Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 76 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
MỤC LỤC
Trang
1
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
DANH MỤC VIẾT TẮT
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
VNĐ Việt Nam Đồng
NHTM Ngân hàng thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NHHHVN Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam
CVTĐ Chuyên viên thẩm định
2
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2013 khép lại với những biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong nền kinh tế, ngành ngân hàng đóng vai trò quan
trọng trong việc luân chuyển dòng vốn, giúp ổn định thị trường tiền tệ, cân bằng cung
cầu tài chính. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn
chưa có dấu hiệu khả quan, kéo theo đó là sự khủng hoảng nặng nề trong ngành ngân
hàng. Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên
ngoài cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ
phần gặp khó khăn; một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy
động tối đa của NHNN, đó là một trong số những hạn chế của ngành ngân hàng hiện
nay. Tuy nhiên, bằng những biện pháp của Chính phủ, Nhà nước cũng như trong nội
tại các ngân hàng, ngành ngân hàng đang có hi vọng phục hồi trong những năm tiếp


theo.
Từ lí thuyết được học trên ghế nhà trường bước ra so với thực tế là một khoảng
cách khá xa. Trong thời gian qua, nhờ sự phân công của khoa Đầu tư – trường Đại học
Kinh tế Quốc dân cùng với sự giúp đỡ của các phòng ban trong Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam đã giúp em hiểu kỹ hơn về sự hình thành và phát triển, các hoạt
động đầu tư và kinh doanh cũng như các kĩ năng, tác phong cơ bản cần thiết khi làm
việc tại ngân hàng. Qua đó em đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và đúc
kết lại đưa ra chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chuyên đề có nội dung chính bao
gồm các phần như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime
Bank
Phần II: Thực trạng công tác thẩm định DADT vay vốn của nhóm khách hàng
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm dịnh DAĐT vay vốn
của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Qua đây, em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị tại
Trung tâm thẩm định tín dụng và đầu tư Ngân hàng TMCP Hàng Hải và sự hướng dẫn
chỉ bảo của Th.S Trần Thị Mai Hoa đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do giới hạn
về thời gian và kinh nghiệm thực tế, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong sự nhận xét và đóng góp của cô để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM – MARITIME BANK
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam
1.1.1. Các thông tin chung
1.1.1.1. Tên công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

HÀNG HẢI VIỆT NAM
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIETNAM MARITIME
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên công ty viết tắt: MARITIME BANK
1.1.1.2. Địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ trụ sở chính: Tòa tháp A, tòa nhà Sky Tower, số 88 phố Láng Hạ,
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 043.7718989
Fax: 043.7718899
Email:
Website: www. msb.com .vn
1.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh:
1.1.1.3.1. Hoạt động trung gian tiền tệ khác
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi
khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong
nước và nước ngoài
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước gồm: séc,
lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng dịch vụ thu
hộ và chi hộ; thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau
khi được NHNN chấp thuận; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các
dịch vụ thanh toán
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
- Cấp tín dụng dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh
toán trong nước, bao thanh toán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được
NHNN chấp thuận.
- Các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được
NHNN chấp thuận bằng văn bản
1.1.1.3.2. Hoạt động dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)

- Cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản lý,
bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn
- Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
- Thực hiện dịch vụ môi giới tiền tệ
4
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh
doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN.
1.1.1.3.3. Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính
- Các hoạt động thanh toán và giao dịch bằng thẻ tín dụng
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và
tư vấn đầu tư.
1.1.1.3.4. Hoạt động khác
- Bán buôn, bán lẻ vàng bạc
- Kinh doanh bất động sản
1.1.1.4. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: 8.000.000.000.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 800.000.000
1.1.1.5. Cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần đến 31/12/2013:
STT Tên cổ đông
Loại cổ
phần
Số cổ phần
Giá trị cổ phần
(VNĐ)
Tỷ lệ
(%)
1 Cục hàng không dân

dụng
Cổ phần
phổ thông
1.900.800 19.008.000.000 0,24
2 Công ty TNHH một
thành viên Cảng Hải
Phòng
Cổ phần
phổ thông 1.503.373 1.033.730.000 0,19
3 Tập đoàn Bảo Việt Cổ phần
phổ thông
4.860.051 48.600.510.000 0,61
4 Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam
Cổ phần
phổ thông
71.577.14
1
715.771.410.000 8,95
5 Công ty Cổ phần Vận
tải biển Việt Nam
Cổ phần
phổ thông
8.752.251 87.522.510.000 1,09
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập
theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt
động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương
mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh

luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành
một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam với 5 cổ đông
sáng lập: Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Cảng
Hải Phòng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt và Công ty
cổ phần Vận tải biển Việt Nam.
5
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng, gồm trụ sở
chính và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng
Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên
90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát
triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của
Maritime Bank đã là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng
lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, tính đến
cuối năm 2013 đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Các giai đoạn phát triển của Maritime Bank:
12/07/1991: Ngân hàng Maritime Bank chính thức được khai trương ở thành
phố Hải Phòng.
1992 – 1997: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ
thống máy tính nối mạng và là địa chỉ tin cậy về chất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh
toán quốc tế.
1998 – 2000: cùng với sự thăng trầm của kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn
duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh khá ổn định.
2001: Maritime bank là 1 trong 6 NHTM tại Việt Nam được Ngân hàng thế giới
(WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh
toán và là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của dự án

