Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.08 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 22 / 03 / 2013.
Ngày dạy: 27 / 03 / 2013.
Người soạn: NguyÔn Ngäc Th¶o
GVHD: NguyÔn ThÞ Hoµng Hoa
Lớp dạy: ……….
Bµi 34. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU.
Sau khi học xong bài này học sinh có được:
1. Kiến thức:
– Biết được vị trí và tên gọi 9 hệ thống sông lớn ở nước ta.
– Đặc điểm 3 vùng thuỷ văn (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).
– Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở
nước ta.
2. Kỹ năng:
– Đọc bản đồ để xác định được vị trí của các hệ thống sông lớn ở nước ta.
– Kỹ năng sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam.
3. Thái độ:
– Có hứng thú tìm hiểu về những kiến thức địa lí.
– Có ý thức học tập bộ môn.
– Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN.
– Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
– Tài liệu, tranh ảnh về các hệ thống sông ở 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
III. PHƯƠNG PHÁP.
– Đàm thoại, giảng giải, phương tiện trực quan và hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
◊ Câu Hỏi: Sông ngòi nước ta có mấy đặc điểm? Đó là các đặc điểm nào?
Những nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta ô nhiễm? Em hãy đề ra nhũng
giải pháp bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi?


◊ Trả Lời:
• Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm:
– Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB – ĐN và vòng cung.
– Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
• Có nhiều nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta ô nhiễm (chặt phá rừng đầu nguồn, xả
rác xuống sông, thải nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…).
• Giải pháp:
– Không chặt phá rừng, thực hiện trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn.
– Cấm xả rác thải sinh hoạt xuống các dòng sông.
– Chất thải công nghiệp phải trải qua quá trình xử lí nghiêm ngặt theo quy định của
Pháp luật.
3. Giảng bài mới.(35 phút)
– Giới thiệu bài mới: “Ở tiết trước chúng ta đã được học về các đặc điểm sông ngòi của
nước ta, để biết nước ta có bao nhiêu hệ thống sông lớn và sông ngòi ở địa phương chúng ta thuộc
hệ thống sông lớn nào, hôm nay chúng ta đi vào bài mới, Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước
ta”.
Thời
Gian
Hoạt Động Của GV Hoạt Động Của HS Nội Dung
3 phút ♦ Treo lược đồ 33.1: Các
hệ thống sông lớn ở Việt
Nam.
• GV: Dựa vào kiến thức
đã học, hãy cho biết nước
ta có mấy hệ thống sông
lớn? Đó là các hệ thống
sông lớn nào?
• GV: Em hãy tìm trên

hình 33.1 vị trí và lưu
vực của 9 hệ thống sông
lớn trên?
• GV: Ngoài ra thì ở
nước ta vẫn còn 1 số hệ
thống sông nhỏ và rời rạc
ven biển Quảng Ninh và
Trung Bộ nước ta. Đó là
các hệ thống sông nào?
◙ Chuyển ý: Để biết rõ
hơn về đặc điểm từng
vùng sông ngòi, chúng ta
đi vào I. SÔNG NGÒI
BẮC BỘ.
• HS: Có 9 hệ thống sông
lớn. Đó là: sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Kì
Cùng – Bằng Giang,
sông Mã, sông Cả, sông
Thu Bồn, sông Ba, sông
Đồng Nai và sông Mê
Công (Cửu Long).
• HS: Quan sát hình 33.1
hoặc Atlát Địa lí Việt
Nam, xác định vị trí và
lưu vực 9 hệ thống sông
lớn.
• HS: Quan sát hình 33.1
hoặc Átlát: sông Gianh,
sông Quảng Trị, sông

Hương, sông Trà Khúc,

• Nước ta có 9 hệ thống sông
lớn, chia làm 3 vùng sông ngòi,
đó là: Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ.
10 phút ♦ Hoạt Động 1: Tìm
hiểu đặc điểm Sông
ngòi Bắc Bộ.
• GV: Dựa vào SGK hãy
cho biết chế độ nước của
sông ngòi Bắc Bộ như
• HS: Sông ngòi Bắc Bộ
có chế độ nước thất
thường.
I. SÔNG NGÒI BẮC BỘ.
– Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ
nước thất thường, lũ tập trung
nhanh và kéo dài do có mưa
thế nào?
• GV: Dựa vào Bảng
33.1 (SGK – trang 119)
hãy cho biết mùa lũ kéo
dài bao lâu và cao nhất
vào tháng nào?
• GV: Trước tình hình lũ
biến động như thế thì
nhân dân ta có những
biện pháp nào để phòng
chống lũ?

