TIỂU LUẬN: Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của C.Mác và
Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác phẩm được giới
thiệu nghiên cứu
MỞ ĐẦU
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở các nước Tây Âu, nhờ sự tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho
chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạn mới với trình độ cao hơn. Nước Anh trở
thành một quốc gia tư bản chủ nghĩa mạnh nhất với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển và đang ở giai đoạn hoàn
thành. Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
cũng tác động mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
nhanh.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố. Với trình độ xã hội hóa ngày
càng cao của lực lượng sản xuất đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựa
trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn về kinh tế này
được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp hết sức nặng nề. Mâu thuẫn giữa tư
sản và phong kiến chưa được giải quyết triệt để thì xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản và mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Trong giai đoạn lịch
sử đầy sôi động đó đã xuất hiện những lãnh tụ cách mạng thiên tài của giai cấp vô sản mà
tiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen. Những cố gắng không mệt mỏi của hai ông trong hoạt
động thực tiễn cộng với trí tuệ thiên tài đã hình thành nên học thuyết chủ nghĩa cộng sản
khoa học - một kho tàng lý luận cách mạng vô giá. Trong kho tàng lý luận cách mạng vô
giá đó của giai cấp vô sản là những luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản toàn thế giới, đó là giai cấp lật đổ xã hội tư bản, giai cấp tư sản và bọn áp
bức, bóc lột xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, mà giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội; hai ông cũng đã luận chứng một cách khoa học và khẳng định để thực hiện
được sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp vô sản phải tổ chức được chính đảng vô sản độc lập, có
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Hai ông đã toàn tâm, toàn ý, cống hiến toàn bộ
trí tuệ và sức lực để xây dựng các chính đảng vô sản như thế; đã trực tiếp tổ chức, giáo
dục, rèn luyện các đảng cách mạng của giai cấp vô sản, đưa đảng phát triển, lớn mạnh và
trưởng thành, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ, giành được
nhiều thắng lợi to lớn trong thế kỷ XIX.
Trong thế kỷ XIX, Học thuyết Mác đã nhanh chóng thâm nhập vào giai cấp công
nhân, được giai cấp công nhân thừa nhận và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hành động cho những người cộng sản chân chính. Đối với Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quan điểm,
tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng ghen là hết sức cần thiết đối với quá trình phát triển đất
nước và đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay.
Với những ý nghĩa của việc nghiên cứu và bảo vệ, phát triển những quan điểm, tư
tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen như trên nên tôi chọn vấn đề: “Những quan điểm, tư
tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác
phẩm được giới thiệu nghiên cứu” để làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần C.Mác và
Ph.Ăngghen về Đảng và Xây dựng Đảng.
Do trình độ và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc
nghiên cứu. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
VỀ ĐẢNG.
1. Tính tất yếu ra đời của Đảng cộng sản.
a. Về mặt lý luận.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng cơ
bản về chính Đảng, đồng thời các ông cũng đưa ra những luận điểm để chứng minh sự
ra đời của Đảng vô sản là một tất yếu khách quan. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận
điểm khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là người
đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không còn người bóc lột người
- xã hội cộng sản. Những tư tưởng đó được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứng
những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung
và giai cấp công nhân nói riêng. Hai ông chỉ rõ giai cấp công nhân là giai cấp cách
mạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội. Nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện
được sứ mệnh lịch sử của mình khi nó tự tổ chức ra được chính Đảng độc lập của nó.
Ph.Ăngghen viết: “Để cho giai cấp công nhân có đủ sức mạnh và có thể chiến thắng
trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là C.Mác và tôi đã bảo vệ quan điểm này từ
năm 1847 - phải tổ chức được một đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các đảng khác và
đối lập với các đảng đó, nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp”
1
.
Chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập Đảng của giai cấp công
nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện kiên quyết để đảm bảo cho
cách mạng thu được những thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là
tiêu diệt giai cấp. Hai ông cho rằng, Đảng là của giai cấp công nhân, Đảng mang bản
chất giai cấp công nhân; Đảng luôn luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và
mọi chủ trương chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn luôn xuất phát từ lợi ích của
giai cấp công nhân. Nhưng Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị M.1978, tập 4, tr.35, tiếng Nga.
nhân mà còn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp
công nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng
lớp nhân dân lao động khác trong xã hội thoát khỏi ách áp bức và bóc lột.
C.Mác và Ph.Ăngghen đòi hỏi Đảng - Đội tiên phong cách mạng của giai cấp -
phải được vũ trang bằng lý luận tiên tiến, có trình độ giác ngộ cao; đồng thời trong thực
tiễn, Đảng phải là người kiên quyết nhất và biết lôi cuốn quần chúng cùng hành động.
Hai ông chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với
phong trào công nhân và hai ông là một trong những người đầu tiên đã được thực hiện
sự kết hợp ấy. Hai ông coi việc trang bị lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cho giai cấp
công nhân là yếu tố quan trọng để nâng cao giác ngộ cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa
xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên, là nội dung đặc biệt quan trọng của việc xây
dựng Đảng về tư tưởng.
Dưới sự lãnh đạo của hai ông, Điều lệ của “đồng minh những người cộng sản”
đã được khởi thảo, trong đó những tư tưởng cơ bản về tổ chức xây dựng Đảng đã được
thể hiện. Ngoài ra, tư tưởng của hai ông còn mở rộng ra tầm quốc tế. Khẩu hiệu “Vô
sản tất cả các nước đoàn kết lại”
2
. trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã trở thành
phương châm hoạt động cho phong trào công nhân toàn thế giới. Những tư tưởng trên
của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính đảng có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự phát
triển của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó đã góp phần làm phát
triển ngày càng to lớn của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
trên toàn thế giới. Từ lý luận trên cho ta thấy, sự cần thiết phải thành lập một chính
Đảng độc lập của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan, có vai trò và nhiệm vụ vô
cùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm cụ thể của người chiến sĩ cộng sản nói riêng cũng
như toàn thể tổ chức Đảng cộng sản nói chung trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử lớn
lao của mình.
b. Về mặt thực tiễn.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ một điểm hết sức khoa học - đó là quan
điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu, tổng kết lịch sử xã hội loài người và phân tích cơ sở
sản xuất, xã hội của chủ nghĩa tư bản, từ đó chỉ ra vai trò, sứ mệnh của giai cấp công
nhân và tính tất yếu khách quan sự ra đời của Đảng cộng sản.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848), C.Mác đã khẳng định: Lịch sử
tất cả xã hội loài người từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã (tức toàn bộ lịch sử
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1980, tr. 586.
thành văn) chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với nó là sự thay thế
của phương thức sản xuất thấp bởi phương thức sản xuất cao hơn: “Người tự do và
người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn,
nói tóm lại những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau,
đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm. Và mọi
cuộc đấu tranh giai cấp bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng
toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp với nhau”
3
. Khi nghiên cứu
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và
Ph.Ăngghen phân tích những cơ sở sản xuất và xã hội của chủ nghĩa tư bản và đã sớm
chỉ ra vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là một
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, một lực lượng xã hội tiêu biểu
trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và là một đầu tàu trong một cuộc cách mạng tất
yếu sẽ xảy ra – cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), khi phê phán quan điểm của Bru-
nô Bau-ơ và đồng bọn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò có ý nghĩa lịch sử
toàn thế giới của giai cấp vô sản không phải do thần thánh tạo ra, không phải tự nhiên
mà có, mà là do điều kiện kinh tế và sinh hoạt dưới chế độ tư bản tạo ra cho họ. Bởi vì
“Trong điều kiện sinh hoạt của họ thì mọi điều kiện sinh hoạt xã hội hiện đại đã đạt tới
điểm cao nhất của tình trạng phi nhân tính; vì trong giai cấp vô sản thì con người đã
mất đi chính bản thân mình, đồng thời con người không những có ý thức, trên mặt lý
luận, về sự mất mát đó mà còn có sự bức bách của sự bần cùng không tránh khỏi,
không che dấu nổi và tuyệt đối không gì chống lại được”
4
.
