Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn phương pháp nhằm gây hứng thú để học sinh tìm tòi học tập phân môn tập đọc nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.2 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
L ời cản ơn
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
xin chân thành cảm ơn:
* Phòng giáo dục huyện Dĩ An đã phát
động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh
nghiệm nhằm khuyến khích chúng tôi – những
thầy, cô – nghiên cứu chuyên môn, tích lũy
kinh nghiệm nghề nghiệp để không ngừng
nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
* Ban giám hiệu Trường THCS Bình An đã
nhiệt tình hướng dẫn, góp ý cho sáng kiến
kinh nghiệm của tôi.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Mục lục
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
3
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I./ Cơ sở khoa học:

4
II./ Cơ sở thực tiển:

5
III./ Thực trạng:

6
IV./ Các biện pháp nhầm nâng cao hứng thú học phân môn Tập
đọc nhạc ở trường THCS:



7
A - Để bài học đạt kết quả thì sự chuẩn bị của giáo viên và
học sinh là rất cần thiết.:

7
1. Sự chuẩn bị của giáo viên

7
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Sự chuẩn bị của học sinh

8
B – Biện pháp giúp học sinh hứng thú và tự giác học phân
môn Tập đọc nhạc:

1 - Dạy tập đọc nhạc theo phương pháp học sinh tích
cực chủ động

8
2 - Một số trò chơi hổ trợ khi học phân môn này:

10
PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG:
12
1 - Kết quả đạt được:
12
2 - Bài học kinh nghiệm:
12

3 – Kết luận

13
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn dề tài
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
oo0oo
Âm nhạc được xem là nghệ thuật âm thanh và là một nhu cầu
nhận thức hoạt động, giải trí của xã hội. Âm nhạc mang đến cho con
người nhiều cảm xúc thẩm mỹ và thăng hoa trong cuộc sống.
Trong quá trình cải cách giáo dục, sự có mặt của môn âm nhạc ở
trường THCS làm thăng bằng nội dung học tập. Qua môn học này học
sinh cảm nhận được môn âm nhạc là món ăn tinh thần, góp phần phát
triển tình cảm đạo đức, trí tuệ. Giúp các em phát triển óc tưởng tượng,
sáng tạo về nhân cách, hòa nhập với cộng đồng, tạo sự hưng phấn
trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm
nhạc, góp phần nào đào tạo những người lao động phát triển toàn diện
về Đức – Trí – Thể - Mỹ( theo nghị quyết TWII của Đảng về mục
tiêu giáo dục).
Từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng
của môn âm nhạc nói riêng là: Không những nậng cao hiểu biết của
học sinh về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm
nhạc và những năng khiếu âm nhạc khác.
Xuất phát từ đặt trưng bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật nên đòi
hỏi sự hứng thú cao.
Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp học tập là phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh.
Từ tâm lý lứa tuổi THCS là lứa tuổi nhạy cảm ham thích ca hát.
Nếu giáo viên tạo được hứng thú giảng dạy sẽ giúp học sinh say mê

học tập hơn.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Từ những lý do nói trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn
âm nhạc, tôi thấy việc tìm ra phương pháp nhằm gây hứng thú để học
sinh tìm tòi học tập phân môn Tập đọc nhạc là một giải pháp quan
trọng.
Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc
nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học? Đó là câu hỏi lớn và là một động lực giúp tôi nghiên
cứu đúc kết kinh nghiệm này.
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
oo0oo
I./ CƠ SỞ KHOA HỌC
Như chúng ta đã biết âm nhạc mang đến cho con người những
cảm xúc thẩm mỹ cao. Khả năng phổ cập, truyền bá của âm nhạc hết
sức rộng lớn. chúng ta sử dụng âm nhạc như một phương tiện làm cho
đời sống tinh thần phong phú góp phần cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống
Việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những
lợi ích quan trọng của nó trong quá trình giáo dục học sinh thành
những con người toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ.
Môn học âm nhạc ở trường THCS nhằm mục đích giáo dục văn
hóa âm nhạc cho các em, giúp các em hiểu biết về nghệ thuật và làm
cho các em yêu thích, cảm thụ, nhận thức âm nhạc một cách sâu sắc
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
hơn. Giúp các em biết tư duy và tự tìm cho mình một thị hiếu âm nhạc
lành mạnh, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát hơn và sống vui tươi
hơn. Âm nhạc tạo điều kiện cho các em hoàn chỉnh cân đối về tâm

