Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

kết từ tiếng việt trong một số sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài và vấn đề giảng dạy kết từ tiếng việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 137 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC



NGUYỄN THỊ THANH NGỌC


Đề tài


KẾT TỪ TIẾNG VIỆT TRONG MỘT SỐ SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KẾT TỪ
TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ





Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Ngọc Cân











HÀ NỘI 2004



2

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
5
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
5
2.2. Phạm vi nghiên cứu
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6
3.1. Mục đích

6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
8
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
8
4.2. Tƣ liệu
9
5. Bố cục của luận văn
10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT TỪ TIẾNG VIỆT
11
1.1. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ tiếng Việt
11
1.2. Tình hình nghiên cứu về kết từ tiếng Việt
15
1.2.1. Những nghiên cứu về mặt hình thức
15
1.2.2. Những nghiên cứu về mặt nội dung
20
1.2.3. Những nghiên cứu về mặt ngữ dụng
21
1.3. Kết từ tiếng Việt: đặc điểm và kiểu loại
23
1.3.1. Khái niệm về kết từ
23
1.3.2. Phân biệt kết từ với các loại hƣ từ khác
24
1.3.3. Đặc điểm của kết từ tiếng Việt

27
1.3.4. Phân loại
33
1.3.5. Vai trò của kết từ trong việc dạy tiếng Việt
45
CHƢƠNG 2: KẾT TỪ TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT
46

3
NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ
2.1. Lựa chọn tư liệu thống kê
46
2.1.1. Tiêu chí về ngôn ngữ mẹ đẻ của ngƣời học
46
2.1.2. Tiêu chí về trình độ của sách
47
2.2. Tình hình giảng dạy kết từ ở phần ngữ pháp và bài tập, bài
luyện
49
2.2.1. Số lƣợng kết từ đƣợc đƣa vào giảng dạy trong phần ngữ pháp
và phần bài tập, bài luyện
49
2.2.2. Cách giải thích ý nghĩa/ chức năng và hƣớng dẫn sử dụng các
kết từ trong phần ngữ pháp
51
2.3. Tình hình sử dụng kết trong các văn bản hội thoại và bài đọc
của sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện hành
55
2.3.1. Cứ liệu thống kê
55

2.3.2. Các nhận xét và mô tả
58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN
VÀ GIẢNG DẠY KẾT TỪ TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC
NGOÀI
92
3.1. Một số vấn đề về lý thuyết dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
92
3.1.1. Dạy tiếng Việt phù hợp với mục đích của ngƣời học
92
3.1.2. Dạy phù hợp với đối tƣợng học
93
3.1.3. Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài phải căn cứ vào trình
độ của ngƣời học
95
3.2. Vấn đề biên soạn phần kết từ trong sách tiếng Việt cho người
nước ngoài
99
3.2.1. Số lƣợng các kết từ trong các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài
99
3.2.2. Đề xuất về số lƣợng và sự phân chia kết từ trong sách dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài
104

4
3.3. Phương pháp dạy kết từ tiếng Việt
105
3.3.1. Nội dung và các phƣơng pháp giảng dạy
105

3.3.2. Lỗi kết từ và phƣơng pháp chữa lỗi
110
3.3.3. Các dạng bài tập và bài luyện về kết từ
113
KẾT LUẬN
116
PHỤ LỤC
118



























5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tôi may mắn đƣợc tiếp xúc với những ngƣời nƣớc ngoài học tiếng
Việt, có nhiều ngƣời nêu lên thắc mắc liên quan đến những hiện tƣợng ngữ
pháp của tiếng Việt. Những câu hỏi của họ không phải lúc nào cũng trả lời
đƣợc dễ dàng. Với tƣ cách là ngƣời bản ngữ, đồng thời đƣợc học tập và
nghiên cứu về tiếng Việt, tôi ngày một mong muốn có điều kiện giải đáp
đƣợc những câu hỏi đó. Đấy là một trong những động lực cũng nhƣ nguồn
an ủi lớn cho tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Những câu hỏi đó luôn
hiện lên trong tâm trí tôi, ám ảnh tôi trong suốt thời gian qua. Nó thôi thúc
tôi tìm kiếm câu trả lời để ít nhiều giải đáp đƣợc phần nào. Ban đầu từ
những thắc mắc của những ngƣời không chuyên về nghiên cứu ngôn ngữ:
Tại sao gọi là kết từ hay quan hệ từ? Tại sao gọi là liên từ? Tại sao gọi là
giới từ? Đến những câu hỏi của những ngƣời nghiên cứu về tiếng Việt: Có
bao nhiêu kết từ trong một văn bản bình thƣờng? Có những kết từ nào đƣợc
sử dụng nhiều, kết từ nào đƣợc sử dụng ít hơn? Các kết từ này có thể thay
thế đƣợc cho nhau không? Những câu hỏi kiểu này sẽ đƣợc giải đáp dƣới
lí thuyết của một phân ngành ngữ pháp học, ngữ pháp học thực hành nhằm
đáp ứng những nhu cầu Giáo dục ngôn ngữ của xã hội. Ngày nay, giáo dục
ngôn ngữ đƣợc thể hiện qua qua trình dạy và học tập trung vào 3 đối tƣợng:
1. Học và dạy ngoại ngữ, 2. Học và dạy bản ngữ, 3. Dạy và học trong điều
kiện song ngữ.
Bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và việc dạy tiếng có nhiều ý
kiến khác nhau. Nhiều tác giả cho rằng ngôn ngữ học không có mối quan hệ
gì đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Đây là hai mảng vấn đề tƣơng đối tách

biệt. Không cần ngôn ngữ học cũng có thể học ngoại ngữ và dạy ngoại ngữ
đƣợc. Tất nhiên không thể quá đề cao vai trò của ngôn ngữ học trong việc
dạy tiếng nhƣng không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ học trong lĩnh vực
này. Đây là mối quan hệ giữa: nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ. Ngôn ngữ