Trong nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ, để thực hiện được
vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản muốn giải phóng mình đồng thời giải
phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô
sản phải đứng lên lãnh đạo quần chúng lao động tiến hành một cuộc cách mạng triệt để
lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn - xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và, để thực hiện được sự nghiệp cách mạng vĩ đại này,
giai cấp vô sản tất yếu phải thành lập đội tham mưu chiến đấu, đội tiền phong lãnh đạo
của mình - đó chính là Đảng cộng sản. Theo tư tưởng quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen, sự ra đời của Đảng cộng sản là một tất yếu cả về phương diện lý luận và
phương diện thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh giai cấp
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 596, 597.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 55, 56.
của giai cấp công nhân phát triển đến một trình độ nhất định thì chính đảng của giai cấp
tất sẽ ra đời. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra,
trong quá trình đấu tranh chống giai cấp tư sản, dần dần, giai cấp công nhân đã “thành
lập những liên minh chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình. Thậm chí, họ
đi tới chổ thành lập những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc
xung đột bất thần xảy ra. Ở một số nơi, cuộc đấu tranh của công nhân đã trở thành
những cuộc bạo động công khai”
5
.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng như sau này trong thư Mác gửi
Bôn-te (11-1871) và trong bài “Về lịch sử của Liên đoàn những người cộng sản” của
Ph.Ăngghen (1885), hai ông đều cho rằng: “phong trào chính trị của giai cấp công
nhân muốn giành thắng lợi trước hết cần có tổ chức của giai cấp công nhân đạt đến
một trình độ phát triển nào đó”
6
- tức là cần phải có một chính Đảng của mình. Sự tổ
chức thành chính đảng của giai cấp công nhân như vậy là hết sức cần thiết, tuy lúc đầu
luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân phá vỡ, “nhưng nó luôn luôn được tái hợp và
luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn”
7
. Và vì “đó chính là cơ sở
của toàn bộ lịch sử đấu tranh chính trị” của giai cấp công nhân.
Từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản
những năm thế kỷ XIX ngày càng đòi hỏi phải có một chính đảng vô sản của giai cấp
công nhân, nhất là từ bài học sau khi Công xã Pari thất bại. Ngay trong “Lời kêu gọi
của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những cộng sản” (3-1850), C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Liên đoàn phải cố gắng để thành lập bên cạnh phái dân chủ
chính thống, một tổ chức đảng công nhân bí mật và công khai độc lập và biến mỗi một
chi bộ của mình thành hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân”
8
. Trong “Lời nói đầu
viết cho bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp”, Mác đã chỉ ra rằng “để giải phóng
mình và giải phóng toàn thể loài người không phân biệt nam nữ, chủng tộc khi giai cấp
vô sản thực hiện một cuộc cách mạng và khi giai cấp vô sản được tổ chức thành một
chính đảng độc lập”, và “cần phải cố gắng để đạt được một tổ chức như vậy bằng mọi
phương tiện mà giai cấp vô sản có trong tay”
9
. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội
liên hiệp công nhân quốc tế (9-1871) đã khẳng định: “Để chống lại quyền lực liên hợp
của giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân chỉ có thể hành động với tính cách là giai cấp
5
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 608.
6
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993, tr. 55.
7
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 609.
8
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 248.
9
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 353-354.
khi được tổ chức lại thành một chính đảng độc lập với tất cả các đảng phái cũ do các
giai cấp hữu sản lập ra; sự tổ chức ấy của giai cấp công nhân hành chính đảng là cần
thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó
là xóa bỏ giai cấp”
10
. Điều khẳng định này đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu Hiệp
Liên hiệp công nhân quốc tế ở La ay (9-1872) bổ sung hành điều 7a của Điều lệ Hội
Liên hiệp và được Đại hội thông qua với đa số phiếu. Như vậy, theo quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen, sự ra đời của một chính đảng của một giai cấp là một đòi hỏi tất
yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân
cũng là một tất yếu như vậy. Song, khác với tất cả các đảng phái khác, Đảng cộng sản
ra đời còn là một tất yếu bởi vì nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản
khoa học với phong trào công nhân, là sản phẩm của Học thuyết của C.Mác và
Ph.Ăngghen về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với thực tiễn đấu tranh
giai cấp của giai cấp công nhân. Ngay khi mới được hình thành, chủ nghĩa cộng sản
khoa học đã có nhu cầu thâm nhập vào phòng trao công nhân, đồng thời phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, Nhà nước tư bản cũng cần có lý
luận soi đường, chỉ lối. Và, trong quá trình kết hợp, thâm nhập nó, chính C.Mác và
Ph.Ăngghen là những người đã dày công quản bá, tích cực và không ngừng hoạt động
cả lý luận và thực tiễn, chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của
chính đảng vô sản ngay từ giữa những năm 40 của thế kỷ XIX. Thực tiễn lịch sử lúc ấy
cũng cho thấy rằng, mỗi bước tiến của phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp công
nhân luôn có tư tưởng, lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen soi đường, nhiều tổ chức
mang tính nghiệp đoàn, địa phương, dân tộc hay quốc tế của giai cấp công nhân đã
được các ông hết sức quan tâm, tác động và cải biến thành các tổ chức mang tính cách
mạng tiền thân của Đảng cộng sản. Đồng thời, chính bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng luôn là những chiến sĩ tiên phong trong các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân cùng đội tham mưu của nó như: Liên đoàn những người cộng sản; Hội Liên
hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) và Quốc tế II…các tổ chức này đã chứng tỏ được vai
trò của mình trong đấu tranh của giai cấp công nhân, đưa cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân tiến lên một trình độ mới.
2. Mục đích, tính chất của Đảng, quan hệ của Đảng với quần chúng, với giai
cấp và dân tộc.
a. Mục đích, tính chất của Đảng.
10
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 558.
Từ tổ chức Đồng minh những người cộng sản, quan điểm về tính chất tiền
phong, tính giai cấp của một Đảng cộng sản chân chính của Mác và Ăngghen hình
thành một cách chính xác được hai ông thể hiện trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
Khác với các tổ chức chính trị, xã hội khác, quan điểm về tính chất tiền phong, tính
chất giai cấp của một đảng vô sản chân chính đã được C.Mác và Ph.Ăngghen trình
bày khá rõ trong Tuyªn ng«n: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến
nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong
trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại
đa số. Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể
vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến
trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan phương”
11
.
Về tính chất giai cấp của Đảng cộng sản, Đảng là đội tiên phong, là bộ
phận tiên tiến nhất, giác ngộ nhất của GCVS. Hai ông đã phân tích: “Những
người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: một là, trong
các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ
đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và
chung cho toàn thể giai cấp vô sản; hai là, trong các giai đoạn khác nhau của
cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của
toàn bộ phong trào”
12
.
Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất về tư cách của
người đảng viên cộng sản. Mặt khác, quan điểm này còn chỉ rõ mối quan hệ
giữa Đảng và giai cấp: §¶ng lµ bé phËn kh«ng thÓ t¸ch rêi GCVS, luôn bảo vệ lợi
ích GCVS và đại biểu cho lợi ích của phong trào vô sản thế giới.
