Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o
NGUYỄN THÚY HẰNG
TÌNH HÌNH BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN CÁ RÔ PHI VÀ THỬ
NGHIỆM TRỊ BỆNH CHO CÁ Ở HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHA TRANG - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o
NGUYỄN THÚY HẰNG
TÌNH HÌNH BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN CÁ RÔ PHI VÀ
THỬ NGHIỆM TRỊ BỆNH CHO CÁ Ở HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: ĐỖ THỊ HÒA
NHA TRANG - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Đồng thời tất cả các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Thúy Hằng
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải Sản, Hải Phòng, Khoa sau đại học -


Trường Đại học Nha Trang, Phòng đào tạo – Viện nghiên cứu Hải Sản, Trường Trung
cấp nghề Thủy sản Hải Phòng đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Thị Hòa –
Đại học Nha Trang là người đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các anh chị em cơ quan thú y vùng II
– Cục thú y – Hải Phòng, Ban giám hiệu trường Trung cấp nghề Thủy sản đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trường Đại học Nha Trang, trong suốt hai năm học tôi đã được sự quan tâm dạy dỗ và
dìu dắt tận tình của các thầy cô giáo.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đồng nghiệp và các thành
viên trong gia đình những người đã góp ý chân thành, giúp đỡ động viên tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Thúy Hằng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng 4

1.2. Tình hình nuôi cá rô phi 4
1.2.1. Trên thế giới 4
1.2.2. Ở Việt Nam 6
1.3. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh ở cá rô phi 7
1.3.1. Nghiên cứu của thế giới về bệnh streptococcosis ở cá rô phi 7
Hình 1.1: Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai đoạn nuôi 10
Bảng 1.1: Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực Đông Nam Á (Labrie, 2007) 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh cá rô phi ở trong nước 10
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 13
2.1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 8/2013 đến 10/2014 13
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 13
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
2.3 Vật liệu dùng cho nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu: 15
2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình bệnh streptococcosis ở cá rô phi 15
Bảng 2.2. Phân bố số mẫu điều tra (N=50) 15
2.4.2. Phương pháp kiểm tra độ nhạy với kháng sinh của chủng vi khuẩn Streptococcus
agalactiae 15
Bảng 2.3: Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn 16
2.4.3. Xác định khả năng gây bệnh ở cá rô phi của chủng S. agalactiae 17
Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm để xác định khả năng gây bệnh ở cá rô phi của chủng
Streptococcus agalactiae 17
2.4.4. Phương pháp bố trí trị bệnh cho cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm 17
2.4.5. Trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi ở ao nuôi 19
Bảng 2.5. Liều kháng sinh dùng để trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi ở 2 ao nuôi
thương phẩm tại Hải Phòng 20
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1 Tình hình dịch bệnh streptoccocosis gây ra trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng 21
3.1.1. Tình hình bệnh streptoccocosis ở cá rô phi nuôi trong giai đoạn 2011-2013 21
Bảng 3.1: Thông tin về bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng 21
3.1.2. Kết quả điều tra trực tiếp từ các nông hộ 22
Bảng 3.3. Mùa vụ, kích cỡ cá thường bị bệnh và tác hại của bệnh streptococcosis ở cá rô phi
(n=41) 23
Bảng 3.5: Các biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi tại Hải Phòng (n=50) 27
3.2. Khả năng gây bệnh cho cá rô phi của chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae 28
iii
Bảng 3.6. Độ dài trung bình (n=3 ) của đường kính vòng vô khuẩn của các loại kháng sinh với
chủng Streptococcus agalactiae 29
Bảng 3.7. Các loại kháng sinh có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn S. agalactiae 30
3.3. Sự mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae với các loại kháng sinh 30
Hình 3.3. Tỷ lệ (%) cá rô phi chết tích lũy trung bình sau thí nghiệm cảm nhiễm chủng vi
khuẩn Streptococcus agalactiae 31
3.4. Kết quả thí nghiệm trị bệnh strepptococosis cho cá rô phi 33
3.5. Kết quả trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi trong ao nuôi 34
3.5.1. Kết quả thử nghiệm trị bệnh cho cá rô phi tại Xã Tú Sơn, Kiến Thụy 34
Bảng 3.8. Một vài chỉ số môi trường ao nuôi cá rô phi bị bệnh 36
3.5.2. Kết quả thử nghiệm trị bệnh cho cá rô phi tại Xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy 37
Bảng 3.10 . Một số yếu tố môi trường ao đang bị bệnh tại ao anh Hùng 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41
1. Kết luận 41
2. Đề xuất ý kiến: 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA Môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn
BHIB Môi trường tăng sinh vi khuẩn

Ctv Cộng tác viên
ĐC Đối chứng
HQ Hiệu quả
I Trung bình nhạy
KS Kháng sinh
R Kháng
S Nhạy
VK Vi khuẩn
NT Nghiệm thức


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực Đông Nam Á 10
Bảng 2.1 Các loại đĩa giấy thấm kháng sinh đã sử dụng 14
Bảng 2.2 Phân bố số mẫu điều tra (N=50) 15
Bảng 2.3 Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn 16
v
Bảng 2.4 Bố trí thí nghiệm để xác định khả năng gây bệnh ở cá rô phi của chủng
Streptococcus agalactiae 18
Bảng 2.5 Liều kháng sinh dùng để trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi ở 2 ao
thương phẩm tại Hải Phòng 21
Bảng 3.1 Thông tin về bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng 22
Bảng 3.2 Tần số xuất hiện của bệnh streptococcosis tại các nông hộ 23
Bảng 3.3 Mùa vụ, kích cỡ cá thường bị bệnh và tác hại của bệnh streptococcosis ở cá
rô phi (n=41) 24
Bảng 3.4 Kháng sinh và hóa chất trị bệnh streptococcosis cho cá rô phi nuôi tại Hải
Phòng 26
Bảng 3.5 Các biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi tại Hải Phòng (n=50) 28
Bảng 3.6 Độ dài trung bình (n=3) đường kính vòng vô khuẩn của các loại kháng sinh
với chủng S.agalactiae 30