6
là đối tƣợng nghiên cứu trong ngôn ngữ học đồng thời là đối tƣợng giáo dục
trong dạy học. “Thái độ tiêu cực” là nhận xét của G.Szepa đối với những
chƣơng trình dạy tiếng phủ nhận vai trò của ngôn ngữ học
1
. Một trong
những lĩnh vực ứng dụng với phạm vi rộng và quan trọng của ngôn ngữ học
là dạy và học tiếng không thể bỏ qua những kết quả nghiên cứu của ngôn
ngữ học hiện đại.
Ngày nay, khi xu hƣớng “Toàn cầu hoá” đang lan rộng trên toàn thế
giới, để chung sống hoà bình với các quốc gia khác, một đất nƣớc muốn
phát triển thì không thể “đóng cửa” về mặt văn hoá. Giáo dục ngôn ngữ, phổ
biến ngôn ngữ quốc gia của mình trên thế giới là trách nhiệm và nghĩa vụ
của các nhà ngôn ngữ nói riêng và của mỗi quốc gia nói chung. Vai trò to
lớn của ngôn ngữ có thể chi phối đến văn hoá, kinh tế, chính trị của nƣớc ấy
trên trƣờng quốc tế. Khái niệm ngôn ngữ quốc tế (Esperanto) đã ra đời với
hy vọng làm cho sự giao tiếp quốc tế ngày càng mở rộng và hiệu quả hơn.
Ngôn ngữ của một số nƣớc đƣợc sử dụng khá phổ biến trên nhiều quốc gia.
Có nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. Trong đó có hơn 400
triệu ngƣời nói tiếng Anh nhƣ tiếng mẹ đẻ, có gần 80 triệu ngƣời nói tiếng
Pháp nhƣ tiếng mẹ đẻ, và đặc biệt là có trên 1,3 tỉ ngƣời nói tiếng Trung
Quốc nhƣ tiếng mẹ đẻ. Đấy là chƣa kể đến con số những ngƣời sử dụng
những ngôn ngữ này nhƣ một ngôn ngữ thứ hai với số lƣợng nhiều hơn so
với ngƣời nói ngôn ngữ thứ nhất. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là những ngôn
ngữ có số lƣợng ngƣời sử dụng ít hơn ở các quốc gia khác trong đó có Việt

Nam thì tình hình thế nào?
Ở nƣớc ta, cùng với chính sách mở cửa, dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc
ngoài đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Từ năm 1956,
cùng với sự phát triển của trƣờng Đại học Tổng hợp, một bộ môn dạy tiếng
Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ra đời và phát triển. Cho đến những năm 80 của

1
“Ngôn ngữ học” (Khuynh hƣớng-Lĩnh vực-Khái niệm. Tập II) Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam,
NXBKHXH HN 1986.

7
thế kỉ 20, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm giúp việc dạy và học
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài có hiệu quả hơn đƣợc quan tâm chú ý. Đặc
biệt là vào những năm 90 có sự phát triển vƣợt bậc về cả số lƣợng và chất l-
ƣợng những công trình nghiên cứu tiếng Việt có tính chất nhƣ một ngoại
ngữ. (Hàng trăm bài nghiên cứu về tiếng Việt và dạy tiếng Việt đƣợc tập
hợp trong các kỷ yếu các năm 1995, 1997,…). Qua đó, các nhà ngôn ngữ
học đã quan tâm đề cập và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của tiếng Việt,
góp phần tích cực vào việc giới thiệu và phổ biến tiếng Việt với các nƣớc
trên thế giới.
Trƣớc hết để thực hiện đƣợc chức năng to lớn mà lịch sử đề ra cho
mình, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu từ rất sớm về
các bình diện, các yếu tố của ngôn ngữ. Các tác giả đã chú ý đề cập đến các
bộ phận của ngôn ngữ trong các công trình dạy tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ
việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc coi là một bộ phận trong
nghiên cứu tiếng Việt và đã áp dụng những kết quả nghiên cứu tiếng Việt
vào việc dạy tiếng. Các công trình dạy tiếng không chỉ đề cập đến thực từ,
cấu trúc câu mà còn chú ý đến hƣ từ trong đó có kết từ. Tuy nhiên những
công trình nghiên cứu theo quan niệm cũ cho chúng ta một bức tranh đơn
giản về kết từ. Kết từ không đƣợc đánh giá cao. Khi nghiên cứu về kết từ

ngƣời ta chú ý nhiều đến những hiện tƣợng, những khả năng biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp của kết từ trong câu. Điều này sẽ đƣợc làm rõ và chứng minh ở
phần lịch sử vấn đề.
Đến ngôn ngữ học hiện đại, khi các nhà ngôn ngữ học có cái nhìn mới
về lĩnh vực ngữ dụng của ngôn ngữ. Nghĩa ngữ dụng đƣợc chú ý thì kết từ
đƣợc giải thích theo một hƣớng mới. Kết từ lúc này không chỉ diễn tả ý
nghĩa ngữ pháp mà còn thể hiện đƣợc mục đích của những ngƣời tham gia
giao tiếp. Việc mở rộng ra các bình diện của phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ
việc gắn các yếu tố ngôn ngữ với hoàn cảnh giao tiếp đã có vai trò to lớn
trong lĩnh vực dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

8
Dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ cũng nhƣ dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài là quá trình dạy ngƣời nƣớc ngoài sử dụng tiếng Việt nhƣ thế
nào trong quá trình giao tiếp. Ngƣời học ngoại ngữ phải biết tạo ra đƣợc
những câu nói bằng chất liệu ngoại ngữ có thể diễn đạt đƣợc tƣ duy của
mình đồng thời cũng phải hiểu đƣợc rõ ràng ý mà ngƣời bản xứ nói. Sử
dụng đƣợc một ngôn ngữ không chỉ hiểu đƣợc một câu nói của ngƣời bản xứ
hay nói đƣợc một câu bằng ngôn ngữ đó mà còn phải hiểu cả ý tứ, thái độ
tình cảm mà ngƣời nói gửi gắm qua câu nói đó cũng nhƣ diễn đạt đƣợc ý tứ
của mình. Nói một cách khác, ngƣời học ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ để
diễn đạt ý mình phải bằng “trái tim” cảm thụ. Vì thế, dạy tiếng Việt bên
cạnh dạy ý nghĩa của các thực từ còn phải dạy cả ý nghĩa của các hƣ từ hay
kết từ. Vậy dạy kết từ trong việc dạy tiếng Việt nhƣ thế nào? Đây cũng là
một trong những vấn đề mà luận văn quan tâm hay lí do chọn đề tài cho
công trình nghiên cứu này.
Đối tƣợng của việc dạy tiếng Việt rất phong phú cho nên chúng ta có
những phƣơng pháp và phạm vi dạy tiếng khác nhau. Căn cứ vào đối tƣợng
của mình việc dạy tiếng Việt có thể chia thành 2 mảng lớn: Đó là dạy tiếng
Việt nhƣ một ngoại ngữ và dạy tiếng Việt nhƣ tiếng mẹ đẻ. Sự khác biệt

giữa hai đối tƣợng này qui định việc dạy tiếng Việt cho họ là khác nhau.
Theo chúng tôi việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là việc dạy cho họ
một ngôn ngữ khác trong khi họ đã có một tiếng mẹ đẻ nên chúng ta phải
chú ý đến sự khác biệt về ngôn ngữ. Hay là sự khác biệt giữa tiếng Việt với
các ngôn ngữ khác (ngôn ngữ mẹ đẻ của ngƣời học). Trong những đặc trƣng
này phải kể đến vai trò của kết từ trong tiếng Việt so với các kết từ của các
ngôn ngữ khác. Đặc biệt hơn trong so sánh với các ngôn ngữ tổng hợp tính
và các ngôn ngữ biến hình. Trong tƣơng quan với các ngôn ngữ thuộc loại
hình khác, ngôn ngữ đơn lập đã sử dụng hƣ từ trong đó có kết từ nhƣ là ph-
ƣơng tiện chủ yếu, quan trọng, để biểu hiện mối quan hệ giữa các từ và tạo
nên các chức năng ngữ pháp khác nhau. Nói cách khác, vị trí, chức năng, vai

