Tải bản đầy đủ (.pdf) (421 trang)

Nghiên cứu xây dựng website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành dệt may tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 421 trang )














































TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX













BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG WEBSITE NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN CHUYÊN NGÀNH DỆT MAY
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX


Mã số đề tài: 28.11 RD/HĐ-KHCN





THS. LƯU VĂN TOÁN





9059

NAM ĐỊNH - 2011







TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX












BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG WEBSITE NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN CHUYÊN NGÀNH DỆT MAY
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX

Thực hiện theo Hợp đồng số 28.11 RD/HĐ - KHCN ngày 10 tháng 3 năm 2011
giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật VINATEX
















NAM ĐỊNH - 2011



Nhóm nghiên cứu:
Ths. Lưu Văn Toán
Ths. Trần Thị Hương
Ths. Đỗ Minh Tuấn
Ths.Nguyễn Trọng Nghĩa
Ks. Nguyễn Trung Kiên
1

MỞ ĐẦU
Giai đoạn phát triển đất nước hiện nay đang đòi hỏi phải có sự đổi mới nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của sự
nghiệp giáo dục tại Việt Nam như sau:
“ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành v
ới lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
( Trích Chương 1 - Điều 2 - Luật giáo dục)

Để đạt được mục tiêu trên, cùng với những thay đổi về nội dung của các chương
trình đào tạo, cần có những
đổi mới căn bản trong phương pháp giáo dục. Vì vậy điều

5, chương 1 trong Luật Giáo dục cũng đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, say
mê học tập và ý chí vươn lên”
Đặc biệt, nhận định về chiến lược giáo dụ
c 2001- 2010, ban hành kèm theo Quyết
định số 201/2001 – QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001của Thủ tướng Chính phủ,
mục 5.2 ghi rõ:
“Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ kiến
thức thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong
quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông
tin một cách có hệ thố
ng và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi
cá nhân , tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình
học tập”
Theo chủ trương đổi mới trong giáo dục thì cần đổi mới cả về chương trình, nội
dung, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, đồng thời đổi mới cả về cách thức kiểm
tra đánh giá. Phương hướng đổi mới kiểm tra đ
ánh giá là kết hợp phương thức kiểm
tra truyền thống tự luận với kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm. Việc kiểm tra đánh
giá bằng bộ đề trắc nghiệm có nhiều ưu điểm về tính khách quan , tuy có một số
khiếm khuyết như quá trình giảng dạy cần phải kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ
kiến thức của đối tượng đang
được dạy học. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu xây dựng
Website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt May tại
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex”nhằm nghiên cứu các phần mềm
hỗ trợ việc biên soạn bộ đề kiểm tra trắc nghiệm cho nghề Dệt – May và đưa ra những
kinh nghiệm về biên soạn câu hỏi trắc nghiệm phục vụ công tác giảng nghề Sợ
i, Dệt,
May tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.



2

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành Dệt – May Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải
quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ
lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
.

Hình 1.1: Hoạt động của ngành Dệt May trong nền kinh tế
Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng xấp xỉ 30% so
cùng kỳ, ước đạt 6,16 tỉ USD. Để phát triển ngành dệt may trong giai đoạn tới cần đầu
tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng vùng nhiên liệu, trong đó ưu tiên
mạnh cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với việc triển khai chươ
ng trình
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau:
- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm
nguồn nhân lực của ngành;
- Đầu tư củng cố và phát triển hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực;
- Hướng đến xây dựng mô hình liên kết bền vững giữa doanh nghiệp dệt may và các
cơ sở
đào tạo”
(Trích Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Những năm gần đây công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi
mới các phương pháp và hình thức dạy học. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm
hệ thống mạng Internet trở thành một phần không thể thiếu bởi tính ti
ện dụng trong

cập nhật và lưu giữ hệ thống.
Đặc biệt trong công tác giáo dục, việc tin học hóa đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học. “Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, hỗ trợ
đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin ngay trong
mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin h
ọc;
3

xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm
tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học
ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ
và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại”
(Trích Chỉ thị về tăng cường giảng d
ạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 ban hành ngày 30-09-2008 của Bộ Giáo
dục và đào tạo).
Trong các phương pháp kiểm tra, đánh giá, phần lớn cán bộ, giáo viên giảng dạy
chủ yếu sử dụng phương pháp trắc nghiệm tự luận và bước đầu đã làm quen với
phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Tại các cơ sở đào tạo giáo viên ngày
càng có nhiều nhu cầu tìm hiểu và thự
c hiện các phương pháp đánh giá trắc nghiệm
khách quan do những ưu điểm như:
- Giảng viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, sinh viên, cấp trên
và các đối tượng với nhau bằng email;
- Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc
nào và bất cứ ở đâu;
- Việc học của sinh viên có thể được cá nhân hóa vớ
i sự giúp đỡ của giảng viên bằng
cách trao đổi trực tiếp với giảng viên mà không ngại bị đánh giá;
- Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho sinh viên các kỹ năng

khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng
về công nghệ và ngoại ngữ nói chung;
- Việc truy cập Internet cũng tạo cho giảng viên và sinh viên niềm say mê, hứng thú
trong học tập và giảng dạy, giúp cho h
ọ có thêm động cơ học tập;
- Sinh viên có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và có thể
mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình;
- Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp sinh viên thực hành khả năng làm việc
và nghiên cứu độc lập;
- Sinh viên có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên
ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể
thực hiện việc học tập của mình.
4