này từ năm 2005.
Tháng 8/2005: Maritime Bank đã chuyển hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô
Hà Nội.
2010: quyết định đầu tư hàng triệu đô la cho gói tư vấn hoạch định chiến lược
với công ty tư vấn hàng đầu thế giới Mckinsey, thay đổi từ hệ thống nhận diện thương
hiệu đến việc thiết kế và xây dựng lại toàn bộ hệ thống nội - ngoại thất cho tất cả các
điểm giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc theo mô hình hiện đại chuyên
nghiệp, cơ cấu lại bộ máy quản lý, nhân sự, đầu tư vào vào hệ thống công nghệ thông
tin ; hoạch định lại toàn bộ chiến lược phát triển kinh doanh theo từng nhóm đối tượng
khách hàng mục tiêu, xây dựng hệ thống sản phẩm phù hợp, nâng cấp phương thức
vận hành, phát triển các mạng lưới dịch vụ cao cấp, tiện ích và hoàn hảo, nâng cao
chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một
ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi
6
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
ro. Do vậy, Maritime Bank đã được tổ chức với một cấu trúc theo những nguyên tắc cơ
bản sau:
- Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác nghiệp trong cơ cấu tổ
chức.
- Quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được coi là điểm bán
hàng.
Cụ thể cơ cấu tổ chức ngân hàng Maritime Bank hiện nay như sau:
7
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
8

SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.2.1. Đại hội đồng Cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank, quyết định các vấn đề
thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Maritime Bank quy định.
1.2.2.2. Hội đồng Quản trị
Do Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có
toàn quyền nhân danh Ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng
quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và
giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
1.2.2.3. Ban Kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng;
giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và
kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho
ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
1.2.2.4. Các Hội đồng, Ủy ban
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng,
thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và
đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của NHHHVN có 5 Hội đồng
và 6 Ủy ban.
1.2.2.5. Tổng giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng
ngày của ngân hàng, giúp việc cho Tỏng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, các
Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng kế toán và bộ máy chuyên môn
nghiệp vụ
1.2.2.6. Ngân hàng chuyên doanh
Maritime Bank chia các đối tượng khách hàng của mình thành 4 nhóm: khách
hàng định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp và

khách hàng cá nhân. Theo đó cũng có 4 ngân hàng chuyên doanh tương ứng được lập
ra nhằm phục vụ riêng biệt các nhóm khách hàng này. Việc chuyên biệt đối tượng
khách hàng này không những giúp ngân hàng thống nhất được quy trình làm việc mà
còn giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ được tốt nhất.
1.2.2.7. Các khối hỗ trợ
Có tất cả 6 khối hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng Maritime Bank nói chung
và các ngân hàng chuyên doanh nói riêng, bao gồm:
- Khối Quản lý rủi ro: phụ trách quản lý rủi ro cho tất cả các ngân hàng chuyên doanh.
- Khối quản lý tài chính: phụ trách tài chính – kế toán cho toàn ngân hàng.
- Khối phê duyệt tín dụng: phụ trách thẩm định và phê duyệt tín dụng.
- Khối công nghệ ngân hàng: phụ trách nghiên cứu, phát triển công nghệ sử dụng cho
9
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
- Khối quản lý nhân tài: phụ trách tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự của toàn ngân
hàng.
- Khối vận hành: phụ trách các công việc phục vụ cho sự vận hành của hệ thống ngân
hàng.
1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của Maritime Bank. Đây là
hoạt động mở tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ tiền cho khách hàng, qua
đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và của dân cư.
Huy động vốn có thể chia thành huy động dân cư, huy động tổ chức kinh tế và
vay trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra còn có thể chia thành tiền gửi tiết kiệm và
tiền gửi thanh toán.
Được đánh giá là một trong những ngân hàng có quy mô lớn với hệ thống mạng
lưới chi nhánh rộng, trong giai đoạn 2011 - 2013, ngân hàng đã có nhiều biện pháp để
giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổ chức phục vụ tốt công tác huy động

tiền gửi dân cư, huy động kỳ phiếu, huy động tiết kiệm dự thưởng
10
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Maritime Bank giai đoạn 2009-2013
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Phân theo kỳ hạn 53.885,9 100%
81.985,
6
100%
85.125,
0
100%
89.821,
5
100%
89.938,
2
100%
Nguồn vốn ngắn hạn 48.960,7 90,86% 74008,4 90,27%
75.914,
5
89,18%
80.102,
8
88,74%
80.602,

6
89,62%
Nguồn vốn trung và dài hạn 4.925,2 9,14% 7.977,2 9,73% 9.210,5 10,82% 9.718,7 11,26% 9.335,6 10,38%
Phân theo đối tượng
khách hàng
53.885,9 100%
81.985,
6
100%
85.125,
0
100%
89.821,
5
100%
89.938,
2
100%
Tiền gửi dân cư 12.159,6 22,57%
20.226,
9
24,67%
24.527,
1
28,81%
33.065,
2
36,81% 36.110,2 40,15%
Tiền gửi TCTD, TCKT 41.726,3 77,43%
61.758,

7
75,33%
60.597,
9
71,19%
56.756,
3
63,19%
53.828,
0
59,85%
Phân theo loại tiền 53.885,9 100%
81.985,
6
100%
85.125,
0
100%
89.821,
5
100%
89.938,
2
100%
Nội tệ 45.253,4 83,98%
68.232,
1
83,22%
69.510,
7

81,66%
72.138,
7
80,31%
71.851,
6
79,89%
Ngoại tệ (quy theo VND) 8.632,5 16,02%
13.753,
5
16,77%
15.614,
3
18,34%
17.682,
8
19,69%
18.086,
6
20,11%
Tổng nguồn vốn 53.885,9 100%
81.985,
6
100%
85.125,
0
100%
89.821,
5
100%