Bảng 3.7 Các loại kháng sinh có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn S.agalactiae 31
Bảng 3.8 Một vài chỉ số môi trường ao nuôi cá rô phi bệnh tại ao của bà Vinh 36
Bảng 3.9 Kết hợp kháng sinh và hóa chất để trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi
trong ao tại xã Tú Sơn và hiệu quả được ghi nhận 37
Bảng 3.10 Một số yếu tố môi trường ao nuôi đang bị bệnh tại ao của anh Hùng 38
Bảng 3.11 Dùng kháng sinh để trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi và hiệu quả trị bệnh
tại ao của anh Hùng 39
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai đoạn nuôi 10
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13
Hình 2.2 Mô hình thí nghiệm trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi trong điều kiện thí
nghiệm 19
Hình 3.1 Cá rô phi bị bệnh streptococcosis tại ao nuôi ở Thủy Nguyên 29
Hình 3.2 Vòng vô khuẩn của các kháng sinh trong đề tài 30
Hình 3.3 Tỷ lệ (%) cá rô phi chết tích lũy trung bình sau thí nghiệm cảm nhiễm chủng
vi khuẩn S.agalactiae 32
Hình 3.4 Các dấu hiệu đặc thù của bệnh streptococcosis ở cá rô phi sau cảm nhiễm
chủng vi khuẩn S.agalactiae 33
Hình 3.5 Tỷ lệ chết tích lũy của cá rô phi sau khi cảm nhiễm và trị bệnh 34
Hình 3.6 Cá bắt mồi và hoạt động trở lại bình thường 37

vii
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, một số
huyện thuộc Hải Phòng như: Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Kiến Thụy đã tích cực chuyển đổi
nhiều diện tích đất cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản với những đối tượng
nuôi mới, cho giá trị kinh tế cao như: Cá rô phi – Oreochromis niloticus, cá Diêu hồng -
Oreochromis sp. Nhờ vậy hiệu quả kinh tế trong canh tác nông nghiệp của người nông dân
ở các vùng nuôi này tiếp tục được nâng cao. Trong số các loài cá đang được nuôi phổ biến

ở Hải Phòng, cá rô phi đã thể hiện khả năng phát triển tốt tại các mặt nước nuôi thủy sản ở
Hải Phòng.
Theo thống kê của sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đến năm 2012, tại Hải
Phòng đã có gần 3000 ha nuôi cá rô phi với sản lượng đạt gần 50.000 tấn/năm 2012 (Báo
cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng năm 2012).
Tuy nhiên, khi diện tích nuôi cá rô phi thâm canh được mở rộng, thì tại đây người nuôi cá
đã phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh khác nhau, đôi khi bệnh bùng phát gây chết cá nuôi
hàng loạt, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nghề này.
Qua nghiên cứu, đã chỉ ra rằng các bệnh thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm ở Hải
Phòng gồm: Các bệnh do vi khuẩn, nấm, hoặc ký sinh trùng, trong đó bệnh streptococcosis do
liên cầu khuẩn gram (+) Streptococcus agalactiae, đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá rô phi
và nghề nuôi cá nước ngọt ở địa phương (Nguyễn Viết Khuê & ctv, 2009).
Trước thực tế đó, việc tìm hiểu tình hình bệnh và nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra
giải pháp phòng và trị bệnh streptococosis ở cá rô phi nuôi là một nhu cầu cấp thiết của
thực tế ở địa phương. Vì vậy, để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, tôi được Viện
NTTS, Trường Đại học Nha Trang giao cho thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh
streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá ở Hải Phòng” nhằm góp
một phần vào sự phát triển ổn định nghề nuôi cá rô phi tại Hải Phòng.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá tình hình nhiễm bệnh streptococcosis và thử nghiệm để tìm ra loại kháng
sinh có hiệu quả dùng trị bệnh này ở loài cá rô phi nuôi thương phẩm tại Hải Phòng.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra một đánh giá khoa học về tình hình
bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Hải Phòng: Vùng nuôi bị bệnh, mùa vụ xuất
hiện, giai đoạn phát triển của cá chịu tác hại của bệnh, thiệt hại do bệnh này đã gây ra
1
cho nghề nuôi cá rô phi ở địa phương. Ngoài ra, độ nhạy kháng sinh của loài vi khuẩn
Streptococcus agalactiae là tác nhân gây ra bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi cũng
đã được xác định.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý và trị bệnh này
trên cá rô phi nuôi tại địa phương
Các nội dung chính của luận án:
- Điều tra để đánh giá tình hình bệnh streptococcosis gây ra ở cá rô phi nuôi tại
Hải Phòng
- Kiểm tra độ nhạy kháng sinh của chủng vi khuẩn thuộc loài Streptococcus
agalactiae đã được xác định là tác nhân gây ra bệnh streptococcosis ở cá rô phi.
- Thử nghiệm trị bệnh streptococcosis ở cá rô phi trong điều kiện thí nghiệm bằng
loại kháng sinh có độ nhạy cao.
- Thử nghiệm trị bệnh streptococcosis trong 2 ao nuôi thương phẩm tại Hải
Phòng.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi
1.1.1. Nguồn gốc
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, thuộc họ Cichlidae, bộ cá Vược Perciformes.
Hiện nay người ta đã biết đến khoảng 80 loài trong đó có khoảng 10 loài có giá trị kinh
tế trong nuôi thủy sản (Magintosh và Little, 1995).
Cá rô phi Oreochromis niloticus được đưa vào nuôi khá sớm, ngay từ năm 1924
ở Ai Cập. Sau đó, loài cá này đã được di nhập vào châu Mỹ La Tinh, châu Á và được
nuôi phổ biến ở những nơi có nhiệt độ ấm áp khác nhau trên thế giới. Loài cá rô phi
đen O. mossambicus đã được di nhập vào Philippin năm 1950, loài rô phi vằn O.
niloticus, nhập muộn hơn, năm 1972 (Philippart và Ruwet, 1982). Cá rô phi nuôi ở
Nhật Bản có nguồn gốc từ Ai Cập, được nhập về quốc gia này năm 1962, trong khi đó,
ngay từ năm 1944, cá rô phi đen đã được nhập vào Đài Loan, đến năm 1966 nhập loài
cá rô phi vằn từ Nhật bản (Nguyễn Công Dân và ctv, 1998). Hiện nay, cá rô phi được
nuôi khắp thế giới, với các loài nuôi phổ biến nhất là cá rô phi vằn O. niloticus, rô phi
xanh O. aureus và rô phi đen O. mossambicus, trong đó sản lượng nuôi cá rô phi vằn
đang ngày càng tăng cao (Phạm Anh Tuấn, 2002).
Ở Việt Nam, cá rô phi đen được nhập vào miền Bắc từ năm 1951 và cá rô phi