Hình 1.2:Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá
Ngoài việc muốn tìm hiểu quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm,
giáo viên còn muốn được hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học để thực hiện các
thống kê, tính toán độ khó, độ phân cách (phân biệt) một câu trắc nghiệm, đồng thời
giám định giá trị và độ tin cậy của một bài trắc nghiệm. Trên thực tế chỉ những giáo
viên hoặc nhà quản lý có kinh nghi
ệm mới được phân công xây dựng ngân hàng câu
hỏi, định hình ngân hàng đề, tổ chức thi để đánh giá chính xác khách quan chất lượng
đào tạo. Học viên cũng rất muốn tự mình truy cập các Website để kiểm tra kiến thức,
gửi thông tin nhận xét, đánh giá tới giáo viên hoặc nhà quản trị mạng dễ dàng thuận
lợi.
Căn cứ vào các luận điểm trên cơ sở trên, có thể nói, sự phát triển của ngành Dệt
May trong ti
ến trình đổi mới và hội nhập kinh tế Quốc tế đòi hỏi công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực Dệt May phải có những định hướng đổi mới cụ thể. Đi đôi

với việc nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên công tác
kiểm tra đánh giá là sự phản hồi cụ thể nhất, sống động nhất về khả năng truyền
đạt
kiến thức từ người Thầy. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp kiểm tra
đánh giá trong hoạt động đào tạo nghề và tính ưu việt của phương pháp đánh giá trắc
nghiệm trực tuyến, đề tài “Nghiên cứu xây dựng Website ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt May tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ
thuật Vinatex” mang tính cấp thiết cao theo thực tiễn phát triể
n của nền giáo dục
Việt Nam và giáo dục đào tạo chuyên ngành Dệt – May nói riêng.
2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động khoa học công nghệ ứng dụng Internet và các sản
phẩm công nghệ thông tin trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển thương hiệu của các trường và góp phần
đào tạ
o nguồn nhân lực tại chỗ cho các doanh nghiệp Dệt - May.
5

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan
qua lý thuyết và các số liệu điều tra khảo sát về tính ứng dụng khi sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm, làm cơ sở để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên ngành Dệt May tại
trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex nói riêng và các ngành khác của Bộ
nói riêng;
- Nghiên cứu các phần mềm thiết kế Website ngân hàng câu h
ỏi trắc nghiệm trực
tuyến và lựa chọn các phần mềm thích hợp để chuyển bộ câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nghề sợi, dệt, may thời trang lên Website.
- Thiết kế giao diện người sử dụng, người quản lý đảm bảo tính hợp lý, tiện dụng khi
sử dụng Website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến;

- Điều tra khảo sát hiệu quả sử dụng Website ngân hàng câu hỏi tr
ắc nghiệm trực
tuyến tại các trường có đào tạo ngành Dệt May của Bộ Công thương.
2.2. Ý nghĩa nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng Website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến chuyên
ngành Dệt May vừa có ý nghĩa về lý thuyết vừa có ý nghĩa về khả năng vận dụng:
* Về lý thuyết:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết về xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm nghề Dệ
t
– May;
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết lập trình Website ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm trực tuyến.
* Về khả năng vận dụng:
- Giúp công tác giảng dạy của giáo viên trở lên đơn giản, thuận tiện, chính xác, khoa
học, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí;
- Tạo cho người học sự hứng thú tìm tòi các tri thức trong quá trình học tập;
- Hạn chế tối đa các sai sót của quá trình mô phạm trong thực tiễn giảng dạ
y;
- Nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá các môn học, mô đun đào tạo nghề Dệt May;
- Nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị thông tin cho người dạy và người học nghề
tại các trường và các doanh nghiệp.
3. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là quy trình thiết
kế Website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến hỗ
trợ đào tạo tại một số trường
Cao đẳng nghề;
- Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về trắc nghiệm ;
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho đào tạo ngành Công
nghệ Dệt, Sợi và May phù hợp với Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex ;

- Xây dựng Website ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến.
+ Tổng quan về các phần mềm xây dựng Website ngân hàng câu hỏi tr
ắc nghiệm
trực tuyến và lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
+ Phân tích thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu;
6

+ Hướng dẫn sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mã nguồn mở.
- Thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu các cơ sở lý luận về giáo dục đào tạo và công nghệ thông
tin để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trực tuyến trong các lĩnh vực đào
tạo nghề truy
ền thống của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex. Phạm vi
của đề tài thuộc lĩnh vực nghề sợi, dệt, may với ba cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung
cấp nghề, Sơ cấp nghề. Do cấu trúc mở khi thiết kế nên người sử dụng có thể tải lên
Website bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho các chuyên ngành khác thuộc hệ
thống đào tạo của nhà trường hoặ
c doanh nghiệp.