hồn, trí tuệ và thể chất.
Học nhạc không nhằm đào tạo các em thành những con người
hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, mà qua đó bồi dưỡng những
mầm non nghệ thuật tương lai. Học nhạc không giống như những
môn nghệ thuật khác, nó mang tính nghệ thuật cao. Vì thế việc gây
hứng thú cho học sinh là rất cần thiết.
Để nâng cao chất lượng học tập thì phải tạo hứng thú cho học
sinh học tập, học sinh có hứng thú học tập sẽ không ngừng tìm tòi cái
mới, sẽ tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
Âm nhạc là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người. Việc gây
hứng thú học tập phân môn Tập đọc nhạc cho các em sẽ nâng cao
hiệu quả giảng dạy và làm cho các em vui tươi phấn khởi, thoải mái
về tinh thần trong những giờ học nhạc.
II./ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nhìn chung lứa tuổi THCS đang có nhiều thay đổi về đặc điểm
tâm sinh lý. Chất giọng cũng có nhiều thay đổi. Đa số các em còn e
ngại và một số em còn tỏ ra không thích khi trình bày một bài hát hay
bài Tập đọc nhạc trước lớp. Sự hồn nhiên của các em đã có phần giảm
sút.
So với học hát thì phân môn Tập đọc nhạc không gây hứng thú
nhiều, bởi vì khi đọc những nốt nhạc trên khuông nhạc với một tốc độ
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
nhịp nhàng nhất định, các em dễ bị nhầm lẫn giữa tên nốt nhạc này
với nốt nhạc kia. Điều đó làm cho các em cảm thấy tiết học khó khăn
và nặng nề. Vì thế việc tạo hứng thú học phân môn này là hết sức cần
thiết.
Qua thực tế giảng dạy tôi xin trình bày một số phương pháp
giúp học sinh tích cực hơn trong giờ học nhạc cụ thể là phân môn Tập
đọc nhạc cho các thầy cô cùng tham khảo

III./ THỰC TRẠNG
Từ sự hạn chế về năng khiếu, hạn chế về khả năng nhận biết thứ
tự bảy tên nốt trên khuông nhạc (đọc còn chậm), sự thay đổi về mặt
tâm sinh lí ở lứa tuổi các em và một số học sinh còn xem đây là môn
học phụ nên các em chưa thực sự đầu tư nhiều vào môn học này.
Trên thực tế tại một số trường khác giáo viên đào tạo chưa
chuyên sâu vào môn âm nhạc, một số giáo viên còn được đào tạo học
ghép như: Văn-Nhạc, Sử -Nhạc…nên trong quá trình giảng dạy chưa
phát huy được toàn bộ tính chất và nội dung bài học.
Vì đặc trưng của bộ môn có tính đặc thù riêng so với những môn
học khác, một số giáo viên chưa thực sự nắm vững nên dạy còn khô
khang, dạy chay, dạy một cách “áp đặc” (giáo viên hát mẫu để học
sinh hát theo) vì thế học sinh không thể tự phát huy được sự chủ động
tích cực sáng tạo của mình trong học tập, vì thế các em học sinh sẽ
cảm thấy tiết học đơn điệu, nặng nề.
Muốn truyền tải kiến thức đến các em học sinh và rèn luyện kỷ
năng cho các em, thì giáo viên phải làm cho học sinh thực sự hăng say
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
và hứng thú trong học tập, có như thế các em sẽ trở nên tự giác tạo
niềm vui tìm tòi học hỏi.
Quá trình đổi mới phương pháp dạy và học với mục tiêu học
sinh tích cực, chủ đông, sáng tạo, giáo viên là người hướng dẫn điều
khiển cho các em. Vì thế việc giáo viên gây hứng thú học tập để các
em tự tìm tòi là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
IV./ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC
TẬP PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC Ở TRƯỜNG THCS.
A. Để bài học đạt kết quả thì sự chuẩn bị của giáo viên và học
sinh là rất cần thiết.
1. Sự chuẩn bị của giáo viên.

