Tải bản đầy đủ (.pptx) (50 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU SÀN NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.48 MB, 50 trang )



CHUYÊN ĐỀ:
GIẢI PHÁP KẾT CẤU
SÀN NHÀ CAO TẦNG
NHÓM 3:
LÊ VĂN KHANG
NGUYỄN MINH KHÁNG
NGUYỄN HỮU KHANH
VÕ ĐÌNH KHOA
NGUYỄN CHÍ LĨNH
NGUYỄN VĂN MỪNG
I. GiỚI THIỆU CHUNG:
Hiện nay các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng đều rất phổ biến
nhịp 8m - 9m. Với bước nhịp điển hình như thế này hiện nay có
rất nhiều công nghệ mới có thể áp dụng và đặt lên bàn cân cho
chủ đầu tư khi lựa chọn.Với ô sàn nhịp 8 - 9m vuông có các giải
pháp sau để tư vấn lựa chọn :
1. Dầm sàn bê tông truyền thống ( chỉ gồm dầm
chính + sàn): Hệ thống gồm dầm chính và sàn kê lên
dầm chính, dầm chính gác trực tiếp lên cột. Theo
phương án này, dầm chính có bước nhịp là 8 - 9m có
chiều cao khoảng 60 – 1000 tùy vào là dầm đơn giản
hay dầm liên tục. Ô sàn có chiều dày từ 22 - 25cm.
Thép sàn đặt 2 lớp.
2. Dầm sàn bê tông truyền thống (ô có dầm trực giao): Hệ thống gồm sàn
kê lên dầm phụ và dầm phụ kê lên dầm chính. Dầm phụ có kích thước từ
22x40 - 30x60. Dầm chính có kích thước 600 – 1000mm. Sàn có chiều dày
mỏng hơn do có hệ dầm phụ phân chia ô bản khoảng từ 10 - 12cm.Theo
phương án này, thì mang lại chiều dày sàn mỏng hơn. Tuy nhiên, thi công
phức tạp hơn phương án 1 do phải ghép coppha cho hệ thống dầm trực giao.


3. Sàn dự ứng lực: Phương án sàn dự ứng lực cho nhịp 8,
9m là thường xuyên được áp dụng. Phương án này cho chiều
dày sàn mỏng 20 - 22cm, hàm lượng thép thường trong sàn
bé và có hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, việc kiểm soát
chất lượng khi thi công dự ứng lực đòi hỏi nhà thầu phải có
độ chuyên nghiệp cao, hệ thống giám sát quản lý chất lượng
chặt chẽ.
4. Sàn dự ứng lực đúc sẵn: Được đưa vào cũng khá lâu (vinaconex xuân mai)
thực sự đem lại cuộc cách mạng về công nghệ. Công nghệ này mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà nhờ vào nó Vinaconex Xuân Mai đã giảm được giá thành xây
dựng/m2. Vấn đề lớn về kỹ thuật là độ toàn khối của hệ dầm sàn và các mối nối.
5. Buble deck : Phương án sàn buble deck được áp dụng trên
cơ sở đặt bóng vào những vùng bê tông không làm việc. Tuy
phương án này hiện đang được áp dụng khá rộng rãi vì tiết kiệm
đáng kể lượng bê tông không làm việc, đem lại hiệu quả kinh tế
thiết thực nhưng về mặt kỹ thuật còn rất nhiều vấn đề phải xem
xét như sàn nứt, võng, bề mặt bê tông bị rỗ, tiêu chuẩn tính toán
chưa rõ ràng Trong khi đó những cải tiến của tư vấn chưa thực
sự giải quyết triệt để những nhược điểm của sàn buble duck

II. GIẢI PHÁP SÀN BÊTÔNG DỰ ỨNG LỰC:
1. Trình tự thi công:
- Sàn ứng lực thì quá trình thi công cũng gần như sàn bê tông cốt
thép thường, nó chỉ khác ở chỗ bố trí các bó cáp và thi công căng
cáp sau khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế mà thôi, nhưng nhìn
chung nó cũng tương tự như khi thi công sàn bê tông cốt thép bình
thường!
- Ngoài việc bố trí cốt thép như trong sàn bê tông cốt
thép thông thường, sàn ứng lực còn được bố trí thêm
các bó cáp (màu trắng), thông thường trong mỗi bó

cáp có khoảng 5 sợi cáp, các sợi cáp này được nhập
hoàn toàn ở nước ngoài về, mỗi sợi được bện từ 7 sợi
cáp
- Các bó cáp được đặt theo thớ căng của môment, vị
trí các mối nối của bó cáp phải được quấn keo thật kỹ
lưỡng, để sau này khi đổ bê tông không bị bê tông
chảy vào làm tác ống, nếu tác ống sẽ gây khó khăn
trong việc phun vữa sau này.
- Sau khi bố trí cốt thép và bó cáp xong thì tiến hành đổ bê tông
bình thường, sau khi bê tông đạt cường độ quy định, thông thường
khoảng 7 ngày thì bắt đầu tiến hành gắn nêm kích đầu cáp.
- Sau đó thì bắt đầu tiến hành căng cáp, thiết bị căng cáp thật ra là
một kích thủy lực, được đặt ngay đầu cáp và một máy theo dõi áp
lực cáp.
- Sau khi căng cáp xong thì bắt đầu bơm vữa, vữa bơm vào gồm xi
măng trộn với vài loại phụ gia, trong đó chủ yếu là phụ gia trương
nở.