7

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 4
2.1. Mục đích nghiên cứu: 4

2.2. Ý nghĩa nghiên cứu: 5
3. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6
DANH MỤC HÌNH 11
DANH MỤC BẢNG BIỂU 12
TÓM TẮT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 14
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 15
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước. 15
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 16
1.2.1 Các phương pháp đánh giá trong giáo dục 16
1.2.1.1 Phân loại theo cách thực hiện việc đánh giá 16
1.2.1.2 Theo mục tiêu của việc đánh giá 17
1.2.1.3 Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá 17
1.2.2 Trắc nghiệm khách quan 18
1.2.2.1 Trắc nghiệm khách quan và Tự luận 19
1.2.2.2. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 19
a. Trắc nghiệm tự luận 19
b.Trắc nghiệm khách quan 19
c. Phạm vi ứng dụng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan 21
d. Kết quả thăm dò ứng dụng các phương pháp trắc nghiệm 21
1.2.3 Nguyên tắc biên soạn đề, bài thi trắc nghiệm 22
1.2.3.1 Nguyên tắc khi soạn đề, bài trắc nghiệm 22
1.2.3.2 Tính tin cậy và tính giá trị của bài trắc nghiệm 22
1.2.4 Nguyên tắc biên soạn câu hỏi TNKQ trong kiểm tra, đánh giá 24
1.2.4.1. Những nguyên tắc chung khi viết câu hỏi TNKQ 24
1.2.4.2. Các nguyên tắc xác định chất lượng câu hỏi trắc nghiệm 25
1.2.4.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn các câu trả lời (đáp án) 25

1.2.4.4. Số lượng câu hỏi cho một bài trắc nghiệm 26
1.2.4.5. Thiết kế độ khó cho câu hỏi trắc nghiệm 26
1.2.5 Phân loại các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 26
1.2.5.1 Câu trắc nghiệm đúng - sai 27
1.2.5.2 Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn 28
8

1.2.5.3 Câu trắc nghiệm dạng “Ghép đôi” 29

1.2.5.4 Câu trắc nghiệm dạng “Điền khuyết” 30
1.2.5.5 Câu trắc nghiệm bằng hình vẽ 30
1.2.5.6 Câu trắc nghiệm bằng hỏi đáp ngắn 31
1.3. Tổng quan về thiết kế Website 31
1.3.1. Khái niệm về Website: 31
1.3.2 Ứng dụng của Website. 31
1.3.3 Phân loại Website 31
1.3.3.1. Phân loại theo dữ liệu 31
1.3.3.2. Phân loại theo đối tượng sở hữu 32
1.3.3.3. Phân loại theo sự tương tác với người dùng 33
1.3.4. Ưu, nhược điểm của website tĩnh và website động 33
1.4. Tổng quan về các phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm 35
1.4.1. Yêu cầu chung đối với một chương trình soạn thảo câu hỏi TNKQ 35
1.4.2 Ưu nhược điểm của một số phần mềm soạn thảo và thi TNKQ 36
1.4.2.1 Phần mềm Articulate Quizmaker 36
1.4.2.2 Phần mềm trắc nghiệm EMP 36
1.4.2.3 Phần mềm Amtp 37
1.4.2.4 Phần mềm TestPro 38
1.4.2.5 Phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm McMIX 39
1.4.3 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình xây dựng Website 39
1.4.3.1 Các ngôn ngữ lập trình Website 39

1.4.3.2 Tại sao lựa chọn ngôn ngữ lập trình PHP: 39
1.4.3.3 Các ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất Việt Nam hiện nay 41
1.4.3.4. Yêu cầu đối với lập trình PHP 42
1.4.4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL: 42
1.4.4 .1 Một số đặc điểm của MySQL 42
1.4.4.2 Tại sao lựa chọn MySQL : 42
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM 44
2.1 Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Dệt - Sợi – May 44
2.1.1 Quy trình xây dựng bộ câu hỏi TNKQ: 44
2.1.1.1 Nghiên cứu chương trình đào tạo 44
2.1.1.2 Xác định mục tiêu của chương trình: 46
2.1.1.3 Xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi theo cấp độ tư duy 48
2.1.1.4 Xây dựng bảng số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan tối thiểu theo
cấp độ tư duy 49

2.1.1.5 Xây dựng ma trận câu hỏi cho các cấp độ 51
2.1.2. Biên soạn câu hỏi theo ma trận 52
2.2. Phân tích thiết kế sơ đồ hệ thống : 55
2.2.1. Phân tích hệ thống: 55
9

2.2.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 55

2.2.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu: 55
a. Biểu đồ luồng dữ liệu mức tổng quát: 55
b. Biểu đồ luồng dữ liệu mức một: 56
c. Biểu đồ luồng dữ liệu mức hai: 57
2.2.2 Sơ đồ tuần tự các chức năng của hệ thống (phụ lục 5 CD) 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 59
3.1. Kết quả khảo sát 59

3.2 Sản phẩm của đề tài 61
3.2.1 Bảng ma trận câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chủ đề 61
3.2.2 Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 62
3.2.3 Sơ đồ hệ thống 63
3.2.4 Giao diện Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt May 63
3.2.4.1 Giao diện chính 63
3.2.4.2 Phần tin tức (Thông tin ngành Dệt May) 64
3.2.4.3 Phần giới thiệu 65
3.2.4.4 Phần hướng dẫn 65
3.2.4.5 Phần thư viện chuyên ngành 66
3.2.4.6 Phần hỏi đáp 66
3.2.4.7 Phần gửi ý kiến đóng góp 67
3.2.4.8 Tham gia trắc nghiệm 67
3.2.5 Tham gia trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt May 68
3.2.5.1 Đăng nhập hệ thống 68
3.2.5.2 Đăng ký thành viên 68
3.2.5.3 Đăng nhập trang trắc nghiệm 69
3.2.5.4 Tham gia trắc nghiệm trực tuyến 70
3.2.5.5 Báo cáo kết quả trắc nghiệm 71
3.2.6 Quản trị hệ thống 72
3.2.6.1 Đăng nhập quản trị ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 72
3.2.6.2 Giao diện quản trị Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt
may 72