Về mục đích của những người cộng sản được xác định rất rõ ràng: Mục
đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất
cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.”
13
.
Những quan điểm trên của C.M¸c vµ Ph.¡ngghen thực sự nói lên bản chất
cách mạng và khoa học của ĐCS, chỉ rõ Đảng là đội tiên phong có tổ chức và là một tổ
chức cao nhất của GCVS. Tổ chức ấy bao gồm những người ưu tú nhất, giác ngộ nhất,
kiên quyết nhất của giai cấp, những người đại biểu trung thành nhất với lợi ích của
GCVS (đương nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là tách rời lợi ích giai cấp
với lợi ích dân tộc), điều mà ngay trong Tuyên ngôn, hai ông cũng đã nói rõ điều đó.
11
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 611.
12
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 614.
13
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 615.
Rng "giai cấp vô sản mỗi nớc trớc hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vơn lên
thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo
cái nghĩa nh giai cấp t sản hiểu"
14
.
Quan im v nhng ngi c coi l u tỳ, l i biu trung thnh nht nh
vy, ng thi cng l nhng tiờu chun c bn ca ngi cng sn m C.Mác và
Ph.ngghen ó ch dn cho cỏc ng vụ sn la chn v kt np ng viờn ca mỡnh.
b. Mi quan h gia ng vi qun chỳng, vi giai cp v dõn tc.
* Mi quan h gia ng vi qun chỳng:
Bn v mi quan h gia ng cng sn vi qun chỳng, C.Mỏc v Ph.ngghen
cho rng: ng khụng ch l i biu cho quyn li ca giai cp cụng nhõn m cũn l
i biu cho quyn li ca ton th nhõn dõn lao ng. Bi vỡ, theo hai ụng, giai cp
cụng nhõn ch cú th gii phúng c mỡnh ng thi gii phúng cho cỏc tng lp nhõn
dõn lao ng trong xó hi thoỏt khi ỏch ỏp bc búc lt. Gia ng v qun chỳng cú
mi quan h mt thit v cht ch vi nhau. Trong tỏc phm V lch s Liờn on
nhng ngi cng sn Ph.ngghen ó vit: giai cp vụ sn, khụng th t gii phúng
mỡnh nu khụng ng thi gii phúng ton th xó hi khi s phõn chia thnh giai cp
15
. õy l im khỏc v cht gia ng ca giai cp vụ sn vi ng ca cỏc giai cp
khỏc.
Mi quan h khng khớt vi qun chỳng giỳp cho ng hiu rừ li ớch, tõm t
ca cỏc giai cp v cỏc tng lp trong xó hi khỏc nhau, ng thi gõy nh hng ti
cỏc giai cp v tng lp ú. ng l ngi lónh o cỏch mng vụ sn, lónh o v dn
dt giai cp cụng nhõn v qun chỳng nhõn dõn lao ng ng lờn lm cuc cỏch mng
lt thng tr ca giai cp t sn, xõy dng mt xó hi mi xó hi cng sn ch
ngha m giai on thp l ch ngha xó hi. Qun chỳng nhõn dõn l lc lng ch yu
ca cỏch mng, qun chỳng l ngi lm nờn lch s, h cú vai trũ v sc mnh rt to
ln trong quỏ trỡnh ci to xó hi. Trong gii quyt mi nhim v, ng luụn luụn da
vo qun chỳng. Sc mnh ca ng l mi quan h khng khớt gia ng vi qun
chỳng nhõn dõn. Mt khỏc, ch di s lónh o ca ng thỡ qun chỳng nhõn dõn mi
phỏt huy c sc mnh to ln ca mỡnh, mi thc hin c nhim v ci to xó hi
ca mỡnh.
14
C.Mỏc v Ph.ngghen: Ton tp, tp 4, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni - 1995, tr. 623, 624.
15
C.Mỏc v Ph.ngghen: Ton tp, tp 21, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni - 1995, tr. 322.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen cho
rằng: Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của quần
chúng. Song vai trò sức mạnh đó chỉ trở thành hiện thực khi có Đảng lãnh đạo.
Ph.Ăngghen viết: “giai cấp vô sản trở thành một sức mạnh từ khi nó thành lập một
đảng công nhân độc lập”
16
.
Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, thì Đảng phải tổ chức và lãnh đạo giai
cấp và quần chúng đứng lên làm cách mạng để lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản.
Trong tác phẩm “Bàn về Ba Lan”, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “tình cảnh của
công nhân tất cả các nước đều giống nhau, bởi lẽ lợi ích của họ thống nhất, những kẻ
thù của họ cùng là một, cho nên họ cần hiệp lực đấu tranh chung và họ cần đem liên
minh anh em của công nhân tất cả các dân tộc đối lập với cái liên minh anh em của
giai cấp tư sản tất cả các dân tộc”
17
.
Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta” C.Mác đã phê phán tính chất phản
động của phái Látxan là phủ nhận khả năng tham gia cách mạng của giai cấp nông dân
và tiểu tư sản, đẩy giai cấp vô sản vào thế cô lập mà đều đó chỉ có lợi cho giai cấp bóc
lột. Yêu sách của cương lĩnh Gôta nêu lên không phải là đấu tranh giai cấp mà là yêu
sách của chủ nghĩa Látxan, tổ chức những “hợp tác xã sản xuất” của công nhân do Nhà
nước giúp đỡ. Yêu sách này đã lùi một bước, làm cho phong trào công nhân quay về
hoạt động bè phái, cho nên phê phán của C.Mác đối với chủ nghĩa Látxan đã vạch ra
đường lối cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong trào cộng sản
quốc tế.
Từ cơ sở lý luận trên chúng ta thấy rõ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng
với quần chúng nhân dân, với giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản. Đây là các nhân tố không thể tách rời
nhau, nó phải đồng thời cùng tồn tại mới phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của nó nhằm
hướng tới mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn nhân loại.
Quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng, được quần chúng đồng tình, ủng
hộ là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Thiếu điều kiện đó, Đảng không thể lãnh đạo giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì vậy “Liên đoàn phải cố gắng để thành
lập bên cạnh phái dân chủ chính thống, một tổ chức đảng công nhân bí mật và công
khai độc lập và biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội
16
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1994, tr. 99.
17
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 529.
công nhân”
18
. Trong xã hội tư bản tầng lớp trung gian cũng đấu tranh chống giai cấp tư
sản, bởi vì, giai cấp tư sản đã đẩy họ đứng trước tình cảnh phá sản, có nguy cơ rơi
xuống địa vị của người vô sản khi mà nền đại công nghiệp ngày càng phát triển. Do đó,
Đảng phải kiên trì và biết cách tác động tích cực vào tầng lớp trung gian bằng nhiều
biện pháp phù hợp, liên minh với họ để đánh đổ giai cấp tư sản, nhưng không được theo
đuôi họ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột giai
cấp gắn liền với cuộc đấu tranh xóa bỏ tình trạng nô dịch dân tộc. C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân
tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời
mất theo”
19
. Chính vì vậy, mà phải cần thiết củng cố mối quan hệ giữa giai cấp vô sản,
quần chúng và dân tộc.
