Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY PHONG PHÚ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 49 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM

BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI NHÀ MÁY MAY JEAN XUẤT KHẨU SỐ 01
GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
SVTT : NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC
MSSV : 2111130043
LỚP : CĐMAY 35A
TP.HCM, tháng 03/2014
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN













TP.HCM,ngày tháng năm 2014
Ký tên
Nguyễn Thị Thanh Thảo
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP















TP.HCM, ngày tháng năm 2014
Ký tên, đóng dấu
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình thực tập tại Nhà Máy May Jean Xuất Khẩu Số 01 thuộc Tổng Công Ty
Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú, em đã rút được nhiều kinh nghiệm thực tiễn mà trong khi
học lý thuyết em chưa nắm bắt rõ. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo công
ty, các anh chị thuộc Nhà máy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình cho chúng em hoàn
thành tốt khóa thực tập. Đồng cảm ơn tới các Thầy Cô trong Khoa Dệt may đã chỉ bảo,
dạy dỗ và hướng dẫn nhiệt tình để chúng em mới có cơ hội được thực tập như thế này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, em đã cố gắng
hết mình, vì thời gian và kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp,
xây dựng từ Thầy Cô và Ban lãnh đạo Nhà máy để em có thêm nhiều kiến thức quý báu
hơn.

Cuối cùng, em xin chúc Quý công ty , các cô chú, anh chị và Thầy Cô có nhiều sức
khỏe, luôn thành công trên nhiều lĩnh vực.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Trang Ngọc
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng
bình quân 15%/ năm. Ngành dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn
của đất nước góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, doanh thu toàn
ngành năm 2012 đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm hơn 17 tỷ USD, tạo việc làm
cho 2,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 10% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngành
dệt may Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên trở thành trung
tâm dệt may của khu vực Đông Nam á và là một trong những trung tâm dệt may quan
trọng của thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế thông qua việc đẩy nhanh
tiến trình đàm phán tham gia các hiệp định thương mại tự do với các đối tác, trong đó có
TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương).
Trong các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương, dệt may luôn là một nội dung quan trọng bởi quy mô và sự ảnh hưởng của ngành
này đến tất cả các nội dung đàm phán như về thương mại và cắt giảm thuế quan; quy tắc
xuất xứ và yêu cầu về tỷ trọng sản xuất trong nước; vấn đề đầu tư; dịch vụ bán lẻ, phân
phối; vấn đề sở hữu trí tuệ và quyền của người lao động; vấn đề chi tiêu công và hoạt
động của doanh nghiệp Nhà nước; vấn đề y tế, môi trường và vệ sinh dịch tễ cùng hàng
loạt vấn đề pháp lý liên quan. Vì vậy, khi hiệp định này được ký kết sẽ có tác động rất lớn
đến ngành dệt may của Việt Nam cả về cơ hội cũng như những thách thức.
Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời và cũng là thế mạnh của

Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú. Với công nghệ hiện đại luôn được chú trọng đầu tư
đổi mới và một bề bày kinh nghiệm được đúc kết gần 50 năm qua, Phong Phú tự hào
mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú và dịch vụ chuyên nghiệp,
phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Sau quá trình thực tập tại Nhà Máy May Jean Xuất Khẩu Số 01, em đã được biết mặt
hàng sản xuất chủ yếu của nhà máy là các sản phẩm may mặc làm từ nguyên liệu Denim.
Các sản phẩm này sau khi hoàn tất sẽ được xuất khẩu qua Hoa Kỳ và các nước Châu Âu
khác. Và sau đây là bản báo cáo những gì em đã tìm hiểu được, em mong được Thầy Cô
và Quý công ty đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn.
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Trang Ngọc
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
MỤC LỤC


SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG
PHÚ VÀ NHÀ MÁY MAY JEAN XUẤT KHẨU SỐ 01
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN PHONG PHÚ
Gần 50 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty Cổ phần Phong Phú trở thành một
trong những đơn vị đứng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để có được thành quả
đáng tự hào này, Phong Phú trải qua một lịch sử phát triển và lớn mạnh không ngừng.
Phong Phú xưa