9
trò của kết từ là rất quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt cũng nhƣ trong
việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, để có những thành công trong việc nghiên cứu hoàn chỉnh
về kết từ trong việc dạy tiếng chúng ta cần phải có những công trình khoa
học lớn của tập thể các nhà khoa học. Trong điều kiện hạn chế của luận văn
chúng tôi xin tập trung giải quyết một phần nhỏ trong vấn đề rất rộng đó. Đó
là chúng tôi mong muốn nhìn nhóm hƣ từ này dƣới một góc độ, góc độ dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Vậy kì vọng của chúng tôi là có thể giải
quyết vấn đề này trong phạm vi tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ để có thể nhìn
thấy đƣợc mặt giống, mặt khác (qua so sánh sơ bộ với ngôn ngữ khác), mặt
thuận lợi, mặt khó khăn của liên từ và giới từ - gọi chung là kết từ - tiếng
Việt trong quá trình dạy tiếng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống từ loại tiếng Việt, trên đại thể có thể chia thành hai mảng lớn
đó là: hƣ từ và thực từ. Mặc dù hƣ từ chiếm số lƣợng không lớn bằng thực
từ nhƣng các hƣ từ có vai trò rất lớn trong việc diễn đạt mối quan hệ giữa

các từ, ngữ trong câu cũng nhƣ mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy
của ngƣời tham gia giao tiếp. Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn là hƣ từ
mà chủ yếu là những kết từ (một bộ phận của hƣ từ tiếng Việt) và với hai
tiểu loại chính là: giới từ và liên từ.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào kết từ và là những kết từ
trong sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện hành. Trong hoạt động
ngôn ngữ, từ ngữ nói chung, các kết từ nói riêng có mặt ở nhiều loại văn bản
khác nhau. Bên cạnh dạng nói, chúng ta còn thấy ngôn ngữ tồn tại ở dạng
viết. Về nguồn gốc thì dạng nói cổ xƣa hơn và sử dụng phổ biến hơn dạng
viết. Tuy nhiên trong việc lƣu trữ thông tin thì dạng viết có ƣu thế hơn.
Trong các dạng văn bản khác nhau, dạng văn bản trực tiếp nhất, ảnh hƣởng
nhiều nhất đến ngƣời nƣớc ngoài khi học tiếng Việt là các sách tiếng Việt

10
cho ngƣời nƣớc ngoài. Chúng tôi lựa chọn các quyển sách tiếng Việt có tính
chất hoặc dụng ý của tác giả là dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ làm đối tƣ-
ợng nghiên cứu để tiếp cận gần hơn đến ngƣời học. Giải quyết vấn đề trên
một cơ sở thực tế hơn là mục đích của chúng tôi.
Qua khảo sát, phân tích kết từ theo hƣớng tiếng Việt nhƣ một ngoại
ngữ, chúng tôi hy vọng hƣớng đến gần ngƣời học, ngƣời dạy hơn. Chúng tôi
hy vọng tìm ra phƣơng pháp tốt hơn cho việc học và việc dạy tiếng Việt.
Bằng những dẫn chứng chi tiết, có tính sát thực và trực tiếp nhất đối với ng-
ƣời nƣớc ngoài, luận văn sẽ góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp
trong kết từ tiếng Việt ở một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn thực hiện xác định kết từ trong sách tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài ở các phần sau:
- Phần hội thoại và Phần bài đọc.
- Phần ngữ pháp.
- Phần bài tập, bài luyện.

Luận văn không khảo sát kết từ trong những phần giải thích, hƣớng dẫn
của tác giả để hƣớng ngƣời học đến hội thoại hoặc bài đọc. Ngoài ra luận
văn cũng không đề cập đến kết từ trong những phần yêu cầu của tác giả
trong phần bài tập, bài luyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Khảo sát hiện trạng sử dụng kết từ trong các sách tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài hiện hành. Qua việc khảo sát này chúng ta có điều kiện chỉ ra
đƣợc những mặt đƣợc, những mặt hạn chế trong điều kiện hiện nay. Thực tế
của chƣơng trình dạy tiếng Việt sẽ giúp cho chúng ta đƣa ra những kiến giải
cụ thể để giải quyết vấn đề.
So sánh kết từ trong các loại văn bản khác nhau của tiếng Việt hiện đại
và trong sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Qua việc so sánh này, chúng

11
ta có thể chỉ ra đƣợc thực tế sử dụng với việc dạy tiếng Việt. Điều đó có thể
nhận thấy sự cập nhật cũng nhƣ hiệu quả từ thực tế của chƣơng trình dạy
tiếng. Thông qua so sánh, chúng ta cũng có thể nhìn nhận lại những công
trình nghiên cứu về tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài một cách khách quan
hơn, trên những cứ liệu thuyết phục.
Sau khi trình bày những số liệu thuyết phục, luận văn đƣa ra những đề
nghị, kiến giải cần thiết cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy kết từ
cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt. Đây là mục đích cuối cùng và cũng là
mục đích lớn nhất của luận văn. Để hoàn thiện hơn nữa chƣơng trình, giáo
trình, còn đòi hỏi phải có nhiều đóng góp hơn nữa. Tuy nhiên với hạn chế về
chuyên môn cũng nhƣ sự hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chỉ hy vọng đƣa ra
đƣợc những ý kiến nhỏ nhằm đóng góp cho sự hoàn thiện của chƣơng trình,
giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn thực hiện xác định khái niệm, tiêu chí nhận diện kết từ trong

tiếng Việt. Trong số những công trình nghiên cứu về kết từ tiếng Việt,
chúng tôi hy vọng tìm đƣợc những quan điểm mà có thể khai thác để phục
vụ việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Qua đó chúng tôi cũng cố gắng
đƣa ra khái niệm kết từ tiếng Việt, theo thiển ý của chúng tôi, có ƣu thế hơn
đối với việc dạy tiếng Việt không phải cho ngƣời bản xứ.
Qua việc nghiên cứu về các kết từ, luận văn tiến hành phân loại các kết
từ trong tiếng Việt. Việc phân loại này giúp cho ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời
học hiểu rõ hơn, có tầm nhìn tổng quát hơn về đối tƣợng nghiên cứu. Các
kết từ tiếng Việt đƣợc cụ thể hoá, xây dựng theo hệ thống, có mối quan hệ
giữa các thành tố của một hệ thống.
Khảo sát tình hình sử dụng kết từ trong sách dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài. Sơ bộ khảo sát các kết từ trong các loại văn bản khác nhau
(Khảo sát kết từ trong một số truyện ngắn hiện đại và một số tác phẩm báo
chí chính luận trên báo “Nhân dân” và “Lao động” năm 2001); so sánh với

