Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.23 KB, 40 trang )

Bài thảo luận nhóm
I. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ACB:
1.1. Giới thiệu về ngân hàng ACB
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phân Á Châu
- Tên giao dịch: Bằng tiếng anh Asia Commercial Bank
- Tên viết tắt: ACB
- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
- Thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập
theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
- Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng cổ phần
- Tel: (848) 3929 0999
- Fax: (848) 3839 9885
- Call Center 24/7: (08) 38 247 247 hoặc 1800 577 775
- Email:
- Website: www.acb.com.vn
- Vốn điều lệ:
Kể từ ngày 10/09/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.705.743.780.000 đồng (Bảy
nghìn bảy trăm lẻ năm tỷ bảy trăm bốn mươi ba triệu bảy trăm tám mươi nghìn
đồng).
1.2. Ngành nghề knh doanh và các hoạt động kinh doanh chiến lược
(SBU) của Ngân hàng ACB
* Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:
 Giao dịch chứng khoán: theo giấy phép kinh doanh số 4104000006 cấp ngày
29/06/2000.
 Giao dịch vàng (saigon gold and silver ACB-SJC joint stock company) theo
giấy phép số 4103003427 cấp ngày 24/05/2005
 Cho thuê tài chính
 Quản lý và khai thác
* Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU: strategic Business)


 Trung tâm giao dịch vàng và bất động sản
 Công ty cổ phần địa ốc ACB (ACB Real Estate Joint Stock Company):
ACBR được thành lập theo Giấy Chứng Nhận đăng ký kinh doanh số
4103000755 ngày 28/12/2001 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp HCM cấp.
 Công ty chứng khoán ACB (ACB Securities): ACBS là một công ty TNHH
một thành viên, được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động
kinh doanh ngày 29/06/2000 và được Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP HCM cấp
giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 4104000006 ngày 30/06/2000.
 Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu (AREV – asia real estate valuation):
AREV được thành lập vào tháng 11/2006 theo quyết định thành lập số 29/
ACBR – QD ; ngày 01/11/2006 của Cty CP Địa ốc ACB. Giấy chứng nhận
ĐKKD số: 4104000220 ; ngày 24/11/06 của Sở KHĐT TP.HCM.
 Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý Quỹ ACB (ACB Capital
Management Company Limited). Chủ sở hữu: Công ty chứng khoán ACB.
 Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing).
 Trung tâm thẻ ACB (ACB Card).
 Công ty dịch vụ bảo vệ.
 Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB
 Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Hoàn ACB – SJC: Thành lập theo giấy phép
số 4103003427 cấp ngày 24/05/2005.
1.3. Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của ngân hàng ACB
* Tầm nhìn chiến lược:
 Ngay từ đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần hàng đầu Việt Nam.
 Ngân hàng ABC đã hình dung tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu trở
thành một trong ba tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
* Sứ mạng kinh doanh:
Sứ mạng kinh doanh của ACB được thể hiện thông qua khẩu hiệu “Ngân hàng
Á Châu – Ngân Hàng của mọi nhà”
1.4. Mục tiêu chiến lược