89.938,
2
100%
11
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Đánh giá:
Năm 2008 là thời điểm bắt đầu manh nha của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu khiến cho ngành ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể từ 2009 đến nay trong đó có
nghiệp vụ huy động vốn. Tuy nhiên, đối với Maritime Bank, trong giai đoạn từ 2009
đến hết năm 2013, khối lượng vốn huy động năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là
năm 2010 so với năm 2009 với tốc độ tăng trưởng lên tới 52,14% tương ứng với mức
28.099,7 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 là 85.125 tỷ đồng, tăng 3.139,4
tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 3,83%. Năm 2012, khối lượng vốn
huy động tăng 4.696,5 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng 5,52%. Khối lượng vốn
huy động năm 2013 so với năm 2012 gần như không đổi, chỉ gia tăng với mức 116,7 tỷ
đồng, tương ứng 0,13%. Đây thực sự là một cố gắng lớn của Maritime Bank trong bối
cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong những năm qua. Ngoài ra, cơ cấu nguồn
vốn qua các năm cũng tương đối ổn định. Cụ thể:
Phân tích huy động vốn theo kì hạn:
Huy động vốn ở ngân hàng Maritime Bank chủ yếu là từ các nguồn vốn ngắn
hạn, trung và dài hạn, nguồn vốn không kì hạn huy động ở mức không đáng kể. Trong
đó, nguồn vốn ngắn hạn là nguồn huy động chủ yếu. Nguồn vốn ngắn hạn đến từ các
thành phần dân cư. Thời điểm này là thời điểm rất nhạy cảm, các doanh nghiệp, tư
nhân, cá nhân có nhu cầu vốn lớn, xoay vòng vốn nhiều và nhanh nên hầu như không
có nhu cầu gửi vốn dài hạn cho ngân hàng, chủ yếu vẫn là ngắn hạn. Nguồn vốn này
biến động nhẹ quanh tỷ lệ 90% trong giai đoạn từ 2009 đến nay.
Khối lượng vốn tăng chủ yếu là do tăng ở phân khúc vốn ngắn hạn, cụ thể năm
2010, nguồn vốn ngắn hạn tăng 25.047,7 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011, vốn
huy động ngắn hạn tăng 1.906,1 tỷ, tiếp tục tăng 4.188,3 tỷ ở năm 2012 và tăng tiếp

499,8 tỷ vào vào năm 2013. Mức tăng tương ứng qua các năm là 51,16%, 2,58%,
5,52%, 0,62%. Với xu thế chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh gặp khó khăn, thậm chí phá sản nên ít đi vay hơn nhưng tăng trưởng vốn huy
động của Maritime Bank vẫn được đảm bảo đã cho thấy bản lĩnh thị trường của ngân
hàng.
Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỉ trọng khá nhỏ, chỉ dao động quanh 10%
tổng vốn huy động. Năm 2009, nguồn vốn trung dài hạn tăng 3052 tỷ đồng so với năm
2009, tương đương 61,97%. Năm 2011 tăng 1.233,3 tỷ đồng so với năm 2010, tương
ứng 15,46%. Năm 2012, nguồn vốn trung và dài hạn chỉ tăng 508,2 tỷ tức 5,52% và
giảm 383,1 tỷ đồng vào năm 2013, tương ứng 3,94%.
- Phân tích huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng đang nghiêng về phía
TCTD, TCKT tuy nhiên tỷ trọng của phân khúc này đang giảm.
Năm 2010, khối lượng vốn huy động ở phân khúc khách hàng cá nhân tăng
8067,3 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương 66,35%, nhóm khách hàng doanh
nghiệp tuy tăng 20.032,4 tỷ đồng nhưng tỷ trọng đã giảm xuống 2,1%. Năm 2011,
nhóm khách hàng cá nhân tăng 4.300,2 tỷ đồng tương ứng với tăng 21,26% so với năm
2010 còn phân khúc khách hàng doanh nghiệp giảm nhẹ với lượng 1.160,8 tỷ tương
12
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
ứng -1,88%. Năm 2012, phân khúc khách hàng cá nhân tiếp tục tăng với lượng 8.538,1
tỷ đồng tức tăng 34,81%. Phân khúc doanh nghiệp lại tiếp tục giảm với mức 3841,6 tỷ
tương đương -6,34%. Điều này đã khiến cho tỷ trọng của phân khúc này giảm đáng kể
từ 71,19% (2011) xuống còn 63,19% (2012). Năm 2013, phân khúc doanh nghiệp vẫn
tiếp tục giảm với lượng 2928,3 tỷ đồng, tương đương 5,44% và tỷ trọng chỉ còn
59,85%. Nhìn chung, tổng vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng cơ cấu theo đối
tượng khách hàng lại có biến động khá lớn. Có sự thay đổi theo xu hướng không giống
nhau giữa 2 phân khúc khi phân khúc khách hàng cá nhân luôn tăng trong khi phân
khúc còn lại giảm 2 năm rồi mới tăng trở lại vào năm 2013. Điều này có thể thấy rõ sự