3.2.6.3 Quản trị trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt may 73
3.2.6.4 Quản trị thư viện câu hỏi chuyên ngành Dệt may 73
3.2.6.2 Tạo câu hỏi mới, Sửa câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi 73
3.2.6.5 Thêm câu hỏi mới vào thư viện câu hỏi 74
3.2.6.6 Quản lý ngành, trình độ, môn học modul 74
3.2.6.7 Thêm ngành, trình độ, môn học mới 75

3.2.6.8 Quản lý ngân hàng đề thi trắc nghiệm 75
3.2.6.9 Thêm đề thi trắc nghiệm mới 76
3.2.6.10 Thêm cấp trình độ mới 76
10

3.2.6.11 Xếp loại kết quả thi 77

3.2.6.12 Thiết lập thang điểm kết quả thi 77
3.2.7 Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên
ngành Dệt May tại trường CĐ Nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex 78
3.2.7. 1 Đánh giá kết quả nghiên cứu trực tuyến 78
3.2.7.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên
ngành Dệt May đối với giáo viên 78

1.Thuận lợi: 78
2.Khó khăn: 78
3. Đề xuất các biện pháp giải quyết các trở ngại khi sử dụng Website trắc
nghiệm trực tuyến ngành Dệt may 82

3.2.7.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên
ngành Dệt May đối với học viên 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
I. Kết luận 87
1.1 Những phần đề tài đã hoàn thành. 87
1.2 Những định hướng chính và hướng phát triển của đề tài: 88
II. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Phụ lục 1: Phiếu điều tra 90
Phụ lục 2: Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên khoa Dệt - Sợi - Nhuộm,

May 92

Phụ lục 3: Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với học viên 93
Phụ lục 4: Tổng hợp ma trận đề kiểm tra cho các chuyên đề ngành Dệt May 94
( Có sản phẩm kèm theo CD) 94
Phụ lục 5: Quy trình xây dựng hệ thống tuần tự đối với Website trắc nghiệm trực
tuyến chuyên ngành Dệt May ( Có sản phẩm kèm theo CD) 94
Phụ lục 6: Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chuyên ngành Dệt
May ( Có sản phẩm kèm theo CD). 94

Phụ lục 7: Sơ đồ tổng hợp điều tra khảo sát ( Có sản phẩm kèm theo CD). 94
11

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hoạt động của ngành Dệt May trong nền kinh tế 2
Hình 1.2:Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá 4
Hình 1.3:Phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục 18
Hình 1.4:Sơ đồ phân loại hình thức trắc nghiệm 19

Hình 2. 1:Biểu đồ thể hiện sự phân quyền chức năng hệ thống 55
Hình 2. 2:Biểu đồ thể hiện mức dữ liệu tổng quát 56
Hình 2. 3:Biểu đồ thể hiện luồng dữ liệu một mức 56
Hình 2. 4: Biểu đồ quan hệ luồng dữ liệu mức hai đối với học viên (người dùng)57
Hình 2. 5 Biểu đồ quan hệ luồng dữ liệu mức hai đối với học viên (người dùng) 58

Hình 3. 1: Phương pháp truy cập trang trắc nghiệm chuyên ngành Dệt May 63
Hình 3. 2:Màn hình giao diện 64
Hình 3. 3: Giao diện tin tức 64
Hình 3. 4:Giao diện giới thiệu 65
Hình 3. 5: Giao diện phần hướng dẫn sử dụng 65

Hình 3. 6: Giao diện thư viện chuyên ngành 66
Hình 3. 7:Giao diện phần hỏi đáp 67
Hình 3. 8: Giao diện phần trắc nghiệm 67
Hình 3. 9: Đăng nhập hệ thống 68
Hình 3. 10: Đăng ký thành viên 69
Hình 3. 11: Giao diện sau khi đăng nhập phần thi trắc nghiệm 69
Hình 3. 12: Tham gia trắc nghiệm 70
Hình 3. 13: Báo cáo kết quả bài thi 71
Hình 3. 14: Đăng nhập quản trị hệ thống 72
Hình 3. 15: Giao diện trang quản trị hệ thống Website 72
Hình 3. 16: Nội dung quản lý trắc nghiệm 73
Hình 3. 17: Giao diện trang quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 73
Hình 3. 18: Thêm câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 74
Hình 3. 19: Quản lý ngành, trình độ, môn học trong ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm 74

Hình 3. 20: Thêm ngành, trình độ, môn học trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
75

Hình 3. 21: Quản lý ngân hàng đề thi trắc nghiệm 75
Hình 3. 22: Thêm một đề thi mới 76
Hình 3. 23: Thêm cấp trình độ mới 76
Hình 3. 24: Xếp loại kết quả thi 77
Hình 3. 25 : Thiết lập thang điểm kết quả bài thi 77

Hình 4. 1: Những ưu điểm khi áp dụng Website trắc nghiệm trực tuyến 86


12


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:So sánh sự giống và khác nhau của trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm
khách quan 19

Bảng 1.2: Phạm vi ứng dụng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.21
Bảng 1.3: Thăm dò dư luận về hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả nhất 21
Bảng 1.4: Đánh giá sáu loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 27
Bảng 1.5: So sánh Website tĩnh và Website động 33
Bảng 1.6: Ưu nhược điểm của một số phần mềm soạn thảo và thi trắc nghiệm36
Bảng 1.7: Bảng xếp loại theo tháng chỉ số ứng dụng phần mềm của TIOBE 41