• GV: Hệ thống sông nào
là tiêu biểu của sông ngòi
Bắc Bộ? Hãy xác định lại
vị trí những hệ thống
sông đó trên lược đồ
33.1.
• GV: Dựa vào SGK,
Atlát hãy cho biết hệ
thống sông Hồng gồm
những sông chính nào?
Chúng hợp lưu tại vị trí
nào? Hãy xác định những
con sông đó trên lược đồ.
• GV: Quan sát bảng
34.1 và hiểu biét của bản
thân, hãy cho biết hệ
thống sông Hồng bắt
nguồn từ đâu? Tổng
• HS: Mùa lũ kéo dài 5
tháng và cao nhất vào
tháng 8.
• HS: Đê bao thuỷ lợi
(lớn), xây nhà bè trên
sông, sống chung với lũ,

• HS: Tiêu biểu cho khu
vực sông ngòi Bắc Bộ là
hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình.
• HS: Hệ thống sông

Hồng gồm có 3 sông
chính là sông Hồng (sông
Thao), sông Lô và sông
Đà hợp lưu ở gần Việt
Trì. (Tp. Việt Trì còn gọi
là “Thành phố Ngã 3
Sông”).
• HS: Bắt nguồn từ
Trung Quốc, chiều dài
dòng chính 1.126 km,
đoạn trung và hạ lưu
chảy qua nước ta
theo mùa và các sông có dạng
nan quạt.
– Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ
tháng 6 đến tháng 10) và cao
nhất vào tháng 8.
– Tiêu biểu cho khu vực sông
ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình.
• Hệ thống sông Hồng:
– Gồm có 3 sông chính là sông
Hồng (sông Thao), sông Lô và
sông Đà hợp lưu ở gần Việt Trì.
chiều dài dòng chính là
bao nhiêu và đoạn trung
và hạ lưu chảy qua nước
ta dài bao nhiêu?
◙ Chuyển ý: Vậy đặc
điểm sông ngòi miền

Trung như thế nào, chúng
ta sang II. SÔNG NGÒI
TRUNG BỘ.
dài 556 km.
7 phút ♦ Hoạt động 2: Tìm hiểu
đặc điểm Sông ngòi
Trung Bộ.
• GV: Dựa vào lược đồ
hoặc Átlát hãy xác định
các hệ thống sông ở
Trung Bộ.
• GV: Dựa vào SGK và
lược đồ, hãy cho biết
sông ngòi Trung Bộ có
những đặc điểm nào?
• GV: Dựa vào kiến thức
đã học, hãy cho biết vì
sao sông ngòi Trung Bộ
lại có những đặc điểm
như vậy?
• GV: Dựa vào Bảng
33.1 (SGK trang 119)
hãy cho biết đặc điểm
của lũ miền Trung?
• GV: Tiêu biểu là các hệ
• HS: Hệ thống sông Mã,
sông Cả, sông Thu Bồn,
sông Ba (sông Đà Rằng),

• HS: Sông ngòi Trung

Bộ thường ngắn và dốc,
phân thành nhiều lưu vực
nhỏ, độc lập.
• HS: Do ảnh hưởng của
địa hình: miền Trung
nước ta có chiều ngang
hẹp, nhiều đồi núi.
• HS: Lũ muộn do mưa
vào thu đông. Mùa lũ
thường kéo dài 4 tháng
và cao nhất vào tháng 11.
• HS: Hệ thống sông Mã,
II. SÔNG NGÒI TRUNG BỘ.
– Sông ngòi Trung Bộ thường
ngắn và dốc, lũ lên nhanh và
đột ngột nhất là khi gặp mưa và
bão lớn.
– Nguyên nhân: Địa hình hẹp
ngang và dốc.
– Lũ muộn do mưa vào thu
đông. Mùa lũ thường kéo dài 4
tháng (từ tháng 9 đến tháng 12)
và cao nhất vào tháng 11.
– Hệ thống sông Mã, sông Cả,
thống sông nào?
• GV: Qua những đặc
điểm trên, thì sông ngòi
Trung Bộ mang lại
những thuận lợi và khó
khăn gì?