vằn được nhập vào miền Nam Việt Nam vào năm 1973 từ Đài Loan, đây là loài có
kích cỡ lớn, lớn nhanh, cho năng suất cao. Đến năm 1977 loài cá này được nuôi ở Viện
nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và các tỉnh miền Bắc. Từ năm 1994 đến nay, cá rô
phi vằn O. niloticus thuần chủng liên tiếp được nhập vào nước ta từ Đài Loan, Ai Cập,
Thái Lan và Philippine. Do vậy, hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại 4 dòng rô phi vằn
thuần chủng: dòng GIFT (Philippin), dòng Swansea (Ai Cập), dòng Thái Lan và dòng
Đài Loan (Phạm Anh Tuấn, 2002).
1.1.2. Phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus
3
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng
Rô phi là loài cá có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên khả năng thích nghi với nhiệt
độ cao tốt hơn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt là
25 – 30
o
C. Rô phi là loài cá phân bố chủ yếu ở nước ngọt nhưng chúng cũng có khả
năng sống và phát triển trong môi trường nước lợ, mặn có nồng độ muối tới 35‰, đây là
đặc điểm giúp người ta có thể nuôi cá rô phi ở nhiều loại mặt nước khác nhau (Balarin
và Haller, 1982). Cá rô phi là loài cá có thể chịu đựng được hàm lượng oxy hòa tan thấp
ở mức 1 mg 0
2
/l, nhưng không thể kéo dài khi hàm lượng oxy xuống dưới 0,7mg0
2
/l
(Balarin và Haller, 1982). Cá rô phi có khả năng sống trong môi trường nước có biên độ

pH rất rộng, từ 5 - 11, nhưng thích hợp nhất là 6,5 - 8,5. Cá rô phi sẽ chết khi pH của
nước giảm thấp ≤ 3,5 hay ≥ 12 sau 2 – 3 giờ (Philipart và Ruwet, 1982).
Rô phi là loài cá ăn tạp, khi còn nhỏ cá ăn sinh vật phù du là chủ yếu, 20 ngày
tuổi cá chuyển dần sang thức ăn của loài. Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo các
loại, ấu trùng của côn trùng, sinh vật đáy, thực vật thượng đẳng (Zong Linh,1991).
Ngoài ra, trong ao nuôi cá rô phi còn có thể ăn các loại thức ăn bổ sung như cám gạo,
bột ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu
quả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến (Balarin và Haller, 1982). Đây là một
đặc điểm thuận lợi, giúp cho việc nuôi cá rô phi thâm canh đạt năng suất cao.
1.2. Tình hình nuôi cá rô phi
1.2.1. Trên thế giới
Các loài cá rô phi khác nhau có đặc điểm chung là tốc độ lớn nhanh, khả năng
chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất lợi, ít bệnh tật, dễ tạo nguồn giống nuôi
bằng con đường nhân tạo. Chính vì thế sản lượng cá rô phi trên thế giới đã tăng rất
nhanh trong những năm gần đây.
Theo công bố của FAO năm 1995, hiện nay có hơn 100 quốc gia trên thế giới
nuôi cá rô phi. Sản lượng cá rô phi nuôi đã tăng rất nhanh trong 10 năm gần đây, nếu
năm1986 đạt 253 nghìn tấn, năm 1990 đạt 410 nghìn tấn, thì đến năm 1995 đã đạt 659
nghìn tấn, tăng sản lượng lên 269% sau 10 năm.
Có ba loài cá rô phi được nuôi nhiều nhất trên thế giới hiện nay là rô phi vằn
O.niloticus, rô phi xanh O.aureus và rô phi đen O.mossambicus, sản lượng của 3 loài
này đã chiếm 90% tổng sản lượng có rô phi nuôi của toàn thế giới (Magintosh và
little, 1995)
4
Cũng theo FAO (1996), sản lượng cá rô phi nuôi tập trung chủ yếu ở các quốc
gia thuộc châu Á, sản lượng cá rô phi đen nuôi ở khu vực này chiếm 98,1%, cá rô phi
vằn chiếm 90,2% so với sản lượng nuôi của loài rô phi đó trên toàn thế giới, trong đó
vùng Đông Á và Đông Nam Á thực sự đã là quê hương thứ hai của cá rô phi.
Hiện nay, cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau
loài cá chép Cyprinus carpio (Fitzsimmons và Gonznlez, 2005). Những năm gần đây,

sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo và nuôi cá rô phi
được coi là một nghề sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi sự đói nghèo. Hiện nay,
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới, 710.000 tấn.
(Fitzsimmons & Gonzalez, 2005).
Như đã biết, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô
phi. Các hình thức nuôi tại quốc gia này rất đa dạng, từ nuôi ở ao nhỏ sau nhà, nuôi
quảng canh, quảng canh cải tiến cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá rô phi nhanh nhất thế giới, năm 2000 tăng gần 3 lần
so với năm liền kề trước đó (1999). Tính đến năm 2011, sản lượng cá rô phi nuôi ở
Trung Quốc đạt mức 1,1 – 1,2 triệu tấn/ năm và dự kiến vẫn tiếp tục tăng vào các năm
tới (Lisifa,1997).
Tại Philippin, Ðài Loan, sản lượng cá rô phi trung bình đạt 110.000 tấn/ năm. Cá
rô phi của Ðài Loan, Philippine và Thái Lan thường xuất khẩu sang thị trường Mỹ và
Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh hoặc phi lê. Cá rô phi nuôi ở
Inđônêxia có sản lượng hàng năm đạt khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa
(Fitzsimmons, 2004).
Tại châu Mỹ cũng có một số quốc gia nuôi cá rô phi, quốc gia sản xuất cá rô phi
nhiều nhất ở châu Mỹ là Mêxicô, đạt 110.000 tấn vào năm 2003, kế đến là Braxin đạt
75.000 tấn, 2003. Mỹ cũng là quốc gia có nuôi cá rô phi nhưng sản lượng chỉ đạt
chừng 7500 tấn trong 2003. Tại Ecuađo, một quốc gia nuôi tôm nổi tiếng ở Nam Mỹ,
nhưng trong những năm gần đây đang đối mặt với dịch bệnh, trong đó chủ yếu là bệnh
đốm trắng do WSSV gây ra, do vậy người nuôi tôm ở đây đã chuyển sang nuôi cá rô
phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường, khi môi trường tốt hơn họ lại tiến
hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi luân canh tôm-cá đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc
cải thiện môi trường và giảm thiểu dịch bệnh (Fitzsimmons, 2004). Một quốc gia khác
5
là Pêru tuy mới phát triển nuôi cá rô phi, dự tính đạt sản lượng đạt 3.000 tấn vào năm
2005, nhưng nuôi cá rô phi là nghề sản xuất có nhiều triển vọng trong tương lai tại
quốc gia này (Fitzsimmons, 2004).

Mặc dù châu Phi là quê hương của cá rô phi, nhưng nuôi cá rô phi tại khu vực
này lại chỉ mới bắt đầu phát triển. Trong năm 2003, Ai Cập là là quốc gia nuôi cá rô
phi nhiều nhất châu Phi, sản lượng nuôi của năm này đạt 200.000 tấn/năm, chiếm 90%
sản lượng cá rô phi nuôi tại châu phi, ngoài ra tại đây còn một sản lượng cá rô phi
không nhỏ được khai thác từ tự nhiên. Zămbia có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô phi
theo mô hình tổng hợp heo - cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phương Oreochromis
andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này, mặc dù mang
lại hiệu quả cao nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Gần đây
Ghana và Nigiêria đã thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và được quản lý tốt.
Mục tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU (Fitzsimmons, 2004).
Tại châu Âu, sản lượng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất thấp, do khu vực này có
nhiệt độ thấp không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi loài cá này nhiều nhất
với sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ,
Tây Ban Nha, Ðức, Pháp và Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia
này tăng lên, cá rô phi được bày bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ
cho một bộ phận dân cư có nguồn gốc từ châu Á (Roderick, 2003).
Theo Gupta và Acosta (2004) trên thế giới có đến 70 loài cá rô phi, trong đó có 9
loài đã được đưa vào nuôi trong các trại và đến năm 2000 sản lượng cá rô phi của thế
giới đạt 1,27 triệu tấn chiếm 3,57 % sản lượng nghề nuôi trồng thủy sản của toàn thế
giới. Loài cá rô phi vằn Oreochromis niloticus đã được nuôi rất phổ biến với sản lượng
năm 2007 đạt 2,12 triệu tấn (FAO, 2009).
1.2.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng
cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đặc biệt
chú trọng phát triển nuôi loài cá này. Thêm vào đó, thịt loài cá này có chất lượng thơm
ngon, ít xương dăm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Các nỗ lực nhằm phát triển
nghề nuôi cá rô phi ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khả
quan như nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình sản xuất giống và nuôi thương
phẩm (Phạm Anh Tuấn, 2006)