Khi có chính quyền, Đảng phải tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần
chúng, Đảng phải thường xuyên tự đấu tranh trong nội bộ Đảng nhằm để tăng cường sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong quần chúng. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định: Đảng chỉ mạnh khi quần chúng lao động ủng hộ chúng ta. Sức mạnh của chúng ta
là ở đó. Người cộng sản chỉ là giọt nước trong đại dương nhân dân. Nếu chỉ trông vào
bàn tay của những người cộng sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là tư tưởng hết sức
ngây thơ. Vì vậy, người cộng sản phải luôn quan hệ mật thiết với quần chúng, trực tiếp
hoạt động trong phong trào quần chúng, đi sâu vào trong tất cả các giai cấp, tầng lớp để
hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ họ, tổ chức quần chúng hoạt động theo
đường lối của Đảng. Đảng viên hoạt động trong phong trào quần chúng không những
phải nhiệt tâm hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, tổ chức quần chúng mà còn
là tấm gương mẫu mực về lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, ý thức tổ chức kỷ
luật và phẩm chất lối sống.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã đề cập đến nội dung cơ
bản về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản và khẳng định rằng, giai cấp vô sản
không thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội. Song, giai
cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thành chính đảng
18
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993, tr. 348.
19
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 624.
của giai cấp. Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai
cấp vô sản. Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật, về đấu tranh giai cấp, về sứ mệnh
lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân đã
được Mác – Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản
và sáng tạo ra một xã hội mới tốt đẹp hơn. Giai cấp vô sản còn là sản phẩm của nền đại
công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp các giai cấp khác dần bị phân
hóa, suy tàn và tiêu vong, chỉ có giai cấp vô sản là lớn lên cùng với sự phát triển của
công nghiệp. Giai cấp vô sản được tuyển lựa trong tất cả các giai cấp trong dân cư, là
giai cấp không có tài sản phải bán sức lao động cho tư sản, họ phải chịu hết mọi sự may
rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường. Giai cấp vô sản là giai cấp thật sự
cách mạng còn các giai cấp trung gian mang tính bảo thủ, hơn thế họ còn là phản động,
tìm cách làm cho bến xe lịch sử quay ngược trở lại, đoàn kết thống nhất là một thuộc
tính cơ bản của giai cấp vô sản trong đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để đảm bảo
cho sự thắng lợi, giai cấp vô sản phải có những điều kiện đảm bảo cho công cuộc tự giải
phóng mình, điều kiện đó là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự ra đời của Đảng cộng
sản là tất yếu để đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Chính những cuộc đấu tranh đã tạo điều kiện cho giai cấp vô sản đoàn kết lại thành tổ
chức, là chính Đảng, sự tồn tại và phát triển của Đảng vì sứ mệnh của giai cấp vô sản,
Đảng sẽ kết thúc vai trò khi sứ mệnh đó hoàn thành.
Trong cuộc đấu tranh đó, Đảng cộng sản không chỉ tập hợp trong hàng ngũ của
mình giai cấp vô sản mà còn cả các tầng lớp trung gian, những nhà tiểu công nghiệp
tiểu thương, thợ thủ công, nông dân, họ đã tự nguyện từ bỏ quan điểm của giai cấp họ
để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, bảo vệ lợi ích tương lai của họ. Thực tiễn
đã khẳng định rằng, các tầng lớp trung gian và cả giai cấp thống trị cũng có thể từ bỏ
lập trường giai cấp của mình để tham gia vào hàng ngũ của giai cấp vô sản.
Sự trưởng thành của giai cấp vô sản được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng
cộng sản, nhưng đảng khác với toàn bộ giai cấp vô sản ở tính tiên phong. Tính tiên
phong của Đảng là tiên phong trong hành động thực tiễn, tiên phong về lý luận. Tuyên
ngôn Đảng cộng sản đã trình bày: “Vậy là, về mặt thực tiễn những người cộng sản là bộ
phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn
thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản
ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”
20
.
Vai trò tiên phong của Đảng đảm bảo cho Đảng tập hợp được giai cấp vô sản.
Từ cơ sở lý luận của hai tác phẩm trên mà chúng ta thấy rõ mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, với giai cấp công nhân là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản. Đây là các nhân tố
không thể tách rời nhau, nó phải đồng thời cùng tồn tại mới phát huy tốt sức mạnh tổng
hợp của nó nhằm hướng tới mục tiêu chung là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn nhân
loại.
* Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp, dân tộc:
Mối quan hệ giữa đảng với giai cấp. Theo Mác – Ăngghen, đảng phải gắn liền
với giai cấp: “Những người cộng sản không phải là một đảng viên riêng biệt, đối lập
với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích
toàn thể giai cấp vô sản”
21
. Nhưng Đảng và giai cấp không đồng nhất. Tuyên ngôn
Đảng cộng sản năm 1848 Mác – Ăngghen quy định sự khác nhau giữa đảng và giai cấp
trên hai phương diện: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết
nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong
trào tiến lên, về lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”
22
.
Trong mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng
không chỉ giữ mối liên hệ với giai cấp nước mình mà còn phải liên kết với toàn thể giai
cấp toàn thế giới để cùng đấu tranh chống lại một kẻ thù chung. Trong Tuyên ngôn, khi
khẳng định vai trò tiên phong của chính Đảng vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đồng
thời chỉ rõ đường lối chiến lược, sách lược của nó và nhấn mạnh rằng, chính đảng vô
sản này cần phải và luôn luôn phải hành động tùy theo những điều kiện lịch sử cụ thể,
chứ không phải theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào đó. Còn khi đề xuất một đường lối
cụ thể nào đó thì bất cứ chính đảng vô sản nước nào cũng đều cũng phải tính đến cả
những nguyên lý, nguyên tắc chiến lược, sách lược chung, nhất loạt có tính chất phổ
biến, bất kể những đặc điểm nước mình là như thế nào, nghĩa là phải biết làm cho
những mục tiêu trước mắt của giai cấp vô sản nước mình phục tùng những mục đích
cuối cùng của giai cấp vô sản toàn thế giới, tuân thủ sự nhất trí giữa những nhiệm vụ
quốc tế và nhiệm vụ dân tộc, ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội
20
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 614, 615.
21
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 614.
22
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 614, 615.
và chính trị đã trở nên lỗi thời và phải tỏ rõ thái độ phê phán đối với những ảo tưởng,
sai lầm trong đường lối cách mạng vô sản do giai cấp vô sản thực hiện và những
nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà mọi chính đảng vô sản đều phải tuân thủ.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc xác
lập sự nhất trí, sự thống nhất trong quan điểm và hành động của giai cấp vô sản các
nước, của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế: “Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng
làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập ấy mất đi nhanh hơn. Hành động
chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều
kiện đầu tiên cho sự giải phóng họ. Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình
trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”
23
. Và với lời kêu gọi vẫn còn
sống mãi với thời gian “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, các ông đã khẳng định
tính chất cộng đồng của những lợi ích giai cấp và mục đích cao cả của giai cấp vô sản
toàn thế giới.
Vị trí, vai trò lãnh tụ chính trị và sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệ
mật thiết với quần chúng. Đảng muốn có sức mạnh, muốn có lực lượng cách mạng thì
phải liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân. Đó là sự thể hiện
bản chất giai cấp công nhân và là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng cộng sản.
Đảng phải kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và đứng vững trên
lập trường giai cấp công nhân, đề ra đường lối, sách lược đúng đắn để lãnh đạo cuộc
cách mạng vô sản giành thắng lợi. Vai trò lãnh đạo của Đảng không phải dễ dàng được
giai cấp công nhân và quần chúng thừa nhận chỉ qua lời tuyên bố, mà điều quan trọng
phải đề ra được đường lối chính trị đúng đắn mới có thể đoàn kết xung quanh mình mọi
giai cấp, mọi tầng lớp có ý thức và quan tâm đến việc lật đổ chế độ tư hữu. Đảng phải là
một khối thống nhất, có kỷ luật nghiêm minh. Đảng bao gồm những phần tử ưu tú, giác
ngộ cách mạng nhất của giai cấp công nhân.
