Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm sú penaeus monodon kết hợp trồng rong câu chỉ vàng gracilaria spp và nuôi cá rô phi đơn tính oreochromis niloticus tại vùng triều thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o
LÊ ĐÌNH THUẬN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
Penaeus monodon KẾT HỢP TRỒNG RONG CÂU CHỈ VÀNG
Gracilaria spp VÀ NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH
Oreochromis niloticus TẠI VÙNG TRIỀU THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHA TRANG - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o
LÊ ĐÌNH THUẬN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
Penaeus monodon KẾT HỢP TRỒNG RONG CÂU CHỈ VÀNG
Gracilaria spp VÀ NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH
Oreochromis niloticus TẠI VÙNG TRIỀU THANH HÓA
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: LẠI VĂN HÙNG
NHA TRANG - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chính xác và chưa được sử dụng trong bảo vệ học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Đình Thuận


i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện nhờ đề tài cấp Tỉnh “Xây dựng mô hình trồng rong câu
chỉ vàng (Gracilaria verrucosa (Huds) Papenf) ghép với các đối tượng nuôi thuỷ sản
có giá trị kinh tế theo hướng bền vững tại vùng triều tỉnh Thanh Hóa” .Chủ nhiệm đề
tại KS. Lê Đình Thuận trại trưởng trại tôm Hải Yến.
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến
thầy PGS-TS Lại Văn Hùng Trường Đại Học Nha Trang người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện,đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của trường Đại
học Nha Trang, khoa sau đại học đã truyền đạt kiến thức cho tôi hai năm qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cố vấn Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa Giảng
viên trường Cao Đẳng Nghề Nông Nghiệp Và phát Triển Nông Thôn Tỉnh Thanh Hóa,
thạc sĩ Lê Đức Thuần Trại trưởng Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản
Thanh Hóa đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình làm Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ kỹ thuật những người đã cùng tôi, giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, anh em bạn bè đã giúp đỡ,động
viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, thầy, cô và các bạn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Khánh Hòa,tháng 11 năm 2014
Học viên thực hiện
Lê Đình Thuận
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NTTS Nuôi trồng thủy sản
RIA 3 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III
AD An thử nghiệm nuôi đơn tôm sú (đối chứng)
AG Ao thử nghiệm nuôi ghép tôm, rong câu, cá rô phi
DO Hàm lượng oxy hòa tan
NH
3
Amonia
N Nitơ
P Phôt pho
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
vi
vii
MỞ ĐẦU
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển
kinh tế đất nước. Ngoài cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm thủy
sản còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn kim ngạch lớn cho đất nước. Từ 2,4 tỷ
USD thu được năm 2004, lên tới 5,01 tỷ USD năm 2010.
Nhu cầu thị trường xuất khẩu mở rộng là động lực thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy
sản của Việt Nam phát triển, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn, lợ. Tập trung một số đối

tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá song, cá dò, cá cam, cá hồng Mỹ, trai
ngọc, ốc hương, ngao, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng chiếm
thị phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (hơn 60%). Trong đó, tôm là mặt
hàng chủ lực có tỷ trọng giá trị áp đảo, hiện đã có mặt trên 92 thị trường.
Thời gian qua, nghề nuôi tôm sú của Việt Nam phát triển ồ ạt. Thậm chí nhiều
địa phương phát triển nuôi tôm không theo quy hoạch. Hình thức nuôi bán thâm canh
và thâm canh đã dần thay thế hình thức nuôi quảng canh truyền thống. Nhờ vậy mà
sản lượng tôm nuôi tăng lên đáng kể, đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt vùng
nông thôn ven biển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, nghề nuôi tôm hiện đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mà một trong những nguyên nhân chính là mật
độ giống thả nuôi cao, nguồn thức ăn đầu vào lớn với việc sử dụng hóa chất, thuốc
phòng trị bệnh tôm không đúng kỹ thuật làm cho môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh
tôm nuôi phát triển. Có vụ nuôi, ở nhiều địa phương tôm chết hàng loạt, dẫn đến tình
trạng cơ sở nuôi và hộ gia đình lâm vào cảnh nợ nần.
Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng để phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nhờ
sự đa dạng về điều kiện tự nhiên phong phú về nguồn lợi thủy sản. Trong những năm
qua kinh tế thủy sản nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2012 tăng 17,1% đạt 15.903 tấn, diện tích nuôi
trồng thủy sản ngày càng được mở rộng, mức độ nuôi thâm canh cao, hình thức và đối
tượng nuôi đa dạng cân xứng với tiềm năng phát triển của vùng. Theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 diện tích đã được sử dụng cho nuôi
thủy sản mặn, lợ là 5.176 ha, đạt sản lượng 6.050 tấn. Riêng diện tích sử dụng cho
nuôi tôm sú đạt 3.956 ha, với sản lượng thu được 2.220 tấn.
1
Tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi tôm
nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh là vấn đề đang được nhà nước và tất cả các
cộng đồng người nuôi quan tâm.
Nuôi kết hợp là một hình thức có thể khắc phục tình trạng trên vì nó nâng cao
hiệu suất sử dụng mặt nước, ngoài ra một lượng lớn chất thải của đối tượng nuôi lại là