12
thực tế sử dụng kết từ trong sách dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ đã xuất
bản.
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi đã thống nhất lựa chọn sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở
các trình độ khác nhau, dành cho các đối tƣợng khác nhau, chúng tôi tiến
hành sử dụng các thủ pháp chủ yếu là:
- Thống kê: Đây là thủ pháp đầu tiên, chủ yếu đƣợc tiến hành đối với
các kết từ trong các văn bản. Các hiện tƣợng kết từ xuất hiện đều đƣợc
thống kê bằng các phiếu tƣ liệu. Thông qua các phiếu tƣ liệu, chúng tôi có
thể đƣa ra đƣợc con số thống kê về kết từ của mỗi văn bản.
- Tổng hợp: Thủ pháp này đƣợc chủ yếu thực hiện sau khi chúng tôi đã
thống kê đƣợc các dạng kết từ khác nhau. Các kết từ liên quan đến nhau
đƣợc tập hợp vào cùng nhóm. Tổng hợp chúng lại để đƣa ra một bức tranh

chung về kết từ với một trật tự nhất định.
- Phân tích: Trái với thủ pháp tổng hợp, thủ pháp phân tích chủ yếu
đƣợc tiến hành trong các nhóm kết từ. Tìm những điểm khác biệt của từng
tiểu loại kết từ để phân biệt nó với những tiểu loại gần gũi với nó hoặc khác
xa nó.
- So sánh: Thủ pháp so sánh chủ yếu đƣợc thực hiện trong nội bộ các
kết từ, và giữa sách tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài với các văn bản khác
nhau.
- Quan sát sƣ phạm: Đƣợc thực hiện qua thực tế công việc của chúng
tôi. Thủ pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng để giải quyết những vấn đề còn tồn
tại mà trong quá trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài chúng tôi thấy
chƣa đƣợc giải quyết.
Có thể sử dụng phối hợp các thủ pháp trên, tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ
thể, cũng tuỳ đối tƣợng khảo sát cụ thể mà áp dụng thủ pháp nào là chính.
4.2. Tư liệu:

13
Chúng tôi thống kê và mô tả kết từ trong các sách tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài hiện hành. Cụ thể là:
+ Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trƣờng Đại học Tổng hợp,
Hà Nội 1980.
+ Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (II), Trƣờng Đại học Tổng hợp,
Hà Nội 1980.
+ Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Bùi Phụng, NXB ĐH&GDCN,
1992.
+ Thực hành tiếng Việt dùng cho ngƣời nƣớc ngoài. Nguyễn Việt H-
ƣơng, NXB GD, 1995.
+ Tiếng Việt, Phan Văn Giƣỡng - Nguyễn Anh Quế, NXB GD, 1996.
+ Tiếng Việt cơ sở (I), Đại học Bắc Kinh, 1996.
+ Tiếng Việt cơ sở (II), Đại học Bắc Kinh, 1996.

+ Tiếng Việt cơ sở (III), Đại học Bắc Kinh, 1996.
+ Tiếng Việt cơ sở. Vũ Văn Thi, NXB KHXH, 1996.
+ Tiếng Việt nâng cao. Nguyễn Thiện Nam, NXB GD, 1998.
+ Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nguyễn Anh Quế, NXB VHTT Hà
Nội, 2000.
+ Tiếng Việt cơ sở cho ngƣời Nhật. Trần Thị Chung Toàn, NXB
ĐHQG, 2000.
+ Thực hành tiếng Việt B (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài), Đoàn
Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới, 2001.
+ Thực hành tiếng Việt C (Sách dùng cho ngƣời nƣớc ngoài). Đoàn
Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới, 2001.
- Một số tuyển tập truyện ngắn, các tác phẩm báo chí bằng tiếng Việt.
- Các sách và chuyên luận bằng tiếng Việt do các tác giả Việt Nam viết
hoặc tác giả nƣớc ngoài viết nhƣng đã đƣợc dịch sang tiếng Việt.
5. Bố cục của luận văn:

14
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn có 3
chƣơng:
Chương 1: Khái quát chung về kết từ tiếng Việt
Chúng tôi trình bày quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ. Từ
đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu kết từ tiếng Việt. Trên cơ sở những nghiên
cứu trƣớc đây, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của luận văn, chúng tôi
đƣa ra kết luận về kết từ với những đặc điểm, kiểu loại. Và phần vai trò của
kết từ trong việc dạy tiếng Việt.
Chương 2: Kết từ trong các sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
Ở chƣơng này, chúng tôi tiến hành thống kê kết từ trong các sách dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài trong các phần ngữ pháp và bài tập, bài
luyện. Sau đó so sánh những kết từ đƣợc giải thích trong phần ngữ pháp với
tình hình sử dụng kết từ trong các bài đọc và hội thoại của sách.

Chương 3: Một số ý kiến về phương pháp biên soạn và giảng dạy kết
từ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Từ những kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2, luận văn hƣớng tới một số
ứng dụng đối với việc dạy kết từ cho ngƣời nƣớc ngoài. Nhằm đƣa ra
những phƣơng pháp, giải pháp cho việc biên soạn chƣơng trình, giáo
trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT TỪ TIẾNG VIỆT
1.1. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về kết từ tiếng Việt.
Để giải quyết đƣợc những thắc mắc của ngƣời nƣớc ngoài khi học tiếng
Việt, luận văn phải quay trở lại những nghiên cứu trƣớc đây nhằm tìm hiểu rõ
hơn lịch sử của vấn đề. Thời kì đầu của con ngƣời, con vật, dù không biết
“nói”, “viết” nhƣng cũng biết sử dụng kí hiệu thay cho ngôn ngữ trong quá

15
trình giao tiếp. Bằng chứng là để báo hiệu nơi có thức ăn cũng nhƣ có thú dữ,
con vật có thể hú gọi nhau. Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nghiên
cứu của Mác - Angghen về ngôn ngữ và tƣ duy. “Ngôn ngữ cũng cổ xƣa nhƣ
ý thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn và cũng nhƣ ý thức, ngôn
ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với ngƣời khác”
2
. Và
cùng với sự phát triển của tƣ duy, ngôn ngữ ngày càng phát triển và hoàn
thiện sao cho có thể thực hiện đƣợc vai trò to lớn của mình là công cụ của tƣ
duy. Con ngƣời có cuộc sống khi con ngƣời có thể nhận biết đƣợc mình trong
môi trƣờng của cuộc sống. “Tôi tƣ duy nghĩa là tôi tồn tại” giúp cho chúng ta
lý giải mối quan hệ của tƣ duy với thực tế khách quan.