6
Diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068 ha, nuôi nước ngọt là 20.272 ha.
Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8 tấn chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi.
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng nuôi cá rô phi chủ yếu
ở Việt Nam, lần lượt chiếm 17,6% và 58,4% tổng sản lượng cá rô phi của cả nước. Ở
Việt Nam, cá rô phi được nuôi dưới nhiều hình thức khác nhau, trong năm 2005, sản
lượng cá rô phi nuôi ở ao và đầm phá đã đạt 37.931,8 tấn, nuôi trong lồng bè đạt 10.182
tấn. Tổng cục thủy sản đã đưa ra mục tiêu nuôi cá rô phi đến năm 2015 đạt sản lượng
200.000 tấn/năm, trong đó sẽ giành 40% cho xuất khẩu, phần còn lại để tiêu thụ nội địa
(Phạm Anh Tuấn, 2006).
1.3. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh ở cá rô phi
Cá rô phi đã được phát triển nuôi ở nhiều quốc gia với các hình thức nuôi khác
nhau, trong đó khá phổ biến loại hình nuôi cá rô phi thâm canh với mật độ cao, sản
lượng lớn, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh dịch do chất lượng nước suy giảm.
Shoemaker (2008) thông báo rằng, cá rô phi thường bị nhiễm một số tác nhân gây
bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng. Đã có một số loài vi khuẩn được xác nhận
đã từng gây bệnh cho cá rô phi nuôi, như: Streptococcus agalactiae, S. inae,
Flavobacterium columnare, Aeromonas hydrophla, Edwarsiella tarda và một số ký
sinh trùng thường gây hại cho cá rô phi ở giai đoạn cá con: trùng quả dưa
Ichthyophitirius multifillis, trùng bánh xe Tricodhina spp và sán lá đơn chủ 18 móc
Gyrodactylus niloticus (Klesius và ctv, 2008).
1.3.1. Nghiên cứu của thế giới về bệnh streptococcosis ở cá rô phi
Liên cầu khuẩn gram (+) Streptococcus spp đã được xác nhận là tác nhân gây
cảm nhiễm hệ thống và gây viêm não ở cá rô phi và cá hồi nuôi tại Isreal vào năm
1986, sau đó bệnh này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác và gây ra tổn thất
lớn về kinh tế cho nghề nuôi cá rô phi ở các quốc gia này (Buller, 2004). Các nghiên
cứu đầu tiên về bệnh viêm não ở cá rô phi đã xác định tác nhân gây ra bệnh này là loài
cầu khuẩn Streptococcus shiloi và Streptococcus difficile, sau đó 2 loài vi khuẩn này
được đổi tên thành S. iniae và S. agalactiae (Evans và Shoemmaker, 2006). Perera

(1994) cho rằng, trong thực tế, có nhiều tác nhân có thể gây chết cá rô phi nuôi, trong
đó liên cầu khuẩn Streptococcus spp là tác nhân gây bệnh thường gặp, đặc biệt hay
xuất hiện trong các trang trại nuôi cá rô phi thâm canh với mật độ cao, quản lý kém.
7
Khi cá rô phi bị cảm nhiễm cầu khuẩn Streptococcus spp, thường bộc lộ các dấu hiệu
chính như: cá bệnh có dấu hiệu vận động không định hướng, mất thăng bằng, bơi
vòng, bơi xoắn, mắt bị lồi rất to và giác mạc bị đục, đôi khi kèm xuất huyết. Khi giải
phẫu bên trong nhận thấy xoang cơ thể của cá bệnh chứa nhiều dịch, gan, lá lách và
thận bị sưng to (Perera, 1994; Al- Harbi, 1994; Siti- Zahrah. 2005).
Năm 2000, tại một số hồ chứa của Malaysia đã ghi nhận được hiện tượng cá rô
phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu đã phân lập được vi khuẩn từ các nội quan như
mắt, não, thận của cá bệnh. Trong đó, vi khuẩn Streptococcus agalactiae chiếm 70 %
tổng số các chủng vi khuẩn phân lập được từ những mẫu cá bệnh (Pretto- Giordano và
ctv, 2010).
Bệnh dịch streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại Thái Lan đã được quan sát thấy
trong lồng nuôi trên sông Mekong tại thành phố Mukudahan, phía đông Bắc Thái Lan
vào tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ cá chết do dịch bệnh vào khoảng 40 – 60% sau hai tuần
xuất hiện bệnh lý. Dấu hiệu điển hình của cá bị bệnh là chướng bụng, trong xoang
bụng chứa dịch và hậu môn bị sưng (Yuasa, 2005).
Trong năm 2002 và 2003, tại thành phố Lubuk Linggan, miền Nam Sumatra,
Indonesia cá rô phi nuôi lồng cũng đã xuất hiện hiện tượng cá bị chết với dấu hiệu
bệnh lý hai mắt đục, lồi và đổi màu. Vi khuẩn phân lập từ não và các cơ quan khác của
cá rô phi bị bệnh từ Thái Lan và Indonesia đã được xác định là Streptococcus
agalactiae và S. iniae (Pretto- Giordano và ctv, 2010; Yuasa, 2005; Plumb,1999).
Trong những năm qua, đã có nhiều đợt dịch bệnh do nhiễm vi khuẩn
Streptococcus agalactiae đã được ghi nhận ở các trang trại nuôi cá rô phi ở khu vực
châu Á (Musa và ctv, 2009; Suanyuk và ctv, 2005).
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2009 bệnh Streptococcosis trên cá rô phi đã bùng
phát tại bốn tỉnh Guangdong, Guangxi, Hainan và Fujian, nơi nuôi cá rô phi chủ yếu,
chiếm tới 90% sản lượng nuôi đối tượng này tại Trung Quốc, gây ra thiệt hại nặng nề