Phong Phú được bắt đầu xây dựng ngày 14-10-1964 và chính thức đi vào hoạt động từ
năm 1967 với tên gọi Nhà máy Dệt Sicovina Phong Phú. Phong Phú chuyên sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm dệt may như: sợi - chỉ may, khăn, vải thời trang, thời
trang gia đình. Gần 50 năm – thời gian của sự hình thành, xây dựng và phát triển,
cũng chính là thời gian phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Phong
Phú đã không ngừng phát triển và luôn giữ vững vị thế là “cánh chim đầu đàn” của
ngành dệt may Việt Nam. Trên nền tảng Dệt May vững chắc, từ năm 2003 thực hiện
chiến lược phát triển đa ngành, Phong Phú đầu tư mở rộng sang lĩnh vực Bất động sản
và Đầu tư tài chính. Dự báo, nắm bắt cơ hội và thực hiện chiến lược giải pháp đầu tư
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
tốt, trong hơn 10 năm qua, các lĩnh vực phát triển mở rộng của Phong Phú ngày càng
phát triển mạnh mẽ và từng bước khẳng định vị thế đa ngành của Phong Phú.
Hiện nay Tổng công ty CP Phong phú đã phát triển với quy mô lớn gồm 9 công ty
thành viên, 39 công ty liên doanh, lien kết; tổng số cán bộ, công nhân viên hơn 5700
người.
Phong Phú nay
Lịch sử hình thành & phát triển của Phong Phú trải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ 1964 – 1975
Năm 1964
Thành lập Nhà máy Dệt Sicovina – Phong Phú (tiền thân của Tổng công ty CP Phong
Phú) trực thuộc Công ty Kỹ nghệ bông vải sợi Việt Nam do chính quyền Sài Gòn cũ
trực tiếp quản lý.
Năm 1967
Nhà máy Dệt Sicovina chính thức đi vào hoạt động với quy mô 3 xưởng sản xuất: Sợi
– Dệt – Nhuộm với tổng số CB.CNV là 1.050 người.
Năm 1967 - 1975
Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là vải kaki phục vụ cho quân đội chế độ cũ và vải
calicot tiêu thụ nội địa.
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 9

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Từ tháng 4/1975, sau ngày giải phóng đất nước, Nhà nước tiếp quản và giao cho
CB.CNV Nhà máy tiếp tục quản lý và duy trì sản xuất.
Giai đoạn từ 1976 – 2002
Năm 1976 – 1991
Đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú. Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ
lao động và Calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước.
Từ năm1976-1985, Dệt Phong Phú là một doanh nghiệp liên tục hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất do Nhà nước giao.
Từ năm 1985, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Công ty Dệt
Phong Phú đã tăng cường đầu tư trang thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, đổi
mới cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế, đưa đơn vị từng
bước đi lên vững chắc – trở thành đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam.
Năm 1992 - 1993
Hòa mình cùng cả nước theo cơ chế thị trường và từng bước thực hiện chính sách đổi
mới của Đảng - Nhà nước, nhà máy được chính thức đổi tên thành Công ty Dệt Phong
Phú (Quyết định số 583 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Công thương).
Đến năm 1993, Công ty thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước (Theo Quyết định số
410/CNNTCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Công thương).
Quy mô công ty: 5 Nhà máy thành viên và 2 đơn vị liên doanh hợp tác gia công xuất
khẩu với tổng số CB.CNV là 4.351 người.
Năm 1993-2002
Thực hiện chính sách đổi mới, Phong Phú là một trong những đơn vị năng động, sáng
tạo, liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao từ 10 đến 15%.
Với thế mạnh chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, khăn, sản phẩm may
mặc Phong Phú đã mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước sự lựa chọn
phong phú về mẫu mã sản phẩm cùng với sự vượt trội về chất lượng.
Giai đoạn từ 2003 – 2006
Năm 2003
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 10