Bảng 2. 1: Danh mục nghề môn học modul phục vụ nghiên cứu ngân hàng câu
hỏi 45

Bảng 2. 2: Nội dung tổng quát chương trình Vật liệu Dệt 47
Bảng 2. 3: Mô tả về cấp độ tư duy 48
Bảng 2. 4: Số lượng câu hỏi TNKQ theo cấp độ tư duy 49
Bảng 2. 5: Bảng ma trận câu hỏi trắc nghiệm khách quan 51

Bảng 3. 1: Bảng thống kê kết quả khảo sát 59

Bảng 3. 2: Bảng thống kê môn học modul, trình độ cần xây dựng ngân hàng câu
hỏi 62

Bảng 3. 3: Bảng thống kê khảo sát đánh giá của giáo viên 79
Bảng 3. 4: Bảng thống kê khảo sát đánh giá của học viên 82
13

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT





CNH-HĐH :Công nghiệp hoá hiện đại hoá
CNTT :Công nghệ thông tin
PMNM : Phần mềm mã nguồn mở
PPDH :Phương pháp dạy học
TNKQ :Trắc nghiệm khách quan
PHP : Hypertext Preprocessor
HTML : Hypertext Markup Language
PERL :Practical Extraction and Reporting
Language
CSDL Cơ sở dữ liệu
MySQL :Structured Query Language
PC :Personal Computer





14

TÓM TẮT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra của để tài nhóm nghiên cứu đã triển khai các
nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu thu thập tài liệu các phương pháp đánh giá kiểm tra trong giáo
dục. Phân tích đánh giá và lập được bảng so sánh ưu nhược điểm, khả năng ứng
dụng chuyên sâu của từng phương pháp
¾ Sơ đồ phân loại các phương phương pháp đánh giá kiểm tra trong giáo dục;

¾ Lập bả
ng so sánh cho thấy tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách
quan;
¾ Lập bảng chỉ dẫn thiết kế ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2. Tìm hiểu thu thập tài liệu sử dụng các phần mềm để thiết kế bộ câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, khả năng và tính ứng dụng của từng phần mềm.
¾ Lập bảng so sánh các loại Website thông dụng;
¾ Lập b
ảng so sánh các phần mềm tin học tạo bài thi trắc nghiệm;
¾ Lập bảng so sánh ngôn ngữ lập trình tin học;
¾ Lựa chọn ngôn ngữ lập trình thông dụng, dễ sử dụng.
3. Quy trình xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ngành Dệt May:
• Quá trình nghiên cứu và xây dựng
• Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ba cấp trình độ nghề Công nghệ sợi;
• Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ba cấ
p trình độ nghề Công nghệ dệt;
• Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ba cấp trình độ nghề May thời trang;
4. Lập trình Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt May
• Phân tích, xây dựng, thiết kế Website câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến trên phần
mềm IBM Rotation Rose (Phục lục 5)
• Giới thiệu Website trắc nghiệm trực tuyến chuyên ngành Dệt - May;
• Thử nghiệm sư phạm tại tr
ường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
5. Khảo sát: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích và lập các tiêu chí khảo
sát theo các hướng sau:
9 Khảo sát tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ
Web trong đổi mới phương pháp giảng dạy tại một số trường Trung cấp nghề, Cao
đẳng nghề và Đại học ;
9 Khảo sát lấy ý kiến trưng cầu đối với giáo viên để
đánh giá hiệu quả khi áp

dụng Website trắc nghiệm trực tuyến trong giảng dạy ngành Dệt – May;
9 Khảo sát lấy ý kiến trưng cầu đối với sinh viên khi áp dụng Website trắc
nghiệm trực tuyến trong giảng dạy ngành Dệt – May;
6. Hội thảo khoa học xin ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, trường có đào
tạo ngành Dệt May để bổ sung cho quá trình nghiên cứu đề tài.
7. Kết luận và kiến nghị
.

15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.
- Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Mặt bằng phát triển công
nghệ thông tin so với các nước trong cùng khu vực còn quá non trẻ. Tuy nhiên mấy
năm vừa qua, với định hướng của Đảng và nhà nước về việc cập nhật, vận dụng công
nghệ thông tin trong các thành phần kinh tế, giáo dục để phát triển thì hoạt động khoa
học công nghệ của nước ta đã
đạt nhiều thành tựu mới, góp phần giảm nhẹ sức lao
động, tăng năng suất lao động. Đặc biệt công nghệ thông tin cho ngành giáo dục và
đào tạo được ưu tiên hàng đầu nhằm gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn
nghề nghiệp phục vụ cho sản xuất tạo ra sản phẩm. Những phát minh và tìm tòi trong
đổi mới khoa học công nghệ đã được áp dụng nhiều hơn
đáp ứng nhu cầu về nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Hiện nay tại nước ta đã có một số báo cáo nghiên cứu xây dựng Website trắc
nghiệm trực tuyến như
;
/> …
Tuy nhiên khi tham gia trắc nghiệm trên Internet thì cần phải nạp tài khoản


