Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân lập một số thành phần hóa học từ cây rau má ngọ (Polygonum perfoliatum L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.66 KB, 3 trang )

Phân lập một số thành phần hóa học từ cây rau má ngọ
(Polygonum perfoliatum L.)

Nguyễn Văn Đậu, Đỗ Thị Mai, Đinh Như Chiến
Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN
Email:
Keywords: Polygonum perfoliatum L., β-sitosterol, daucosterol, quercetin 3,4-dihydro-5-hydroxy-7-
me-thoxy-4-(4'-methoxyphenyl)coumarin.
Summary
Stearic acid (1), β-sitosterol (2), daucosterol (3), 3,4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-4-(4'-
methoxyphenyl)coumarin (4) and quercetin (5) were isolated from the aerial parts of Polygonum
perfoliatum L. by combination of various chromatography techniques. Their structures were
identified by NMR spectroscopy method. 3,4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-4-(4'-
methoxyphenyl)coumarin(4) was the first time found in the polygonym genus.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau má ngọ (thồm lồm gai) có tên
khoa học là Polygonum perfoliatum L., thuộc
họ rau răm (Polygonaceae).
Theo Đông y thồm lồm gai có vị đắng,
chua, tính bình vào các kinh can, thận. Có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ
phong; thường dùng chữa ho gà, trĩ, vàng da,
sốt rét, kiết lỵ, tiểu tiện buốt, khí hư, [1]
Theo tra cứu của chúng tôi, cho đến nay
ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về
thành phần hóa học của cây thuốc này. Bài báo
này thông báo kết quả phân lập một số thành
phần từ cây rau má ngọ và nhận dạng chúng là
axit stearic (1), β-sitosterol (2), daucosterol (3),
3,4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-4-


(4'methoxyphenyl)-coumarin (4) và quercetin (5).

II. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Nguyên liệu
Cây rau má ngọ (Polygonum perfoliatum
L.) được thu hái tại Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội
vào tháng 10/2012 và được PGS. Trần Văn
Ơn, Trường Đại học Dược Hà Nội giám định
tên khoa học.
Hóa chất thiết bị
Bản mỏng silica gel tráng sẵn DC-Alufolien
64 F
254
(Merck, Darmstadt, CHLB Đức);
silica gel cho cột sắc kí cỡ hạt 63-100 μm.
Các dung môi (Trung Quốc) được tinh chế
trước khi tiến hành sắc kí.
Phổ
1
H-NMR,
13
C-NMR được đo trên máy
Bruker DRX500 của Viện Hóa học, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Chiết nguyên liệu.
Bột khô phần trên mặt đất của cây rau má ngọ
(3kg) được ngâm kiệt trong methanol 5 lần, sau
đó lọc lấy dịch chiết và cất loại bỏ dung môi thu

được cặn chiết methanol. Hòa tan cặn methanol
trong nước cất và chiết lần lượt với các dung
môi n-hexane, dichlomethane, ethyl acetate, n-
buthanol. Sau khi loại dung môi dưới áp suất
giảm thu được các cặn chiết n-hexane (94.8g,
hs. 3.16%), dichlomethan (8.13g, hs. 0.27%),
ethyl acetate (19.31g, hs. 0.64%) và n-buthanol
(9.52g, hs. 0.31%).

Phân lập các chất
Các cặn chiết n-hexane, dichlomethane và ethyl
acetate được phân tách trên cột sắc kí silica gel
với hỗn hợp dung môi-gradient, tăng dần độ
phân cực. Các chất phân lập được tinh chế tiếp
bằng phương pháp kết tinh lại.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân lập.
Bằng phương pháp sắc ký cột, từ cặn chiết
n-hexane (rửa giải với hỗn hợp n-hexane/ethyl
acetate) thu được chất (1) và (2); từ cặn chiết
dichlomethane (rửa giải với hỗn hợp n-
hexane/acetone) nhận được chất (3); và từ cặn
chiết ethyl acetate (rửa giải với hỗn hợp
dichlomethane/acetone) thu được chất (4) và
(5).
Xác định cấu trúc của các chất phân lập.
Axit stearic (1). Hợp chất 1 thu được dưới
dạng tinh thể màu trắng. Trong phổ
1