Ngôn ngữ - tƣ duy - thực tế khách quan có mối quan hệ khăng khít với
nhau, mối quan hệ đó đƣợc các nhà Việt ngữ học cụ thể hoá nhƣ 3 đỉnh của
một tam giác. Chúng có quan hệ tƣơng liên với nhau, bổ sung cho nhau và hỗ
trợ nhau. Trong đó, tƣ duy đóng vai trò là cầu nối, chất xúc tác giữa ngôn ngữ
và thực tế khách quan. Thực tế khách quan sinh động đƣợc phản ánh vào tƣ
duy. Trên cơ sở của lao động, tƣ duy, ngôn ngữ đã ra đời. Vì thế, ngôn ngữ
cũng mang trong mình màu sắc của cuộc sống. Và cuộc sống khác nhau thì
ngôn ngữ cũng khác nhau. Điều này cũng là một lí do để giải thích tại sao các
dân tộc khác nhau thì có ngôn ngữ khác nhau trong khi họ có chung một ngôn
ngữ tiềm ẩn trong não bộ.
Với vai trò là phƣơng tiện phản ánh thế giới khách quan, hệ thống từ
vựng của mỗi ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng đều có hai mảng
lớn: Thực từ và hƣ từ. Thực từ là những từ phản ánh vô số những sự vật, hiện
tƣợng tồn tại trong thực tế khách quan nên vô hạn về mặt số lƣợng. Còn hƣ từ
là những từ hữu hạn về số lƣợng phản ánh mối quan hệ, sự tƣơng liên giữa
các thành tố trong tƣ duy cũng nhƣ ngôn ngữ trong câu. Vì thế, thực từ là
những từ tự nghĩa có vai trò làm thành phần câu. Hƣ từ là những từ trợ nghĩa

2
Trang 8, “Mác, Angghen, Lê Nin bàn về ngôn ngữ”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1962.

16
không thể làm thành phần câu. Thực từ đóng vai trò là các yếu tố còn hƣ từ có
tƣ cách liên kết các yếu tố này thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Không ai có thể phủ nhận vai trò của thực từ và hƣ từ (trong đó có kết từ)
trong hệ thống của một ngôn ngữ. Tuy nhiên dƣới hình thức này hay hình
thức khác các tác giả có thể trình bày dƣới các dạng khác nhau. Nhƣng tựu
trung lại vẫn đi đến một con đƣờng phân chia hệ thống từ vựng theo những từ
phản ánh khái niệm trong thế giới quanh ta (thực từ) và những từ có khả năng
biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm (hƣ từ trong đó có kết từ). Ở phần

này, chúng tôi điểm lại những quan điểm của các học giả về kết từ tiếng Việt.
Cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim, Phạm Duy
Khiêm, Bùi Kỷ đã nghiên cứu và phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt thành
13 từ loại. Qua đó chúng ta thấy đƣợc một hệ thống với những từ vựng đƣợc
phân chia theo nhóm từ loại có đặc điểm chung về ngữ pháp. Trong cuốn sách
này mặc dù chƣa có khái niệm về hƣ từ cũng nhƣ kết từ nhƣng các từ vựng có
vai trò là thực từ và các từ vựng đảm nhiệm là hƣ từ đã đƣợc phân biệt và tách
riêng thành những nhóm nhỏ khác nhau. “Giới tự” và “liên tự” mà bây giờ
chúng ta gọi chung là kết từ đã đƣợc gọi tên và là 2 nhóm tƣơng đƣơng với
các từ loại khác nhƣ danh tự, tính tự, mạo tự, đại danh tự
Phan Khôi, là ngƣời đầu tiên đã chú ý đến việc sử dụng thuật ngữ hƣ từ.
Ông chia từ vựng tiếng Việt thành 2 loại: thực từ và hƣ từ. Và nhận thấy vai
trò to lớn của hƣ từ trong tiếng Việt khác nhiều so với tiếng Pháp. Ông đã dẫn
ra một số trƣờng hợp chứng tỏ rằng “Văn pháp làm hệt theo lối tiếng Pháp,
nhiều khi đến bất đồng”
3

Giai đoạn sau (từ những năm 60 đến năm 80 của thế kỉ 20), cùng với sự
phát triển của ngôn ngữ học, từ pháp học cũng có bƣớc phát triển đáng kể.
Nguyễn Kim Thản trong cuốn: “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Tập I”
(1963) đã chia từ loại tiếng Việt thành 3 loại: Thực từ, hƣ từ và bán thực từ,
bán hƣ từ. Theo ông “hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, cho nên ta

3
Trang 172, “Việt ngữ nghiên cứu”, Phan Khôi, 1955.

17
có thể chia chúng theo tác dụng ngữ pháp”. Và căn cứ vào “tác dụng phụ vào
những từ khác” và “quan hệ ngữ pháp giữa từ này với từ khác” mà ta có thể
chia hƣ từ thành 2 nhóm: Phụ trợ từ và quan hệ từ. Trong đó, quan hệ từ bao

gồm: “giới từ”, “liên từ”.
Nguyễn Tài Cẩn và Xtan kê vích (1975) đã phân chia chi tiết hơn. Ông
gọi nhóm từ chúng ta đề cập trong luận văn là các từ hình thành cú pháp
thuộc các từ không thuộc nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ. Cùng
với thuật ngữ “liên từ”, “giới từ”, ông còn đề xuất một số từ nằm trong những
trƣờng hợp biên gọi là “liên - giới từ”.
Cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) của Uỷ ban khoa học xã hội đã đánh
dấu một bƣớc ngoặt mới trong lịch sử nghiên cứu từ loại tiếng Việt, các tác
giả cũng chia vốn từ vựng thành 2 loại lớn: Thực từ và hƣ từ. Nhƣng trong đó,
kết từ có một phần dùng để biểu thị quan hệ liên hợp đƣợc gọi tên là kết từ
liên hợp, có một phần dùng để biểu thị quan hệ hạn định đƣợc gọi tên là kết từ
chính phụ.
Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1986) chia từ loại
tiếng Việt thành 3 nhóm lớn: Thực từ, hƣ từ và tình thái từ. Tác giả gộp liên
từ và giới từ thành quan hệ từ bởi “khó đạt đƣợc giải pháp thoả đáng theo hƣ-
ớng liên từ hoặc giới từ”. Và các quan hệ từ có vai trò chung là hƣ từ cú pháp.
“Ngữ pháp tiếng Việt” (1992) của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn
Thung đã chia từ loại tiếng Việt thành 2 nhóm lớn trong đó kết từ thuộc nhóm
2 và đƣợc phân chia ra thành 2 loại: kết từ hạn định và kết từ phụ thuộc thay
cho thuật ngữ giới từ và liên từ.
Hồ Lê trong “Cú pháp tiếng Việt” (1992) phân chia từ vựng tiếng Việt
thành 9 loại trong đó kết từ hay từ công cụ bao gồm cả những từ mà chúng ta
gọi là liên từ và giới từ trong luận văn.
Qua những trình bày trên, chúng tôi xin đƣa ra một số đặc điểm của thực
từ và hƣ từ (trong đó có kết từ):