nguồn thức ăn rất tốt cho đối tượng kia, từ đó làm sạch được môi trường nước, giảm
chi phí sản xuất và tăng năng suất thu hoạch của một vụ nuôi. Ngoài ra nuôi kết hợp
còn góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi.
Do đó đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm sú Penaeus monodon
kết hợp trồng rong câu chỉ vàng Gracilaria spp và nuôi cá rô phi đơn tính
Oreochromis niloticus tại vùng triều Thanh Hóa” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
*Mục tiêu chung
Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển theo phương thức kết hợp đa loài,
nhằm cải thiện môi trường để có được sản phẩm sạch, an toàn, năng suất cao và ổn định.
* Mục tiêu cụ thể
- Hình thành mô hình nuôi tôm sú kết hợp trồng rong câu và nuôi rô phi vằn .
- Bước đầu đánh giá tính hiệu quả của mô hình nuôi ghép ba đối tượng có sự so sánh
với mô hình nuôi đơn tôm sú, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
* Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn đề tài
Làm phong phú số liệu về cơ sở khoa học cho các bước nghiên cứu nuôi kết hợp.
Bố sung thêm danh sách đối tượng nuôi mới (rô phi đơn tính) cho vùng triều ven
biển Thanh Hóa (đa dạng hóa đối tượng nuôi).
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thành công có khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất, chuyển
giao nhân rộng cho các hộ nuôi trồng thủy sản (khu vực bãi triều ven biển Thanh Hóa).
Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để
có sản phảm sạch, an toàn, năng suất cao, ổn định. Góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh
tế nước nhà.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu các mô hình nuôi ghép ở nước ngoài
Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) các nước trên thế giới
phát triển mạnh mẽ, đảm bảo nguồn thực phẩm chủ yếu cho người tiêu dùng, đẩy
mạnh sự tăng trưởng về kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là cộng

đồng dân cư sống ven biển. Sản lượng các nhóm động vật thân mềm, giáp xác và cá có
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,2% (theo FAO, 2002). Hình thức nuôi từ
quảng canh cho đến nuôi thâm canh là một bước tiến dài cho việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào NTTS. Thực tế cho thấy tính ưu việt của nuôi thâm canh đã tạo nên sản
lượng lớn, năng suất thu được cao tuy nhiên lượng chất thải ra môi trường rất lớn. Khả
năng tự làm sạch của môi trường không thể trung hoà hết lượng chất thải dẫn đến ô
nhiễm môi trường và làm phát sinh dịch bệnh. Folke và Kautsky (1992) đã đề nghị
nuôi kết hợp các loài để giảm nguồn dinh dưỡng và chất thải ra môi trường. Mô hình nuôi
ghép cá, vẹm và rong biển cũng được Brzeski và Newkirk (1997) đề xuất.
Ở Trung Quốc, Qian (1996) tiến hành nuôi kết hợp giữa rong sụn (Kapaphycus
alvarezii) và trai ngọc ở vịnh Lian (Hải Nam): 18 lồng (40 x 50cm) trong đó 6 lồng
nuôi đơn trai ngọc (kích thước trung bình 2,5 cm, mật độ 20 con/lồng) 6 lồng nuôi đơn
rong biển (200g/lồng) và 6 lồng nuôi kết hợp giữa rong biển và trai ngọc (200 g rong
biển và 20 con trai ngọc/lồng). Kết quả thu được cho thấy tốc độ sinh trưởng của Trai
ngọc và Rong biển trong lồng nuôi kết hợp nhanh hơn nuôi đơn là 12,5%/ngày đối với
trai ngọc và 45%/ngày đối với rong biển.
Ở Israel, Gordin và cộng sự (1980) đã tiến hành nuôi ghép trai ngọc với cá vược
(Sparus aurata) trong 8 ao đất (mỗi ao 250 m
2
) với mật độ cá thả là 35.000 con/ha. Kết
quả cho thấy năng suất cá đạt 8,75 tấn/ha/năm, trai ngọc 13 tấn/ha/năm, chất hữu cơ
giảm và chất lượng nước rất tốt.
Nghiên cứu về khả năng hấp thụ muối dinh dưỡng của rong Ulva lactuca từ nước
thải nuôi cá vược, Krom và cộng sự (1995) bố trí thí nghiệm gồm 4 bể nuôi (2,5
m
3
/bể): một bể nuôi cá với khối lượng 25 kg ( thể tích nước trong bể là 1790 lít), 3 bể
còn lại thả mỗi bể 1 kg rong. Nước trong bể nuôi cá được luân chuyển qua các bể nuôi
rong bằng máy bơm. Hàm lượng NH
3