cho người nông dân nuôi đối tượng này tại địa phương (Lisifa,1997).
Trong khi đó, Wongtavatchai và Maisak (2008) đã thông báo rằng, tại Thái Lan,
khi cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) bị bệnh streptococcosis, các chủng vi khuẩn
phân lập và định danh được chủ yếu là loài Streptococcus agalactiae (112 chủng), tuy
nhiên thỉnh thoảng cũng có gặp loài Streptococcus iniae phân lập từ cá rô phi vằn (8
chủng).
8
Nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh streptococcosis trong 8 năm ở cá rô phi đã
thể hiện rằng, tần suất gặp loài Streptococcus agalactiae cảm nhiễm ở cá bị bệnh
chiếm 82%, trong khi đó loài Streptococcus iniae chỉ có 18%, trong tổng số 500 chủng
phân lập từ 13 nước thuộc châu Á và châu Mỹ La Tinh (Sheehan và ctv, 2009). Trên
cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), các kết quả đã nghiên cứu đều kết luận rằng, tác nhân
chính gây bệnh streptococcosis ở loài cá này là Streptococcus agalactiae (Hernandez
và ctv, 2009; Mian và ctv, 2009; Zamri – saad và ctv, 2010)
Nghiên cứu về sự phân bố của tác nhân gây bệnh streptococcosis trên cá rô phi đã
chứng tỏ rằng, vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae có thể tồn tại
ngoài môi trường quanh năm. Vi khuẩn này có thể phân lập được từ đất, từ các chất
hữu cơ lắng tụ hoặc từ chất nhầy của những con cá bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn
Streptococcus spp có thể được thải ra môi trường từ những con cá bị bệnh hoặc đã
khỏi bệnh. Do vi khuẩn này thích hợp với điều kiện nhiệt độ cao nên mùa đông ít khi
phân lập được các loài vi khuẩn này (Bromage và ctv, 1999).
Theo Intervet (2006), cá rô phi nuôi có thể bị cảm nhiễm nhiều loại tác nhân khác
nhau, nhưng mỗi loại tác nhân lại thường bùng phát ở các giai đoạn phát triển khác nhau
trong chu kỳ sản xuất giống và nuôi thương phẩm của cá rô phi. Trong đó bệnh
streptococcosis thường xuất hiện khi cá nuôi đạt khối lượng ≥ 100g đến 1kg, do vậy với
tỷ lệ chết tích lũy của bệnh này có thể gây ra tới 70%, tác hại của bệnh này lên cá nuôi là
rất lớn (Hình 1.1).
9
Hình 1.1: Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở các giai đoạn nuôi
(Intervet, 2006)

Labrie, L. (2007) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các bệnh nhiễm khuẩn
ở cá rô phi nuôi tại khu vực Đông Nam Á và đã công bố rằng, có 2 loài liên cầu khuẩn
đã gặp rất phổ biến ở cá rô phi bị bệnh streptococcosis là Streptococcus iniae và S.
agalactiae (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực Đông Nam Á
(Labrie, 2007)
Loài vi khuẩn Số mẫu cá bị nhiễm Số điểm thu Quốc gia
S. agalactiae 219 22
Indonesia, Philippin
Malaysia, Thái Lan, Trung
Quốc và Việt Nam
S. iniae 75 14
Flavobacterium
colummnare
40 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh cá rô phi ở trong nước
Việt Nam là một quốc gia ở châu Á có nghề nuôi cá rô phi khá phát triển, sản
lượng nuôi trong năm 2005 đã đạt 54.486 tấn, chiễm 9,08% sản lượng cá nuôi và mục
tiêu cần đạt được trong năm 2015 là 200.000 tấn để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ
10
0g 1g 10g 100g 1kg
Hatchery
Sex-reversal
Flavobacterium columnare
Nursery Pre-grow-out Grow-out
Saprolegnia & orther fungi
Trichodina & Dactylogyrus
RLO
Iridovirus
Streptococcus spp

nội địa tại Việt Nam (Phạm Anh Tuấn, 2006). Cá rô phi là loài có sức đề kháng cao
hơn so với các loài cá khác, tuy nhiên với mô hình nuôi thâm canh, mật độ cao, đầu tư
thức ăn lớn, nên cũng dễ làm phát sinh dịch bệnh (Bùi Quang Tề, 2005).
Năm 2009-2010, đã xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương
phẩm (tới 90-100% trong ao), tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hà Giang. Đây được coi là đợt dịch lớn
nhất kể từ trước đến nay đối với nghề nuôi cá rô phi ở nước ta và những nghiên cứu
bước đầu đã xác định rằng, đây là bệnh streptococcosis do liên cầu khuẩn Gram (+),
Streptococcus spp gây ra (Nguyễn Viết Khuê và ctv, 2009)
Đồng Thanh Hà và ctv (2010) đã công bố những nghiên cứu sâu hơn về bệnh
này ở cá rô phi nuôi ở Việt Nam, như những quan sát ở mức siêu hiển vi đối với vi
khuẩn Streptococcus spp và dựa trên các đặc điểm sinh vật, hóa học để xác định rằng,
liên cầu khuẩn gây bệnh ở cá rô phi chính là loài S. agalactiae. Ngoài ra, một số đặc
điểm sinh thái của chủng vi khuẩn này cũng đã được công bố: Loài S. agalactiae phân
lập từ cá rô phi nuôi ở Việt Nam có khả năng phát triển ở độ mặn 30 – 35‰, ở nhiệt
độ 37
o
C và ở pH = 12 có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn này. Những nghiên cứu này
đã cảnh báo khả năng vi khuẩn này có thể lây lan và gây tác hại cho các loài cá nuôi
nước mặn và cả con người.
Dấu hiệu của bệnh streptococcosis ở cá rô phi nuôi ở phía Bắc Việt Nam cũng đã
được một số tác giả mô tả khá rõ ràng: dấu hiệu đầu tiên là cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn
hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất
huyết, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Đặc biệt, cá bệnh thường bơi vòng hoặc bơi xoắn,
không định hướng, mắt đục với tròng mắt lồi ra ngoài (Đồng Thanh Hà và ctv, 2010;
Nguyễn Viết Khuê và ctv, 2009).
Một số đặc điểm dịch tễ của cá rô phi cũng đã được đề cập đến trong các công bố
gần đây: Bệnh streptococcosis ở cá rô phi thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt khi nhiệt
độ nước cao, mùa đông và mùa xuân, mật độ vi khuẩn thường thấp và không đủ
ngưỡng gây bệnh (Đồng Thanh Hà và ctv, 2010). Tại hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long,

