MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề tài:
Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng giao tiếp đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của
mỗi con người. Ngay từ khi sinh ra nếu con người bị tách khỏi xã hội loài
người thì họ không thể tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử của xã hội
loài người.Vì vậy giao tiếp là điều kiện thiết yếu của mọi hoạt động , cùng với
hoạt động , giao tiếp là phương thức tồn tại của xã hội loài người. Do đó giao
tiếp , kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lí luận và thực
tiễn .Nghiên cứu giao tiếp, kĩ năng giao tiếp cung cấp cho chúng ta những tri
thức khoa học để phân tích, lí giải những hiện tượng có thực trong cuộc sống .
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động ,
hình thành phẩm chất, năng lực, kĩ năng nghề nghiệp .Thông qua giao tiếp
mỗi cá nhân sẽ tích cực chủ động trong công việc của mình. Đối với Sinh viên
học tại các trường chuyên nghiệp thì Giao tiếp lại càng có vai trò quan trọng
trong học tập .Sự giao tiếp giữa Sinh viên với Sinh viên và Sinh viên với
Giảng viên, thông qua đó các vấn đề được trao đổi một cách dễ dàng và thuận
lợi hơn. Sinh viên phải thường xuyên trao đổi, liên hệ với các bạn cùng lớp,
cùng trường và sinh viên để chiếm lĩnh lấy tri thức vì thế tầm quan trọng của
giao tiếp lại càng được khẳng định.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Kĩ năng giao tiếp với bạn
trong học tập của sinh viên K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc”
để nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kĩ năng Giao tiếp với bạn trong học tập của
sinh viên khoa K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc, nhằm nâng cao
hiệu quả của giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Mầm non,
1
góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của K14 khoa
Mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng Giao tiếp với bạn của Sinh viên K14 khoa mầm non – Cao đẳng
Vĩnh Phúc
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên K14 khoa Mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của kĩ năng Giao tiếp với bạntrong học tập của
Sinh viên.
4.2 .Phân tích thực trạng mức độ hình thành kĩ năng Giao tiếp với bạn trong
học tập của sinh viên K14 khoa Mần non – Cao đẳng Vĩnh Phúc
4.3. Phân tích một số nguyên nhân của thực trạng trên
4.4. Biện pháp nhằm nân cao kĩ năng Giao tiếp trong với bạn học tập của sinh
viên K14 khoa Mầm non- Cao đẳng Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Khách thể khảo sát: sinh viên K14 :56 SV
Địa điểm nghiên cứu lớp Mầm non K14A khoa Mầm non- Cao đẳng
Vĩnh Phúc
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2012 đến 5/2012
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin đại chúng, truyền thông có liên
quan đến giao tiếp và kĩ năng Giao tiếp
Phân tích, tổng hợp, khái quát, xây dựng thành cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
2
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu nhằm thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc
chứng minh giả thuyêt nghiên cứu của đề tài
6.2.3.Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện thoong qua trao đổi trực tiếp vơi một số SV
, cũng như trao đổi trực tiếp với một số giảng viên có nhiều kinh nghiệm
trong việc giúp đỡ sinh viên hình thành kỹ năng giao tiếp .
6.2.4.Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích thực trạng
vấn đề nghiên cứu .
3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN TRONG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại của Arixôt (384- 322 TCN) trong cuốn sách “ Bàn
về tâm hồn “, cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lý học đã quan
tâm đến kỹ năng hoạt động nói chung. Theo ông nội dung của phẩm hạnh là
“Biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”; điều đó có nghĩa là con người
có phẩm hạnh là con người có kỹ năng làm việc .”[3]
Đến những năm đầu thế kỷ XX, tâm lý học hành vi ra đời với đại diện
là J .Watson, B.F.Sknner, E.L.Thordai cũng đã bàn tới vấn đề rèn luyện kỹ
năng trong việc hình thành hành vi.[23]
Nhìn chung các nhà tâm lý học phương Tây khi nghiên cứu kỹ năng
của con người thường chú trọng vào mục đích làm sao có thể tăng được năng
suất lao động một cách tối đa nhất. Có lẽ vì vậy nên họ giành nhiều tâm huyết
của mình để tìm hiểu kỹ năng lao động của người công nhân trong quá trình
vận hành máy móc.
Các nhà nghiên cứu Xô Viết cũng giành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu
về kỹ năng trong đó có KNGT như A.X.Makarenco, N.K.Crup.Những công
trình nghiên cứu nàyscai, P.A.Rudic…Đặc biệt, dưới ánh sáng của thuyết hoạt
động hàng loạt những công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo đã được công
bố. Đó các nghiên cứu của B.F.Lomov, E.N.Kabannova, Miller, V.L.Zucova.
Những công trình nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được con đường hình
thành kỹ năng cũng như điều kiện để hình thành kỹ năng (tri thức và kinh
nghiệm) của chủ thể hoạt động. Theo họ, muối hình thành kỹ năng trong một
4
lĩnh vực nào đó, trước hết phải cung cấp các tri thức về hoạt động đó cho
người học.[32]
Một số tác giả khác lại quan tâm tới việc phân loại kỹ năng và các đặc
điểm cụ thể của thể của chúng như A.V.Petrovsy, Cruchetxki, N.D.Levittov.