-N trong bể nuôi rong thấp hơn khoảng 4 lần so
3
với bể nuôi cá (30µg/l so với 120 µg/l). Từ đó ông đề xuất sử dụng rong biển trong
NTTS để mang lại hiệu quả cao hơn.
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng và giải quyết vấn đề nạn ô nhiễm
môi trường ở những vùng nuôi thuỷ sản tập trung. Nhiều tác giả đã và đang nghiên
cứu các mô hình nuôi kết hợp: mô hình nuôi ghép cá mú với cá dìa, cá măng với cá đối
(Ấn Độ); nuôi cá hồi và rong câu (Chilê) hay rong bẹ, điệp và trai (Trung Quốc).
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Thời gian gần đây nuôi trồng thủy sản ven biển ở Việt Nam phát triển mạnh cả về
số lượng loài nuôi, loại hình thủy vực (mặn, lợ) và hình thức nuôi (ao, đầm, bãi triều và
lồng bè trên biển). Chủ yếu nuôi các loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú, cá
hồng, cá cam, trai ngọc, ốc hương, ngao, cua, tôm sú, tôm chân trắng. Nuôi cá và trai ngọc
trong lồng bè trên biển tập trung ở một số tỉnh có điều kiện như Quảng Ninh, Hải Phòng,
Khánh Hoà, Vũng Tàu, Kiên Giang. Nuôi nhuyễn thể vùng triều, tập trung ở các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.
Riêng tôm sú, được nuôi hầu khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.
Nuôi ghép các đối tượng nhằm tận dụng triệt để nguồn thức ăn có trong ao nuôi,
nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích là giải pháp đã được thực hiện trong lĩnh
vực nuôi cá nước ngọt như nuôi kết hợp cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi đen. Hiện nay,
công việc nghiên cứu vẫn được tiếp tục cho các mô hình nuôi mới.
Lam Mỹ Lan và cộng sự (2004) thực hiện nuôi ghép cá với các mật độ khác
nhau: bố trí thí nghiệm với các mật độ cá 5 con/m
2
, 7 con/m
2
và 9 con/m
2
, 3 nghiệm
thức được bố trí trong 9 ao đất sử dụng thức ăn là chất thải của trại heo. Các đối tượng

cá được chọn nuôi là rô phi 60%, sặc rằn 30% và cá hường 10%. Kết quả cho thấy
năng suất cao nhất ở mật độ nuôi 7 con/m
2
, mật độ Chlorophylla ở những ao mật độ
cao thấp hơn so với những ao thả cá mật độ ít. Điều này chứng tỏ khả năng làm sạch
môi trường của đối tượng nuôi, xác định mật độ phù hợp sẽ giảm ô nhiễm môi trường
tạo điều kiện tối ưu cho đối tượng nuôi phát triển.
Đối với vùng nước mặn, lợ, các thông số môi trường (độ muối, độ kiềm, pH, oxy
hòa tan…) ở từng khu vực không giống nhau, lại biến động theo thời gian. Trong khi
đó, mỗi loài cá nuôi lại có khoảng thích ứng các thông số môi trường không giống
nhau. Do đó, việc nghiên cứu tìm tòi để ghép các đối tượng nuôi kết hợp nhằm đạt
4
được mục đích cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất là một sự cố gắng
lớn của các nhà khoa học.
Năm 2003, Phạm Mỹ Dung tiến hành theo dõi thí nghiệm nuôi ghép ốc hương,
hải sâm và rong biển. Các thí nghiệm được bố trí trong 8 bể nuôi (1,5 x 0,8 m) với các
nghiệm thức ốc hương nuôi đơn, ốc hương kết hợp hải sâm, ốc hương kết hợp Hải sâm
và rong sụn, ốc hương kết hợp hải sâm và rong câu. Kết quả thu được cho thấy ở các
lô có rong hàm lượng N tổng số thấp hơn, các lô có hải sâm thì hàm lượng H
2
S thấp
hơn những lô không có rong. Tỷ lệ sống của ốc hương ở những lô nuôi ghép cao hơn ở
những lô nuôi đơn (85,5% so với 80,9%) và tốc độ sinh trưởng cũng cao hơn.
Viện hải dương học Nha Trang thực hiện thành công đề tài nuôi ghép vẹm xanh
trong lồng nuôi Tôm hùm do Nguyễn Tác An làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện từ
3/2003 đến 4/2004 (Đề tài KC 09.07) tại thôn Xuân Tự, xã Xuân Tự, Huyện Vạn
Ninh, Khánh Hoà. Thí nghiệm gồm 400 kg vẹm kích thước trung bình 2,21 cm được
bố trí trên các dây xung quanh lồng tôm hùm. Sau 9 tháng khảo nghiệm tôm hùm có
tốc độ tăng trưởng bình quân 77,91 g/tháng, vẹm xanh 0,37 g tháng.
Từ năm 2001-2003, Nguyễn Thị Xuân Thu viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang

đã thực hiện đề tài “Nuôi kết hợp hải sâm cát với tôm sú để cải thiện môi trường” do
SUMA tài trợ. Đề tài đã chỉ cho thấy lợi ích của hải sâm trong xử lý nền đáy ao nuôi
tôm sú rất khả quan, hàm lượng tổng N, P ở đáy ao giảm đáng kể so với ao nuôi đơn
tôm sú.
Năm 2004, Thái Ngọc Chiến (RIA3) viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang thực
hiện đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng quy trình nuôi tổng
hợp đa đối tượng trên biển theo hướng bền vững”. Kết quả ban đầu cũng chỉ cho thấy
nuôi hải sâm kết hợp với ốc hương và tôm hùm cũng đem lại hiệu quả kinh tế và môi
trường cao.
Để khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm sú, một số
địa phương đã mạnh dạn tiến hành thử nghiệm áp dụng nuôi ghép một số đối tượng
thủy sản nước lợ như: mô hình nuôi kết hợp cá kèo - tôm sú ở Trà Vinh; nuôi kết hợp
tôm - cua - cá chua ở Thừa Thiên Huế; nuôi kết hợp tôm - cua - cá rô phi ở Kiên
Giang. Tuy nhiên, là thử nghiệm bước đầu trên diện tích nhỏ, nên kết quả mới chỉ ở
mức tham khảo.
5
1.3. Một số đặc điểm sinh học 3 đối tượng nghiên cứu nuôi kết hợp
1.3.1. Rong câu chỉ vàng
* Vị trí phân loại:
Ngành: Rhodophyta
Lớp: Florideophyceae
Bộ: Gracilariales
Họ: Gracilariaceae
Chi: Gracilaria
Loài: Gracilaria spp.
1.3.1.1. Đặc điểm hình thái
Rong mọc thành bụi lớn hoặc riêng lẻ, cao 20 cm – 80 cm, màu đỏ thẫm hay đỏ nhạt,
bàn bám dạng đĩa hoặc dạng nón. Thân dạng hình tròn, đường kính 1,0 mm – 1,5 mm, chia
nhánh nhiều theo kiểu mọc chuyền hoặc lông chim kép khóng có quy luật; có thân
chính, phía gốc không thon lại thành cuống. Nhánh chính dạng roi dài, có nhiều nhánh

nhỏ ngắn hơn, gốc nhánh hơi thắt lại, đỉnh nhánh nhọn. Nhìn bề mặt cắt ngang, phần
giữa là các tế bào tương đối lớn, hình tròn không màu, vỏ dày liên kết chặt chẽ: Phần
da gồm 1 – 3 hàng tế bào nhỏ. Túi bào tử 4 phân cách thành hình chữ thập hoặc bốn
mặt hình chùy, hình thành trong phần da rải rác khắp thân. Túi bào tử quả hình bán
cầu, đỉnh hình nón, hình thành với số lượng lớn trên khắp thân. Vỏ bao có 9 – 13 lớp
tế bào, phần trong tế bào hình nón, phần giữa hình sao và phần ngòai hình bầu dục,
xếp thành hàng dọc hoặc lộn xộn.
Hình1.1 hình thái bên ngoài rong câu
6
1.3.1.2. Phân bố
Trên thế giới: Rong phân bố ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương
Tại Việt Nam: Phân bố từ Bắc đến Nam nhưng phân bố nhiều ở Móng cái, Cẩm
Phả, Tân Yên, Hoành Bộ (Quảng Ninh), Cát hải, An Hải, Dồ Sơn (Hải Phòng). Hải
Hậu, Xuân Thủy (Nam Định), Quảng Xương, Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Phá Tam
Giang (Thừa Thiên Huế), Đề Di (Bình Định), Ô Loan (Phú Yên), Hà Tiên (Kiên
Giang).
1.3.1.3. Độ mặn, nhiệt độ, pH, chất đáy
- Nhiệt độ: rong câu sống được ở nhiệt độ 5 – 38
o
C (thích hợp ở nhiệt độ 20 –
30
o
C)
- Độ muối: rong câu tồn tại trong giới hạn độ muối từ 3 - 35 ‰ (thích hợp ở 12–
20 ‰)
- Ánh sáng: rong câu sống trong giới hạn 50 - 30.000 (lux) thích hợp từ 5.000
(lux).
- pH: rong câu sống được ở pH từ 7 - 9 (thích hợp từ pH = 7,4 – 8,5).
- Chất đáy: thích hợp nhất cho cho việc trồng rong câu là nền đáy bùn hoặc bùn cát.
Rong sinh trưởng tốt trong môi trường không có hoặc có lẫn rất ít một số rong