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Là năm đánh dấu bước ngoặt mới, một bước phát triển vượt trội của Phong Phú. Toàn
bộ khối sản xuất được tái cấu trúc theo hướng chuyên môn hóa theo từng ngành hàng
cụ thể gồm: hệ thống sản xuất sợi – chỉ may, vải, khăn và may mặc. Bên cạnh đó với
chiến lược phát triển đa ngành, Phong Phú liên doanh liên kết với các đối tác tiềm
năng không chỉ trên lĩnh vực dệt may mà còn mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và
đầu tư tài chính.
Năm 2005
Thực hiện thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Góp vốn thành lập Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú
Mua cổ phần của Công ty CP KNTP Phú Yên (sở hữu 54.58% tổng CP).
Năm 2006
Đại diện Nhà nước quản lý phần vốn tại Công ty Dệt Đông Nam theo quyết định số
377/QĐ-TĐDMVN ngày 28/8/2006 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Đại diện Nhà nước quản lý phần vốn tại Công ty Dệt – May Nha Trang theo quyết
định số 498A/QĐ-TĐDMVN ngày 28/8/2006 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Đại diện Nhà nước quản lý 32.8% vốn điều lệ của Công ty Dệt Sơn Trà theo quyết
định số 499A/QĐ-TĐDMVN ngày 28/8/2006 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Giai đoạn từ 2007 đến nay
Năm 2007
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa và mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty
được chính thức chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý thành Tổng công ty và được Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) quyết định thành lập Tổng công ty Phong Phú.
Thành lập Công ty CP Dệt vải Phong Phú; Công ty CP Dệt gia dụng Phong Phú; Công
ty CP Quốc tế Phong Phú; Công ty CP Vải thời trang Phong Phước; Công ty CP Xúc
tiến thươngmại và Đầu tư Phong Phú.
Góp vốn thành lập Công ty CP Phát triển Nhà và đô thị Phú Quốc
Năm 2008
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa và tiếp tục thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty
con.

SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Thành lập Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú; Công ty CP Đầu tư Phong
Phú – Lăng Cô.
Góp vốn thành lập Công ty CP Phong Phú – Deawon – Thủ Đức.
Năm 2009
Thực hiện xong Cổ phần hóa, tổ chức thành công Đại hội Cổ đông đầu tiên. Hoàn tất
đăng ký kinh doanh theo giấy phép mới số 4103012492 ngày 20/02/2009. Chính thức
đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Phong Phú
Thành lập Công ty CP Đầu tư Phong Vân.
Năm 2010
Thành lập Công ty TNHH MTV Bất động sản Phong Phú
Năm 2011
Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Tổng công ty trở thành tập đoàn kinh tế sản
xuất,kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
Khởi công Dự án 4 vạn cọc sợi tại Nha Trang (tháng 3/2011) với công xuất 4.200 tấn
sợi/năm. Nhà máy chuyên sản xuất sợi Polyester và chỉ may phục vụ thị trường nội
địa và xuất khẩu.
Khởi công Dự án xây dựng khu nhà ở liên kế và chung cư Nhân Phú (tháng 7/2011)
dành cho CB.CNV tại Q 9 - TP.Hồ Chí Minh.
Ra mắt sản phẩm chăn, drap, gối, nệm mang thương hiệu Hera.
Liên kết thành công sợi và vải Phong Phú tạo sản phẩm vải dệt từ sợi Siro cho thị
trường.
Khánh thành công trình 5.760 cọc sợi với dây chuyền thiết bị hiện đại, được công
nhận là công trình tiêu biểu chào mừng 15 năm ngày thành lập Công đoàn Dệt may
Việt Nam.
Năm 2012
Tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 625 tỉ đồng.
Đưa vào khai thác giai đoạn 1 hai dự án bất động sản thông qua lễ mở bán dự án Nhân
Phú (1,4 ha) và

SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
dự án Tăng Phú House (3,7 ha) tại Q.9 - TP.HCM.
II. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY MAY JEAN XUẤT KHẨU SỐ 01
1. Khát quát chung
- Tên công ty : Nhà máy may jean xuất khẩu Phong Phú
- Tên giao dịch quốc tế : PP. J.S.C.
- Địa chỉ : 48, đường Tăng Nhơn Phú, Phường Tăng Nhơn Phú
B, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thọai : 08.38966924
- Số Fax : 08.37281369
- Website : www.ppj-international.com
- Diện tích nhà máy : 6,465m
2
- Tổng số chuyền may : 12 chuyền
- Thời gian làm việc : 8h – 17h
- Ước tính năng lực sản xuất : 180,000 sản phẩm/ 1 tháng
- Quyền sở hữu : Tổng công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
- Ngày hoạt động : 19/04/2007
- Số Giấy phép kinh doanh : 0304995318-007
- Chứng nhận : BSCI (SA 8000, IS0, BSCI, WRAP, )
2. Thông tin liên lạc
 Giám đốc nhà máy : Ông Nguyễn Công Trình
• Số điện thoại : 0988.816.968
• Email :
 Giám đốc nhân sự : Ông Huỳnh Hoàng An
• Số điện thoại : 0909.736.311
• Email :
 Quản lý QA : Bà Hoàng Thị Minh Thêm
• Số điện thoại : 01656597801

• Email :
3. Thông tin kinh doanh
• Loại hình sản xuất: Denim
• Thị trường chính: Hoa Kỳ. Châu Âu
• Những khách hàng lớn: EXPRESS, PACSUN, JC-PENNEY, PINK, THE
LIMITED
• Tỉ lệ phần trăm của khách hàng: EXPRESS 43%, PACSUN 8%, JC-PENNEY
4%, PINK 18%, LIMITED 13%, others 14%.
• Thống kê thông tin nhân viên
a) Theo giới tính
- Nam: 224 người
- Nữ: 582 người
b) Hình thức trả công (Xem bảng dưới)
- Theo thời gian: 1,2,3,4,11,12,13,14
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 13
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
- Theo sản phẩm: 5,6,7,8,9,10
c) Tổ chức nghề
No. Title/ Dept. Quantity
1 Top management 2
2 Admin. Staff 34
3 Supervisors 2
4 Leader 24
5 Cutting 47
6 Sewer 507
7 Helper 26
8 Button- hole worker 21
9 Button worker 16
10 Ironing 20
11 QA, QC inspection 59

12 Warehouse 13
13 Machine - electric maintenance 14
14 Others 21
Total 806
4. Hệ thống tổ chức bộ máy
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ MÁY
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
 CƠ CẤU TỔ CHỨC LIÊN KẾT
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
 CƠ CẤU TỔ CHỨC TQM
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
 CƠ CẤU TỔ CHỨC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Chức năng phòng kinh doanh
- Kinh doanh:
• Hoạch định kinh doanh
• Giao dịch bán hàng nội địa và xuất khẩu
• Đặt hàng sản xuất
• Tiếp thị và phát triển thị trường
- Kế hoạch và cung ứng:
• Kế hoạch sản xuất nguyên liệu
• Cung ứng nguyên vật liệu
• Quản lý kho

• Giao hang
 Chức năng phòng tài chính – kế toán
- Kế toán:
• Tổ chức hệ thống kế toán
• Hoạch toán nghiệp vụ kinh tế
• Quản lý thu chi
• Quản lý tài sản
• Báo cáo kế toán
- Tài chính:
• Hoạch định kiểm soát tài chính
• Kiểm soát sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh
• Thuế và nghĩa vụ tài chính
• Kiểm toán nội bộ
 Chức năng phòng đảm bảo chất lượng
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm:
• Kiểm soát quá trình tạo sản phẩm
• Kiểm tra chất lượng sản phẩm
• Kiểm soát, khắc phục, phòng ngừa
• Xử lý sản phẩm không phù hợp
• Giải quyết khiếu nại của khách hàng
- Hệ thống chất lượng:
• Xây dựng, duy trì tiêu chuẩn ISO
• Kiểm soát kế hoạch, mục tiêu chất lượng
• Kiểm soát tài liệu, hồ sơ ISO
• Đánh giá và huấn luyện ISO
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
 Chức năng phòng hành chính nhân sự
- Công tác nhân sự:
• Hoạch định tổ chức nhân lực