khó khăn của nhóm doanh nghiệp trong những năm 2011-2012 và đã có dấu hiệu phục
hồi khả quan trong năm 2013 vừa qua.
- Phân tích huy động vốn theo loại tiền gửi
Huy động tiền gửi của ngân hàng chủ yếu ở mảng nội tệ, phân khúc ngoại tệ
tăng nhẹ qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chỉ chiếm khoảng 1/6 trong cơ cấu tiền
gửi.
Trong năm 2009, ngân hàng cho vay chủ yếu ở phân khúc tiền gửi VNĐ, chiếm
tới 83,98% cơ cấu tiền gửi, vốn huy động từ ngoại tệ quy đổi sang VNĐ chỉ có 16,02%
tương ứng với 8.632,5 tỷ đồng. Năm 2010, khối lượng tiền gửi tăng mạnh ở cả hai
phân khúc, nội tệ tăng 22.978,7 tỷ ứng với 50,78%, ngoại tệ quy đổi tăng 5.121 tỷ
đồng tức 59,32%, kết quả là tỷ trọng phân khúc ngoại tệ tăng 0,75%. Sang năm 2011,
cơ cấu tiền gửi chỉ tăng nhẹ khi lượng tiền gửi ngoại tệ quy đổi đã tăng tỉ trọng từ
16,77% lên tới 18,34%, tỉ trọng tiền gửi nội tệ giảm từ 83,22% xuống còn 81,66%.
Đến năm 2012 và 2013, tỉ trọng tiền gửi ngoại tệ quy đổi sang VNĐ tiếp tục tăng
nhưng với tốc độ không lớn. Kết thúc năm 2013, tỉ trọng tiền gửi ngoại tệ quy đổi
VNĐ đạt 20.11% còn tỉ trọng tiền gửi nội tệ chiếm 79.89%.
Xét về mặt khối lượng tiền gửi, theo xu thế chung tăng giảm của nguồn vốn huy
động, khối lượng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ quy đổi đều tăng lên trong giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2013.
KẾT LUẬN CHUNG: Nhìn chung khối lượng vốn huy động của Maritime
Bank biến động với chiều hướng tích cực hơn so với với tình hình kinh tế hiện nay.
Trong bối cảnh lạm phát cao, Ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt,
nhưng kết quả mà Maritime Bank có được thực sự là một cố gắng không nhỏ của ban
lãnh đạo của như toàn bộ nhân viên của toàn ngân hàng. Điều này đã góp phần dần
nâng cao vị thế, củng cố sự tín nhiệm của Maritime Bank trong mắt khách hàng những
năm qua.
1.3.2. Hoạt động tín dụng
2.1.2.1. Khái quát chung về hoạt động tín dụng
Nguồn vốn huy động được từ cá nhân và tổ chức được ngân hàng linh hoạt sử
dụng nhằm tăng khả năng lợi nhuận cũng như phân tán rủi ro. Các nguồn vốn có thể

dùng cho các hoạt động như cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,…nhưng hoạt động
tín dụng là hoạt động được sử dụng nhiều nhất.
13
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Quy trình cho vay vốn được khái quát như sau:
Tiếp cận nhu cầu tín dụng của khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ khách hàng
Xử lý hồ sơ trình tín dụng
Thông báo phê duyệt tín dụng
Kí kết hợp đồng, văn bản, nhận tài sản
tín dụng
Giải ngân, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C
Quản lí giám sát sau khi giải ngân
Kết thúc hợp đồng tín dụng, duy trì quan hệ khách hàng
2.1.2.2. Cơ cấu hoạt động tín dụng
Maritime Bank đã tập trung phát triển quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp
lớn trong đó các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh sắt thép, vận tải
biển, điện lực, bất động sản, nhựa, vật liệu xây dựng.
14
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
2.1.2.2.1. Dư nợ (cho vay tổ chức kinh tế và dân cư)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Dư nợ theo thời hạn 23.698,5 100% 31.829,5 100% 37.752,9 100% 28.943,7 100% 26.676,1 100%
Ngắn hạn 14.918,2 62,95% 19.333,6 60,74% 21.534,0 57,04% 10.409,8 35,97% 9.072,5 34.01%
Trung, dài hạn 8.780,3 37,05% 12.495,9 39,26% 16.218,9 42,96% 18.533,9 64,03% 17.603,6 65,99%

Dư nợ theo loại tiền 23.698,5 100% 31.829,5 100% 37.752,9 100% 28.943,7 100% 26.676,1 100%
Dư nợ nội tệ 20.489,7 86,46% 27.096,5 85,13% 31.134,8 82,47% 23.172,3 80,06% 20.135,1 75,48%
Dư nợ ngoại tệ (quy đổi
VNĐ)
3.208,8 13,54% 4.733,0 14,87% 6.618,1 17,53% 5.771,4 19,94% 6.541,0 24,52%
Dư nợ theo đối tượng KH 23.698,5 100% 31.829,5 100% 37.752,9 100% 28.943,7 100% 26.676,1 100%
Dư nợ Hộ sx và cá nhân 2.682,7 11,32% 3.348,5 10,52% 3.589,8 9,51% 1.515,0 5,23% 1.304,5 4,89%
Dư nợ cho vay DN 21.015,8 88,68% 28.481,0 89,48% 34.163,1 90,49% 27.428,7 94,77% 25.372,6 95,11%
Tổng dư nợ 23.698,5 100% 31.829,5 100% 37.752,9 100% 28.943,7 100% 26.676,1 100%
15
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Đánh giá:
Tổng dư nợ tín dụng (chỉ tính cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế) có xu hướng
tăng giảm không ổn định từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2010, tổng dư nợ là
31.829,5 tỷ đồng, tiếp tục tăng 8.131 tỷ đồng, tương đương 34,31% so với 2009. Năm
2011, tổng dư nợ đạt 37.752,9 tỷ đồng, tăng 5923,4 tỷ đồng, tương ứng với 118,55%
so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng dư nợ đã có xu hướng giảm. Cụ thể, dư nợ năm
2012 giảm 8.809,2 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 23,33% so với năm 2011. Năm
2013, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế của Maritime Bank lại tiếp tục giảm
nhưng với tốc độ chậm hơn, xuống còn 26.676,1 tỷ đồng, tức đã giảm 7,83% so với
năm 2012. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, lãnh đạo ngân hàng cần có
thêm những biện pháp, phương hướng giải quyết đột phá nhằm làm tăng tổng dư nợ
tín dụng trở lại nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản, giảm nợ xấu, giúp nâng cao hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Phân tích dự nợ theo thời hạn
Cơ cấu cho vay ngắn hạn năm 2010 là 19.333,6 tỷ đồng, tăng 4.415,4 tỷ đồng
tương ứng với tăng 29,59% nhưng tỉ trọng trong tổng dư nợ lại giảm. Tương tự ở các
năm tiếp theo, dư nợ ở phân khúc ngắn hạn có xu hướng giảm tỉ trọng, phân khúc dài
hạn có xu hướng tăng tỉ trọng và đặc biệt tăng mạnh từ năm 2012. Dư nợ ngắn hạn

