Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.36 KB, 6 trang )

TRƯỜNG TH QUÁCH PHẨM BẮC
ĐỀ THI TUYỂN CHON HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC : 2012- 2013
ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,
mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh
hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập
phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải
cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối
cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo
những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng
thân cây đước
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông " sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem
hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền
thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được
nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc.
Theo MAI VĂN TẠO
Đọc thầm bài "Đất Cà Mau", Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng hình thức trắc
nghiệm. Ở mỗi câu khoanh vào chữ cái ( A, B, C, D ) trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Bài "Đất Cà Mau" được chia làm mấy đoạn ?
A. 1 đoạn
B. 2 đoạn
C. 3 đoạn
D. Không thể chia đoạn
Câu 2. Nội dung tên đoạn 1 là:
A. Con người Cà Mau
B. Mưa dông ở Cà Mau
C. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
D. A, B, C đều đúng


Câu 3: Nội dung tên đoạn 2 là:
A. Con người Cà Mau
B. Mưa dông ở Cà Mau
C. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
D. A, B, C đều sai
Câu 4. Nội dung tên đoạn 3 là:
A. Con người Cà Mau
B. Mưa dông ở Cà Mau
C. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
D. A, B, C đều đúng
Câu 5. Những phẩm chất nào của con người Cà Mau giúp họ trụ vững qua những điều
kiện, hoàn cảnh khốc liệt ở nơi đây?
A. Dịu dàng, hiền lành
B. Chăm chỉ, mạnh mẽ
1
C. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ
D. Ít nói, nóng nảy
Câu 6. Thành ngữ " sớm nắng chiều mưa" đã sử dụng hình thức:
A. Đồng nghĩa
B. Đồng âm
C. Nhiều nghĩa
D. Trái nghĩa
Câu 7. Từ "đó " trong câu "Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó" đã sử dụng hình thức:
A. Điệp từ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. A, B, C đều sai
Câu 8. Từ " tổ quốc" đồng nghĩa với từ nào ?
A. Đất nước
B. Non sông

C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai
Câu 9. Những từ nào sau đây viết sai chính tả?
A. Cơn dông, đất Xốp
B. Gạn nứt, người dật hổ, hổ gình xem hát
C. Sấu cản mủi thuyền, khai phá
D. Lưu truyền, huyền thoại
Câu 10. Từ nào là từ láy trong các từ sau:
A. Thịnh nộ, nung đúc
B. Thông minh, nghị lực
C. Lưu truyền, huyền thoại
D. Hối hả, quây quần, phập phều, san sát
Câu 11. Câu "Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa
số cây dù xanh cắm trên bãi" đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Điệp từ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. A, B, C đều sai
Câu 12. Chia câu theo mục đích nói, câu "Cà Mau là đất mưa dông" thuộc loại câu gì?
A. câu kể
B. câu hỏi
C. câu cảm
D. câu khiến
Câu 13. Câu: " Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt." là câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đơn đặc biệt
D. A, B, C đều sai
Câu 14. Tìm chủ ngữ của các vế câu của câu 13 ?
A. Đất nẻ

B. Nền nhà
C. Mùa nắng, đất nẻ chân chim
D. Đất (và) nền nhà
2
Câu 15. Tìm vị ngữ của các vế câu của câu 12 ?
A. Nẻ chân chim
B. Cũng rạn nứt
C. Nẻ chân chim (và) cũng rạn nứt
D. A, B, C đều sai
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như
thế nào?






3
Phần thi Tiếp sức đồng đội:
Câu 1: Những từ sau đây, từ nào là từ láy: dịu dàng, lon ton, nghênh nghênh, nung đúc,
dũng cảm, non sông, tươi đẹp, thấp thoáng.
Câu 2: Tìm chủ ngữ trong câu ghép sau: Giữa vườn lá Xum xuê, xanh mướt, còn ướt
đẫm sương đêm, cây hoa khẽ nghiêng mình, xao động, làm duyên với làn gió sớm.
Câu 3: Những từ nào sau đây viết sai chính tả: đúng đắng, sổ số, cá gô, xanh lam, mát

rượi, phẳng lặng, dui dẻ, chậm chạp.
Câu 4: Những từ nào là bộ phận song song trong câu: Buổi sáng, núi đồi, thung lũng,
bản làng, đồng lúa chìm trong biển mây mù .
Câu 5: Những từ sau đây, từ nào là từ ghép: dẻo dai, vững chắc, cứng cáp, thanh cao,
ghi nhớ, bờ bãi, tình thương, khéo léo.
Câu 6: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ (nghệ thuật) gì?
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tau níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
4
Đáp án: Dịu dàng, lon ton, nghênh nghênh, thấp thoáng
Đáp án: Núi đồi, thung lũng, bản làng, đồng lúa
Đáp án: Vườn lá, cây hoa
Đáp án: Đúng đắng, sổ số, cá gô, dui dẻ
Đáp án: Vững chắc, thanh cao, ghi nhớ, tình thương
Đáp án: Nhân hóa
ĐÁP ÁN
( Mỗi câu đúng được 5 điểm )
CÂU 1: C
CÂU 2: B
CÂU 3: C
CÂU 4: A
CÂU 5: C
CÂU 6: D
CÂU 7: D
CÂU 8: C
CÂU 9: đất Xốp, gạn nứt, dật hổ, hổ gình, mủi thuyền.
CÂU 10: D
CÂU 11: A

CÂU 12: A
CÂU 13: B
CÂU 14: D
CÂU 15: C
CÂU 16: PHẦN TỰ LUẬN ( 25 điểm)
*Đáp án tham khảo:
Nói đến quê hương là nói đến những gì gần gũi, thân quen nhất. Quê hương chính là
mảnh đất nuôi dưỡng ta từ thuở ấu thơ và cũng là nơi để lại những dấu ấn đẹp đẽ nhất trong
tâm hồn ta. Đối với nhà thơ Đỗ Trung Quân, quê hương không chỉ là cha, là mẹ, là họ hàng
làng xóm, mà quê hương còn là những “cánh diều biếc” từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp đẽ
của tác giả trên những cánh đồng, là “con đò nhỏ” khua nước ven sông với âm thanh nhẹ
nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn
có sự gắn bó mật thiết với nhà thơ và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên.
Nghĩ về quê hương, hướng về quê hương, hướng về cội nguồn với những hình ảnh
thân quen, gần gũi, với một tâm hồn mộc mạc và giản dị như vậy chứng tỏ tình cảm của
nhà thơ đối với quê hương thật là đẹp đẽ và sâu sắc.
5
6

×