Trong mối quan hệ giữa Đảng và giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen còn lưu ý
những người cộng sản và giai cấp công nhân rằng: không đồng nhất Đảng với giai cấp,
nhưng cũng không được đối lập đảng với giai cấp; đồng thời luôn đề cao cảnh giác, đấu
tranh chống lại những luận điệu phá hoại của kẻ thù nhằm phủ nhận bản chất của Đảng,
tách Đảng khỏi giai cấp, cô lập Đảng hoặc hạ thấp vai trò và tính tiên phong của Đảng,
coi Đảng cũng giống như các tổ chức khác của giai cấp công nhân.
23
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 624.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG.
1. Xây dựng Đảng về chính trị.
C.Mác – Ph.Ăngghen luận chứng mục đích của Đảng là: “lật đổ giai cấp tư sản,
lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội cũ, tư sản, dựa trên sự đối kháng
giai cấp, và xây dựng một xã hội mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu”
24
.
Nhưng để đi tới mục đích đó phải trãi qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản biến thành thống trị…giành lấy
dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản, giai cấp vô sản và toàn thể người lao động
giành chính quyền bằng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Đảng lãnh đạo giai cấp vô sản và toàn thể người
lao động sử dụng chính quyền mới được thiết lập như một công cụ có hiệu lực nhất để
tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Để thực hiện được nhiệm vụ chính của mình, Đảng của giai cấp vô sản phải
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân, giúp giai cấp công
nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình, thấy rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, để “giai
cấp vô sản có thể và có thể tự mình giải phóng mình”
25
thì Đảng của giai cấp vô sản
phải đào tạo ra một đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ của Đảng là người tuyên truyền tư
tưởng của chủ nghĩa cộng sản vào giai cấp công nhân để giai cấp công nhân thấy được
bản chất bóc lột của chế độ tư bản, thấy được sứ mệnh lịch sử của mình; đồng thời thoát
khỏi ảnh hưởng của các đảng tư sản. Nếu Đảng của giai cấp công nhân không đào tạo ra
được đội ngũ cán bộ để làm người tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, thì chủ nghĩa cộng
sản không thể đến được với giai cấp công nhân, khi đó, giai cấp công nhân vẫn phân
tán, chưa thể trở thành giai cấp đối lập với giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là sự tự phát, đấu tranh chủ yếu là
nhằm mục đích kinh tế đơn thuần, không trở thành một phong trào đòi quyền lợi cho
toàn bộ giai cấp. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Xưa nay, tư tưởng không thể đưa
người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng
chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng, trật tự thế giới cũ mà thôi.
Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng cần
có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”
26
.
24
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 732.
25
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 56.
26
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 154.
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thì đòi
hỏi đối với Đảng vô sản là phải ra đời “Báo đảng”. Nhiệm vụ của báo đảng là làm sáng
tỏ những nguyên nhân của sự áp bức giai cấp của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và
người tiểu nông, tiểu tư sản thành thị về áp bức chính trị mà trước hết là áp bức xã hội,
chỉ cho giai cấp vô sản và giai tầng bị áp bức muốn thoát khỏi thì phải đứng lên giành
chính quyền. “Như vậy là, báo chí phải làm rõ những nguyên nhân của sự áp bức của
tầng lớp quan lại, tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản mà những người vô sản, những
người tiểu nông và tiểu tư sản thành thị phải chịu vì chính họ hình thành “nhân dân” ở
Đức; phải làm sáng tỏ cái gì đã quyết định sự xuất hiện không những của ách áp bức
chính trị mà trước hết là của ách áp bức xã hội và việc áp bức đó có thể bị thủ tiêu
bằng những thủ đoạn gì; phải chứng minh rằng việc những người vô sản, tiểu nông và
tiểu tư sản thành thị giành chính quyền là điều kiện tiên quyết để vận dụng những thủ
đoạn đó”
27
.
Sau khi tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp, nhiệm vụ của Đảng vô sản là tổ
chức và lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh giai
cấp. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đảng vô sản vì giai cấp tư sản thống trị luôn tìm
mọi cách duy trì quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với lực
lượng sản xuất phát triển ngày càng cao. Đảng phải đề ra chiến lược, sách lược và
phương pháp đấu tranh đúng đắn cho giai cấp công nhân. Trong cuộc đấu tranh đó: một
mặt hướng các nội dung đấu tranh vào đấu tranh chính trị, mặt khác phải sử dụng đấu
tranh kinh tế làm phương tiện và cơ sở để đấu tranh chính trị nhanh chóng giành được
thắng lợi. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “…Bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng là
một cuộc đấu tranh chính trị…”
28
.
C.Mác – Ph.Ăngghen cho rằng Nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng. Đảng vô sản phải giành lấy chính quyền, lãnh đạo chính quyền để xây dựng xã
hội mới. “…giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự
vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc,…hãy xóa bỏ tình
trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa
bỏ…”
29
.
Như vậy, nhiệm vụ của các Đảng vô sản là phải giáo dục tuyên truyền, thuyết
phục, giúp những người vô sản thấy rõ sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời tập trung
họ thành giai cấp vô sản và tổ chức có mục đích, lãnh đạo họ đấu tranh giành chính
27
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 384-385.
28
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 608.
29
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 624.
quyền. Sau khi lãnh đạo giai cấp vô sản giành lấy chính quyền, Đảng phải tiếp tục lãnh
đạo giai cấp vô sản nắm lấy chính chính quyền, và để họ tự làm chủ được vận mệnh của
mình, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục huấn luyện, giáo dục họ mới thực hiện được việc nắm
lấy chính quyền một cách đúng nghĩa. Các Đảng vô sản phải hướng giai cấp vô sản
chuyển từ việc đấu tranh giành lấy chính quyền chuyển sang bảo vệ chính quyền và xây
dựng chính quyền vững mạnh. Để làm được điều này đòi hỏi các Đảng vô sản phải tiếp
tục lãnh đạo chính quyền Nhà nước, thông qua Nhà nước, Đảng thực hiện sự nghiệp
lãnh đạo toàn xã hội và tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn xã hội. “…đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính
vô sản, bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp
và tiến tới xã hội không có giai cấp…”
30
.
Trong quá trình lãnh đạo, các chính đảng vô sản phải lãnh đạo quá trình tổ chức
thực hiện cương lĩnh chính trị. Nhưng trước tiên: Đảng phải kiên định với mục tiêu,
nhiệm vụ chung của cương lĩnh – đó là tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng phải đề ra chương trình hành động cụ thể, với
những phương pháp, hình thức, đấu tranh phù hợp. Khi đề ra đường lối chủ trương cụ
thể phải tính đến những nguyên tắc chung bắt buộc phải tuân thủ, phải gắn mục đích
trước mắt của giai cấp với mục đích cuối cùng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề ra những
biện pháp chung cho cách mạng nhằm có thể áp dụng ở những nước tư bản đang phát
triển thời bấy giờ. “…Tất nhiên, bất kỳ ban lãnh đạo nào của đảng cũng đều vươn tới
thành công, và điều đó rất tốt. Nhưng có những tình huống mà người ta cần có dũng
khí hy sinh sự thành công tức thời để đổi lấy những cái quan trọng hơn…”
31
. Trong tác
phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, khi giai cấp vô sản chưa giành được chính
quyền “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt
lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất
vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp
thống trị, và lược mềm dẻo, linh hoạt trong đấu tranh mà những người cộng sản cần
phải thấm nhuần và vận dụng.