năm 2011, 2012, 2013 tương ứng là 21.534,0 tỷ đồng, 10.409,8 tỷ đồng và 9.072,5 tỷ
đồng; dư nợ dài hạn là 16.218,9 tỷ, 18.533,9 tỷ đồng và 17.603,6 tỷ đồng ứng với tỷ
trọng lần lượt là 42,96%, 64,03% và 65,99%. Điều này phù hợp với định hướng của
ngân hàng khi hướng tới tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư trung và dài hạn trong
tình hình kinh tế hiện nay.
- Phân tích dư nợ theo loại tiền
Tỉ lệ cho vay bằng tiền VNĐ vẫn chiếm chủ yếu trong nghiệp vụ tín dụng tại
ngân hàng. Trong tổng dư nợ, tỉ lệ dư nợ VNĐ chiếm khoảng 80% qua các năm. Đối
tượng vay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, các nhân người Việt. Tỉ lệ vay bằng ngoại
tệ quy đổi ra VNĐ có tăng nhưng không nhiều.
Năm 2010, dư nợ nội tệ tăng 6.606,8 tỷ đồng so với năm 2009, tức 32,24%, dư
nợ ngoại tệ quy đổi tăng tới 47,50%, ứng với 1524,2 tỷ. Năm 2011, dư nợ nội tệ là
31.134,8 tỷ đồng, tăng 4.038,3 tỷ đồng, tức tăng 14,9% so với năm 2010. Trong khi đó
dư nợ ngoại tệ quy đổi cũng duy trì mức tăng rất cao khi tăng gần 40% tương ứng với
lượng tăng 1.885,1 tỷ đồng. Năm 2012, dư nợ nội tệ giảm mạnh xuống còn 23.172,3 tỷ
đồng, dư nợ ngoại tệ giảm xuống còn 5.771,4 tỷ đồng so với 6.618,1 tỷ đồng năm
2011. Năm 2013, dư nợ nội tệ là 20.135,1 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 75,48% trong tổng
dư nợ còn dư nợ ngoại tệ quy đổi chiếm 24,52% tương ứng với 6.541,0 tỷ đồng. Khi
tổng dư nợ tăng, tốc độ tăng dư nợ ngoại tệ luôn lớn hơn tốc độ tăng dư nợ nội tệ.
- Phân tích dư nợ theo đối tượng khách hàng
Maritime Bank chủ yếu cho vay ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tỉ
trọng dư nợ cho doanh nghiệp chiếm khá cao, khoảng ~90% trong tổng dư nợ. Phân
khúc cho vay hộ sản xuất và cá nhân không những chiếm tỉ lệ khá nhỏ với tổng chỉ
16
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
khoảng 10% mà tỉ trọng dư nợ phân khúc này còn đang có xu hướng giảm dần qua các
năm.
Dư nợ cho vay doanh nghiệp qua các năm từ 2009-2013 lần lượt là 21.015,8 tỷ
đồng, 28.481,0 tỷ đồng, 34.163,1 tỷ đồng, 27.428,7 tỷ đồng và 25.372,6 tỷ đồng. Dư

nợ cho vay doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 2009 - 2011, rồi chuyển hướng bắt đầu
giảm từ năm 2012. Tuy nhiên tỉ trọng trong tổng dư nợ vẫn tăng dần từ 89,48% năm
2010 lên đến 95,11% năm 2013.
Dư nợ cho đối tượng hộ sản xuất và cá nhân giữ tỉ trọng nhỏ, năm 2009 chỉ
chiếm 11,32% trong tổng dư nợ nhưng giảm dần qua các năm và đến năm 2013 thì chỉ
còn 4,89% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy Maritime Bank vẫn chỉ chú trọng phát
triển hoạt động cho vay với đối tượng doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân chủ yếu
vẫn là hoạt động huy động vốn.
17
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
2.1.2.2.2. Nợ xấu:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng dư nợ tín dụng
23.698,5 100% 31.829,5 100% 37.752,9 100% 28.943,7 100%
26.676,
1
100%
Nợ loại 1
23.196,1 97,26% 30.454,5 95,68% 35.706,7 94,58% 26.975,5 93,20%
24.774,
1
92,87%
Nợ loại 2 502,4 2,12% 779,8 2,45% 1.260,9 3,34% 1.201,2 4,15% 1.179,1 4,42%
Nợ xấu nội bảng (chưa XLRR)
Nợ loại 3 146,9 0,62% 595,2 1,87% 521,0 1,38% 295,2 1,02% 258,8 0,97%
Nợ loại 4 - - - - 264,3 0,70% 471,8 1,63% 464,1 1,74%

Nợ loại 5 - - - - - - - - - -
Tỉ lệ nợ quá hạn (%) 2,74% 4,32% 5,42% 6,80% 7,13%
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,62% 1,87% 2,08% 2,65% 2,71%
18
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Trong đó:
Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính
1 – Nợ đủ tiêu
chuẩn (Current)
Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới
10 ngày.
Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi đúng hạn
2 – Nợ cần chú ý
(Special
mentioned)
Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ
điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu.
Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy
giảm khả năng trả nợ.
3 – Nợ dưới tiêu
chuẩn ( Sub-
standard)
Quá hạn từ 91 - 180 ngày; Nợ
gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc
giảm lãi.
Không có khả năng thu hồi nợ
gốc và lãi khi đến hạn. Có khả

năng tổn thất.
4 – Nợ nghi ngờ
( Doubtful)
Quá hạn từ 181 - 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn
dưới 90 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ hai…
Có khả năng tổn thất cao.
5 – Nợ có khả năng
mất vốn (Bad)
Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn
từ 90 ngày trở lên;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ hai nhưng lại quá hạn;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ ba trở lên…
Không còn khả năng thu hồi, mất
vốn.
Đánh giá:
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung, nhất là thị trường bất động
sản, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ nhưng cơ bản vẫn
được giữ ở mức dưới 3% qua các năm. Tỷ lệ nợ này chủ yếu phát sinh từ nhóm khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số ít từ các khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ tốt
qua các năm dao động từ 93-97%. Có được kết quả này là nhờ Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam luôn đặt tôn chỉ hoạt động đảm bảo tính thanh khoản, giảm thiểu
rủi ro lên hàng đầu.