H-NMR
(500MHz, CDCl
3
) xuất hiện tín hiệu của nhóm
methyl ở δ
H
0.88 ppm (3H, t, J=6.75Hz), tín
hiệu của 14 nhóm methylene (δ
H
1.294-1.25
ppm), tín hiệu hai nhóm methylene ở δ
H
2.26
ppm (2H, t, J = 7.75Hz) và ở δ
H
1.59 (2H,
sextet, J=7.38Hz). Phổ
13
C-NMR (125MHz,
CDCl
3
) chỉ ra tín hiệu của 18 carbon, trong đó
có một carbon của nhóm carboxylic ở δ
C
=
194.562 ppm, một carbon của nhóm
methylene vị trí α đối với nhóm carboxylic tại
δ
C
= 99.042 ppm, và 16 carbon tại δ

C
14.11
(C-18), 22.70 (C-17), 23.43 (C-16), 25.76 (C-
15), 29.06 (C-14), 29.26 (C-13), 29.36 (C-12),
29.48 (C-11), 29.48 (C-10), 29.62 (C-9), 29.66
(C-8), 29.68 (C-7), 29.93(C-6), 38.43(C-5),
43.82 (C-4), 57.23 (C-3).
Như vậy phổ NMR của chất (1) phù hợp
với phổ của một axit no, mạch dài, phân tử có
18 cacbon là axit stearic.
OH
O

β-sitosterol (2). Tinh thể hình kim màu trắng.
Nhiệt độ nóng chảy 135-138
o
C. Chất (2) có R
f

trùng với của β-sitosterol chuẩn trong cùng một
điều kiện sắc kí lớp mỏng. Phổ
1
H-NMR (500
MHz, CDCl
3
) của chất (2) cũng khẳng định cấu
trúc này thông qua các pic đặc trưng của
proton-carbinol ở δ
H
3.68 (1H, m, H-3), proton

methin trong vòng ở δ
H
5.33 (1H, d, J=5.2 Hz,
H-6), sáu nhóm methyl ở δ
H
0.96 (3H, d, J=7.0
Hz, H-21), 0.84 (3H, t, J=7.0 Hz, H-26), 0.86
(3H, d, J=8.0 Hz, H-27), 0.88 ( 3H, d, J=7.5 Hz,
H-29), 0.76 (3H, s, H-18), 1.03 (3H, s, H-19).



Daucosterol (3): Chất rắn màu trắng. Nhiệt độ
nóng chảy 283-286
o
C. Phân tích phổ
1
H-NMR

13
C-NMR cho thấy đây là một hợp chất
glycoside mà phần aglycone là β-sitosterol (so
sánh với chất 2) và phần đường là D-glucose
với tín hiệu của proton -anome ở δ
H
4.43 (1H,
d, J=8.0 Hz) và δ
C
ở 102.24 ppm; các proton
khác của D-glucose nằm trong khoảng δ

H
2.04-
2.40 ppm. Phổ của chất (3) cũng tương đồng
với phổ chuẩn của β-sitosterol 3-O-β-D-
glucopyranoside (daucosterol). Cấu trúc này
cũng được khẳng định khi so sánh với
daucosterol chuẩn trong cùng một điều kiện sắc
kí lớp mỏng.