. Một giờ học sinh động giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy
học và phải biết sử dụng các phương tiện đó phù hợp với nội
dung từng bài học.
. Để tạo sự sinh động cho tiết học âm nhạc giáo viên phải sử dụng
đàn, đàn thuần thục bài Tập đọc nhạc mà mình dạy.
. Phải sử dụng tranh ảnh, đĩa nhạc, tư liệu liên quan đến tiết dạy.
. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về nhạc lí: Cao độ,
cường độ, trường độ, và các kí hiệu trong bài Tập đọc nhạc.
2. Sự chuẩn bị của học sinh.
Học sinh cần chuẩn bị bài trước cùng với sử hướng dẫn của giáo
viên:
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Xem trước cao độ bài Tập đọc nhạc(vị trí của các nốt nhạc),
để khi đọc với một tốc độ đều đặn. Học sinh không bị nhầm lẫn
tên nốt nhạc này với tên nốt nhạc khác.
+ Xem trước để đánh dấu các kí hiệu mới trong bài Tập đọc
nhạc.
B. Biện pháp giúp học sinh hứng thú và tự giác học phân môn
Tập đọc nhạc:
1. Dạy tập đọc nhạc theo phương pháp học sinh tích cực chủ
động.
Áp dụng phương pháp dạy học mới: học sinh tự chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, tôi đã rút ra
phương pháp sau:
Trước tiên giáo viên không nên trình bày bài Tập đọc nhạc để làm
mẫu cho học sinh đọc theo, giáo viên chỉ nên điều khiển để học sinh
phát huy vai trò của mình nhằm hạn chế sự thụ động trong học tập của
các em.
Khi dạy bài Tập đọc nhạc trong chương trình âm nhạc của các

khối giáo viên không nên đọc mẫu mà nên dùng đàn đánh từng câu
một (từ một đến ba lần hoặc có thể nhiều hơn), với tốc độ chậm để
học sinh nhận biết và nhẩm theo cao độ từng nốt nhạc. Nếu trong bài
Tập đọc nhạc có những tiết tấu mới học sinh thể hiện chưa đúng thì
giáo viên sửa cho chuẩn xác. Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh
biết đọc thuần thục, thì từ từ tăng tốc độ lên cho phù hợp với tính chất
của bài Tập đọc nhạc đó. Tương tự như vậy giáo viên tập các câu còn
lại cho các em đến hết bài.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi đọc bài Tập đọc nhạc thuần thục, hoàn chỉnh giáo viên
nên khuyến khích cho học sinh tự ghép lời ca. và chú ý sửa sai cho
các em(nếu có).
Ví dụ: khi dạy bài Tập đọc nhạc số 2 lớp 7
Sau khi chia câu giáo viên dùng đàn đánh từng câu từ 1 đến 3 lần,
học sinh nghe và nhẩm theo cao độ. Sau đó giáo viên bắt nhịp cho học
sinh đọc nhạc, nếu có chổ hát sai cao độ thì giáo viên chỉnh sửa cho
chuẩn xác. Sau khi dạy nhạc hoàn chỉnh, giáo viên khuyến khích học
sinh tự ghép lời ca và sửa sai nếu có.
Với phương pháp tôi vừa nêu trên sẽ giúp cho các em tự chủ hơn,
mạnh dạng hơn. Và khi các em tự mình làm được thì hứng thú học tập
của các em sẽ càng được nâng cao, qua đó tạo sự kích thích và tìm tòi
học tập của các em ở những bài học sau.
• Giáo viên chú ý sữa sai
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 10
Câu 2:
Câu 3:
Câu 1:
Sáng kiến kinh nghiệm
Ở lứa tuổi trung học cơ sở các em rất nhạy cảm nên khi các em

hát sai giáo viên không nên thẳng thắng phê bình mà cần phải
có biện pháp động viên để học sinh có thêm hứng thú học tập.
- Giáo viên phải so sánh cho các em phân biệt được giữa cái
sai của học sinh và cái đúng của giáo viên.
- Khi sữa sai giáo viên có thể hát mẫu hoặc đàn mẫu ở chổ sai
để học sinh phân biệt, nhận ra và nắm rõ hơn.
- Không nên dùng lý thuyết dài dòng, khó hiểu mà chủ yếu là
thực hành nhiều hơn.
2. Một số trò chơi hổ trợ khi học phân môn này.
Giờ học âm nhạc ngoài biện pháp truyền thụ kiến thức cho các
em, giáo viên cần lòng thêm vào đó một số trò chơi liên quan đến bài
học nhằm củng cố kiến thức gây thêm phần thích thú với các em đồng
thời tạo cho tiết học thêm sinh động.
Ví dụ:
Trò chơi “nhanh mắt”
Cách 1:
+ Giáo viên chuẩn bị: giáo viên vẽ từng vị trí của nốt nhạc
trên khuông nhạc lên tấm giấy (khoảng 10cm
2
), mỗi nốt
nhạc 1 tấm từ Đô đến Đố hoặc đến Rế, Mí. Tùy lớp học,
lớp càng cao(như lớp 8,9) thì càng nhiều nốt nhạc ở vị trí
cao hơn.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Hình thức chơi:
+ Giáo cho học sinh xem vị trí của từng nốt nhạc được vẽ
trên tấm giấy, không theo thứ tự trong một khoảng thời
gian ngắn(1 đến 2 giây).
+ Học sinh nhanh mắt đoán tên nốt.