18
Về mặt ý nghĩa: Thực từ mang nghĩa từ vựng còn hƣ từ mang ý nghĩa
ngữ pháp. Thực từ có thể “vẽ”, “miêu tả” cho chúng ta thấy một bức tranh
sinh động về cuộc sống hiện thực. Còn hƣ từ (trong đó có kết từ) có tác dụng

nhƣ chất “xúc tác”, nối kết các sự vật, đặt chúng vào một hay nhiều quan hệ
nhất định.
Về mặt làm chức năng trong câu: Thực từ có thể đóng vai trò làm thành
phần câu nhƣng hƣ từ (trong đó có kết từ) về cơ bản không thể làm thành
phần câu. Thực từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu. Trong khi
đó kết từ chỉ có thể diễn tả đƣợc mối quan hệ giữa các thành phần câu, mối
quan hệ giữa các vế trong câu.
Về mặt ngữ dụng: Hai đặc điểm trên qui định khả năng biểu đạt nghĩa
ngữ dụng của thực từ là khá cụ thể và không phức tạp. Ví dụ: từ “cái bàn”
trong tiếng Việt hoặc “table” trong tiếng Anh chỉ cho ngƣời đọc, ngƣời nghe
thấy hình ảnh của vật thƣờng bằng gỗ có 4 chân, hình vuông hoặc tròn và đ-
ƣợc dùng để học tập, làm việc trong sinh hoạt hàng ngày theo qui ƣớc của
xã hội. Còn nghĩa ngữ dụng của hƣ từ thì vô cùng phong phú. Đặc biệt với
tiếng Việt, khi phƣơng tiện biểu thị ngữ pháp là từ thì vai trò của hƣ từ đặc
biệt quan trọng trong việc biểu đạt dụng ý của những ngƣời tham gia giao
tiếp. Chúng ta thử phân tích vai trò của thực từ và hƣ từ trong câu sau: “Đừng
tƣởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy!”(1).
Nếu bỏ những hƣ từ in nghiêng ở câu (1) đi ta có câu: “Đừng tƣởng đất này
hết ma. Ma đẻ sinh đôi sinh ba” (2). Ở trƣờng hợp câu (2), về mặt ngữ pháp
không sai. Tuy nhiên, xét về, mặt ý nghĩa ngƣời đọc không nhận thấy đƣợc:
- Trạng thái tồn tại của ma: đã
- Tiến trình của hoạt động đẻ sinh đôi sinh ba của ma: còn, đang, nữa
- Sự thách thức trong lời cảnh báo: cơ, đấy
1.2. Tình hình nghiên cứu về kết từ tiếng Việt.
1.2.1. Những nghiên cứu về mặt hình thức.

19
Lịch sử nghiên cứu Việt ngữ học ở giai đoạn đầu, kết từ chủ yếu đƣợc
nghiên cứu về mặt hình thức. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào vị trí của kết từ trong câu. Có nghĩa là những kết từ đƣợc xem xét với vai

trò nhƣ một bộ phận biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Căn cứ vào vị trí của các hƣ
từ trong câu ta xác định nó là thuộc từ loại hƣ từ nào.
Trong “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim tác giả đã khảo
sát và tìm ra đƣợc sự chuyển loại của nhiều từ trên cơ sở chức năng của chúng
trong câu. Tác giả chia “tiếng” thành 13 “loài” và đã gọi tên những đơn vị mà
luận văn đề cập đến là: Giới tự và Liên tự. Trong cuốn sách đầu tiên đánh dấu
việc nghiên cứu một cách có hệ thống này, tác giả đã nghiên cứu kết từ dƣới
tiêu chí hình thức. Trần Trọng Kim cho rằng “Giới tự là tiếng dùng để liên lạc
một tiếng với tiếng túc từ của nó”. Chúng bao gồm:
- Theo tiêu chí “cái gốc của nó mà phân biệt” giới tự tiếng Việt có:
+ Tiếng bản nhiên giới tự: bằng, bởi, của, nhân, từ, tự, với,
+ Tiếng tĩnh tự dùng làm giới tự: gần, xa, giữa, ngang, ngay,
+ Tiếng động tự dùng làm giới tự: cho, để, đến, đối, lại, khỏi, ở, lên,
xuống, ra, vào, qua, tại, tới, sang, theo, về, từ,
+ Tiếng quán ngữ giới tự: còn, về, đối với
- Dựa vào tiêu chí “quan hệ của nó lập ra”, giới tự tiếng Việt đƣợc chia
thành:
+ Giới tự chỉ nơi chốn: ở
+ Giới tự chỉ sự đổi nơi chốn: ra, vào, về, khỏi, theo, lên, xuống
+ Giới tự chỉ chỗ khởi đầu: từ, tự.
+ Giới tự chỉ chỗ tới: đến, tới, lại.
+ Giới tự chỉ bên này vƣợt tới bên kia: qua, sang.
+ Giới tự chỉ kì hạn: nội, trong.
+ Giới tự chỉ mục đích: để, cho.
+ Giới tự chỉ sự hệ thuộc: của.

20
Còn “Liên tự là một tiếng dùng để liên hợp mấy tiếng cùng loại, hoặc
mấy mệnh đề hoặc mấy câu với nhau”.
Chúng bao gồm:

- Tiếng tập hợp liên tự:
+ Sự cộng lại, góp thêm: và, với, cùng, cùng với.
+ Sự luân lƣu: hoặc, hay, hay là
+ Sự kết liễu: thế vậy, nên, cho nên, nên chi, vậy nên, thành thử, bởi rứa,
bởi thế, bởi vậy, vì thế, vì vậy
+ Sự tỏ ý nói thêm lẽ khác và chỉ sự tăng tiến trong câu biện luận: vả, vả
lại, vả chăng, huống, huống chi, huống hồ, phƣơng chi
+ Sự trái lại hay sự hạn chế: nhƣng, nhƣng mà, song, song le, tuy nhiên,
thế mà, chứ
+ Sự chuyển tiếp: còn nhƣ, đến nhƣ, chí nhƣ
+ Mục đích:
* Mục đích để đạt tới: hoạ, hoạ chăng
* Mục đích để tránh khỏi: kẻo, kẻo lại, kẻo mà
+ Báo trƣớc một mệnh đề khác mà ngƣời ta mới hiểu ra đƣợc: hèn nào,
hèn chi, thảo nào
- Tiếng phụ thuộc liên tự dùng để liên hợp mệnh đề phụ với những mệnh
đề chính. Bao gồm:
+ Duyên cớ: vì, bởi, bởi vì, vì chƣng
+ Mục đích: để, để cho
+ Sự kết liễu: cho, cho đến, đến khi, đến nỗi, đến nƣớc
+ Thời gian: khi, lúc, đang khi, đang lúc, trong khi, trong lúc, bao giờ
+ Sự nhƣợng bộ: dù, dẫu, dầu, tuy, tuy rằng.
+ Sự so sánh: ví nhƣ, cầm nhƣ, cầm bằng, cũng nhƣ, dƣờng nhƣ, thế
nào thế ấy
+ Sự giả thiết: giá phỏng, giả sử, giá nhƣ, giá thể, phỏng nhƣ
+ Điều kiện: hễ, nếu, ví, ví bằng, ví chăng, ví dù, ví thử