3,4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-4-(4'-
methoxyphenyl)coumarin (4). Chất (4) là tinh
thể màu trắng, kết tinh trong hỗn hợp n-
hexane/acetone. Phổ
1
H-NMR (500 MHz,
acetone-d
6
) cho tín hiệu của 4 proton dạng
AA’XX’đối xứng của vòng thơm hai lần thế-
para, ở δ
H
6.8 (2H, dd, J=9.0 và 2.5 Hz, H-3’&
H-5’) và 7.07 (2H, dd, J=8.5 và 2.5 Hz, H-2’ &
H-6’); 2 proton thơm khác ở vị trí thế metha với
nhau ở δ
H
6.32 (1H, d, J=2.5 Hz, H-6) và 6.24
(1H, d, J= 2.5 Hz, H-8). Ngoài ra còn có các tín
hiệu của một nhóm hydroxyl ở δ
H

= 8.9 ppm
(C
5
) và 2 nhóm methoxy ở δ
H
3.71 và 3.73 ppm
(C
4’
& C
7
), của nhóm metylen ở 2.93 (1H, dd,
J=16 & 2.0 Hz, H-3a ) và 3.10 ppm (1H, dd,
J=16 &7.0 Hz, H-3b) và của methin gắn với
vòng thơm ở 4.57 ppm (1H, t, J=7.0 Hz, H-4).
Phổ
13
C-NMR (125 MHz, acetone-d
6
) cho tín
hiệu của 17C, δ
C
34.49 (C-4), 37.99 (C-3),
94.42 (C-8), 98.62 (C-6), 106.35 (C-4a), 114.78
(C-3',5'), 128.68 (C-2',6'), 135.12 (C-1'), 154.57
(C-8a), 156.16 (C-5), 159.54 (C-4'), 161.33 (C-
7), 167.96 (C-2).
Dựa vào sự phân tích phổ nêu trên, chất (4)
phù hợp với cấu tạo 3,4-dihydro-5-hydroxy-7-
methoxy-4-(4'-methoxyphenyl)coumarin.


O
O
O
OH
O
2
3
4
5
6
7
8
1'
4'
3'
2'
5'
4a
8a
6'

Chất (4) lần đầu tiên được tìm thấy trong chi
Polygonum.
Quercetin (5) thu được ở dạng tinh thể màu
vàng, nhiệt độ nóng chảy 314-316
0
C. Phổ
1
H-
NMR (500 MHz, acetone-d

6
) cho các tín hiệu
của 2 proton vòng thơm ở δ
H
6.26 (1H, d, J=2.0
Hz, H-6) và δ
H
6.52 (1H, d, J=2.0 Hz, H-8) ở vị
trí meta với nhau thuộc vòng A. Các proton ở
vòng B, tín hiệu ở δ
H
7.82 (1H, d, J=2.0 Hz, H-
2’) và ở δ
H
7.69 (1H, dd, J=2.0, 8.5 Hz, H-6’)
là của 2 proton ở vị trí meta với nhau; proton H-
5’ nằm cạnh H-6’ nên tín hiệu của nó xuất hiện
ở δ
H
6.99 (1H, d, J=8.5 Hz, H-5’). Phổ
13
C-
NMR cho tín hiệu của 15 carbon. Phổ
1
H-NMR

13
C-NMR của chất (5) tương đồng với các
phổ tương ứng của quercetin. Điều này được
khẳng định thêm khi so sánh chất (5) cùng với

quercetin chuẩn trong cùng một điều kiện sắc kí
lớp mỏng.


O
OH
HO
OH
OH
OH
O
8
7
6
5 4
3
2
1'
2'
3'
4'
5'
8a
4a


Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, (2004), tr 111-

112.
2. Zhang RL , Sun XC, Li WX , WU LJ,
Huang J, Sun BH; Isolation and idebtification
of chemical constituents of Polygonum
perfoliatum; Shenyang Pharm Univ, 2008, 105-
107.
3. Xingzhong Sun, and Albert Sneden;
Department of Chemistry, Virginia
Commonwealth University, Richmond,
Virginia, USA ; Neoflavonoids from Polygonum
perfoliatum; Planta Medica, January 12, 1999.
4. WANG Qiong, CHEN Li, TIAN Ying, LI
Bin, SUN Qi-Hong, DONG Jun-Xing;
Chemical constituents of Polygonum
perfoliatum L; Bulletin of the Academy of
Military Medical Sciences l; 2009-03.
5. WANG Ding-yong, LU Jiang-Hong;
Chemical constituents in roots of Polygonum
perfoliatum L.; Subtropical Plant Science;
2004-02.



×