Trong các năm 2011 - 2013, nhiều ngân hàng khác gặp khó khăn với sự gia tăng
tỷ lệ nợ xấu thì Maritime Bank đã thành công khi giữ tỷ lệ này dưới mức 3% theo kế
hoạch của ban lãnh đạo. Bắt đầu từ năm 2011, tình hình xấu của nền kinh tế kéo nợ
xấu nhóm 4 đã xuất hiện, chiếm tỉ trọng 0,7% tương ứng với 264,3 tỷ đồng, tỉ lệ nợ
19
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
quá hạn ở mức 5,42%. Năm 2012, nợ xấu nhóm 4 đã tăng lên mức 471,8 tỷ đồng,
tương ứng 1.63%. Sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng nhẹ với 2,71%. Tuy
nhiên tổng nợ xấu vẫn kiểm soát được và hạn chế ở mức dưới 3%. Có thể nói,
Maritime Bank đã làm tốt công tác kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong thời kỳ kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn này.
1.3.3. Một số hoạt động khác
1.3.3.1. Dịch vụ bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động có xu hướng phát triển mạnh
trong những năm gần đây ở hệ thống các ngân hàng. Năm 2009 ngân hàng đã phát
hành 1.331 khoản bảo lãnh với trị giá 2679 tỷ đồng. Đến năm 2010 số khoản bảo lãnh
đã tăng lên 2.043 tương ứng tỷ lệ tăng là 53,40%, với giá trị cũng tăng lên nhanh
chóng 4.423 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 65,10% so với cùng kì năm trước. Trong 3 năm
2011-2013, các khoản bảo lãnh cũng liên tục tăng lên cả về số lượng và giá trị nhưng
với tốc độ chậm hơn. Trong năm 2013 vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh cho
3402 khoản, tương ứng với 7.790 tỷ đồng. Như vậy hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
đã tăng lên nhanh chóng cùng với xu hướng phát triển chung của dich vụ này trong hệ
thống ngân hàng thương mại.
1.3.3.2. Dịch vụ thẻ
Doanh số phát hành thẻ của ngân hàng đã tăng lên qua từng năm với các loại
hình dịch vụ về thẻ tín dụng khá đa dạng cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
Năm 2010, ngân hàng có 217.360 chủ thẻ với dư nợ tỷ VNĐ, đạt số dư bình quân
triệu/ thẻ. Đến năm 2011 chủ thẻ mới là 512.788 nhưng dư nợ chỉ là 2.100 tỷ VNĐ do
số dư bình quân trên thẻ đã giảm xuống còn 3,8 triệu/thẻ. Năm 2012 không có nhiều

sự thay đổi, số chủ thẻ là 780.713 với 3.164 tỷ và đến năm 2013, dư nợ đã tăng trở lại
với gần 2700 tỷ đồng, số dư bình quân là 4,3 triệu/thẻ. Nhìn chung, hoạt động phát
hành thẻ tại ngân hàng nói chung vẫn chưa đạt được tiềm năng tương xứng và là một
mảng hoạt động của ngân hàng cần được phát triển nhiều hơn nữa.
1.3.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
Hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp một tỉ lệ đáng kể trong tổng thu dịch vụ
của ngân hàng. Từ năm 2009 đến năm 2013 dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại hối luôn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
20
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.2: Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Hoạt động
thanh toán
quốc tế
Thu nhập 74,2 109,6 148,1 89,2 82,1
Chi phí 25,4 24,5 43,2 54,7 69,5
Lãi thuần 48,8 85,1 104,9 34,5 12,6
Hoạt động
kinh doanh
ngoại hối
Thu nhập 300,1 160,2 537,5 582,3 598,8
Chi phí 212,3 267,2 495,6 494,4 512,7
Lãi thuần 87,8 -107 41,9 87,9 86,1
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2013)
Đối với thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối khách hàng chủ yếu là các
doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu thường phải nhập khẩu nguyên liệu và hàng
hóa. Do đó dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp mở và

