng, và các distro khác đang có rất nhiều cố gắng
phát triển để đem lại sự thuận tiện cho người dùng.
Thứ hai, phần mềm máy chủ Web Apache. Trên hệ điều hành
Windows có tích hợp phần mềm máy chủ IIS, cùng với máy chủ cơ
sở dữ liệu SQL Server và ngôn ngữ lập trình trang web ASP, đã tạo
ra một hệ thống web hoàn chỉnh. Song song với hệ thống trên, bên
sản phẩm mã nguồn mở có máy chủ Web Apache, kết hợp với cơ sở
dữ liệu MySQL, và ngôn ngữ lập trình PHP, Perl, Python tạo ra một
hệ thống máy chủ Web rất linh hoạt, an toàn và ổn định, và hệ thống
này đã được sử dụng rất phổ biến trên cả hệ điều hành Linux lẫn
Windows. Trong thời gian qua, hệ thống máy chủ Web trên dòng mã
nguồn mở luôn được người dùng đánh giá cao. Do đó cần có kế
hoạch cân nhắc và đánh giá kĩ tất cả các khía cạnh để cuối cùng việc
ứng dụng công cụ mã mở đó đem lại lợi ích nhiều hơn với tổng chi
phí và công sức đầu tư thấp.
CHƯƠNG 2. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
TRONG JOOMLA
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla
• Joomla là gì?
Joomla! là một hệ quản trị nội dung - Content Management
System (CMS) mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ
PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có
thể dễ dàng xuất bản các nội dungcủa họ lên Internet hoặc Intranet.

Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching)
để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang
dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm
kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Joomla! được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là
"đồng tâm hiệp lực".
Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những
website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có
tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có
thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.
Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn
toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.
• Các tính năng của Joomla
• Quản lý người dùng
Joomla có một hệ thống đăng ký cho phép người dùng
cấu hình các tùy chọn cá nhân. Người sử dụng được phép truy
cập, chỉnh sửa, xuất bản và quản trị. Xác thực là 1 phần quan
trọng của quản lý người dùng và các giao thức hỗ trợ Joomla,
bao gồm LDAP, OpenID, và thậm chí cả Gmail. Điều này cho
phép khách truy cập sử dụng thông tin tài khoản hiện có của họ
để sắp xếp quá trình đăng ký.
• Media Manager
Media Manager là công cụ để dễ dàng quản lý các
phương tiện truyền thông, các tập tin hoặc thư mục và bạn có
thể cấu hình các thiết lập kiểu MIME để xử lý bất kỳ loại file
nào. Media Manager được tích hợp vào công cụ biên soạn và
bạn có thể lấy hình ảnh và các file khác bất cứ lúc nào.
• Quản lý ngôn ngữ
UTF-8 mã hóa nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Trang web của
bạn có thể hiển thị 1 ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ và có thể

dùng để quản lý các quản trị viên khác.
• Quản lý Banner
Thật dễ dàng để thiết lập các biểu ngữ trên trang web
bằng cách sử dụng quản lý Banner, bắt đầu với việc tạo ra một
hồ sơ khách hàng. Một khi bổ sung các chiến dịch và các biểu
ngữ, bạn có thể đặt con số ấn tượng, URL đặc biệt,
• Quản lý liên lạc
Contact Manager giúp người sử dụng tìm đúng người và
tìm đúng thông tin liên lạc. Nó cũng hỗ trợ nhiều hình thức liên
lạc cho các cá nhân cụ thể và cả các nhóm.
• Thăm dò ý kiến
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về người sử dụng, tạo các
cuộc thăm dò với nhiều tùy chọn.
• Tìm kiếm
Điều hướng khách truy cập đến các mục tìm kiếm phổ
biến nhất và cung cấp các admin và các số liệu thống kê tìm
kiếm.
• Quản lý Web Link
Cung cấp các tài nguyên liên kết cho người sử dụng web
và bạn có thể sắp xếp chúng vào các đề mục, thậm chí để
chúng hiển thị sau mỗi lần nhấp chuột.
• Quản lý nội dung
Joomla đơn giản hóa hệ thống ba tầng của bài viết, giúp
thiết lập cho nội dung 1 snap. Bạn có thể tổ chức nội dung theo
bất kì cách nào bạn muốn. Người sử dụng có thể chiếm tỷ lệ
qua các bài báo, thư điện tử, hoặc có thể tự động lưu một file
PDF, (UTF 8-hỗ trợ cho tất cả các ngôn ngữ). Quản trị viên có
thể lưu trữ nội dung mật, ẩn nội dung không cho khách truy cập
vào xem.
Trên các trang web cộng đồng, thiết lập bảo vệ địa chỉ

email từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Thiết lập nội dung đơn giản với trình soạn thảo WYSIWYG,
thậm chí cho người sử dụng làm quen với khả năng kết hợp
văn bản và hình ảnh một cách hấp dẫn. Khi xuất bản bài viết,
có 1 số các mô-đun cài đặt sẵn để hiển thị các bài viết phổ biến
nhất, mới nhất, bài viết có liên quan,
• Cung cấp thông tin và Quản lý Newsfeed
Joomla cho phép người sử dụng đăng ký nội dung mới
trong đầu đọc RSS ưa thích và dễ dàng tích hợp nguồn cung
cấp dữ liệu RSS từ các nguồn khác, tổng hợp tất cả trên trang
web.
• Menu Manager
Menu Manager cho phép tạo ra các menu và các mục
menu. Bạn có thể cấu trúc hệ thống phân cấp menu (và các mục
menu lồng nhau) hoàn toàn độc lập với cấu trúc nội dung. Đặt 1
menu ở nhiều nơi và theo cách bạn muốn, sử dụng rollovers,
drop down, flyouts và bất kỳ hệ thống chuyển hướng khác.
Breadcrumbs cũng tự động được tạo ra để giúp điều hướng
người sử dụng vào trang web của bạn.
• Quản lý Template
Template trong Joomla có tác dụng làm cho trang web xác
thực, hoặc sử dụng template duy nhất cho toàn bộ trang web
hoặc một mẫu riêng biệt cho từng phần của trang web.
• Tích hợp hệ thống trợ giúp
Joomla có tích hợp sẵn trong phần trợ giúp để hỗ trợ người
sử dụng tìm kiếm thông tin họ cần. Phần chú giải giải thích các
thuật ngữ tiếng Anh, xác định bạn đang sử dụng phiên bản mới
nhất, một công cụ thông tin hệ thống giúp bạn khắc phục sự cố,
nếu vẫn không thể khắc phục, liên kết đến các nguồn tài nguyên
trực tuyến để được giúp đỡ và hỗ trợ bổ sung.

• Tính năng hệ thống
Có thể tải trang nhanh chóng bằng bộ nhớ đệm trang, bộ
nhớ đệm mô-đun và nén trang GZIP.
Lớp FTP cho phép hoạt động tập tin (giống như cài đặt
Phần mở rộng) mà không cần áp dụng với tất cả các thư mục và
các tập tin dạng viết để quản trị viên dễ dàng tăng tính bảo mật
của trang web.
Quản trị viên có thể giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả với
khách truy cập mỗi ngày thông qua tin nhắn cá nhân hoặc thông
qua hệ thống gửi thư hàng loạt.
• Dịch vụ Web
Với các dịch vụ Web, bạn có thể sử dụng Remote
Procedure Calls (thông qua HTTP và XML). Bạn cũng có thể tích
hợp các dịch vụ với các Blogger và Joomla API XML-RPC.
• Khả năng mở rộng
Đây chỉ là một trong những tính năng cơ bản của Joomla
và quyền lực thực sự tùy thuộc vào cách tùy chỉnh Joomla.
• Ưu Nhược điểm của Joomla
• Ưu điểm của Joomla
• Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng không
chuyên.
• Nhiều template được xây dựng miễn phí.
• Giao diện hiện đại, cấu trúc rõ ràng, cài đặt
extension đơn giản.
• Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
• Hệ thống Compoment phục vụ theo mục đích của
người dùng.
• Hệ thống ổn định và an toàn (stable and security).
• Được hỗ trợ bởi một cộng đồng đông đảo.

• Nhược điểm của Joomla
• Không có nền tảng để tổ chức những kiểu dữ liệu phức tạp hơn.
• Không cung cấp nhiều lựa chọn can thiệp vào cấu hình bên trong mã
nguồn.
• Hoạt động SEO kém.
• Không ổn định lắm trên Host Windowns.
• Các phiên bản của Joomla
• Dòng phiên bản 1.0.X
Phiên bản đầu tiên của Joomla! là phiên bản Joomla!
1.0 (hay còn gọi là Joomla! 1.0.0 được phát hành vào
ngày 15 tháng 09 năm 2005) có nguồn gốc từ Mambo
4.5.2.3 (đã bao gồm thêm nhiều bản vá bảo mật và sửa
lỗi). Các phiên bản tiếp theo có dạng 1.0.x
Điểm mạnh của Joomla! 1.0.x: Có một số lượng rất
lớn các thành phần mở rộng (module/component); thành
phần nhúng (mambot); giao diện (template).
Phiên bản cuối cùng của dòng này là: Joomla 1.0.15
(phát hành vào ngày 21 tháng 02 năm 2008)
Đến nay, Joomla đã ngừng hỗ trợ và phát triển dòng
phiên bản 1.0.X này.
• Dòng phiên bản 1.5.X
Phiên bản đầu tiên của dòng này (thế hệ thứ 2) là
Joomla! 1.5.0 được phát hành vào ngày 21 tháng 1 năm
2008. Phiên bản này bắt đầu hỗ trợ bộ ký tự UTF8. Các
phiên bản tiếp theo có dạng 1.5.X
Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ
Joomla! 1.0.x được coi như Mambo 4.6. Joomla! 1.5 tiếp
tục duy trì một giao diện người sử dụng đơn giản.
Cả Joomla! 1.5 và Mambo 4.6 đều hỗ trợ đa ngôn
ngữ. Joomla! thì sử dụng file định dạng ".ini" để lưu các

