BÀI THAM LUẬN
NGUYỄN TẤN QUANG
“ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG”
A. MỞ ĐẦU
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đề ra là: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”
Bộ GD-ĐT xác định việc đổi mới cách thức tổ chức dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học là một trong những vấn đề then chốt. Một chương trình tốt,
điều kiện dạy học tốt chưa thể tạo nên chất lượng nếu không đầu tư vào con người.
Cụ thể ở đây là thầy và trò với việc đổi mới cách dạy và cách học…. Bộ sẽ điều
chỉnh nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, rèn luyện cho
học sinh năng lực vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và
thực tiễn.
1
Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học là một trong những
nhiệm vụ và giải pháp căn bản và cấp thiết . Nó quyết định hiệu quả trong sự lĩnh
hội kiến thức cũng như việc biến chuyển các kiến thức đó trở thành cái riêng của
cá nhân người học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy học để đào tạo theo hướng phát triển năng
lực người học và theo quan điểm tích hợp cũng là những nội dung rất quan trọng
và rất cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học, nó góp phần nâng cao quá trình
nhận thức về chất cũng như lượng tri thức khoa học trong xu thế khoa học thế giới
phát triển như hiện nay. Điều này có ý nghĩa và có vai trò rất to lớn trong quá trình
truyền tải kiến thức từ người dạy đến sự nhận thức của người học, nó cũng giúp
người học phát triển tư duy tốt hơn, tiếp thu và vận dụng kiến thức mới vào thực
tế xã hội một cách hiệu quả hơn.
B. NỘI DUNG
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục nước ta suy cho
cùng cũng đều hướng đến việc đào tạo con người Việt Nam phát huy được năng
lực của cá nhân một cách tốt nhất hầu để phục vụ cho đất nước, cho xã hội và cho
bản thân một cách có hiệu quả nhất. Nói một cách khác, trong giáo dục đào tạo
phải khơi gợi phát triển được năng khiếu, bộc lộ được sở trường, và thể hiện được
năng lực của từng cá nhân.
1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học:
Dạy học định hướng phát triển năng lực người học có thể xem là một mô
hình cụ thể hoá trong đào tạo định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện
giáo dục định hướng điều khiển đầu ra. Trong dạy học định hướng phát triển năng
lực người học, mục tiêu dạy học được thể hiện ở các thành phần cấu trúc của năng
lực.
2
- Năng lực chuyên môn : Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn ,
đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập. Trong đó bao hàm về khả năng tư
duy lô gic như: phân tích, tổng hợp,so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hóa, khả
năng nhận biết các mối quan hệ một cách biện chứng.
- Năng lực phương pháp: Là khả năng hành động có kế hoạch, có định
hướng. Mục đích là để thực hiện hay giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề đã vạch ra
trước.
- Năng lực xã hội: Là khả năng giải quyết được những tình huống xãy ra
trong xã hội cũng như thực hiện được những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối
hợp với những liên hệ khác trong xã hội.
- Năng lực cá thể: Là khả năng xây dựng, xác định, đánh giá được về sự phát
triển năng khiếu cá nhân hay về những giới hạn của cá nhân. Có khả năng thể hiện
và kiểm soát được những quan điểm cá nhân, các hành vi phù hợp chuẩn giá trị đạo
đức .
Ở các trường đào tạo nghề, năng lực được hiểu là: “khả năng thực hiện có
trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong
những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành
động.”
Các tiếp cận năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển có các đặc điểm
cơ bản:
1. Dựa trên nền tảng trong đổi mới dạy học là lấy người học làm trung tâm,
2. Đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của nghề nghiệp được đào tạo.
3. Thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp thực tế trong tương lai.
3
4. Ở người học năng lực được hình thành một cách rõ ràng, đầy đủ, linh hoạt và
năng động nó cũng chính là nội dung của chuẩn đầu ra trong đào tạo.
Theo tác giả dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người
học phải xuất phát từ các yếu tố cơ bản sau:
-Xuất phát từ nội dung chương trình, chương trình được xây dựng theo
hướng tiếp cận năng lực. Chương trình tiếp cận theo hướng này chủ yếu giúp HS
không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải vận dụng, biết làm thông qua các
hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do
cuộc sống đặt ra. Đầu ra của cách tiếp cận này tập trung vào hệ thống năng lực cần
có ở mỗi người học.
Theo định hướng này là chúng ta cần tập trung xác định được nội dung đào
tạo và trả lời được câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết cái gì, và cần làm được
gì khi tốt nghiệp?
- Xuất phát từ chuẩn đầu ra trong đào tạo.( chú trọng vào kết quả đầu ra).
Theo định hướng này thì chúng ta cần chú ý đến sự lượng hóa đầu ra trong
đào tạo nhằm trả lời được câu hỏi: Chúng ta muốn mức độ hiểu biết và có thể làm
được những gì ở mức độ nào?
- Xuất phát từ mục tiêu, nội dung bài học và các hoạt động cơ bản trong quá
trình dạy học của bài học đó.