◙ Chuyển ý: Vậy còn hệ
thống sông ngòi Nam Bộ
như thế nào, chúng ta
sang III. SÔNG NGÒI
NAM BỘ.
sông Cả, sông Thu Bồn,
sông Ba (sông Đà Rằng),

• HS:
– Thuận lợi: Phát
triển thủy điện.
– Khó khăn: Lũ
quét, lở đất,…
sông Thu Bồn, sông Ba (sông
Đà Rằng),…
15 phút ♦ Hoạt động 3: Tìm hiểu
đặc điểm sông ngòi
Nam Bộ.
• GV: Hãy xác định trên
lược đồ một số hệ thống
sông ở Nam Bộ.
• GV: Dựa vào SGK và
lược đồ, hãy cho biết
sông ngòi Nam Bộ có
những đặc điểm nào?
• GV: Sông ngòi Nam
Bộ có mấy hệ thống sông
lớn? Hãy xác định các hệ
thống sông lớn đó.
♦ Hoạt động nhóm:

GV chia lớp làm 4
• HS: Học sinh quan sát
Átlát hoặc lược đồ để trả
lời câu hỏi.
• HS: Sông ngòi Nam Bộ
có lượng nước chảy lớn,
chế độ nước theo mùa và
điều hòa hơn sông ngòi
Bắc Bộ và Trung Bộ.
• HS: Có 2 hệ thống sông
lớn là: hệ thống sông Mê
Công và sông Đồng Nai.
III. SÔNG NGÒI NAM BỘ.
– Sông ngòi Nam Bộ có lượng
nước chảy lớn, chế độ nước
theo mùa và điều hòa do địa
hình tương đối bằng phẳng, khí
hậu điều hoà hơn Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ.
– Có 2 hệ thống sông lớn là: hệ
thống sông Mê Công và sông
Đồng Nai.
nhóm:
• Nhóm 1 và 2: Hãy cho
biết sông Mê Công chảy
qua nước ta có tên chung
là gì? Chia làm mấy
nhánh, tên của những
nhánh đó? Chúng đổ ra
biển bằng những cửa

nào? Mùa lũ từ tháng
mấy đến tháng mấy?
• Nhóm 3 và 4: Địa
phương chúng ta nằm
trong hệ thống sông nào?
Có những thuận lợi và
khó khăn gì?
• GV: Người dân Nam
Bộ có những cách thức
phòng chống lũ nào?
• Nhóm 1 và 2: Sông Mê
Công chảy qua nước ta
có tên chung là sông Cửu
Long, chia làm 2 nhánh
là sông Tiền và sông
Hậu, đổ ra biển bằng 9
cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai,
Hàm Luông, Cổ Chiên,
Cung Hầu, Định An, Bát
Xắc và Trần Đề. Mùa lũ
từ tháng 7 đến tháng 11
(cao nhất vào tháng 10).
• Nhóm 3 và 4: Đồng
Tháp nằm trong hệ thống
sông Mê Công (Cửu
Long).
– Thuận lợi: Đồi đắp phù
sa, mở rộng diện tích
đồng bằng, rửa chua rửa
mặn, đánh bắt và nuôi

trồng thuỷ sản, giao
thông – vận tải, phát triển
du lịch sông nước,…
– Khó khăn: Gây ngập
lụt diện rộng và kéo dài,
dịch bệnh,…
• HS: Đắp đập, đê bao
thuỷ lợi (nhỏ), xây nhà
bè trên sông,…
• Hệ thống sông Mê Công:
– Mê Công là hệ thống sông lớn
nhất Đông Nam Á, chảy qua
nhiều quốc gia.
– Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng
11 (cao nhất vào tháng 10).
– Sông Mê Công đã mang cho
nước ta những nguồn lợi to lớn,
tuy nhiên cũng gây nên những
khó khăn không nhỏ vào mùa
lũ.
4. Củng cố. (4 phút)
– Trò chơi Ô chữ:
Câu 1: [6 chữ cái] Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, chảy qua 6 nước.
Câu 2: [6 chữ cái] Hồ Hoà Bình nằm trên con sông này.
Câu 3: [8 chữ cái] Đây là 1 hồ thuỷ lợi nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm trên sông Sài Gòn.
Câu 4: [7 chữ cái] Con sông đổ nước ra biển bằng 9 cửa, đồng thời cũng là tên 1 đồng
bằng trù phú ở phía nam Tổ quốc.
Câu 5: [7 chữ cái] Quốc gia thứ 6 mà sông Mê Công chảy qua.
Câu 6: [8 chữ cái] Hệ thống sông có lượng phù sa lớn nhất cả nước.
M Ê C Ô N G

S Ô N G Đ À
D Ầ U T I Ế N G
C Ử U L O N G
V I Ệ T N A M
S Ô N G H Ồ N G
5. Dặn dò. (1p)
– Học bài và chuẩn bị Bài 35. THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU THUỶ VĂN VIỆT NAM.
– Bài tập về nhà: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau để thấy rõ sự khác nhau giữa
Sông ngòi Bắc Bộ và Sông ngòi Nam Bộ:
Khu vực
Đặc điểm
Sông Ngòi Bắc Bộ Sông Ngòi Nam Bộ
Chế độ nước
Mùa lũ từ tháng
Cách phòng chống lũ
Các hệ thống sông tiêu biểu

×