2. Xây dựng Đảng về tư tưởng.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, Đảng là đội tiên phong do đó, trước hết Đảng phải
có lý luận tiên phong dẫn đường. Nói về vai trò lý luận. Hai ông chỉ rõ “nếu thực sự cần
liên hợp thì cứ ký kết những thỏa hiệp nhằm đạt được những mục tiêu thực tiễn của
30
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996, tr. 662.
31
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1997, tr. 780.
phong trào, nhưng chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có “nhân nhượng” về lý luận”. Nói
về tầm quan trọng của lý luận Ph.Ăngghen khẳng định, cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng
dân chủ - xã hội không phải chỉ có hai hình thức chính trị và kinh tế mà còn có ba hình
thức, Ph.Ăngghen đặt cuộc đấu tranh lý luận ngay với cuộc đấu tranh chính trị và kinh
tế, vấn đề lý luận ngày càng quan trọng đối với người lãnh đạo. Thực tiễn cách mạng
đã cho thấy bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào nếu chưa được sáng tỏ về mặt lý luận thì hoạt
động cụ thể sẽ đi vào trong lúng túng. Thậm chí có thể rơi vào bế tắc, khi đó có thể
hoang man mất phương hướng. Chính vì vai trò, tầm quan trọng lớn của lý luận, do vậy
xây dựng Đảng. Tư tưởng này được C.Mác và Ph.Ăngghen sớm đề cập trong những tác
phẩm như: Gia đình thần thánh; Hệ tư tưởng Đức; Tuyên ngôn của Đảng cộng sản;
Những người cộng sản Các-hai-nơ-xten…Ngay trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845-
1846), sau khi nghiên cứu, tổng kết lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen
chỉ ra rằng: “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư
tưởng thống trị. Điều đó có ý nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong
xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối
những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh
thần”
32
. Chân lý này hơn hai năm sau đã được khẳng định lại trong Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những
tư tưởng của giai cấp thống trị”
33
.
Trong khi tuyên truyền, quảng bá để xác lập hệ tư tưởng khoa học - cách mạng
của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng rất chú trọng lý giải một cách khoa học
về chủ nghĩa cộng sản trong phong trào công nhân. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản một lần nữa C.Mác và Ph.Ăngghen lại khẳng định: Những quan điểm lý luận của
những người cộng sản về chủ nghĩa cộng sản “tuyệt nhiên không dựa trên những ý
niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra.
Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một
cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt
chúng ta”
34
. C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ rõ: “Nhưng để giành được thắng lợi cuối
cùng, tự do sẽ phải làm nhiều hơn tất thảy; phải khai sáng cho bản thân mình về những
lợi ích của giai cấp mình, phải chiếm lĩnh càng nhanh càng tốt vị trí độc lập của Đảng
mình và không một phút giây nào để người phái dân chủ tiểu tư sản dùng những luận
điệu bịp bợm đẩy mình đi chệch con đường tổ chức độc lập của Đảng của giai cấp vô
32
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 66.
33
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 625.
34
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 614-615.
sản. Khẩu hiệu chiến đấu của họ phải là “ Cách mạng không ngừng”
35
(Đoạn trích
trong tác phẩm: Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những
người cộng sản).
Để bảo vệ hệ tư tưởng khoa học - cách mạng của Đảng cộng sản, trong suốt quá
trình xây dựng và tuyên truyền quan điểm lý luận của Đảng, C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng luôn đấu tranh phê phán các trào lưu tư tưởng phản động như: Chủ nghĩa xã hội
chân chính (Đức), Chủ nghĩa xã hội bảo thủ, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái…
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Những
người phát sinh ra những hệ tư tưởng ấy thực ra đều không nhận rõ sự đối kháng giữa
các giai cấp, cũng như thấy rõ tác dụng của những yếu tố phá hoại nằm ngay trong bản
thân xã hội thống trị. Song, những người đó lại không nhận thấy, ở phía giai cấp vô sản,
một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô
sản cả. Ví sự đối kháng giữa các giai cấp phát triển song song với công nghiệp. Cho nên
họ càng không thấy những điều kiện cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô sản và
cứ đi tìm một chủ nghĩa xã hội, những quy luật xã hội nhằm mục đích tạo ra những điều
kiện ấy”. Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Họ đã lấy tài ba cá nhân
của họ để thay thế cho hoạt động xã hội; lấy những điều kiện tư tưởng thay cho những
điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn,
thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát giai cấp vô sản thành giai cấp. Đối
với họ tương lai của thế giới sẽ được giải quyết bằng cách tuyên truyền mọi hành động
chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng; họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng
phương pháp hóa bình và thử mở một con đường đi tới kinh phúc âm xã hội mới”
36
. Từ
sự vạch trần những quan điểm mơ hồ của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không
tưởng như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kết luận: “chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản không tưởng - phê phán là theo tỷ lệ nghịch với sự phát triển của lịch sử.
Đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt và càng có hình thức xác định thì cái ý định ảo
tưởng với đấu tranh giai cấp ấy, cái thái độ đối lập một cách ảo tưởng với đấu tranh
giai cấp ấy, càng mất hết mọi giá trị thực tiễn, mọi căn cứ lý luận của chúng”
37
, C.Mác
và Ph.Ăngghen không chỉ tích cực đấu tranh phê phán, chống lại các trào lưu tư tưởng,
quan điểm phản động ngoài Đảng, trong nhiều tác phẩm mà hai ông còn thể hiện tinh
35
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 185-189.
36
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 640-641.
37
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 642.
thần kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại phản động, chủ nghĩa vô chính
phủ và chủ nghĩa bè phái trong Đảng. Trong đó, tiêu biểu là cuộc đấu tranh khai trừ Ba-
cu-nin ra khỏi Quốc tế I và những người theo chủ nghĩa Látxan trong phong trào công
nhân Đức.
Qua nghiên cứu ta thấy, vai trò của công tác tư tưởng, lý luận của C.Mác và
Ph.Ăngghen đặc biệt coi trọng không chỉ trong quá trình đấu tranh thành lập Đảng mà
còn có tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản, cho việc khẳng
định vai trò tiền phong lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, để
xây dựng Đảng về chính trị, Đảng phải gắn lý luận với phong trào công nhân, phải đấu
tranh chống lại mọi quan điểm phản động, mọi sự xuyên tạc bất kỳ từ phía nào và
không ngừng phát triển lý luận. Nếu không có lý luận đúng đắn, khoa học, Đảng không
thể là người lãnh đạo, là người hướng dẫn cho quần chúng trong cuộc đấu tranh giành
thắng lợi cuối cùng, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa. Như vậy, việc trang bị lý luận chủ nghĩa khoa học xã hội cho giai cấp công nhân
là yếu tố quan trọng để nâng cao giác ngộ cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa xã hội
khoa học cho đội ngũ đảng viên là nội dung đặc biệt quan trọng của việc xây dựng
Đảng về tư tưởng.
3. Xây dựng Đảng về tổ chức.
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng không chỉ quan trọng và ở vị trí hàng đầu
mà còn phải gắn liền với xây dựng Đảng về mặt tổ chức. Tổ chức cũng là một công việc
rất quan trọng, mọi công việc nếu không có tổ chức thì hầu như không thể thành công.
Đối với Đảng của giai cấp công nhân tổ chức như thế nào là trong sạch, vững mạnh đã
trở thành vấn đề quan trọng nhất và quyết định trong xây dựng Đảng.