21
Nhƣ vậy, tác giả chú trọng đến vai trò của kết từ với các thành phần
khác trong câu và đặc biệt đã chỉ rõ có sự chuyển loại từ các “tiếng” của các

“loài” khác. Trong định nghĩa cũng nhƣ sự phân loại, tác giả tập trung lấy tiêu
điểm giữa tiếng này với tiếng khác. Định nghĩa về giới từ tác giả đƣa ra tiêu
chí những từ “dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó” tác giả lấy
sự phân biệt về vị trí của các tiếng để chỉ ra sự khác nhau giữa giới từ và các
từ loại khác trong câu.
Phan Khôi trong “Việt ngữ nghiên cứu” (1955) đã thấy đƣợc vai trò cấu
trúc ngữ pháp trong câu của hƣ từ nói chung và giới từ và liên từ (gọi chung
là “Quan hệ từ”) nói riêng. Ông cho rằng ở các ngôn ngữ châu Âu danh từ
hoặc động từ có thể truyền tải ý nghĩa ngữ pháp bằng cách biến hình từ trong
những câu cụ thể (ÿ ữuũàỵ ờớốóy) còn trong tiếng Việt các hiện tƣợng ngữ
pháp đều đƣợc thể hiện bằng hƣ từ. Đồng thời vai trò của các kết từ trong câu
cụ thể là “giới từ” và “liên từ” cũng đƣợc thể hiện qua vị trí của nó với các
thành phần trƣớc nó và thành phần sau nó. Trong đó “giới từ dùng để giới
thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ và đại danh từ khác
để thấy rõ quan hệ giữa chúng nó với nhau”. Còn “Liên từ dùng để làm dính
nhau tự với tự, từ với từ, cú với cú, để tỏ ra sự quan hệ giữa chúng nó”
4
. Mặc
dù các tác giả đã nói nhiều đến sự phân chia từ loại trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt nhƣng vẫn chƣa đƣa ra các tiêu chí để phân loại. Hoặc nếu có thì
quá đơn giản “Phân biệt tự loại của một tiếng phải vừa do nơi ý nghĩa vừa do
nơi phận sự văn phạm của tiếng ấy trong lời nói. Mà chỗ quan hệ hơn chính là
ý nghĩa”
5
.
Cùng với các tác giả trên đến “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” của
Nguyễn Kim Thản đã có sự phát triển rõ ràng về tiêu chí phân chia từ loại đó
là vẫn chủ yếu tập trung vào các tiêu chí phân biệt về mặt hình thức. Nguyễn
Kim Thản cho rằng “Phân định từ loại chính là nhằm mục đích: nắm đƣợc


4
Trang 164, “Việt ngữ nghiên cứu”, Phan Khôi, NXB Văn Nghệ 1955.
5
Trang 34, “Nhận xét về văn phạm Việt Nam”, Bùi Đức Tịnh, NXB Đại Chúng, 1948.

22
những từ cùng có đặc trƣng ngữ pháp nhƣ nhau, và khi đặt câu có thể theo hệ
thống đó mà suy phỏng ra và không bị nhầm lẫn”
6
. Và rồi ông nhắc đi nhắc
lại sự tiện ích cũng nhƣ mục đích của việc phân định từ loại là “Nếu không
quy những từ cùng có những đặc tính ngữ pháp vào với nhau mà cứ giải thích
lẻ tẻ từng từ cụ thể một thì không ai nắm đƣợc hết, và cũng không thành hệ
thống gì cả”
7
. Ông phản đối cách phân định từ loại căn cứ vào ý nghĩa của từ
và đƣa ra ba lập luận để chứng minh rằng căn cứ vào ý nghĩa của từ là sai
lầm. Ngoài ra ông còn chỉ ra “Hậu quả của những khuyết điểm này là: làm
cho khoa ngữ pháp học mất đi tính chất khách quan, không tìm ra đƣợc những
cái đặc thù của từng ngôn ngữ, và ở một mức độ nhất định sẽ biến việc nghiên
cứu ngữ pháp thành việc phiên dịch cứng đờ”. Vì thế ông cho rằng: “ý nghĩa
khái quát và quan hệ cú pháp (khả năng kết hợp của từ) là căn cứ chắc chắn
để phân định từ loại. Ngoài ra công dụng chung ở trong câu và hình thức tạo
từ cũng có thể là điều kiện tham khảo”
8
. Tuy nhiên, Nguyễn Kim Thản chỉ
nêu ra tiêu chí ý nghĩa khái quát để phân chia từ loại còn khi xét đến hƣ từ thì
ông cho rằng “Hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực cho nên ta có thể
chia chúng theo tác dụng ngữ pháp”
9

. Nói một cách khác ý nghĩa khái quát
theo Nguyễn Kim Thản chỉ là nghĩa từ vựng của từ.
Từ đó, ông cho rằng quan hệ từ bao gồm hai loại: giới từ và liên từ.
“Giới từ là một loại hƣ từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ
(hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp
giữa hai đơn vị đó”
10
. Căn cứ vào tác dụng ngữ pháp của nó là từ phụ hay từ
chính, Nguyễn Kim Thản chia giới từ thành 2 tiểu loại:
- Giới từ nối liền thành phần phụ với thể từ: của, mà.
- Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ. Gồm 2 loại: những giới từ mà
từ phụ là thể từ: ở, từ, với, bởi, vì, do bằng, cho (tiện lợi cho ai) và những giới

6
Trang 130, “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.
7
Trang 131, “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.
8
Trang 144, “Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.
9
Trang 153, “Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.
10
Trang 376, “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.