xanh (rong tóc, rong bún), rong đỏ (rong nhiều ống) hoặc một số cỏ dại khác. Chúng
ưa sống nơi mặt nước lặng, không có sóng gió, mức nước sâu thích hợp nhất cho
quang hợp là 20 cm - 30 cm về mùa đông và 30 cm - 40 cm về mùa hè, đáy phẳng bùn
pha cát, có dòng chảy nhẹ, rong câu chỉ vàng sống ở môi trường nước lợ, có biên độ
dao động nhiệt độ khá rộng (13
o
C – 35
o
C), nhiệt độ tối ưu 20
o
C – 25
o
C, độ mặn 10‰ -
26‰, pH: 7 – 8.
1.3.2. Tôm sú
1.3.2.1. Vị trí phân loại:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: P. monodon (Fabricius, 1798).
Tên tiếng Việt là: Tôm Sú
7
Tên tiếng Anh là: Black tigershrimp
1.3.2.2. Đặc điểm hình thái
Toàn thân tôm được chia làm hai phần. Phần đầu ngực và phần thân, phần
đầu ngực được bao bọc bởi một tấm vỏ kitin, phần thân chia làm 7 đốt và mỗi
lớp được bao bọc bởi một tấm vỏ kitin riêng biệt.
Hình 1.2 đặc điểm hình thái bên ngoài tôm sú

Phần đầu ngực chứa đại đa số các nội quan như gan, tụy, dạ dày, nội quan.
Gờ bên chủy đầu thấp kéo dài đến phía dưới gai trên dạ dày. Gờ gan rõ,
phẳng.
Tôm đực: Dài 16 – 21 lượng 80 – 200 gr
Tôm cái: Dài 22 – 25cm, Trọng lượng 100 – 300 gr
1.3.2.3. Phân bố
Trên thế giới: Tôm Sú phân bố ở tất cả các đại dương, nhất là ở vùng nhiệt đới và
cận nhiết đới.
Ở Việt Nam: Phân bổ từ Bắc vào Nam, trong đó chủ yếu ở vùng trung bộ
1.3.2.4. Sự thích nghi với điều kiện sinh thái
* Độ mặn
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sống và sinh trưởng
của tôm sú. Tôm sú thích nghi được với độ mặn 0‰ - 45‰, thích hợp nhất là
10‰-25‰.
* Nhiệt độ
Tôm sú có khả năng sống ở nhiệt độ từ 10
o
C - 35
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho
tôm sinh trưởng và phát triển 22
o
C – 30
o
C (Phạm Văn Tình, 2002).
8
* pH và ôxy hòa tan
Độ pH: Tôm Sú có khả năng chịu được pH từ 6 -10, thích hợp nhất từ 7,5-8,5.
Độ Oxy hòa tan từ 5-6mg/l.
* Chất đáy

Khi nhỏ tôm thích sống ở nơi có chất đáy bùn pha cát. Khi lớn lên sống ở
nơi có chất đáy cát pha bùn.
1.3.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối
rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu
cơ, giun nhiều tơ, ĐVTM 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là
giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ,
thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn
1.3.2.6 Đặc điểm sinh trưởng
Sau khi đẻ 15 giờ trứng nở thành ấu trùng
Ấu Trùng Nauplius: 3 ngày
Ấu trùng Zoea: 3 – 5 ngày
Ấu trùng Mysis: 3 ngày
Tôm sinh trưởng nhanh, trong 3 – 4 tháng có thể đạt cỡ bình quân 40 -50 gr. Cá
biệt có thể đạt 70 – 100 gr/con. 1 năm tuổi tôm có trọng lượng trung bình 100 gr.
1.3.3. Cá rô phi đơn tính
1.3.3.1. Vị trí phân loại:
Bộ: PerciFormes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus
9
Hình 1. 3 Đặc điểm hình thái bên ngoài cá rô phi
* Đặc điểm sinh học của cá rô phi đơn tính
Đặc điểm hình thái:Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc
đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ
phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy
song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
1.3.3.2. Sự thích nghi với điều kiện sinh thái
* Nhiệt độ

Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi 20-32
o
C, khả năng chịu đựng
với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-42
o
C, cá chết rét ở 5
o
C và bắt đầu chết nóng ở
425
o
C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro
nhiễm bệnh.
* Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông,
suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40‰.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày,
thịt thơm ngon.
* pH
Môi trường có độ PH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu
đựng trong môi trường nước có độ pH = 4.
* Oxy hoà tan
10
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi
ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
1.3.3.3. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng
* Tập tính ăn:
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20
ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các
tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi

công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô,
bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong
tự nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
* Sinh trưởng:
- Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế
biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
1.4. Cơ sở khoa học làm căn cứ để lựa chọn 3 đối tượng nuôi kết
Nuôi ghép được rất nhiều quốc gia sử dụng. Theo Patrick (2000), nuôi trồng cần
kết hợp các loài có các bậc dinh dưỡng khác nhau để có thể giảm ảnh hưởng chất thải
và sử dụng tối đa nguồn dinh dưỡng trong nước.
Nuôi bền vững được xem xét ở 3 khía cạnh chính, đó là: Môi trường, kinh tế và
xã hội. Khía cạnh môi trường liên quan đến sự ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến môi
trường; khía cạnh kinh tế liên quan đến lợi nhuận và mức độ đầu tư; và khía cạnh xã
hội liên quan đến giải quyết công ăn việc làm và mối tương tác lẫn nhau giữa các vùng
và địa phương với họat động nuôi trồng. Do đó nuôi bền vững sẽ là biện pháp quản lý
hiệu quả nhất để đảm bảo phát triển nguồn lợi ổn định và lâu dài. Để xác định loài
nuôi và tỷ lệ nuôi ghép như thế nào cho phù hợp, chúng ta cần xác định đặc điểm sinh
học của từng đối tượng ghép.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở ứng dụng các tác động tương hỗ giữa thực vật (rong
biển) và động vật (tôm, cá) với các yếu tố môi trường. Cụ thể ở đây là: rong câu tạo ra
ôxy hòa tan - tôm, cá tiêu thụ, rong câu tiêu thụ CO
2
và các mối dinh dưỡng, do tôm
sản sinh ra nó; rong câu làm giảm axít trong môi trường nước - tôm, cá làm tăng tính
axít Sự hoạt động cân bằng này cho phép giữ ổn định môi trường nuôi tôm.
11
Biện pháp nuôi luân canh cá, tôm rong câu kết hợp là chiến lược quản lý môi
trường nuôi tôm tốt hơn cả. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình
phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô
phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp,

phù hợp với vai trò "dọn vệ sinh" còn rong câu lọc nước tốt giúp nguồn nước trong
sạch hơn, đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm trong suốt quá trình nuôi
Trên thực tế, các ao nuôi tôm - cá rô phi kết hợp đã giảm được những thiệt hại do
WSSV và nhiều bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm lớn nhanh hơn. Cá rô
phi đã ăn những con tôm bị yếu và chết do bệnh đốm trắng và vì vậy đã hạn chế được
những rủi ro lây nhiễm qua con đường thức ăn của tôm nuôi.
Ngoài ra, việc nuôi kết hợp rô phi, tôm còn có tác dụng trong việc cải thiện chất
lượng nước ao và đáy ao.
Nuôi tôm kết hợp với trồng rong câu và nuôi cá rô phi đơn tính còn làm giảm tỷ
lệ chết sớm ở tôm.
Trong kỹ thuật nuôi ghép, nuôi kết hợp, sử dụng nhiều đối tượng nuôi có sức chịu
đựng khác nhau như: tôm, cá, cua lột, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật không xương
sống, tảo biển… hoặc luân canh, cải thiện môi trường, cải tiến kỹ thuật nuôi, quản lý…
Nuôi kết hợp đầu tư ít hơn nhưng lại đa dạng được sản phẩm. Tôm và cá rô phi, nên khi
nuôi ghép sẽ giúp giảm thiểu dịch bệnh. Một số vùng không còn nuôi tôm được tại một số
nước, chỉ sau vài năm nuôi cá rô phi đã có thể nuôi tôm trở lại bình thường.
Hiện nay có nhiều cách nuôi ghép, nuôi kết hợp như nuôi cá trong ao lắng, cá
trong lồng, trong dèo hoặc thả chung với tôm trong ao. Người ta có thể dùng nước
nuôi cá rô phi để nuôi tôm và nước nuôi tôm để nuôi rong biển (rong sụn, rong câu) rất
hiệu quả, vì rong biển xử lý kim loại nặng rất tốt. Trong những năm xảy ra dịch bệnh
trên tôm nuôi, cũng nhờ tăng lượng cá rô phi mà người nuôi ở một số nước đã nhanh
chóng khắc phục được dịch bệnh, phục hồi nghề nuôi nhanh chóng. Khi có thả cá rô
phi, nghiên cứu thấy có tảo lục trong ao, hạn chế được vi khuẩn gram âm.
Ngoài ra, cá rô phi còn giúp khuấy đảo đáy ao, tạo kháng sinh tự nhiên, giúp đáy
ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn nên giảm được khuẩn vibrio. Thái Lan cũng là nước
sử dụng nhiều cá rô phi nuôi kết hợp để tái sử dụng nước thải từ ao nuôi tôm. Kết quả
mô hình này đạt năng suất tôm 3 tấn/ha và 1,5 tấn cá rô phi với tỷ lệ sống đến 90%,
12
nên hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn nuôi chuyên tôm. Cả tôm và cá rô phi đều thích ăn
mùn bã hữu cơ, nên khi thả chung, chúng có thể xử lý chất thải của nhau.