- Xuất phát từ kinh nghiệm, sự hiểu biết và khả năng thể hiện hiểu biết đó
thông qua hành động của người học.( kết quả đầu ra, theo những cách thức riêng
phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân.)
- Ngoài ra cũng còn dựa vào việc cho phép cá nhân hóa việc học, tức là lòng
ham muốn, sự đòi hỏi tìm tòi các tri thức cần thiết của cá nhân người học
- Giảng viên không chỉ truyền đạt, giảng giải các tài liệu sẳn có trong giáo
trình mà cần phải trao đổi thông tin kỹ thuật và gắn hiểu biết của người học vào
các tình huống cuộc sống thực tế. Xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt
được và những tiêu chuẩn đo lường một cách hợp lý.
4
2. Dạy học theo quan điểm tích hợp:
a/ Khái niệm về hình thức tích hợp, lồng ghép:
Dạy học tích hợp mang ý nghĩa là kết hợp việc giảng dạy nội dung lý thuyết
với liên hệ thực tế hay thực hành trong cùng một bài dạy. Dạy học tích hợp phải
bao hàm cả hai nội dung chính:
- Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng phát triển
năng lực.
- Phương pháp dạy học theo quan điểm định hướng giải quyết vấn đề và
định hướng hoạt động cụ thể.
Nói cách khác, quá trình dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó toàn
thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ
ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ học tập
trong tương lai, hòa nhập người học vào cuộc sống lao động, môi trường sống.
- Hình thức tích hợp: là hình thức liên hệ khi các kiến thức giáo dục cần
tích hợp không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức của bài học,
giảng viên có thể bổ sung các kiến thức có liên quan vào bài giảng dưới các hình
thức như ví dụ hoặc tổ chức các tình huống học tập để người học vận dụng những
kiến thức vào thức tế có liên quan tới vấn đề cần tích hợp trong bài học.
- Hình thức lồng ghép: với hình thức này thì trong chương trình và SGK
các kiến thức môn học và kiến thức được tích hợp được lồng vào với nhau ở các
mức độ khác nhau.
- Việc vận dụng dạy học tích hợp vào quá trình dạy học là rất cần thiết, là
một xu hướng của dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện, trong
đó có Việt Nam.
- Việc tích hợp ở 3 mức độ:
5
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nôi dung của bài học hoặc của chương
học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của kiến thức cần tích hợp.
+ Mức độ bộ phận: Một phần bài học có mục tiêu và nội dung liên quan đến
kiến thức cần tích hợp.
+ Mức độ liên hệ: Liên hệ thực tiễn về kiến thức cần tích hợp vào bài học
một cách logic .
b/ Khi sử dụng phương pháp tích hợp phải tuân theo những nguyên tắc:
+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến nội dung lồng
ghép thành bài học chính trong tiết dạy.
+ Phải khai thác được nội dung có chọn lọc trong việc lồng ghép, nên tập
trung và không tràn lan.
+ Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của người học và các kinh
nghiệm thực tế của người học, tận dụng cơ hội cho người học tiếp xúc trực tiếp với
môi trường.
C. THỰC TRẠNG và NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
Thực trạng dạy và học ở bộ môn Vật lý khoa sư phạm:
+ Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn không chỉ là tận dụng
những phương tiện, thiết bị hiện có mà điều cốt lõi ở đây là biết vận dụng các
phương pháp truyền thống một cách sáng tạo, hài hòa và linh hoạt trong từng bài
dạy, từng tiết học cụ thể. Đổi mới trong cách tổ chức sinh viên trong học tập, luôn
thực hiện giờ dạy và học theo định hướng lấy người học làm trung tâm.
+ Giảng viên của Khoa nhận thức rõ yêu cầu, nội dung và giải pháp đổi mới
dạy học theo tín chỉ. Nhiều giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
vào việc giảng dạy đạt kết quả tốt.
6
+ Nhiều giảng viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đúng theo yêu cầu
nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện tốt, biết đầu tư và tích lũy những
kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp sau này, biết vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tế.
Tuy vậy thực tế cũng còn nhiều mặt mà trước mắt cần phải hòan thiện hơn:
+ Giảng viên thường truyền đạt thông tin, giảng giải các tài liệu có sẵn trong
giáo trình, ít quan tâm đến việc giúp sinh viên trao đổi thông tin tìm hiểu kỹ thuật
và gắn hiểu biết của mình vào các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
+ Giảng viên chưa phát huy hết vai trò của mình trên lớp học. Các phương
pháp giảng dạy chưa thực sự đổi mới và chưa đủ sức hấp dẫn nên chưa kích thích
sự say mê học tập của sinh viên.
+ Sinh viên thường nghe giảng thụ động, ghi nhớ và đánh dấu những từ
khóa nằm trong giáo trình. Việc học tập ít hứng thú, nội dung các hoạt động đơn
điệu.
+ Thực tế việc áp dụng phương pháp mới trong đào tạo theo hướng phát
triển năng lực ngưới học hầu như hoàn toàn mới mẻ, hay nói khác đi là chưa có
đáng kễ. Cần tích lũy được các yếu tố có liên quan, hay nói khác đi là phải có điều
kiện đủ để thực hiện. Ngoài ra việc thực hiện dạy theo quan điểm tích hợp lồng
ghép cũng còn rất khiêm tốn.