bệnh streptococcosis thường xuất hiện trong các ao nuôi thâm canh, chủng vi khuẩn
Streptococcus spp có tần suất từ 95 – 100% vào mùa khô (tháng 1) và vào giai đoạn
giao mùa (tháng 5, tháng 11) (Đinh Thị Thủy, 2007).
11
Từ những mẫu cá điêu hồng (Oreochromis sp) bị bệnh đục và lồi mắt, xuất
huyết thu từ những bè nuôi thâm canh ở Tiền Giang, đã phân lập, xác định được tác
nhân gây dịch bệnh là Streptococcus agalactiae. Bệnh xuất hiện hầu hết các tháng
trong mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10) và các tháng giao thời giữa hai mùa khô và
mưa, có tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại nghiêm trọng (Đặng Hoàng Oanh và ctv, 2012).
Năm 2013, Phạm Hồng Quân đã công bố về bệnh xuất huyết của cá rô phi tại 4
tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và kết quả đã phân lập được 5 loài
vi khuẩn trong các mẫu cá bệnh, trong đó loài Streptococcus agalactiae có tần xuất
gặp là loài cao nhất, ở 52 trong tổng số 60 mẫu cá đưa vào nghiên cứu, chiếm tỷ lệ
86,67%. Ngoài ra, tác giả này cũng cho rằng, chủng vi khuẩn này rất mẫn cảm với hai
loại kháng sinh là Enrofroxacine và Doxycyline. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu người
nuôi dùng kháng sinh bằng cách đưa vào thức ăn đúng thời điểm khi đàn cá chớm
bệnh, chọn được loại kháng sinh có độ nhạy cao thì có thể chữa trị bệnh thành công.
12
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 8/2013 đến 10/2014.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Mẫu cá bệnh và cá khỏe dùng cho nghiên cứu được thu từ các trang trại nuôi cá
nước ngọt tại các huyện: Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.
+ Phân tích mẫu cá bệnh và kiểm tra độ nhạy kháng sinh tại phòng thí nghiệm
của cơ quan Thú y vùng II, thuộc Cục Thú y.
+ Thí nghiệm trị bệnh được thực hiện tại phòng thí nghiệm ướt của Trường
Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng.
+ Thí nghiệm trị bệnh ngoài ao được thực hiện ở 2 trại nuôi cá nước ngọt tại
huyện Kiến Thụy của bà Nguyễn Thị Vinh (thôn Đầm Tám, xã Tú Sơn) và ông

Nguyễn Văn Hùng (thôn Đồng Rồi, xã Ngũ Đoan)
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh streptococcosis và thử nghiệm chữa trị bệnh này ở cá rô phi.
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
13
Điều tra tình hình bệnh
streptococcosis ở cá rô phi nuôi tại
Hải Phòng
Thử nghiệm trị bệnh
streptococcosis trên cá rô phi tại
phòng thí nghiệm
Xác định độ nhạy kháng sinh của chủng
vi khuẩn
Streptococcus agalactiae
Thử nghiệm trị bệnh streptococcosis
trên cá rô phi ngoài ao nuôi
Tình hình bệnh streptococcosis trên cá rô phi và thử nghiệm trị bệnh cho cá nuôi tại
Hải Phòng
Kết luận và đề xuất ý kiến
Đề xuất một số giải pháp phòng và trị bệnh
streptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng.
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Vật liệu dùng cho nghiên cứu
Mẫu cá và chủng vi khuẩn
Mẫu cá rô phi bị bệnh được thu từ các trang trại nuôi cá nước ngọt ở 03 huyện: Kiến
Thụy, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.
Mẫu cá khỏe dùng thí nghiệm cảm nhiễm: cá rô phi vằn có khối lượng khoảng
100g/ con, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, phản xạ nhanh nhẹn, bắt mồi và bơi lội bình
thường được đưa về phòng thí nghiệm bằng phương pháp vận chuyển kín và được
nuôi thuần dưỡng trong bể từ 5 – 7 ngày trước khi bố trí thí nghiệm.

Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae dùng trong luận án này được phân lập
từ mẫu cá rô phi nuôi tại Hải Phòng bị bệnh với các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của
bệnh streptococcosis như bơi lờ đờ, mất định hướng, trướng bụng, xuất huyết, mắt lồi,
các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách bị nhợt nhạt, hay xuất huyết.
Môi trường phân lập/nuôi cấy vi khuẩn
Môi trường Brain Heart Infusion Agar- BHIA (hiệu Merck, sản xuất của Đức)
dùng cho phân lập vi khuẩn từ cá bệnh và môi trường Brain Heart Infusion Broth-
BHIB (hiệu Merck, sản xuất của Đức) dùng để nuôi tăng sinh vi khuẩn, nhằm tạo ra
các dịch huyền phù với mật độ khác nhau dùng cho cảm nhiễm vào cá khỏe.
Đĩa kháng sinh
Các loại đĩa giấy thấm kháng sinh (của Bio-Rad) được dùng để kiểm tra độ nhạy
kháng sinh của chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các loại đĩa giấy thấm kháng sinh đã sử dụng
TT Tên kháng sinh Lượng KS (µg)
1 Trimethoprim 25
2 Gentamicin 10
3 Neomycin 10
4 Erythromycin 5
5 Clindamycin 20
6 Norfloxacin 10
7 Ciprofloxacine 5
8 Doxycyline 25