* Mục tiêu dài hạn: ACB đang thực hiện chiến lược 5 năm của mình với mục tiêu
trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về tài sản, vốn và chất lượng hoạt
động.
 Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt cơ sở hiểu biết nhu cầu
khách hàng ACB
 Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả đồng bộ và chuyên nghiệp.
 Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ
đông (30%)
 Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhaan lực và đào tạo lực lượng nhân viên
chuyên nghiệp.
 Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống
một cách xuyên suốt.
 Phong phú về sản phẩm
 Không bỏ sót khách hàng
* Mục tiêu ngắn hạn:(2009): “Mục tiêu tăng trưởng tăng trưởng tín dụng của
ACB trong năm 2009 từ 85%-90%, nợ xấu, kiềm chế dưới 1,2%”
 Mục tiêu của ACB là tăng thị phần tín dụng của mình lên mức 5% và tăng tỉ
lệ cho vay trên huy động từ 40% trong năm 20008 lên 50% trong năm 2009.
Cũng trong năm 2009 ACB dự định mở thêm 38 chi nhánh, phòng giao dịch
mới
1.5. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB trong những năm gần
đây
Chỉ tiêu( Triệu đồng) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu 3,217,362 6,405,118 13,479,274
Tổng chi phí 2,584,143 4,278,303 10,918,694
lợi nhuận trước thuế 687,219 2,126,815 2,560,580
Lợi nhuận sau thuế 505,576 1,760,008 2,210,682
Tổng tài sản 44,645,039 85,391,681 105,360,130
Vốn và các quỹ 696,515 6,257,849 7,766,468
Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế/Tổng tài sản
2,0% 3,3% 2.7%
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Tổng nguồn vốn
46,8% 53,8% 36,5%
(Đơn vị tính: triệu đồng, số liệu theo báo cáo tài chính các năm)
Nhận xét: Hoạt động của Ngân hàng ACB không ngừng phát triển tổng tài sản
không ngừng tăng lên với tốc độ tăng đáng nể là từ 40%-50%/năm. Lợi nhuận của
ngân hàng cũng tăng nhanh mặc dù trong giai đoạn này kinh tế thế giới đang chịu
hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nhất là trong năm 2008 nhưng
lợi nhuận của ACB vẫn tăng khoảng 20% so với năm 2007 từ 1,760 tỷ lên 2,210
tỷ. Với các chỉ số tài chính trên ta có thể thấy phần nào vị thế của ACB trong
ngành ngân hàng Việt Nam.
II.Phân tích môi trường bên ngoài
2.1. Các nghành kinh doanh của doanh nghiệp
• Huy động vốn (Nhận tiền gửi của khách hàng) bằng Việt Nam đồng, ngoại
tệ và vàng
• Sử dụng vốn(cung cấp tín dụng, đầu tư hùn vốn kinh doanh), bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng
• Các dịch vụ trung gian ( Thực hiện thanh toán trong nước và ngoài nước,
thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh, bảo
hiểm nhân thọ qua ngân hàng )
• Kinh doanh ngoại tệ và vàng
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
2.2. Tốc độ tăng trưởng ngành
- Tốc độ tăngtrưởng năm 2006: Tốc độ tăng trưởng ngành ngân hàng đạt 75,09%
- Tốc độ tăng trưởng năm 2007: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 36,5% và
tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34%.
- Tốc độ tăng trưởng năm 2008: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 là 20,4%,
tốc độ tăng trưởng huy động vốn chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài

chính thế giới.
- Tố độ tăng trưởng năm 2009: Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng trưởng đến
14,9% trong khi tốc độ tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2009 chỉ là 2,6%. Tăng
trưởng tín dụng năm 2009 có thể đạt 25% vượt dự báo của ngân hàng Nhà Nước.
Đánh giá: Theo nhận định của các chuyên gia thì ngành ngân hàng Việt Nam đang
trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Với các tiềm năng phát triển của ngành:
 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng toàn ngành khá cao và vượt xa
tốc độ tăng trưởng GDP: Bình quân giai đoạn 2003- 2007 trên 30%/năm, cao
hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP.Tuy năm 2008 tốc độ đó có chững
lại ở mức 25% nhưng cũng là ở mức cao.
 So với tổng số dân 85 triệu, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân
hàng rất thấp, khoảng 5-8 triệu dân, tức chưa đến 10% dân số tiếp cận loại
hình dịch vụ này.
 Theo cuộc khảo sát bởi công ty tư vấn và quản lý McKinsey tiến hành, cho
biết thanh niên Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các ngân hàng thương
mại và thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng hơn so với các thế hệ trước. Sự
khác nhau về khuynh hướng tiêu dùngtheo tuổi tác ở Việt Nam hiện nay là
khá nổi bật, thể hiện qua xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng như thẻ
tín dụng, vay vốn, ngân hàng internet trong giới trẻ đang ngày càng tăng.
Hiện nay có gần 10% dân số Việt Nam tiếp cận các dịch vụ của các tổ chức
tài chính và khoảng 60% người dân thành phố có tài khoản tiết kiệm
(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
= > Nhìn chung, thị trường Việt rất tiềm năng cho nghành ngân hàng phát triển,
đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bất chấp những khó khăn trong giai đoạn
hiện nay.
2.3. Tác động của môi trường vĩ mô đến ngành ngân hàng
a. Nhân tố kinh tế:
 Do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. lượng vốn đầu
tư trực tiếp FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2008 và
những tháng đầu năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, người