1.4.1. Sự tương đồng về đều kiện sống
Cơ sở của việc nuôi tôm sú, rong câu và cá rô phi đó là sự tương đồng về điều
kiện sinh sống. Mỗi loài có giới hạn về điều kiện sinh thái, môi trường khác nhau tuy
nhiên những khoảng giới hạn này có sự tương đồng với nhau giữa các loài. Việc xây
dựng mô hình nuôi ghép còn dựa trên các đặc tính không cạnh tranh môi trường sống
thức ăn và không là địch hại của nhau, đặc biệt còn bổ sung và hổ trợ cho nhau cùng
phát triển, không những thế mà còn tạo cho môi trường ao nuôi trong sạch, giảm thiểu
được dịch hại.
Bảng 1.1. Giới hạn môi trường thích hợp các đối tượng nuôi
Đối tượng
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
(
o
C)
Độ mặn
(‰)
pH
Tôm sú 22 - 33 15 – 25
7,5 – 8,5
Cá rô phi đơn tính 18-35 10-25
Rong câu 20 - 25 10 – 26
Như vậy đối tượng nuôi chính là tôm sú thì ta có thể chọn vùng nuôi có độ mặn
tương đối cao và ổn định, nhiệt độ nước cao và ít biến động theo mùa để tiến hành
nuôi thả ghép (t
o
: 25
o
C -30
o

C, S‰: 20‰ -34 ‰).
Ngoài ra, khi thả ghép không xảy ra sự cạnh tranh môi trường sống giữa các đối
tượng nuôi ngược lại nó còn hỗ trợ nhau cùng phát triển: cá rô phi là loài sống đáy
trong khi đó Rong câu sống ở tầng trên, rong câu có tác dụng chủ yếu là hấp thu dinh
dưỡng làm cho môi trường sống tốt hơn.
1.4.2. Sự phù hợp về đều kiện dinh dưỡng
Tôm sú, cá rô phi và rong câu không cạnh tranh thức ăn với nhau do mỗi loài có
đặc tính dinh dưỡng khác nhau. Tôm sú là loài ăn tạp thiên về tảo và động vật phù du,
cá rô phi ăn mùn bã hữu cơ do tôm thải ra và các chất tạp lơ lững còn Rong câu hấp
thu muối dinh dưỡng hòa tan. Chất thải của hoạt động nuôi tôm làm gia tăng nguồn
dinh dưỡng trong thủy vực tạo điều kiện cho tảo phát triển. Tảo làm thức ăn cho cá rô
phi, phân thải của cá rô phi và tôm sú lại bổ sung dinh dưỡng cho rong phát triển.
13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình nuôi tôm sú P. monodon (Fabricius, 1798) kết hợp trồng rong câu chỉ
vàng (Gracilaria spp) và nuôi cá rô phi đơn tính (Rô phi vằn O.niloticus)
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Các loại vật liệu sử dụng trong quá trinh nghiên cứu được trinh bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Các loại vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
Danh mục Quy cách Số lượng
Ván cống/ván cánh phai (bộ) dày 3 cm
20cái/1 ao
Lưới chắn tôm sú ở cống (m) 2a = 2 mm, N = 25/25
2cái/1 ao
Lưới chắn rác (m) 2a = 10 mm
30m/1 ao
Đăng tre (tấm) 1,5 x 1,2, cự ly nan 0,7 cm
Vợt vớt thức ăn thừa trong ao
(cái)

2a = 10 mm
2cái/1 ao
Máy khuấy, đảo nước (cái) công suất 1 -2 CV
2 bộ/1 ao
Khúc xạ kế (cái) 0 - 35 ‰
1 cái
Máy bơm nước (cái) công suất 6 - 10 CV
1 cái
Nhiệt kế (cái) 0 – 100
o
C
2 cái/1 ao
Cân đĩa (cái) cân tối đa 50 kg
1 cái
Kính lặn (cái) Loại tốt
3 cái
Cân tiểu ly (cái) Loại tốt
2 cái
Test đo pH(bộ) Loại tốt
5 lọ
Thước kẹp(cái) Loại tốt
1 cái
Cọc tre(cây) Cao 1,2- 1,5m
Vừ đủ
Thức ăn hàng ngày Loại tốt
Vừa đủ
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại khu vực nuôi trồng thủy sản nước lợ, thôn phượng Ngô -
Xã Hoằng Lưu - Huyện Hoằng Hóa -Tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian thực hiện đề tài : Từ 6/2012 – 12/2013