Trò chơi này giúp các em nhận biết tên nốt nhạc nhanh hơn, chuẩn
xác hơn.
Hình thức khen thưởng:
+ Chấm điểm tuyên dương.
Cách 2:
+ Gọi hai đến ba học sinh lên bảng.
+ Giáo viên đọc nhanh một số tên nốt nhạc không theo thứ
tự, học sinh viết nhanh lên bảng. Ai viết nhanh trong thời
gian ngắn nhất thì điểm càng cao.
Hình thức khen thường:
+ Chấm điểm tuyên dương.

PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG.
oo0oo
1. Kết quả đạt được.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
. Qua thời gian áp dụng phương pháp giảng dạy nói trên, tôi
thấy học sinh đa số điều rất hứng thú học tập, kết quả các bài
kiểm tra, bài thi của học sinh đều đạt điểm cao.
. 100% đạt trên trung bình, tỷ lệ giỏi khá chiếm hơn 50%.
Cụ thể ở học kỳ một năm học 2009 – 2010, kết quả học sinh khối 8
như sau:
Lớp
Tổng số
HS
Giỏi
Đạt
%
Khá

Đạt
%
TB
Đạt
%
Yếu
Đạt
%
8A1 35 16 45.7 17 48.6 2 5.7 0 0
8A2 34 10 29.4 16 47.1 8 23.5 0 0
8A3 34 18 52.9 12 35.3 4 11.8 0 0
8A4 35 13 37.1 16 45.7 6 17.1 0 0
8A5 34 12 34.3 11 31.4 12 34.3 0 0
8A6 33 12 36.4 10 30.4 11 33.3 0 0
2. Bài học kinh nghiệm.
. Qua quá trình giảng dạy và áp dụng phương pháp nói trên tôi
đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
* Để tiết học đạt hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt
tiết dạy
* Giáo viên cần chú ý trọng tâm hướng dạy là lấy học sinh
làm trọng tâm, thầy cô là người hướng dẫn.
* Muốn tạo hứng thú đến học sinh, giáo viên cần gây hứng
thú cho học sinh ở phần đầu bài và phần giới thiệu bài.
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
* Phải tìm cách nâng cao hưng thú học tập của các em theo
phân môn. Hướng các em tích cực hóa hoạt động của
mình.
* Giáo viên cần sử dụng phương tiện dạy học để tăng thêm
phần sinh động nhưng phải có hiệu quả.

* Phải có những biện pháp sửa sai thích hợp cho từng bài
học cụ thể.
* Đặc trưng của bộ môn là học vui – vui học nên phải tạo
sự hứng thú cho các em, tạo sự vui tươi trong học tập tránh
gò ép.
* Phải kết hợp một số trò chơi phù hợp vào tiết dậy.
* Bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao
kiến thức, phải luôn tìm toài sáng tạo và rút ra kinh
nghiệm cho bản thân sau mỗi tiết dạy. Đồng thời học hỏi
thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.
3. Kết luận
Để phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ thì môn âm
nhạc ở trường trung học cơ sở có vị trí quan trọng trong việc giảng
dạy học sinh. Với mục tiêu giảng dạy đổi mới thì người giáo viên phải
không ngừng học hỏi nâng cao trình đô chuyên môn.
Từ thực tế giảng dạy môn âm nhạc ở bậc trung học cơ sở, bản
thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm lấy học sinh làm trọng
tâm nhưng vai trò của giáo viên là rất lớn. Các yếu tố tạo tiết học sinh
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
động và hứng thú học tập của các em đều phụ thuộc vào sự dẫn dắt
của giáo viên.
Trong mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng có một phương pháp
giảng dạy riêng cho mình, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh,
để kết quả học tập tốt hơn.
Trên đây là một trong những biện pháp thiết thực mà tôi đã rút
ra được trong những năm giảng dạy. Chắc không tránh khỏi thiếu sót.
Mong quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm.
Bình An, ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người viết

NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
THCS BÌNH AN
Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm





































NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
DUYỆT PGD HUYỆN DĨ AN

Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm




































NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
DUYỆT SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm





































Nguyễn Thị Mỹ Trinh Trang 18

×