thông tin chuyển đổi ngôn ngữ, còn Mambo thì sử dụng
file định dạng ".gettext". Joomla 1.5 hỗ trợ tất cả các ngôn
ngữ có tập ký tự được biểu diễn bằng bảng mã UTF-8.
Joomla! 1.5 cũng bao gồm các đặc tính mới như
các mô hình chứng thực (LDAP, Gmail ), hỗ trợ mô hình
khách-chủ xml-rpc. Nó cũng hỗ trợ các trình điều khiển cơ
sở dữ liệu dành cho MySQL 4.1+ (trên nền PHP 5) và
tăng cường hỗ trợ cho MySQL 5, cũng như hỗ trợ các loại
cơ sở dữ liệu khác.
Điểm mạnh của Joomla! 1.5: Phần quản trị Website
có sử dụng công nghệ Web 2.0, một số tính năng được
cải tiến hơn so với Joomla 1.0.x.
Phiên bản mới nhất của dòng này là: Joomla 1.5.26
(phát hành vào ngày 27 tháng 03 năm 2012) đã ngừng
phát triển và chỉ đang được hỗ trợ cập nhật các bản vá
bảo mật. Bản cài đặt nhanh đã tích hợp tiếng Việt:
Joomla! Việt.
• Dòng phiên bản 2.5.x
Phiên bản đầu tiên của dòng này lại bắt đầu từ phiên bản
Joomla 1.6.0 phát hành vào ngày 10 tháng 01 năm 2011. Nhưng
chỉ trong vòng 6 tháng với 4 bản cập nhật liên tục tới phiên bản
1.6.4 vào ngày 27 tháng 06 năm 2011.
Phiên bản 1.6.6 phát hành vào ngày 26 tháng 07 năm 2011
đã đánh dấu sự kết thúc của dòng 1.6 và chỉ cập nhật vì lý do
bảo mật dành cho các trang web không thể cập nhật lên phiên
bản 1.7 vì lý do khách quan.
Theo đó, phiên bản 1.7.0 nhanh chóng được phát hành vào
ngày 19 tháng 07 năm 2011. Đến lượt phiên bản 1.7 lại kết thúc
chu kỳ sống ngắn ngủi vào ngày 24 tháng 02 năm 2012 tại phiên
bản 1.7.5 và nhường chỗ cho dòng phiên bản 2.5

Dòng phiên bản 2.5.0 được phát hành vào ngày 24 tháng
01 năm 2012 hứa hẹn một kỷ nguyên mới của Joomla với các
tính năng cực kỳ vượt trội như: tự động cập nhật qua nút bấm
trong phần quản trị, hỗ trợ Seo mạnh hơn và đặc biệt phân
quyền sâu hơn với từng nhóm thành viên.
Phiên bản mới nhất hiện nay của dòng này là 2.5.6 được
phát hành vào ngày 19 tháng 06 năm 2012
• Dòng phiên bản 3.0.x
Đang ở giai đoạn Joomla 3.0 Alpha - 1 được phát hành vào
ngày 12 tháng 07 năm 2012
Phiên bản mới nhất Joomla 3.3.0 được phát hành vào ngày
30 tháng 04 năm 2014
2.2 Vài nét về lịch sử Joomla
Joomla! là "sản phẩm anh em" với Mambo giữa tập đoàn Miro
của Úc (hãng đang nắm giữ Mambo), với phần đông những người
phát triển nòng cốt.
Ban đầu công ty Miro của Úc (tiếng Anh: Miro Software
Solutions) đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn
đóng. Đến tháng 4 năm 2001, công ty đã thông qua một chính
sách bản quyền kép, nghĩa là phát hành Mambo theo cả giấy phép
GPL.
Mọi thứ vẫn tiến triển bình thường cho đến trước khi xảy ra
tranh chấp về mặt pháp lý vào năm 2003. Vụ việc dẫn tới ý tưởng
Mambo cần phải được bảo vệ bởi một tổ chức phi lợi nhuận.
Bởi vậy vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, toàn bộ đội phát triển
nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án trong khi đang làm việc với
phiên bản 4.5.3.
Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm
(Software Freedom Law Center - SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ
của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là