nên nhiều khi không thuận tiện cho người sử dụng. Một số phần
đánh giá chưa phù hợp với trình độ kỹ năng, một số ngân hàng đề thi trắc nghiệm còn
nhiều bất cập trong biên soạn chưa phù hợp với chuẩn trắc nghiệm. Trước xu thế chú
trọng đào tạo nghề thì chưa có trang trắc nghiệm trực tuyến nào phục vụ cho việc
kiểm tra đánh giá trong đào tạ
o nghề nhất là trắc nghiệm trực tuyến ngành Dệt May.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm
1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế
giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào
nếu như không có các ứng dụng công nghệ thông tin. Các giảng viên của nhiều
chươ
ng trình đạo tạo ở các trường đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ
lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy và kiểm tra đánh
giá. Ở các nước như Hoa Kỳ, Australia, các trường ĐH thường cạnh tranh với nhau
trên cở sở các chương trình riêng biệt của mình. Hệ thống máy tính truyền thống được
thiết kế nhằm chuẩn mự
c hóa theo tính bản thể học. Nói rõ hơn, khi bắt đầu viết một
chương trình máy tính, chúng ta phải xác định bản thể mà chương trình học cần phải
thể hiện được, hay theo các thuật ngữ kỹ thuật - mô hình dữ liệu (Simsion 1994),
trong đó xác định nguồn nhân lực, chức danh, bộ môn, các khóa học, các môn học
chính và qui trình đánh giá cho điểm. Có thể nói với công nghệ thông tin, trái đất
chúng ta đã trở nên nhỏ bé và gần gũi hơ
n. Khi xem xét tình hình nghiên cứu thiết kế
trang Website trắc nghiệm trực tuyến trên thế giới đã có một số đề tài xây dựng
16

Website trắc nghiệm trực tuyến cho nhiều ngành nhưng chưa có đề tài nào ứng dụng
cho trắc nghiệm khách quan chuyên ngành Dệt May. Hơn nữa nếu nghiên cứu để ứng

dụng các trang Website này thì gặp nhiều khó khăn do rào cản về ngôn ngữ. Chúng ta
đã và đang đứng trước những thách thức lớn trong quá trình hội nhập với thế giới
không những về kinh tế mà cả văn hóa, giáo dục. Nếu không “tương thích” và “k
ết
nối” được với cộng đồng văn hoá giáo dục trên thế giới để cập nhật tri thức thì đồng
nghĩa với việc chúng ta tự cô lập trong thế giới riêng của mình và khả năng hội nhập
toàn câù để cập nhật, khai thác, ứng dụng những thành tựu tri thức của nhân loại vào
Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn.
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1 Các ph
ương pháp đánh giá trong giáo dục
Có nhiều kiểu phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục, tùy theo góc
độ xem xét và mục tiêu phân loại. Chúng ta hãy làm quen với một số kiểu phân loại
các phương pháp đánh giá trong giáo dục sau đây.
1.2.1.1 Phân loại theo cách thực hiện việc đánh giá
Có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại lớn: loại quan sát, loại
vấn đáp và loại viết.
a. Loại quan sát
Giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực
hành và cả
một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một
tình huống đang được nghiên cứu.
b. Loại vấn đáp
Có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách
tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương
tác giữa người hỏ
i và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ
người đối thoại.
c. Loại viết
Thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: cho phép kiểm tra

nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể
đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để
nghiên cứ
u kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối
cảnh kiểm tra. Loại đánh giá viết lại được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi tự luận (TL- essay test):

Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý
kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ - objective test):

Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những
thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn. Ở nước ta
17

nhiều người thường gọi tắt trắc nghiệm khách quan là “trắc nghiệm”. Thuận theo thói
quen ấy, từ nay về sau trong chương này khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì
thêm thì ta ngầm hiểu là TNKQ.
1.2.1.2 Theo mục tiêu của việc đánh giá
Có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá trong tiến
trình (formative) và đánh giá tổng kết (summative).
a. Đánh giá trong tiến trình
Được sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận được các phả
n hồi từ học
viên, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách
khắc phục.
b.Đánh giá tổng kết
Nhằm tổng kết những gì học viên đạt được, xếp loại học viên, lựa chọn học
viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của
khóa học và của vi

ệc dạy của giảng viên, đề ra mục tiêu tương lai cho học viên. Hai
nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau. Trong
giảng dạy ở nhà trường, các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với giảng viên,
còn các đánh giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra, và có
thể tách khỏi giảng viên.
1.2.1.3 Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá
Có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn (norm-referrenced) và đánh giá theo
tiêu chí (
criterion-referrenced)
a. Đánh giá theo chuẩn: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực
hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà trên đó việc
đánh giá được thực hiện.
b. Đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực
hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước.
18

Theo cách thực
hiện việc đánh giá
Theo mục tiêu đánh
giá
Theo phương
hướng sử dụng kết
quả đánh giá
Quan
sát
Vấn
đáp
Viết
Câu
hỏi tự

luận
Câu hỏi
trắc
nghiệm
khách
quan
Đánh
giá tiến
trình
Đánh
giá
tổng
kết
Đánh
giá tiêu
chuẩn
Đánh
giá tiêu
chí
Các phương pháp đánh giá trong giáo dục























Hình 1.3:Phân loại các phương pháp đánh giá trong giáo dục
1.2.2 Trắc nghiệm khách quan
Trích dẫn từ bài
“ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC’’, PGS.TS Trần
Khánh Đức, Đại học quốc gia Hà Nội


Trắc nghiệm là một phép thử (kiểm tra) để nhận dạng, xác định, thu nhận những
thông tin phản hồi về những khả năng, thuộc tính, đặc tính, tính chất của một sự vật
hay hiện tượng nào đó. Ví dụ trắc nghiệm đo chỉ số thông minh ( IQ ); trắc nghiệm
đo thị lực mắt; trắc nghiệm đo nồng độ cồn ở người lái xe; vv