2.4. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của tỷ lệ nuôi ghép tôm sú (P. monodon Fabricius, 1798), cá rô phi
(O.niloticus) và rong câu (Gracilaria spp) đến các yếu tố môi trường.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ nuôi ghép lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của tôm (P.
monodon Fabricius, 1798) cá rô phi vằn O.niloticus và năng suất rong (Gracilaria spp).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi kết hợp với tỉ lệ nuôi ghép khác nhau.
14
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cJu
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
AG
1
+AG
2
+GA
3
: Tôm sú, rong câu và cá rô phi
AD: Tôm sú
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Mật độ tôm sú, cá rô phi trong các ao nuôi ghép là khác nhau.
- Do đều kiện thời tiết, khí hậu chỉ phù hợp cho rong câu phát triển từ tháng 11
(dương lịch) đến tháng 6 và tháng 7 sang năm nên việc cải tạo ao để trồng rong câu từ
tháng 11 là vô cùng khẩn trương và cần thiết.
- Rong câu sẽ được khoanh vùng lại một góc để tránh việc rong phát triển lây lan
làm giảm hoạt động của vật nuôi nên rong được thả vào 25-29/11.Tôm sú thả vào
Mô hình nuôi kết hợp
Mô hình nuôi đơn
Tôm sú ghép
với rong câu
chỉ vàng và

nuôi cá rô phi
đơn tính (tôm
sú 5con/m
2
,
rong 500g/m
2
,
cá rô phi,
2con/m
2
)
Tôm sú ghép
với rong câu
chỉ vàng và
nuôi cá rô phi
đơn tính (tôm
sú 10con/m
2
,
rong 500g/m
2
,
cá rô phi,
2con/m
2
)
Tôm sú ghép
với rong câu
chỉ vàng và

nuôi cá rô phi
đơn tính (tôm
sú 15con/m
2
,
rong 500g/m
2
,
cá rô phi,
2con/m
2
)
Tôm sú ghép
với rong câu
chỉ vàng và
nuôi cá rô phi
đơn tính (tôm
sú 15con/m
2
,
rong 500g/m
2
,
cá rô phi,
2con/m
2
)
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Các yếu tố môi trường
- Sinh trưởng, tỷ lệ sống

- Năng suất rong
- HIệu quả kinh tế
Kết luận và đề xuất ý kiến
15
05/4. Đối với cá rô phi sẽ thả muộn hơn tôm sú 1,5 tháng và cá sẽ được ương trong
giai ương 1 tháng trước khi thả trực tiếp ra ngoài ao nuôi. Để phù hợp với đều kiện
môi trường và tránh tranh dành thức ăn với tôm sú.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình
- Lựa chọn ao nuôi thử nghiệm
Các ao nuôi thử nghiệm: vị trí liền kề, giống nhau về kích thước, chất đáy; độ sâu
và cùng chung nguồn nước cấp.
Bảng 2.2 kích cỡ giống, mật độ thả và năng suất dự kiến
Ao Nuôi Loài Nuôi
Kích thước
giống thả
Mật độ
Giống thả
Thời điểm
thả giống
Dự kiến năng
suất (tấn/ha)
AG
1
Tôm sú 2-3cm 5con/m
2
4
Rong câu 3-5cm 500g/m
2
05/4/2012 3
Cá rô Phi 15-20g/con 0,2m

2
/con 15/5/2102 0,5
AG
2
Tôm sú 2-3cm 10con/m
2
05/5/2012 4,3
Rong câu 3-5cm 500g/m
2
05/4/2012 3
Cá rô phi 15-20g/con 0,2m
2
/con 15/5/2102 0,5
AG
3
Tôm sú 2-3cm 15con/m
2
05/5/2012 5
Rong câu 3-5cm 500g/m
2
05/4/2012 3
Cá rô phi 15-20g/con 0,2m
2
/con 15/5/2102 0,5

Tôm sú 2-3cm 20con/m
2
05/5/2012
2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tôm sú (P. monodon (Fabricius, 1798)), cá rô phi
(O.niloticus) và rong câu (Gracilaria spp)

Cải tạo ao nuôi
Quản lý và chăm sóc rong câu
Thu hoạch rong câu
Quản lý và chăm sóc rong câu
Thu hoạch rong câu
Thả tôm sú
Thả cá rô phi
Quản lý và chăm sóc các đối tượng nuôi
Thu hoạch rong câu
Thu hoạch tôm sú
Thu hoạch cá rô phi
Trồng rong câu
16

×