Đảng hoạt động theo nguyên tắc và hình thức nhất định, do đó C.Mác và
Ph.Ăngghen luôn luôn khẳng định vai trò to lớn, mang ý nghĩa quyết định của tổ chức
Đảng. Hai ông cho rằng Đảng cộng sản là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công
nhân, toàn bộ đời sống và hoạt động của Đảng được xây dựng trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa xã hội khoa học. Do vậy, Đảng cộng sản phải được tổ chức chặt chẽ và có kỷ
luật bắt buộc đối với mọi đảng viên, phải có sự thống nhất chặt chẽ về mặt tư tưởng và
tổ chức trong Đảng. Vì vậy, xây dựng Đảng cộng sản thành một đảng độc lập, thống
nhất, có hệ thống tổ chức chặc chẽ và kỷ luật nghiêm minh là một trong những nguyên
tắc hết sức quan trọng được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập trong nhiều tác phẩm từ cuối
những năm 40 của thế kỷ XIX, ngay khi tổ chức liên đoàn những người cộng sản vừa
mới ra đời.
Ngay trong “Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những
người cộng sản” (3-1850), C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân khiến liên
đoàn bị suy yếu là do có những khu bộ, chi bộ tổ chức lỏng lẻo, bỏ lửng và nhân dân cắt
đứt mối liên hệ Ban Chấp hành Trung ương, do đó bị giai cấp tư sản lợi dụng. Từ đó,
C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Đảng công nhân phải hành động sao cho thất
có tổ chức, thật thống nhất, thật độc lập”
38
và, trong tác phẩm “Vụ án mới đây của
Khuên” (1852), Ăngghen đã khẳng định rằng “Không có một chính đảng nào có thể tồn
tại mà không có tổ chức”
39
. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Vì rằng thành công
của phong trào công nhân ở mỗi nước chỉ có thể được đảm bảo bằng lực lượng đoàn kết
và có tổ chức”. Trong điều lệ “Đồng minh những người cộng sản” quy định “Đảng phải
được bầu cử dân chủ và họ có thể bãi miễn bất cứ lúc nào nếu họ không hoàn thành
nhiệm vụ; Đảng phải là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức”.
Nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, nội dung tư
tưởng, quan điểm xây dựng Đảng về tổ chức gồm nhiều vấn đề hết sức cơ bản như: vấn
đề xây dựng Điều lệ; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng; vấn đề cán bộ; đảng viên;
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng:
Một là, với quan điểm xây dựng Đảng về tổ chức của C.Mác và Ph.Ăngghen,
vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xây dựng Điều lệ của Đảng, phải xây dựng một “ bộ
luật” của Đảng để làm cơ sở, nguyên tắc cho mọi tổ chức và hoạt động của Đảng. Chính
vì vậy, ngay sau khi thành lập Liên đoàn những người cộng sản cũng như sau khi thành
lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế, cùng với việc soạn thảo các Điều lệ của Liên đoàn
và Hội Liên hiệp công nhân, ngay trong Điều lệ đầu tiên của Liên đoàn những người
cộng sản (12-1847) đã có 10 chương, 50 điều. Trong đó quy định tương đối cụ thể về
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toàn Đảng, từng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên.
Hai là, hệ thống tổ chức của Đảng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập trong
các bản Điều lệ. Trong đó, Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản (12-1847) nêu
rõ cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm: Chi bộ - khu bộ - Tổng khu bộ - Ban Chấp hành
Trung ương và Đại hội; Trong Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản (tháng
38
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 343.
39
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 529.
Giêng 1851) quy định: “Cơ cấu của Liên đoàn như sau: các chi bộ - các khu bộ - Ban
Chấp hành Trung ương và Đại hội; và Điều lệ tạm thời của Hội gồm 4 cấp như Điều lệ
tháng Giêng 1851. Song, tên gọi của Ban Chấp hành Trung ương được đổi thành Hội
đồng Trung ương” (1866).
Nhìn chung, các bản Điều lệ đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm
và quyền hạn của mỗi bộ phận trong hệ thống tổ chức của Liên đoàn cũng như của Hội
liên hiệp công nhân. Trong đó, chi bộ (tối thiểu gồm 3 đảng viên) được coi là tổ chức
hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, Ban Chấp hành Trung ương (tối thiểu gồm 3 ủy
viên) là cơ quan chấp hành quyền lực và Đại hội là cơ quan “quyền lực lập pháp” của
toàn liên đoàn cũng như của Hội liên hiệp công nhân.
Ba là, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cũng đã được C.Mác và
Ph.Ăngghen đề cập trong nhiều tác phẩm, cụ thể và tập trung nhất là trong các bản Điều
lệ của Liên đoàn những người cộng sản và Hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Mặc dù
trong tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa sử hoạt độngụng khái niệm “tập trung dân
chủ”. Song, tư tưởng, quan điểm về nguyên tắc này đã được hai ông thể hiện một cách
khá rõ nét trong các bản Điều lệ, đó là:
Nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung
ương, (Chi bộ phục tùng khu bộ; Khu bộ phục tùng Tổng khu bộ; Tổng khu bộ phục
tùng Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương phục tùng Đại hội -
Điều lệ Liên hiệp những người cộng sản); “các chi bộ của Hội Liên hiệp công nhân
quốc tế bị cấm có những Điều lệ và quy chế mâu thuẫn với Điều lệ và quy chế của Hội
Liên hiệp công nhân”
40
. Và, “những chi bộ độc lập phải gia nhập một Khu bộ đã có sẵn
hoặc cùng với các chi bộ khác thành lập khu bộ mới (Điều lệ Liên đoàn những người
cộng sản).
Bốn là, vấn đề đảng viên. Đây cũng là một vấn đề được C.Mác và Ph.Ăngghen
đề cập ở nhiều tác phẩm, trong đó, cụ thể nhất là trong các bản Điều lệ của Liên đoàn
những người cộng sản (1847) và Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (1864)
với nhiều tên gọi khác nhau: “người cộng sản”, “hội viên”, Liên đoàn những người
cộng sản và Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Lần đầu tiên, trong Điều lệ
Liên đoàn những người cộng sản (văn bản có ghi chú của Mác - tháng Giêng 1851),
Mác đã dùng thuật ngữ “đảng viên”. Nhìn chung, vấn đề đảng viên đã được C.Mác và
Ph.Ăngghen đề cập một cách cụ thể, trong đó có các vấn đề cơ bản như: điều kiện, tiêu
40
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 357.
chuẩn và thủ tục kết nạp đảng viên; trách nhiệm, nghĩa vụ của đảng viên… theo tư
tưởng, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, đảng viên phải là những người có: lối
sống và hoạt động phù hợp với mục đích của Đảng; có tinh thần cách mạng và lòng
nhiệt thành, khả năng trong công tác tuyên truyền; thừa nhận chủ nghĩa cộng sản, kiên
định lập trường, không theo bất cứ thứ tôn giáo nào; am hiểu những điều kiện, tiến trình
phát triển và mục đích cuối cùng của phong trào vô sản; đảng viên có trách nhiệm phục
tùng các Nghị quyết, Điều lệ của Đảng phục tùng tổ chức và kỷ luật của Đảng; đóng
Đảng phí đầy đủ và có nghĩa vụ giúp đỡ các đảng viên khác “như anh em” trong Đảng.
Việc kết nạp đảng viên vào Đảng phải được chi bộ nhất trí thông qua. Người được kết
nạp vào Đảng phải tuyên thể chấp hành vô điều kiện những Nghị quyết của Đảng.