Open Source Matters, để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý và kinh phí
cho dự án mã nguồn mở còn chưa được đặt tên của họ. Cùng lúc
đó, nhóm phát triển cũng lập một website lấy tên
OpenSourceMatters để phân phối thông tin tới những người sử
dụng, những người phát triển, những người thiết kế và cộng đồng
Joomla nói chung. Người đứng đầu dự án chính là Andrew Eddie,
còn được biết đến với tên gọi "Sếp trưởng"
Ngay ngày hôm sau, 1000 người đã gia nhập diễn đàn
OpenSourceMatters, hầu hết các bài viết cho diễn đàn đều khuyến
khích và đồng tình với hành động của Nhóm Phát triển. Tin trên đã
nhanh chóng được đăng tải trên các tạp chí newsforge.com,
eweek.com và ZDnet.com.
Trong một thông báo của Eddie 2 tuần sau đó, các nhóm đã
được tổ chức lại và cộng đồng Joomla!. Tới ngày 1 tháng 9 năm
2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000
người theo dõi đội phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra
đời Joomla! 1.0.
2.3 Tại Sao Phải Chọn Joomla
Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những
website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có
tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có
thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.
Theo thống kê của Google Trends Joomla phát triển rất mạnh
từ khi ra đời đến nay.
Khuynh hướng phát triển của hệ quản trị nội dung Joomla
Joomla đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0:
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật

không ngừng
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7. Giao diện ứng dụng phong phú
Joomla - Một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở mạnh nhất
hiện nay trên thế giới.
Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2008, Căn cứ theo chỉ số
tìm kiếm trên Google, thì có đến gần 112.000.000 kết quả có từ
"Joomla"; có 28.900.000 kết quả với cụm từ "powered by
joomla"
Về số extensions (các sản phẩm như component, mambot,
plugin, module, ), Joomla cũng đạt con số kỷ lục: trên 3.200.
Đó là chưa kể đến hàng ngàn template được xây dựng chỉ để
dành cho website Joomla!
Tại sao Joomla! lại được sử dụng nhiều như vậy? Lý do
đơn giản: Joomla giúp mọi người có thể phát triển việc kinh
doanh, học tập, giảng dạy, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, dịch
vụ, sản phẩm của mình, của công ty, của trường mình một cách
tốt nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
Nói tóm lại, nếu bạn cần xây dựng một website, dù là web
cá nhân hay là một website ngân hàng, một đại công ty, một hệ
thống bán hàng trực tuyến, một hệ thống viễn thông, một trường
học online, bạn hãy dùng Joomla!. Joomla! có thể làm được
mọi thứ liên quan đến web!
2.4 Kiến Trúc Joomla
Joomla cms
Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống. Tầng dưới cùng là
mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết
với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp
JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation,

JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng
này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao
diện (template) được thực thi và thể hiện.
2.5 Sử dụng Wedserver để chạy Joomla (Xampp)
Để chạy được Joomla ta cần phải có một WebServer với
Apache, MySQL, PHP và Perl, việc cài đặt và cấu hình
WebServer gặp nhiều khó khăn và tốn kém thời gian. Hiện nay
có nhiều phần mềm cấu hình sẵn và ứng dụng như một
WebServer như Xampp, Wamp…
• Cài đặt Webserver Xampp
Xampp dùng để giả lập máy tính thành một máy chủ Web
(máy tính khi được giả lập máy chủ Web sẽ được gọi là:
localhost, để phân biệt với các máy chủ đang hoạt động trên
Web là host Server).
Truy nhập vào địa chỉ
để tải gói
cài đặt Xampp dành cho Windows.
Sau khi tải về, kích hoạt tệp xampp-win32-5.6.3-0-VC11-
installer.exe và tiến hành cài đặt.
Sau khi nhấn Install, XAMPP sẽ tự động giải nén vào thư
mục lựa chọn. Khi hoàn tất quá trình, đoạn mã
"setup_xampp.bat" sẽ tự động được kích hoạt:
Khởi động ứng dụng bằng hộp thoại "XAMPP Control
Panel", với bảng điều khiển này, người sử dụng có thể dễ dàng
bật, tắt các dịch vụ đi kèm, hoặc cài đặt mặc định mỗi ứng dụng
như một dịch vụ của Windows (tích vào ô "Svc")

×