23
từ mà từ phụ là vị từ: để, cho (ăn cho no). Còn “Liên từ là một loại hƣ từ
(trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền những từ (hoặc từ tổ, đoạn câu)
có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau”
11
. Căn cứ vào “quan hệ

giữa hai thành phần do liên từ nối lại”, liên từ bao gồm 2 tiểu loại:
- Liên từ biểu thị quan hệ liên hợp biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp sau:
+ Tập hợp: và, với, cùng, cùng với, cũng nhƣ.
+ Chọn lựa: hay, hay là, hoặc, hoặc là, hoặc giả, hoặc giả là.
- Liên từ biểu thị quan hệ qua lại biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp sau:
+ Tăng tiến và nhƣợng bộ: tuy (rằng) nhƣng, mặc dầu nhƣng,
dù nhƣng, song, mà, nhƣng mà, huống hồ, huống chi, nữa là.
+ Điều kiện và kết quả: nếu, giá, mà, nếu mà, giá mà, miễn là, giả thử
(giả sử), có, hễ, động, cứ thì, là
+ Nguyên nhân và kết quả: vì (cho) nên, sở dĩ vì
+ Mục đích và hành động: cho, để cho (khác giới từ ở chỗ dùng để nối 2
đoạn câu)
+ So sánh: thà , thà chứ, chứ
Trên đây là những công trình nghiên cứu kết từ tập trung xét về mặt hình
thức. Sau này cùng với “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban Khoa học Xã hội,
“Ngữ pháp tiếng Việt” của Đinh Văn Đức, “Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp
Quang Ban, “Hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Anh Quế đã tập
trung xét hƣ từ không những về mặt hình thức mà còn cả mặt nội dung.
1.2.2. Những nghiên cứu về mặt nội dung.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” Uỷ ban Khoa học xã hội, các tác giả
đã chỉ ra “nghĩa hƣ” của hƣ từ cùng với “nghĩa thực” của thực từ. “Cần nhận
rõ đặc điểm của hƣ từ về mặt ngữ pháp và mặt ngữ nghĩa”, từ đó hƣ từ đƣợc
phân chia thành các loại nhỏ với những nét “nghĩa hƣ” mà nó biểu thị khác
nhau. Các tác giả căn cứ vào chức năng biểu đạt ý nghĩa của các kết từ trong
câu mà có thể phân loại thành 2 loại kết từ.

11
Trang 395, “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” , Nguyễn Kim Thản, NXBKH, Hà Nội 1963.

24

- Kết từ chính phụ: do, của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì, mà, đối với, từ
- Kết từ liên hợp: và, với, hay hoặc, cùng, những, song, thì , nếu thì,
tuy nhƣng, vì cho nên, không những mà còn, càng càng , vừa vừa.
Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (Từ loại) đã gộp hai loại kết
từ (kết từ chính phụ và kết từ liên hợp) (Theo cách gọi của “Ngữ pháp tiếng
Việt” của Uỷ ban Khoa học xã hội) là Quan hệ từ. Bên cạnh việc phân tích
các kết từ theo vị trí của chúng với các từ khác trong câu, tác giả còn đề cập
đến ý nghĩa của các từ nối câu theo các quan hệ nhƣ chính phụ với các ý
nghĩa nhƣ: nhƣợng bộ, nguyên nhân, kết quả, mục đích
“Hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại” là công trình nghiên cứu sâu sắc về hƣ
từ. Qua đấy Nguyễn Anh Quế đã chỉ ra và phân tích một cách chi tiết về hƣ
từ. Ông cho rằng: “Một từ, dù theo quan điểm nào, cũng là có nghĩa. Khi
đứng riêng rẽ, từ có ý nghĩa từ vựng, nhƣng khi đứng trong câu nói từ có
thêm ý nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của một từ
là hai mặt không thể thiếu, không thể tách rời ”
12
. Căn cứ vào khả năng
làm thành tố phụ đoản ngữ của hƣ từ, Nguyễn Anh Quế chia hƣ từ thành 3
loại trong đó kết từ mà luận văn nghiên cứu thuộc vào các hƣ từ không làm
thành tố phụ đoản ngữ. Trong đó có:
- Những hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính - phụ (hƣ từ giới từ):
của, bằng, cho, để, mà, vì, do, bởi, tại, ở, nhƣ, với, cùng, rằng.
- Những hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ đẳng lập (hƣ từ liên từ).
Nhóm này đƣợc chia thành 2 loại nhỏ:
* Nhóm có quan hệ đẳng lập (liên từ tập hợp):
+ Liên từ tập hợp: và, với, cùng với.
+ Liên từ biểu thị quan hệ thời gian: rồi.
+ Liên từ biểu thị quan hệ lựa chọn: hay, hoặc, hay là, hoặc là.
+ Liên từ biểu thị quan hệ trái ngƣợc: nhƣng, mà, song, chứ.
* Những liên từ nối các yếu tố có quan hệ chính phụ (liên từ tƣơng ứng):


12
Trang 39, “Hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Anh Quế, NXB KHXH, Hà Nội, 1988.

25
+ Tƣơng ứng giữa điều kiện - kết quả: hễ thì, nếu thì, giá thử thì, giả
dụ thì,
+ Tƣơng ứng giữa nguyên nhân và kết quả: sở dĩ là vì
+ Tƣơng ứng giữa nhƣợng bộ và tăng tiến: tuy (tuy rằng) nhƣng , dù
(mặc, dù, dầu ) nhƣng (vẫn)
+ Tƣơng ứng giữa hoàn cảnh và lựa chọn: thà chứ (còn hơn)
1.2.3. Những nghiên cứu về mặt ngữ dụng.
Đây là bình diện chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều và sâu. Xét về mặt lịch sử,
ngữ dụng là một phân ngành mới trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học.
Vì thế những nghiên cứu hƣ từ đặc biệt kết từ về mặt ngữ dụng vẫn còn ít.
Tuy nhiên hiện nay, khuynh hƣớng này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Các tác giả cũng đã quan tâm đến ngữ nghĩa trong việc dạy tiếng. Ngƣời
giáo viên nói chung và ngƣời thiết kế chƣơng trình cần phải chú ý đến “ba lớp
tƣơng ứng với 3 bình diện:
Lớp thứ nhất: Quan hệ kết hợp
Lớp thứ hai: Quan hệ tình thái
Lớp thứ ba: Quan hệ dụng học”
13

Nhƣ vậy, mỗi phát ngôn có thể chia thành 2 phần: “nghĩa hiển ngôn hay
là „thuần tuý‟ ngữ nghĩa”, khi xét trong quan hệ kết hợp và “nghĩa ngữ dụng”
khi xét trong quan hệ tình thái và quan hệ dụng học. Các tác giả Nguyễn Đức
Dân - Trần Thị Chung Toàn cho rằng “có một loạt liên từ, phó từ trong tiếng
Việt mang chức năng luận cứ”. Chỉ dẫn luận cứ là một trong những chỉ dẫn
qui ƣớc đƣợc tạo ra bởi nghĩa ngữ dụng. Qua những ý nghĩa luận cứ này bên

cạnh lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa không thay đổi trong mọi tình huống,
chúng thƣờng đƣợc khái quát thành các khung cấu trúc ngữ pháp trong các
sách ngữ pháp của các ngôn ngữ. Còn có lớp nghĩa luận cứ: lớp nghĩa này
giúp ta thấy “mỗi từ, tham gia vào câu, sẽ làm cho câu, ngoài thông báo chính

13
“Tiếng Việt và dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ”, Đinh Văn Đức, NXB ĐHQG, Hà Nội 1997.

×