14
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình bệnh streptococcosis ở cá rô phi
- Điều tra số liệu thứ cấp: Tìm hiểu các thông tin về vùng nuôi, diện tích và sản
lượng nuôi cá rô phi tại địa phương, mùa vụ nuôi và tình hình bệnh ở cá rô phi nuôi tại
Hải Phòng thông qua các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý địa phương như trung tâm

khuyến ngư, chi cục thú y, phòng Nông nghiệp các huyện. Các số liệu thứ cấp làm cơ sở
cho việc xác định vùng điều tra, số lượng phiếu điều tra và phân bố số phiếu điều tra.
- Điều tra số liệu sơ cấp: Xây dựng phiếu điều tra với các câu hỏi nhằm đạt các
mục đích cần thiết, rồi trực tiếp phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật, các chủ đìa, chủ trại
nuôi cá rô phi (Phụ lục IV). Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện ngẫu nhiên.
- Có 50 hộ nuôi cá rô phi ở Hải Phòng đã được phỏng vấn điều tra, phân bố của
các mẫu điều tra ở các huyện được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân bố số mẫu điều tra (N=50)
Kiến Thụy Thủy Nguyên Vĩnh Bảo Tổng
Số hộ
nuôi

Số hộ
điều tra
Số hộ
nuôi cá
Số hộ
điều tra
Số hộ
nuôi

Số hộ
điều
tra
Số hộ
nuôi cá
Số hộ
điều tra %
48 20 32 15 29 15 109 50 46
Các mẫu cá bệnh được thu theo nguyên tắc lựa chọn những con cá đã bộc lộ các

dấu hiệu đặc trưng của bệnh streptococcosis: Trạng thái bất thường kết hợp với các
dấu hiệu bộc lộ ra bên ngoài: xuất huyết trên bề mặt cơ thể, mắt cá đục và lồi. Nếu trại
cá ở gần phòng thí nghiệm thì cá được chuyển sống về phòng theo cách vận chuyển
kín. Nếu ở xa, mỗi con cá bệnh được đưa vào 1 túi nilon nhỏ, buộc lại bằng thun rồi
đặt trong 1 phích đá lạnh và đưa về phòng trong vòng 24h.
Các mẫu cá khỏe được bắt từ những ao đầm có cá bắt mồi và hoạt đồng bình
thường, trên cơ thể của cá không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Những con
cá này được chuyển về cơ sở thực nghiệm bằng phương pháp vận chuyển kín, về đến
nơi, cá này được thuần dưỡng trong 5-7 ngày cho thích nghi với điều kiện nuôi mới rồi
mới dùng cho thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp kiểm tra độ nhạy với kháng sinh của chủng vi khuẩn
Streptococcus agalactiae
Độ nhạy với kháng sinh của chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae được kiểm
tra bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch (Kirby Bauer) và độ nhạy này được
15
đánh giá dựa vào độ lớn của đường kính vòng vô khuẩn so với bảng quy định về 3 độ
nhạy chuẩn: độ nhạy trung bình (I), độ nhạy cao (S) và kháng (R) của Hội đồng quốc
gia Hoa Kỳ (National Committee of clinical laboratory standards – NCCLS, 1999)
(Bảng 2.3.).
Bảng 2.3: Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn
TT Loại KS
Lượng KS
(µg)
R(≤)
(mm)
I
(mm)
S (≥)
(mm)
1 Trimethoprim (TR) 25 13 14 - 16 17

2 Gentamycin (GE) 10 12 13 - 14 15
3 Neomycine (NE) 10 12 13 - 14 15
4 Erythromycin (ER) 5 13 14 - 17 18
5 Clindamycine (CL) 20 19 20 - 22 23
6 Norfloxacin (NO) 10 12 13 - 16 17
7 Ciprofloxacin (CI) 5 15 16 - 20 21
8 Doxycycline (DO) 25 10 11 - 13 14
Nguồn: (từ NCCLS,1990) M
2
A
4
( Oxoid,1982)
Chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae được phân lập và định danh từ cá rô
phi bị bệnh tại phòng thí nghiệm của trung tâm thú y vùng II, Hải Phòng, được lấy ra
khỏi tủ đông sâu, để trong thời gian 1h ở nhiệt độ phòng, sau đó cấy lên môi trường
BHIA, ủ ở nhiệt độ 30
o
C, sau 24 - 48h các khuẩn lạc được tách ra khỏi đĩa thạch bằng
một que cấy vô trùng, đưa vi khuẩn vào trong tube chứa nước muối sinh lý (0,85%) đã
tiệt trùng, cần khuấy để vi khuẩn phân bố đều trong nước muối sinh lý tạo nên huyền
dịch có độ đục đồng đều. Xác định mật độ vi khuẩn của huyền dịch bằng cách so độ
đục trên máy McFland, điều chỉnh để đạt mật độ quang (OD) là 0,56 tương ứng với
huyền dịch vi khuẩn có mật độ 10
8
tế bào/ml.
Pha loãng các nồng độ theo cơ số 10 (mỗi nồng độ lặp lại 3 lần). Đặt các đĩa thạch
vào tủ ấm ở 30
o
C/24h. Kết thúc thời gian ủ, tiến hành lấy đĩa thạch đếm khuẩn lạc.
Mật độ tế bào trung bình cộng M

I
trong mẫu ban đầu là trung bình cộng của các
Mi ở các nồng độ pha loãng khác nhau.
Dùng tăm bông tiệt trùng nhúng vào huyền dịch vi khuẩn rồi trang đều trên mặt
môi trường thạch BHIA của 3 đĩa lồng, để khô mặt thạch khoảng 1 phút rồi dùng panh
tiệt trùng gắp các đĩa giấy thấm kháng sinh đặt vào đĩa lồng, khoảng 3 - 5 đĩa kháng
sinh/hộp lồng. Sau đó, đậy hộp lồng và ủ ở nhiệt độ 30
o
C. Đường kính vòng vô khuẩn
được kiểm tra ở mỗi đĩa kháng sinh tại thời điểm 24 h và 48 giờ sau nuôi cấy. Đường
kính vòng vô khuẩn được đo bằng thước (mm), dùng để so sánh với 3 độ nhạy chuẩn
16

×