2. Tóm tắt trình tự thi công sàn dự ứng lực: Gồm 4
giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị
Đây là công đoạn ban đầu của phương pháp thi
công dự ứng lực. Vật tư gồm có các loại cáp dự ứng lực 7
sợi, hệ đầu neo sống (đầu neo chủ động) và hệ đầu neo
chết (đầu neo bị động) phù hợp theo tiêu chuẩn của BS
4447, các cốt thép gia cường cho đầu neo, ống gen và
thanh đỡ ống ghen (còn gọi là chân chống).
b. Giai đoạn 2: Công tác lắp đặt cáp gồm 3 bước

Bước 1: Lắpđặtneo
Đầu tiên lắp đặt đầu neo sống, đế neo của đầu neo
sống được gắn với khuôn neo bằng kẽm buộc, đuôi
của đế neo được gắn với đầu neo sống, sau đó đế neo
và khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của
dầm sàn.
Bước 2:Tạođườngcáp,tạođầuneochếtvàlắpđặtđường
cáp
Trước tiên cắt những sợi cáp trong đường cáp, đặt chúng
nằm sát vào nhau trên nền cứng không để bị bám đất và luồn
vào ống ghen để tạo đường cáp.
Tiếp theo tạo đầu neo chết cho đường cáp từ những sợi
cáp thừa ra khỏi ống gen, sau đó nâng các đường cáp gia
công sẵn lên vị trí cần lắp đặt.
Công đoạn tiếp theo là rải và lắp đặt đường cáp, lắp đặt
đầu neo chết và lắp đặt chân chống cho đường cáp
Bước 3: Lắpvanbơmvữa,vòibơmvữavàhoànthiệntrước
khiđổbêtông
Vị trí liên kết của các vòi bơm vữa và van bơm vữa được
cố định bằng kẽm buộc.

Giai đoạn 3: Công tác kéo căng cáp
Thực hiện việc kéo căng cáp bằng các thiết bị kích
thủy lực, máy bơm thủy lực, kích kéo căng, ống nối
thủy lực và đồng hồ đo áp và chỉ được kéo căng cáp
khi bê tông đạt đến cường độ yêu cầu.
Kích thủy lực

Máy đo áp
lực
Căng cáp
Giai đoạn 4: Công tác bơm vữa
Vữa bơm được trộn cùng với các phụ gia cho vào
máy trộn vữa và dùng lưới lọc để loại bỏ những tạp
chất bên trong vữa.
Sau đó vữa được bơm vào các ống gen qua van
bơm vữa tại đầu neo chết hoặc đầu neo sống, khi thấy
vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối đường cáp có nghĩa
là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy, ta sẽ đóng van
bơm vữa tại miệng bơm.

2. So sánh ưu nhược điểm của phương án bê tông cốt thép thường có dầm và
bê tông dự ứng lực:
a, Ưu điểm:
Phương án bê tông cốt thép thường có dầm:
- Thi côngđơn giản hơn
- Mác bê tông thấp hơn
- Tính toán đơn giản hơn
Phương án bê tông dự ứng lực:
- Tạo được trần đẹp
- Chiều cao tầng được nâng cao bởi không bị hạn chế dầm
- Độ bền công trình cao, vì mác bê tông cao, thép cường độ cao kéo căng và
không cho phép có vết nứt
- Không phải làm trần
- Thi công nhanh
- Không gian sử dụng linh hoạt

2. So sánh ưu nhược điểm của phương án bê tông cốt thép thường
có dầm và bê tông
b, Nhược điểm:
Phương án bê tông cốt thép thường có dầm:
- Chiều cao tầng sẽ bị hạn chế
- Đặc biệt với những phòng rộng 100 - 150m2 thì chiều cao tầng
3.6m, dầm cao 70cm thì thông thuỷ chỉ còn 2.9m, thấp qúa
- Độ bền công trình không cao do có sự xuất hiện vết nứt dẫn tới sự
ăn mòn thép nhanh
- Trần có dầm nên phải làm trần
- Thời gian thi công lâu hơn
Phương án bê tông dự ứng lực:
- Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm
- Mác bê tông cao hơn
- Tính toán phức tạp hơn

×