dân thắt chặt hầu bao của mình các doanh nghiệp hầu như không mở rộng
sản xuất chính điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của các
ngân hàng tình trạng đói tín dụng trở thành tình trạng chung của các ngân
hàng trong giai đoạn này. Hơn nữa cơn bão khủng hoảng tài chính năm 2007
cũng làm cho một loạt các ngân hàng có tiêng trên thế giới lâm nạn Lehman
Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG,… làm chỉ số niềm tin của khách
hàng vào khối ngành ngân hàng giảm xút mạnh người dân chủ động bảo vệ
đồng tiền của mình bằng các kim loại quý và ngoại tệ mạnh.
 Những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế thế giới trong quý III năm 2009
cũng mang theo những nguy cơ mới cho ngành ngân hàng. Theo các nhà
phân tích kinh tế thì những tháng cuối năm 2009 tình hình lạm phát của
nước ta có thể gia tăng do sự tăng mạng của giá vàng và giá xăng dầu sẽ kéo
theo sự tăng giá của một loạt các hàng hoá khác hơn nữa tết Nguyên Đán
đang đến gần nhu cầu về hàng hoá tăng mạnh cũng làm giá hàng hoá tăng.
Việc lạm phát xảy ra sẽ làm hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn:
- Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của
các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn
từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động
sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là
bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài
mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng),
luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất
huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh
doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ
thống NHTM.
- Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền
tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho
một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu
quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi

suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng,
rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và
ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn
đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các
khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn
trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến
tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là
điều khó tránh khỏi.
 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thì theo cam kết khi gia
nhập WTO, kể từ ngày 01/04/2009, các TCTD nước ngoài được thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn.
Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các NHTM trong nước. Cho đến thời điểm
hiện nay, cả nước có 4 NHTM nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 37 NHTM
cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 14 công ty tài
chính; 13 công ty cho thuê tài chính; 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Riêng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập mới 05
ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, 03 NHTM cổ phần là
NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Liên Việt và NHTM cổ phần
Bảo Việt. Như vậy, với một thị trường tài chính còn non trẻ chưa có kinh
nghiệm thích ứng, xử lý với những biến động của kinh tế thị trường chưa có
nhiều nhưng lại có quá nhiều chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng thì việc
bảo đảm cho các NHTM trong nước có vị trí xứng đáng trên thị trường quả
là công việc khó khăn, nhất là tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh.
Bên cạnh những khó khăn thì khi ra nhập WTO cũng tạo cho các ngân hàng
cơ hội mới, các ngân hàng tiếp cận được với các phương pháp làm việc mới
và các sản phẩm mới của các ngân hàng nước ngoài hơn nữa để cạnh tranh
thì các ngân hàng phải thay đổi mình làm cho hoạt động hiệu quả hơn từ đó
thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng mang thương hiệu Việt trên trường
quốc tế.
 Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2009 tạo điều

kiện cho các ngân hàng có thể huy động vốn và cung cấp các dịch vụ thanh
toán của mình cho khách hàng.
b. Nhân tố chính trị - pháp luật
* Chính trị
Nền chính trị Việt Nam được đánh giá là có sự ổn định cao trên thế giới. Đây là
một yếu tố rất thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Với nền chính trị như vậy sẽ giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tránh được những rủi ro do chính trị gây ra. Đây là một yếu tố hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam trong đó
có ngành ngân hàng.
- Thuận lợi:
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường
+ Xúc tiến việc liên kết giữa các ngân hàng
+ Có thể ổn định nguồn nhân lực của mình
- Thách thức:
+ Tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước
+ Thị phần bị chia sẻ.
* Pháp luật
Pháp luật có tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở
thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn. Trong đó kinh doanh ngân hàng chịu sự
giám sát của pháp luật một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi
trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và các thách
thức mới. Ngân hàng cần quan tâm đến sự thay đổi của các khung pháp lý nắm
vững luật và quyết định điều chỉnh trong lĩnh vực ngân hàng để tranh cho hoạt
động của mình vi phạm pháp luật. Cụ thể là:
- Cơ chế điều hành lãi suất:
 Hiện nay, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất
huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150%
lãi suất cơ bản do NHNN quy định (trừ trường hợp cho vay các nhu cầu vốn

phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009)
 Tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách
xác định mức trần có khác đó là lãi suất cho vay không được vượt quá 150%
lãi suất cơ bản do NHNN quy định.
= >Với cơ chế lãi suất như vậy gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân
hàng đi ngược với tiến trình hội nhập
- Cơ chế điều hành tỷ giá
 Theo cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể
dùng công cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ
giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng
NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,
thường là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi nó có một “độ lệch” nhất định so
với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường.
- Cơ chế quản lý ngoại hối
- Cơ chế tín dụng
- Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán

c. Nhân tố công nghệ
- Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet trong những
năm gần đây ở Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Với sự phát triển công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các ngân hàng
có thể đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn có thể đổi mới về cách thức
phân phối đặc biệt phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhu thanh toán điện tử, ví
tiền điện tử…
- Công nghệ - kỹ thuật Việt Nam đang phát triển mạnh và dần bắt kịp các nước
trong khu vực và trên thế giới, trình độ đội ngũ các cán bộ công nghệ - kỹ thuật của
Việt Nam không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được
đòi hỏi hiện đại hoá ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rông nền kinh tế
thế giới.

- Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng như các phương tiện
thông tin đại chúng thì người dân có thể dễ dàng tìm hiểu về ngân hàng và ngược
lại các ngân hàng cũng đễ dàng nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm dịch vụ của mình. Hơn thế nữa các đối tác nước ngoài hay khách hàng nước
ngoài cũng có thể đến với ngân hàng.
d. Nhân tố văn hoá - xã hội
Hành vi của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối
khá nhiều bởi yếu tố văn hoá. Trình độ văn hoá, thói quen tiêu dùng của người dân
cũng ảnh hưởng đến hành vi và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 Ở Việt Nam thì phần lớn người dân ở lứa tuổi trung niên người nắm nguồn
tài chính lớn trong gia đình thì thường có tâm lý gửi tiền vào hoặc đi vay tại
các ngân hàng thương mại nhà nước vì nghĩ an toàn hơn. Tâm lý đó cũng
ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần của tư
nhân.
 Xu hướng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng của giới trẻ ngày càng tăng
như vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ATM, ngân hàng điện tử tạo ra một trào lưu
mới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng.
 Trình độ của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên làm cho nhận thức
người dân về lợi ích và vai trò của hoạt động ngân hàng cũng tăng lên nhanh
chóng. Hơn nữa việc mua sắm ở các siêu thị và trung tâm thương mại lớn
đang trở thành thói quen của người dân ở các thành phố và đô thị lớn và việc
thanh toán điện tử đã và đang thay thế dần kiểu thanh toán truyền thống.
 Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất
mạnh các khu chung cư và căn hộ cao cấp mọc lên ở khắp nơi, ngươi dân
qua đó có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như mua nhà trả góp…
 Việt Nam có tới 85 triệu dân nhưng mới chỉ có chưa tới 10% dân số sử dụng
các dịch vụ ngân hàng đây là một thị trường đầy tiềm năng.
 Thu nhập và mức sống người dân Việt Nam trong những năm gần đây được
nâng cao đáng kể. Với thu nhập tăng cao thì người dân có tiền tích luỹ và
đầu tư do vậy ngân hàng sẽ là nơi mà họ tìm đến để gửi tiền.

Mô thức EFAS
Các nhân tố chiến lược Độ quan
trọng
Xếp
loại
Tổng
điểm quan
trọng
Chú giải
- Việt Nam ra nhập WTO 0.1 4 0.4 Mở rộng thị trường
- Chính trị ổn định 0.05 3 0.15
- Tăng trưởng thị trường 0.05 4 0.2 Nhu cầu sử dụng
tín dụng vốn
- Sự phát triển của công
nghệ - kỹ thuật
0.05 3 0.15 Nâng cao hiệu quả
hoạt động
- Sự phục hồi của thị
trường chứng khoán
0.05 3 0.15 Kênh huy đông
vốn
- Sự phục hồi của nền kinh
tế
0.05 2 0.1 Tạo niềm tin cho
khách hàng
- Đầu tư nước ngoài FDI
có xu hướng tăng
0.1 3 0.3 Tăng trưởng tín
dụng và cho vay