• Tuyển dụng
• Quản lý lao động
• Đào tạo và phát triển
• Tiền lương và phúc lợi
• An toàn vệ sinh lao động
• Phát triển văn hóa công ty
- Công tác hành chính:
• Văn thư – hồ sơ pháp lý công ty
• Lễ tân, hội nghị, sự kiện
• An ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy
• Sinh hoạt đời sống
• Cơ sở hạ tầng và vệ sinh công nghiệp
• Kiểm soát chi phí hành chính
 Chức năng phòng kỹ thuật và thiết kế
- Kỹ thuật công nghiệp:
• Quy trình công nghệ
• Kỹ thuật đầu tư
• An toàn lao động – vệ sinh môi trường
• Huấn luyện và thi nâng cao tay nghề.
- Thiết kế và định mức:
• Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm
• Thiết kế mặt hàng
• Định mức kinh tế kỹ thuật
• Phát triển sản phẩm
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Phần II: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 14C00832
I. GIỚI THIỆU MÃ HÀNG 14C00832
Tên mã hàng (Style#): 14C00832
Khách hàng (Customer): CHICO’S

Trụ sở sản xuất (Factory): Nhà máy may Jean xuất khẩu số 01
Mô tả mẫu (Description): quần Jean lửng nữ
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÃ HÀNG 14C00832
1. Hình ảnh phác họa sản phẩm
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
2. Mẫu mô tả
MẶT TRƯỚC MẶT SAU
- Quần Jean lưng rời: lưng trong nối ở giữa sau, lưng ngoài nối bên sườn
- Thân trước có 2 túi hàm ếch, túi mổ bên phải người mặc
- Thân sau có 2 túi đắp có thêu
- Quần có wash sau khi may thành phẩm
3. Chuẩn bị sản xuất
Một số công việc cần làm ở khâu chuẩn bị sản xuất như sau:
- Người thiết kế phải theo dõi người may mẫu để kịp thời chỉnh lại mẫu nếu phát
hiện những sai sót.
- Người giác sơ đồ phải đi sơ đồ chính xác, đúng kỹ thuật và tiết kiệm.
- Các bảng quy định giác sơ đồ, cắt nguyên phụ liệu, quy định về lắp ráp, phải
đúng, đủ và chính xác.
- Người thiết kế mẫu phải ra mẫu chính xác và đúng thông số kích thước mà mã
hàng yêu cầu.
- Khi lập quy trình công nghệ, phải theo sát sản phẩm mẫu để bố trí thích hợp
máy, người, vị trí máy,
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
- Phải lập bảng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng.
a) Thông số rập
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
b) Giác sơ đồ

SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
4. Công đoạn cắt bán thành phẩm
- Cắt phá: sử dụng máy cắt tay, dùng để chia bàn vải ra nhiều nhóm chi tiết nhỏ. Có
như thế, khi cần cắt chi tiết bằng máy cắt tay hay máy cắt vòng mới dễ lách máy
và đảm bảo độ chính xác của đường cắt.
- Cắt thô: sử dụng máy cắt tay, cắt các chi tiết lớn. Các sản phẩm ở giai đoạn này
chưa hoàn chỉnh. Đối với những chi tiết lớn cần cắt chính xác trên đường cắt bằng
máy cắt tay phải có dung sai cho phép trong quá trình cắt. Đối với những chi tiết
nhỏ thì cắt phá rồi chuyển sang cắt vòng.
- Cắt gọt (cắt tinh): sử dụng máy cắt vòng hoặc máy dập. Thường dùng để cắt lại
cho chính xác cac chi tiết đã cắt thô rồi. dùng kẹp kẹp giữ cho các chi tiết không
bị xô lệch và chuyển sang cắt tinh. Các chi tiết cắt loại này thường là các chi tiết
nhỏ: cổ, cầu vai, thép tay
 Bảng báo cáo tiến độ cắt: (Xem trang bên)
-
SVTT: NGUYỄN THỊ TRANG NGỌC – MSSV: 2111130043 25

×