Theo trích dẫn của bài “CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM’’ Tác giả: GS. TSKH.
LÂM QUANG THIỆP

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
19


Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để
đánh giá kết quả học tập đối với một phần môn học, toàn bộ môn học đối với cả cấp
học hoặc để tuyển người có năng lực nhất định vào một khoá học.
1.2.2.1 Trắc nghiệm khách quan và Tự luận
Các bài kiểm tra hay thi, sinh viên phải viết khi làm bài được chia thành hai
loại: tự luận và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng
học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm (tests).
Phân loại các phương pháp trắc nghiệm

Có thể phân loại các phương pháp trắc nghiệm theo sơ đồ sau

Hình 1.4:Sơ đồ phân loại hình thức trắc nghiệm
1.2.2.2. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
a. Trắc nghiệm tự luận
Là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là
câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ chuyên môn của chính
mình trong khoảng thời gian đã định trước.
b.Trắc nghiệm khách quan
Là ph
ương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu
hỏi khách quan, cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người
chấm.
Bảng 1.1:So sánh sự giống và khác nhau của trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm
khách quan

20

Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan
Giống nhau

1. Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập
quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
2. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều có thể được sử dụng để
khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các
nguyên lý, tổ ch
ức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức giải quyết các
vấn đề.
3. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều đòi hỏi sự vận dụng ít
nhiều phán đoán chủ quan.
4. Giá trị của cả hai loại tùy thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của
chúng.
Khác nhau
- Một bài luận đề gồm số câu hỏi
tương đối ít và có tính cách tổng quát,
đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời
bằng lời lẽ dài dòng;
- Một bài trắc nghiệm thường gồm
nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt
chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn;
- Trong khi làm một bài luận đề, thí
sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy
nghĩ và viết;
- Trong khi làm một bài trắc nghiệm,
thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và
suy nghĩ;
- Chất lượng của một bài luận đề tùy
thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người
chấm bài;
- Chất lượng của một bài trắc nghiệm
được xác định một phần lớn do kỹ năng

của người soạn thảo bài trắc nghiệm;
- Một bài thi theo lối tự luận tương
đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó
cho điểm chính xác;
- Một bài thi trắc nghiệm khó soạn,
nhưng việc chấm và cho điểm tương đối
dễ dàng và chính xác;
- Thí sinh tự do bộc lộ cá tính của
mình trong câu trả lời, người chấm bài
cũng có tự do cho điểm các câu trả lời
theo xu hướng riêng của mình;
- Người soạn thảo trắc nghiệm tự do
bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình
qua việc đặt các câu hỏi, nhưng chỉ cho
thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ
hiểu biết của mình qua tỉ lệ câu tr
ả lời
đúng;
- Trong các câu hỏi tự luận, nhiệm vụ
học tập là của người học và trên cơ sở
đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn
thành các nhiệm vụ ấy không được phát
biểu một cách rõ ràng;
- Trong các câu hỏi trắc nghiệm,
nhiệm vụ học tập là của người học và
trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức
độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy
được
phát biểu một cách rõ ràng;
- Một bài tự luận cho phép và đôi khi

khuyến khích sự “lừa phỉnh” (chẳng hạn
như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay
- Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi
khi khuyến khích sự phỏng đoán;
21

bằng cách đưa ra những bằng chứng khó
có thể xác định được);
- Sự phân bố điểm số của một bài thi
luận đề có thể được kiểm soát một phần
lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa
và tối thiểu).
- Phân bố điểm số của thí sinh hầu
như hoàn toàn được quyết định do bài
trắc nghiệm.


c. Phạm vi ứng dụng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Bảng 1.2: Phạm vi ứng dụng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan
Số thí sinh không đông, đề thi sử dụng
1 lần
Khi thí sinh đông, đề thi có thể sử dụng
lại
Khuyến khích kỹ năng viết Muốn có điểm số chính xác, tin cậy,
khách quan
Dùng để thăm dò thái độ, tư tưởng của
học sinh hơn là khảo sát kết quả học tập
Xem trọng yếu tố công bằng, vô tư,
chính xác trong thi cử.

Tin tưởng khả năng chấm vô tư, chính
xác
Khi có ngân hàng câu hỏi tốt, chấm
nhanh
Không có nhiều thời gian soạn đề thi
nhưng lại có thời gian để chấm bài
Ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian
lận trong thi cử.
d. Kết quả thăm dò ứng dụng các phương pháp trắc nghiệm
Kết quả thăm dò dư luận trên trang Thông tin pháp luật dân sự về hình thức kiểm
tra, đánh giá hiệu quả nhất cho thi cuối kỳ các môn học trong Đào tạo Luật hệ đại học
chính qui dựa trên 2617 bầu chọn tính đến ngày 20/02/2010: (Tài liệu
/>)
Bảng 1.3: Thăm dò dư luận về hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả nhất
Nội dung bầu chọn Bầu chọn Tỷ lệ
Thi vấn đáp 915 34%
Bán trắc nghiệm (Lựa chọn đúng hoặc sai
có giải thích)
623 23%
Trắc nghiệm khách quan (Lựa chọn đúng
hoặc sai)
489 18%
22