Thách
thức
- Các ngân hàng 100%
vốn nước ngoài
0.15 4 0.6 Áp lực cạnh tranh
- Tăng cường các quy định
pháp lý của chính phủ
0.05 2 0.1
- Cường độ cạnh tranh
trong ngành
0.1 4 0.4 Áp lực chuyển đổi
cách làm việc
- Nguy cơ lạm phát quay
trở lại vào cuối năm
0.1 2 0.2 Khó khăn trong
huy động vốn
- Chỉ số niềm tin của
khách hàng
0.05 2 0.1
- Khủng hoảng tài chính 0.05 3 0.15 Đưa ngân hàng
đến bờ vực phá sản
- Thủ tục hành chính 0.05 2 0.1 Quan liêu bao cấp
Tổng 1 3.1
Nhận xét: Theo mô hình EFAS tổng điểm quan trọng của ACB là 3.1 chứng tỏ
trong quá trình hoạt động của mình ACB đã có những chiến lược phù hợp để tận
dụng và nắm bắt cơ hội kinh doanh và đồng thời cũng đưa ra những chính sách
chiến lược để đương đầu với các thách thức một cách khéo léo, linh hoạt luôn ở thế
chủ động chứ không bị động
2.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng
*. Tồn tại các rào cản ra nhập nghành

- Yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng tương đối lớn. Theo quy định của ngân
hàng Nhà Nước vốn điều lẹ tối thieeur của các ngân hàng thương mại tính đến
31/12/2008 là 1000 tỷ VNĐ và từ 01/01/2009 là 3000 tỷ VNĐ. Đây là con số
không nhỏ và là rào cản ra nhập ngành lớn.
- Mức độ cạnh tranh trong ngành cao. Các ngân hàng đều có thâm niên và tiềm lực
vốn tương đối lớn, lượng khách hàng truyền thống và thị phần nhất định nên không
dễ cho các ngân hàng mới trong cuộc chiến dành thị phần.
- Ngân hàng là một ngành khá nhạy cảm. Một ngân hàng lớn sụp đổ có thể kéo
theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống và nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng. Do vậy
ngân hàng Nhà Nước thường cân nhắc kỹ trước những yêu cầu xin thành lập ngân
hàng.
*. Nguy cơ từ các ngân hàng mới
- Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ
càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao”
của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ
được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ
bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng
Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
- Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần
trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong
Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
- Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại
dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn
các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các
ngân hàng nước ngoài từ năm 2008.
- Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt
Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại
diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân
hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng
lên trong tương lai.

- Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có
nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép
thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ,
quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát
chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những
doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho
phép thành lập ngân hàng trở lại.
- Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục
tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở
khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được.
Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyếtđịnh khả năng tồn tại của
một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
- Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền
vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ
sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi
kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc
phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế
trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung
không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược
sản phẩm, dịch vụ.
- Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế
cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân
hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý
để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị
trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các
ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ
thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
- Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như
thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao
khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng

một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo
các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là
một điều gần như chắc chắn.
*. Nguy cơ bị thay thế
Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể
xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán
• Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
- Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm
do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong
các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình
sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử
dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài
ngân hàng.
- Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho
người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì
khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả
lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các
địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm
sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm.
- Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc
thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất
tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử
dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
- Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá
nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo

hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là
chưa kể các hình thức không hợp pháp như “chơi hụi”. Không phải lúc nào lãi suất
ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời điểm này, giá vàng
đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng
biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm.
*. Quyền lực của khách hàng
- Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc
các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không
đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình
nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách
hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng
trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.
- Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy
động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng
thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Trong khi đó, như đã nói ở phần trên, nguy
cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng, là khá cao.
Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn
chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác.
*. Quyền lực của các nhà cung cấp
- Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những
cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách
nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng
thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy
theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ
không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung
cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống,
ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm
tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
- Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắc
đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến

những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một
ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư của một
ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ
cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía
cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu
tư.
*. Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
- Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở
Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở
thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á (*).
Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới
ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng
còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các
ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường
độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị
trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị
trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi.
- Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của
nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một
phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ

×