Năm là, vấn đề cán bộ. mặc dù chưa có những tác phẩm chuyên biệt, bàn riêng
về vấn đề cán bộ một cách cụ thể. Song, tư tưởng, quan điểm về vấn đề cán bộ đã được
C.Mác và Ph.Ăngghen sớm đề cập ở một vài tác phẩm ngay từ đầu những năm 40 của
thế kỷ XIX, trước khi Liên đoàn những người cộng sản ra đời. Đó là khi các ông nghiên
cứu về vấn đề vai trò của cá nhân đối với xã hội và vai trò của vĩ nhân trong lịch sử.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra vai
trò quan trọng của người lãnh đạo, người tổ chức trong xã hội, rằng “xưa nay, tư tưởng
không thể đưa người ra ngoài trật tự thế giới cũ được…tư tưởng cơ bản không thể thực
hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những người sử dụng lực
lượng thực tiễn”
41
.
Mặc dù chưa có nhiều tác phẩm bàn riêng về vấn đề cán bộ, về tiêu chuẩn, phẩm
chất, năng lực của người cán bộ. Song, thông qua nhiều tác phẩm, nhìn chung, theo
quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, người cán bộ của Đảng phải là những người
cộng sản có tinh thần giác ngộ cách mạng cao, có lập trường, tư tưởng vững vàng, kiên
định mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, trung thực, có lòng nhiệt tình và năng lực
lãnh đạo quần chúng, là người đại biểu chân chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động.
Sáu là, vấn đề phê bình, tự phê bình và đoàn kết thống nhất trong Đảng.
C.Mác và Ph.Ăngghen coi tự phê bình và phê bình là một phương pháp phát
triển và sửa chữa thiếu sót, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, cũng là biện pháp căn
bản củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Theo hai ông, tự phê bình
và phê bình là rất cần thiết cho hoạt động và phát triển bình thường của một Đảng. Việc
Đảng phê bình hoạt động đã qua của mình là việc tuyệt đối cần thiết và bằng cách đó
41
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995, tr. 181.
Đảng học cách hoạt động tốt hơn. Mặt khác, các nhà kinh điển cũng nhấn mạnh rằng tự
phê bình và phê bình phải tuân thủ nguyên tắc: vì lợi ích chung của toàn Đảng và vì sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không lợi dụng phê bình để đã kích lẫn nhau, gây chia
rẽ nội bộ. Tự phê bình và phê bình lẫn nhau khắc phục nhược điểm, pháp huy ưu điểm,
giúp nhau cùng tiến bộ, từ đó làm cơ sở cho sự vững mạnh của Đảng. Và, chính bản
thân C.Mác và Ph.Ăngghen trong suốt nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, khoa học cũng
đã để lại những tấm gương sáng ngời về tinh thần đấu tranh phê bình, tự phê bình và
giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất của nhà kinh điển rất coi trọng
việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, từ hoạt động thực tiễn của mình,
hai ông đã rút ra kết luận rằng bất cứ một Đảng nào dù gồm hàng triệu người và nếu bị
chia rẽ thì sẽ yếu; ngược lại nếu thống nhất và có tổ chức thì sẽ trở thành một lực lượng
không gì khuất phục được.
Tháng 10-1864, trong “Điều lệ chung của Đại hội Liên hợp công nhân quốc tế”,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Thành công của phong trào công nhân mỗi
nước chỉ có thể bảo đảm bằng lực lượng đoàn kết và tổ chức”
42
.
Các ông đã kịch liệt phê phán thứ chủ nghĩa bè phái, cơ hội trong phong trào
cách mạng và công nhân quốc tế. Đây là một nguy cơ chia rẽ Đảng gây mất đoàn kết
thống nhất trong Đảng, dễ biến Đảng thành một tổ chức cơ hội. Chẳn hạn, hai ông đã
vạch trần những quan điểm chống chủ nghĩa xã hội của phái Bacunin và những bọn cơ
hội khác thâm nhập vào trong Đảng, bọn này mưu toan xây dựng Đảng theo một tính
chất bí mật đầy âm mưu. Tổng kết sự hoạt động của quốc tế lần thứ I: Mác kết luận:
“Quốc tế không thể được củng cố vững chắc nếu chủ nghĩa bè phái không bị tiến trình
lịch sử đập tan”
43
.
Tính quốc tế của phong trào cộng sản là tất yếu, bởi vì “chủ nghĩa tư bản cũng
mang tính quốc tế cả về kinh tế và chính trị (liên kết quốc tế chống giai cấp vô sản).
Công nhân quốc tế của giai cấp vô sản không chỉ thể hiện bằng tinh thân, lời nói “tình
hữu nghị” suông như cương lĩnh nêu mà phải có “chức năng quốc tế” phải có sự phối
hợp hành động thực tế”
44
. Mác cho rằng: Công khai đứng ngoài quốc tế những con
người đó không nguy hiểm, nhưng là những phần tử thù địch trong lòng quốc tế thì
chúng sẽ phá vỡ phong trào ở tất cả các nước mà chúng tìm được đất hoạt động.
42
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 17, Nxb CTQG, Hà Nội 1994, tr.586.
43
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội 1997, tr.449.
44
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.484.
Quốc tế thứ I (1864-1872), như Ph.Ăngghen nêu: “Thật ra bản thân quốc tế chỉ
sống được có chín năm. Nhưng sự đoàn kết bất diệt do quốc tế đã xây dựng được giữa
những người vô sản tất cả các nước vần tồn tại và ngày càng mạnh hơn bao giờ hết,
không có bằng chứng nào chứng tỏ rõ rết hơn ngày hôm nay”
45
.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng và đoàn kết quốc tế là vấn đề hết sức quan
trọng. Nếu thiếu sự thống nhất và đoàn kết thì không thể xây dựng một tổ chức vững
mạnh. Những ngày đầu tiên của Liên đoàn những người cộng sản thành lập Hội giáo
dục chủ nghĩa cộng sản cho công nhân và trên các thẻ hội viên có ghi “tất cả mọi người
đều là anh em”. Về mặt thực tiễn, đó là vì những hội viên là thuộc những dân tộc khác
nhau, và về mặt lý luận, đó là vì người ta đã tin rằng mọi cuộc cách mạng, muốn thắng
lợi, phải có cuộc cách mạng Châu âu. Người ta vẫn chưa đi xa hơn được, những cơ sở
đã được xây dựng.
III. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG NHỮNG QUAN ĐIỂM,
TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG
ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên những tư tưởng cơ bản về Đảng cộng sản.
Những nguyên lý mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày trong “Tuyên ngôn Đảng cộng
sản” là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen do điều kiện và hoản cảnh lịch sử lúc bấy
giờ còn hạn chế. Các Đảng công nhân chưa phát triển và trưởng thành, hai ông chưa có
điều kiện để nghiên cứu và xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh về xây dựng Đảng.
Tuy vậy, khi nêu lên những vấn đề về Đảng của giai cấp công nhân. C.Mác và
Ph.Ăngghen cũng đã đặt cơ sở cho việc xây dựng cơ sở Đảng về chính trị, tư tưởng và
tổ chức. Ngày nay trên thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc, thực tiễn cuộc sống đặt ra
nhiều vần đề mới mẽ và phá sinh. Trong những nguyên lý mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã
trình bày trong các tác phẩm vẫn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công
tác xây dựng Đảng ta.
Xuất phát từ những quan điểm có tính chất quy luật của C.Mác và Ph.Ăngghen
về Đảng của giai cấp vô sản. Đảng ta đã vận dụng một cách đúng đắn sáng tạo quy luật
trên vào hoản cảnh cụ thể của nước ta đó là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết
hợp đúng đắn cách mạng xã hội khoa học với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Sự kết hợp đó phải dựa trên cơ sở khoa học thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
45
C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb sự thật, Hà Nội 1980, tr.526.