thanh toán L/C xuất nhập khẩu.
Đối với kinh doanh ngoại hối chi nhánh phục vụ các doanh nghiệp, các tổ chức
và cá nhân có nhu cầu về ngoại tệ. Giai đoạn 2009 đến 2013 thị trường ngoại tệ có
nhiều diễn biến phức tạp do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ chiếm doanh số rất
thấp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh, đầu tư và các hoạt động liên quan
đến đầu tư tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013.
2.2.1. Những kết quả đạt được
Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, với tầm nhìn
chiến lược và định hướng phát triển chắc chắn, Maritime Bank đang thể hiện được sự
ổn định trong thời kì suy thoái hiện nay.
Tổng thu của ngân hàng năm 2009 là 1.675,2 tỷ đồng, năm 2010 tăng mạnh với
mức 54,01%, đạt 2.580,1 tỷ đồng. Sang năm 2011, doanh thu đạt 2.580,1 tỷ đồng, chỉ
tăng 167,6 tỷ đồng so với năm 2010, trong khi đó tổng chi tăng thêm 314 tỷ đồng làm
cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm từ 1.518,2 tỷ đồng xuống còn 1.036,6 tỷ
đồng. Đến năm 2012, tình hình chung tổng thu vẫn tăng nhẹ nhưng tổng chi tăng đột
biến do phát sinh các chi phí về nhân viên, dịch vụ và dự phòng rủi ro làm lợi nhuận
trước thuế giảm mạnh xuống chỉ còn 255,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2013, tổng chi đã
ổn định trở lại với mức 1.636,3 tỷ và tổng thu giảm 572 tỷ so với năm 2012 khiến cho
lợi nhuận trước thuế tăng đến 61% nhưng vẫn chưa đạt được bằng ½ so với giai đoạn
2009-2011.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
Năm
2013
21
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Tổng thu 1.675,2 2.580,1 2.412,5 2.619,5 2.047,5
Tổng chi 669,9 1.061,9 1.375,9 2.364,1 1.636,3
Lợi nhuận trước thuế 1005,3 1.518,2 1.036,6 255,4 411,2
Tỷ lệ dư nợ vay/huy
động vốn
43,97% 38,82% 44,34% 32,22% 29,66%
Tỉ lệ nợ xấu 0,62 1,87% 2,08% 2,65% 2,71%
- Hoạt động tín dụng với khối ngân hàng doanh nghiệp được đẩy mạnh. Ngân hàng đã
có những định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng
sinh lời với độ rủi ro thấp.
- Công tác thẩm định tại ngân hàng được thực hiện đúng quy trình, hiệu quả. Các khoản
vay được ngân hàng phê duyệt trên cơ sở chú trọng quy trình thẩm định với phương
châm khách hàng có đủ điều kiện, có phương án kinh doanh cụ thể mới cho vay;
thường xuyên triển khai phân tích khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng, công tác
dự báo rủi ro có thể được chú trọng, từ đó có biện pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu rủi
ro, nâng cao chất lượng tín dụng của Maritime Bank.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng được đề cao. Duy trì tốt các phong trào
thi đua của cán bộ nhân viên, nâng cao tinh thần cạnh tranh hiệu quả. Lãnh đạo
Maritime Bank luôn có sự chỉ đạo kịp thời, bám sát với tình hình thực tế tại ngân hàng
cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp.
Các bộ phận chức năng hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự quan sát
chỉ đạo của các trưởng ban làm cho tiến độ hoạt động diễn ra nhanh. Các vướng mắc
nảy sinh trong quá trình quan hệ tín dụng dễ dàng được giải quyết.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế
- Tuy đã đạt được mức tăng trưởng hàng năm cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng
chung trong toàn bộ hệ thống do trên địa bàn nhỏ hẹp có nhiều tổ chức tín dụng cùng
hoạt động nên mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.
- Các sản phẩm về hình thức huy động vốn chưa đa dạng, chỉ chú trọng các sản phẩm
truyền thống, chưa thực sự tạo dấu ấn đậm nét trong các sản phẩm của mình, thiếu cơ
chế tài chính sát thực trong chính sách khuyến mãi và tiếp thị đối với khách hàng có
nguồn gửi tiền lớn.
- Tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam đang rơi vào suy thoái.
Ngành ngân hàng nói chung đều đang trong trạng thái hoạt động yếu nhất trong một
vài năm trở lại đây do lạm phát tăng cao, nợ xấu nhiều do doanh nghiệp không có tiền
trả nợ. Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng chưa quyết liệt nên thực hiện chi tiêu thu nợ đọng
và nợ quá hạn còn hạn chế.
- Phương thức cho vay còn thiếu sự phong phú, hiện nay mới áp dụng phương thức cho
vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư và cho vay
hợp vốn.
- Quy trình tín dụng còn phức tạp, chưa thực sự có chính sách linh hoạt trong công tác
thẩm định tín dụng.
- Công tác tiếp thị chưa được quan tâm tương xứng với vai trò của nó đối với sự phát
triển bền vững của ngân hàng.
2.2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
22
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
- Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới: trong tình hình khó khăn chung kể từ cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng đều bị
ảnh hưởng không nhỏ ở cả hoạt động tín dụng lẫn nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp.
- Do nền kinh tế trong nước đầy bất ổn như chỉ số lạm phát còn tăng cao, mức độ tăng

trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do các
chính sách thắt chặt về tiền tệ và đầu tư công… Đặc biệt, giai đoạn này còn là thời
điểm vô cùng khó khăn đối với ngành ngân hàng tài chính khi phải đối mặt với những
cú sốc về lãi suất, tỷ giá, tình trạng nợ xấu giatăng và sức ép trong việc tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng.
2.2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Quy trình cung cấp dịch vụ cong nhiều khâu, nhiều công đoạn, tuy đảm bảo yêu cầu
đúng, đủ thủ tục nhưng còn làm chậm quá trình xét duyệt vay vốn. Nhiều khách hàng
có nhu cầu về thủ tục cũng mất cơ hội trở thành khách hàng của ngân hàng.
- Chính sách maketing chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế hiện nay có sự cạnh
tranh cao nhưng quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng vẫn chủ yếu là quan hệ một
chiều. Khách hàng đến với ngân hàng khi họ còn thiếu vốn, còn sự quan tâm của ngân
hàng với doanh nghiệp hầu như thiếu sự chủ động và tích cực. Chính quan hệ mới một
chiều này đã tạo ra sự ách tắc trong hoạt động mở rộng tín dụng của ngân hàng.
- Nguồn nhân lực ngân hàng chưa được sử dụng hợp lý cộng với một bộ phận cán bộ
thiếu phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng còn yếu làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng hoạt động tín dụng.
- Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả tương xứng với
công nghệ được đầu tư sử dụng.
23
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT
VAY VỐN CỦA NHÓM KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN
TẠI NH TMCP HÀNG HẢI VN GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
2.1. Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của khách hàng doanh
nghiệp lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam
2.1.1. Tình hình vay vốn theo dự án của khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Maritime Bank là một trong những ngân hàng thực hiện sớm nhất việc chuyên