2. Nguyên nhân:
Đối với sinh viên:
+ Sinh viên quen lối học thụ động sẳn có ở cấp học phổ thông, đa số sinh
viên chưa linh hoạt trong việc ghi chép bài giảng, chưa thích ứng với các phương
pháp đổi mới dạy và học.
+ Khả năng tự học, tự rèn luyện của sinh viên chưa cao, chưa có ý thức cao
trong sự chuyển đổi từ quá trình đào tạo sang tự đào tạo.
+ Khả năng nghiên cứu và tìm tài liệu nghiên cứu phù hợp với nội dung đào
tạo còn quá khiêm tốn, chủ yếu là “ học đến đâu biết đến đấy”.
Đối với Giảng viên:
7
+ Giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp truyền thụ mới,
còn lúng túng và thiếu những tiết học mẫu cụ thể để bắt chước.
+ Việc kiểm tra thi cử chưa chuyển biến mạnh, vẫn còn theo hướng truyền
thống, chưa vận dụng triệt để các phương tiện dạy học.
+ GV chưa thường xuyên tập trung đổi mới PPDH, có thể do phải dạy nhiều
phân môn chuyên sâu khác nhau trong cùng thời gian ngắn, mặt khác đời sống GV
chưa được cải thiện nhiều, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều trong dạy học.
+ GV khoa sư phạm đa phần xuất thân từ những trường ĐHSP, tuy nhiên
cũng chưa được cụ thể hóa việc đổi mới PPGD trong các tài liệu học tập, hơn nữa
việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học và dạy học theo quan điệm
tích hợp lại càng thêm mới mẻ. Hiện tại GV khoa sư phạm chỉ trải nghiệm đổi mới
căn bản qua những tiết dự giờ, qua các tài liệu, sách vở, giáo trình và từng bước
hoàn thiện mình hơn trong quá trình giảng dạy cho SV.
D. GIẢI PHÁP
Nâng cao chất lượng là mục tiêu và là nhiệm vụ xuyên suốt của hoạt động
đào tạo của nhà trường; trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo
viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và rất cấp thiết trong
thời kỳ đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Với thực trạng ở bộ môn nói riêng và của Trường nói chung, nhà Trường
cần có những giải pháp cụ thể, trước mắt có thể được gợi ý như sau:
- Trong đào tạo cần phải có giáo trình với nội dung phù hợp theo định hướng
phát triển năng lực người học và theo quan điểm tích hợp. Muốn thực hiện điều
này trước mắt cần phải có nguồn kinh phí dồi dào và có những chế độ chính sách
ưu đãi thích hợp trong công tác nghiên cứu khoa học.
-Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề “Thiết kế dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học và dạy học theo quan điểm tích hợp” cho
toàn thể cán bộ giảng viên đang giảng dạy tại Trường.
8
-Cần giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng cụ thể vào việc giảng dạy
trong bộ môn của mình, nhằm thực hiện và đạt được mục tiêu đào tạo theo chuẩn
đầu ra của ngành đào tạo mà nhà trường đã công bố với người học và xã hội.
-Các chuyên đề cần được tổ chức cho học viên tham gia trao đổi kinh
nghiệm, làm việc nhóm theo nhiều hình thức khác nhau, báo cáo kế hoạch bài dạy
của nhóm mình, thông qua đó học viên và báo cáo viên cùng chia sẻ, đánh giá và
kết luận.
-Nhà Trường cũng cần có những chỉ đạo mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn
trường đối với đội ngũ giảng viên và cả sinh viên. Ngoài ra nhà trường cũng cần có
kế hoạch tổ chức tham quan học tập trong và ngoài tỉnh ở các đơn vị có kinh
nghiệm trong đào tạo theo định hướng đổi mới.
E. KẾT LUẬN
Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học và theo quan điểm tích
hợp là những nội dung rất quan trong và rất cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy
học như đã nêu trên.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường ĐHTG đã và đang thực
hiện nghiêm túc và cũng rất mạnh mẽ với rất nhiều hình thức và những nội dung
phong phú khác nhau, tuy nhiên ở góc độ dạy học theo hướng phát triển năng lực
người học và theo quan điểm tích hợp còn hạn chế. Trường cần có những giải pháp
cụ thể và mạnh mẽ hơn nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản trong đào tạo.
Trên đây là những ý kiến mang tính chủ quan của tác giả, mong rằng với
những nhận định và những thông tin đề nghị trên cũng góp phần nhỏ trong định
hướng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Với nội dung bài viết,
tác giả đang mở ngõ đón nhận ý kiến của bạn đọc. Chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9
1/ Giáo trình phương pháp dạy học kỹ thuật… NXB GD - 2007
2/ Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề
bồi dưỡng sư phạm) - TS Nguyễn Văn Tuấn – Trường ĐHSP KT TP HCM- 2010.
3/ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo ở Trường
ĐHTG- Tài liệu hội nghị - 2013
10