Làm tiểu luận 380 14%
Tự luận (Thi viết) 210 8%
Ý kiến khác 81 3%
Tùy môn học 6 0.002%
Cho tình huống thực tế và giải quyết 2 0.0007%
Kết hợp bán trắc nghiệm và tự luận 2 0.0007%

Kết hợp thi vấn đáp và tự luận 2 0.0007%
Làm tiểu luận và báo cáo 2 0.0007%
Khác 69 2.6%

¾ Qua bảng so sánh và bảng tổng hợp thăm dò ý kiến ta thấy tính ưu việt của
phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo
dục. Đây cũng chính là phương pháp kiểm tra đánh giá được nhóm đề tài lựa chọn
nghiên cứu
1.2.3 Nguyên tắc biên soạn đề, bài thi trắc nghiệm
1.2.3.1 Nguyên tắc khi soạn đề, bài trắc nghiệm
Nguyên tắc 1.

Đề thi phải có độ khó hợp lý, tránh những đề thi kiểu kiểm tra trí nhớ để đánh đố
học sinh.
Nguyên tắc 2.

Không nên ra đề thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Việc ra đề thi phải làm sao
đánh giá được khả năng lý giải, ứng dụng, phân biệt, và phán đoán của học sinh.
Nguyên tắc 3.

Nội dung của đề thi phải bao hàm đầy đủ các cấp độ của nhận thức. Chẳng hạn,
trong cấu trúc đề thi, 4 cấp độ của nhận thức có thể được phân theo tỉ lệ như sau:
20%, 30%, 30%, 20% .
Nguyên tắc 4.

Có thể đưa vào đề thi một tỉ lệ nhất định loại trắc nghiệm kép (loại trắc nghiệm có
nhiều hơn 1 đáp án đúng). Như vậy sẽ có thể kích thích sự tư duy, khả năng phân biệt
ở trình độ cao của HS.
Nguyên tắc 5
.

Tăng số lượng câu hỏi cho một đề thi, bài trắc nhiệm cho phù hợp tránh trường
hợp đoán mò, phỏng đoán
(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
1.2.3.2 Tính tin cậy và tính giá trị của bài trắc nghiệm
23

Trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá, dù là đề thi luận đề hay trắc nghiệm, người ra đề
cần quan tâm đến hai tính chất cơ bản của một đề thi là tính tin cậy và tính giá trị. Với
đề thi trắc nghiệm, yêu cầu này càng phải được nghiên cứu kỹ hơn.
Tính tin cậy

Với một dụng cụ đo lường, thuật ngữ tính tin cậy (độ tin cậy) của một dụng cụ đo
là khái niệm cho biết mức độ ổn định, vững chãi của các kết quả đo được khi tiến
hành đo lường vật thể đó nhiều lần.
Tương tự một bài trắc nghiệm được gọi là tin cậy khi một học sinh làm nhiều lần
bài trắc nghiệm này vào những thời điểm cách xa nhau thì các kết quả điểm số thu
được đều khá ổn định (các điểm số của các lần đo không chênh lệch quá nhiều).
Một bài trắc nghiệm được xem là đáng tin cậy khi nó cho ra những kết quả có tính
cách vững chãi.
Để đảm bảo tính tin cậy tối đa của một bài trắc nghiệm, ta cần phải làm giảm
những sai số c
ủa trắc nghiệm đến mức tối thiểu bằng cách:
- Tăng độ dài của bài trắc nghiệm.
Bài trắc nghiệm càng dài thí tính tin cậy càng cao, miễn là nhóm học sinh được
khảo sát không thay đổi và các câu trắc nghiệm mới được thêm vào cũng được soạn
thảo tốt như là những câu trên bài trắc nghiệm ngắn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì
bài trắc nghiệm không nên quá dài, khiến cho yếu tố mệt mỏi của học sinh tăng thêm
làm ả
nh hưởng đến kết quả trắc nghiệm.
- Gia tăng khả năng phân cách của các câu trắc nghiệm.

Khi soạn các câu hỏi trắc nghiệm, cần phải chọn ra những câu hỏi có khả năng
phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém, học sinh có khả năng và không có khả
năng lĩnh hội kiến thức giảng dạy. Như vậy sẽ tạo nên sự khác biệt về đi
ểm số giữa
các loại học sinh ấy. Sự biến thiên của điểm số trong nhóm càng cao thì hệ số tin
cậy có thể càng lớn.
- Sử dụng câu hỏi có nhiều lựa chọn, tránh để học sinh có điều kiện đoán mò câu
trả lời.
- Viết những lời chỉ dẫn sao cho thật rõ ràng để học sinh khỏi nhầm lẫn.
Tính giá trị

Tính giá trị ( hay độ giá trị) của một dụng cụ đo là một khái niệm chỉ ra rằng dụng
cụ này có khả năng đo đúng được cái cần đo.
Đối với bài trắc nghiệm, tính giá trị là khái niệm cho biết mức độ kiến thức mà
một học sinh thực hiện được qua một bài trắc nghiệm. Tính giá trị liên quan đến độ
khó mà khi thiết kế bài trắc nghiệm ngườ
i soạn thảo muốn hướng tới để xem xét
thông tin phản hồi từ kết quả giảng dạy của chính mình và khả năng lĩnh hội kiến thức
của học sinh.
¾ Khi nói đến tính giá trị, ta cần phải đặt các câu hỏi:
- Bài trắc nghiệm có đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá hay không?
- Đối tượng thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm thuộc nhóm người nào?

×