Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

Phân tích tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Tìm hiểu thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.51 KB, 12 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN
Câu hỏi: Phân tích tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Tìm hiểu
thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
I. Hàng hóa sức lao động

Định nghĩa: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận
dụng vào trong quá quá trình sản xuất

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
- Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động
của mình.
- Hai là, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản
xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc bán sức lao động của mình
II. HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT
1. Giá trị hàng hóa sức lao động
 Giá trị hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác được quy định
bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
 Khác với hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố
tinh thần và yếu tố lịch sử
 giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần
thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của
anh ta
2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác chỉ thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao
động sản xuất .
- Điều đặc biệt ở đây là giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác so với những hàng
hóa thông thường ở chỗ nó tạo ra giá trị mới lớn hơn so với giá trị bản thân nó. Giá trị tăng
thêm này là giá trị thặng dư. Con người có quyết định ảnh hưởng tới thị trường lao động .


Như vậy giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ khác với hàng hóa thông thường, sự khác nhau
đó là khi tiêu dùng các hàng hóa thông thường, thì đó là tiêu dùng hết, không sinh ra giá
trị mới. Còn tiêu dùng hàng hóa SLĐ là tạo ra giá trị mới.
III. Thị trường lao động của Việt Nam hiện nay

Nền kinh tế thị trường ở nước ta vận động và phát triển gắn liền với quá trình CNH,
HĐH. Vì vậy, khi vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động vào phát triển thị trường lao
động cần phải quan tâm giải quyết vấn đề nguồn cung lao động chất lượng cao.Những
bất cập ngày càng lớn giữa qui mô chung và cấu trúc “cung-cầu” sức lao động trên thị
trường lao động. Hàng năm cung sức lao động tăng từ 3,2% đến 3,5%, như vậy mỗi
năm chúng ta sẽ có thêm khoảng 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động.

Sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Ở khu vực ngoài nhà nước sử
dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ
phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất
lao động thấp.
 Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt
Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và
cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Quá trình xoá bỏ sự mất cân đối, bất cập trong cơ cấu lao động cũ đã tồn tại từ nền
kinh tế bao cấp xây dựng một cấu trúc lao động mới cho phù hợp với cơ cấu nền kinh
tế mới diễn ra rất chậm chạp.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn. Thị trường lao động được hình
thành trong bối cảnh bất lợi.

Nhìn chung mức tiền công lao động rất thấp, sự lạc hậu giữa đồng lương thực tế của
người lao động Việt Nam so với mức tiền công lao động ở các nước trong khu vực ngày
càng tăng. Mức lương trung bình hàng tháng của người lao động Việt Nam khoảng từ

25-35 USD (tức là gần 1USD/ngày), trong khi đó ở Inđônêxia khoảng 2 USD/ngày, Thái
Lan hơn 6 USD/ngày (chứ chưa so sánh với những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển cao)
 Điều đó ngay từ khởi đầu đã làm biến dạng những thành phần quan trọng nhất của thị
trường lao động là: cung và cầu.

Đặc biệt, cho đến nay ở Việt Nam chưa hình
thành một hệ thống thông tin về thị trường lao
động một cách đầy đủ và đồng bộ, được cập
nhật theo thời gian và có các dự báo làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng và
biến động của quan hệ cung-cầu sức lao động.

Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam phân bổ rất
bất hợp lý, có tới gần 80% lực lượng lao động ở
nông thôn, mà ở đây việc làm không đầy đủ và
thất nghiệp có thể lên tới 30%.

Những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc soạn thảo chiến lược
đổi mới công nghệ không đầy đủ, và sự chậm chạp dịch chuyển cấu trúc ngành kinh
tế trong nền kinh tế đang chuyển đổi đã kéo theo sư mất cân đối nghiêm trọng trong
cấu trúc việc làm ở Việt Nam.

Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện được quá trình hình thành nền tảng pháp lý và tổ chức
cho việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, cũng như hoạt động
tương hỗ của họ với guồng máy Nhà nước và Công đoàn.
TỔNG KẾT

Thị trường lao động ở Việt Nam đang được hình thành, hoạt động trong điều
kiện kém phát triển.


Để phát triển thị trường lao động thì Việt Nam phải thay đổi cơ chế quản lý hộ
khẩu hỗ trợ lao động nhập cư, quan tâm phát triển kinh tế ở các khu vực
nghèo khó.

Ông Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát
triển nguồn nhân lực (ĐH Kinh tế) đặt vấn đề: nếu coi
sức lao động là hàng hóa đặc biệt, nhà nước không nên
can thiệp sâu, để nó tự vận hành, đáp ứng yêu cầu hội
nhập thị trường lao động quốc tế

Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động
trong thị trường lao động, chúng ta sẽ giải được bài
toán nhân lực: giá nhân công cao, việc làm ổn định,
năng suất lao động tăng, kinh tế phát triển bền vững.

×