biệt hóa các phân khúc khách hàng. Theo đó, bắt đầu từ năm 2010, có 4 ngân hàng
chuyên doanh được thành lập bao gồm: Ngân hàng Định chế Tài chính; Ngân hàng
Doanh nghiệp lớn; Ngân hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng Cá nhân. Việc phân tách
cụ thể từng nhóm đối tượng khách hàng đã giúp cho Maritime Bank chủ động hơn
trong việc nghiên cứu thiết kế từng loại sản phẩm dịch vụ mang tính đa dạng và cạnh
tranh hơn và giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong các phương án kinh doanh
trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động khó dự đoán.
Với định hướng này, ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm trọn gói cho từng
phân khúc khách hàng với những chính sách riêng phù hợp. Chính vì vậy, mặc dù xác
định mũi nhọn kinh doanh là nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, nhưng
Maritime Bank cũng không hề xao nhãng và luôn có chính sách dành riêng cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính. Nhiều chương trình hỗ
trợ vốn, nhiều sản phẩm tài trợ thương mại trọn gói được xây dựng phù hợp cho từng
ngành nghề đặc thù, từng chu kỳ kinh doanh, như tài trợ trước và sau xuất khẩu, tài trợ
trước và sau nhập khẩu đã được triển khai. Nhờ những sự nỗ lực này, Maritime Bank
đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Các nhóm dịch vụ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank
bao gồm: bộ sản phẩm tài khoản M-Business, dịch vụ tài khoản, dịch vụ thấu chi,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ cho vay và một số sản phẩm, dịch vụ
khác. Trong nhóm dịch vụ cho vay, các khách hàng doanh nghiệp lớn đến với
Maritime Bank thường sử dụng dịch vụ cho vay tài trợ kinh doanh, trợ ngắn hạn thanh
toán L/C nhập khẩu mà ít vay vốn để đầu tư dự án.
Cụ thể, số liệu thống kê về số dự án của các doanh nghiệp lớn được cấp vốn bởi
Maritime Bank giai đoạn 2010-2013 như sau:
24
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dự án 15 26 27 29

Giá trị 2.781 4.953 4.623 5.812
Kể từ năm 2010, Maritime Bank đã thay đổi từ hệ thống nhận diện thương hiệu
đến việc thiết kế và xây dựng lại toàn bộ hệ thống nội - ngoại thất cho tất cả các điểm
giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc theo mô hình hiện đại chuyên nghiệp để
tạo cảm giác thoải mái tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Bên cạnh đó,
Maritime Bank đã thực hiện việc cơ cấu lại bộ máy quản lý, nhân sự, đầu tư vào vào
hệ thống công nghệ thông tin; hoạch định lại toàn bộ chiến lược phát triển kinh doanh
theo từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng hệ thống sản phẩm phù hợp,
nâng cấp phương thức vận hành, phát triển các mạng lưới dịch vụ cao cấp, tiện ích và
hoàn hảo, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cần thiết
của khách hàng, tham vọng trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về chất lượng dịch vụ.
Với sự đầu tư lớn như vậy, mặc dù các loại hình dịch vụ khác đã đạt được thành
tựu đáng kể nhưng kết quả về hoạt động cho vay theo dự án trong 4 năm qua của ngân
hàng là chưa xứng với tiềm năng.
2.1.2. Vai trò của công tác thẩm định dự án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp
lớn tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam
Cùng với lập dự án, công tác thẩm định dự án là một công đoạn vô cùng quan
trọng trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Thẩm định dự án có ý nghĩa kiểm tra lại tính khả
thi của dự án trên nhiều mặt mà đối với những chủ thể khác nhau sẽ tập trung quan tâm
nhiều hơn trên phương diện khác nhau. Đối với ngân hàng, điều đáng quan tâm nhất là
họ có được khách hàng đáp ứng đúng nghĩa vụ trả nợ hay không. Do vậy, để đưa ra
quyết định đầu tư, Ngân hàng tiến hành thẩm định trên nhiều phương diện khi tiếp nhận
dự án vay vốn như: thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, thẩm định dự án
xin vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo. Chính công tác thẩm định đã giúp cho ngân
hàng có được cái nhìn đúng đắn về khách hàng cũng như dự án đầu tư, do vậy có thể
khẳng định thẩm định là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt
động đầu tư tín dụng của ngân hàng.
Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, với tiêu chuẩn được xếp loại là
doanh thu trên 70.000.000 USD/năm, về mặt định tính có thể cho rằng những khách
hàng này có năng lực pháp lý đảm bảo và uy tín cao hơn những doanh nghiệp vừa và

nhỏ rất nhiều, các nội dung thẩm định cũng theo đó mà lược đi một vài danh mục mang
tính chất hiển nhiên như: chỉ tiêu ít nhất 2 năm hoạt động,… Tuy nhiên, để hạn chế rủi
ro tối đa cho các khoản vay, những chỉ tiêu cơ bản nhất trong công tác thẩm định vẫn
phải được đảm bảo. Do vậy, công tác thẩm định dự án vay vốn đối với nhóm khách
hàng doanh nghiệp lớn vẫn có những vai trò cơ bản của nó đối với hoạt động của Ngân
hàng.
Cụ thể, vai trò của công tác thẩm định được thể hiện như sau:
2.1.2.1. Thẩm định giúp ngân hàng sử dụng vốn vào đúng đối tượng.
25
SVTH: Cao Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 52B

×