Khi chia kỹ năng ra thành kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao các tác giả
nhấn mạnh tới kỹ năng bậc cao của những hành động phức tạp, trong những
hoàn cảng không ổn định.Theo họ kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng [3]
Xavier Rogier lại xem kỹ năng như là một biểu hiện của năng lực và
không có một kỹ năng nào tồn tại dươi dạng thuân khiế ,mọi kỹ năng đều
được biểu hiện thông qua những nội dung cụ thể .Theo tác giả kỹ năng được
phân ra thành hai nhóm:nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động
tay chân. [26]
Còn nhà tâm lý học V.P.Dakharov đã giành nhiều công sức để phân loại
các nhóm kỹ năng giao tiếp. Trong trắc nghiệm giao tiếp của mình ông đã đưa
ra 10 nhóm kỹ năng giao tiếp. Đó là sự nhận định khá rõ rành, mạch lạc;
nghiên cứu của ông tới nay vẫn còn giá trị lớn, đặc biệt trắc nghiệm này hiện
nay vẫn được sử dụng tại Việt Nam.[24]
Dưới góc độ của tâm lý học quản lý, với mục đích năng cao hiệu quả của
công tác tổ chức và công tác quản lý, các nhà nghiên cứu cũng đã tập chung
đi sâu nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong quản lý. Tuy xuất phát từ nhũng
hướng đi khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng
kỹ năng, kỹ năng giao tiếp không phải tự dưng mà có, muốn hình thành được
kỹ năng nói chung, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của người quản lý thì chủ thể
cần phải có tri thức về lĩnh vực đó và cần phải tích cực tham gia vào hoạt
động.
Như vậy việc nghiên cứu kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng
của các tác giả nước ngoài ở một mức nào đó đã thu được nhứng hiệu quả
nhất định. Kết quả cung cấp cho chúng ta nhuwngc tri thức khao học trong
5
việc nhìn nhận vai trò cụ thể của kỹ năng đối với một hoạt động, với một kĩnh
vực lao động nhất định trong xã hội.
1.1.2 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong đề tài nghiên cứu về kỹ năng, KNGT khá nhiều. Đặc
biệt trong nhứng năm gần đây các tác giả bắt đầu đi sâu nghiên cứu về KNGT
trong một số lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn “ Tâm lý học đại cương ” 1995, đã quan niệm
Tri thức- Kỹ năng – Kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng hoạt
động lao động. Trong bài viết : “ Tình người,giao tiếp và văn hóa giao tiếp”;
1998 tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hóa và giao tiếp,
tác giả viết: “ Văn hóa giao tiếp có quan hệ mật thiết với kỹ năng giao tiếp, có
một số kỹ năng giao tiếp đặc trưng của con người cũng như kỹ năng chỉnh
sửa các ấn tượng ban đầu của mình về người khác khi mới quen họ, kỹ năng
bước vào giao tiếp với người khác một cách không có định kiến. Những kỹ
năng này không có sẵn, mà phải thông qua học tập và rèn luyện” [28]
Tác giả Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh đặc biệt đi sâu nghiên cứu cấu trúc
của ba nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm đó là nhóm kỹ năng định hướng giao
tiếp, nhóm kỹ năng định vị, nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp.
Theo tác giả các kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau
[14].
Bên cạnh đó nhiều tác giả cũng đi sâu nghiên cứu KNGT trong hoạt động
sư phạm như tác giả Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Như An, Nguyễn Bảo
Ngọc.
Hoàng Anh trong nghiên cứu: “ Kỹ năng trong giao tiếp sư phậm của
sinh viên” đã nêu ra 3 nhóm kỹ năng giao tiếp như sau :
- Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp
- Nhóm kỹ năng điều khiển bản thân
- Nhón kỹ năng điều khiển đối phương
6
Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về KNGT khá phong
phú, đa dạng có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu như sau:
-“ Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, của tác giả
Nguyễn Thanh Bình; khoa tâm lý - giáo dục, ĐHSP HN. Tác giả khẳng định
tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với việc nâng cao hiệu quả giờ lên
lớp, kích thích lĩnh hội tri thức và khêu gợi lòng khao khát hiểu biết ở học
sinh kỹ năng giao tiếp là một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành
công của sinh viên trong thực tập sư phạm, đồng thời góp phần hình thành,
phát triển và hoàn thiện nhân cách của người thầy giáo trong tương lai [34].
Nghiên cứu: “ ký năng giao tiếp của cán bộ quản lý sở giao dịch Hà Nội
tại ngân hàng Công Thương Việt Nam” , 2004 của tác giả Nguyễn Thi Tuyết
Mai đã đề cập tới nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi người cần có khi
tham gia vào công việc của mình như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong
giao tiếp, kỹ nằn cân bằng nhu cầu trong giao tiếp, kỹ năng nghe đói tượng ở
các vị trí lãnh đạo. Hướng nghiên cứu chú ý nhiều tới tầm quan trọng của kỹ
năng giao tiếp trong công tác quản lý, nghiên cứu trên khá hạn hẹp về khách
thể [38].
- Ngoài ra còn một loạt đê tài khác như: Thực trạng kỹ năng giao tiếp
của cán bộ chính trị trong hoạt động tuyên truyền ở đợn vị cơ sở quân đội
hiện nay”, 2006; tác giả Nguyễn Hoàng Lân- Học viện chính trị quân sự; “
Xây dựng trắc nghiệm đánh giá kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ trinh sát an ninh”
của tác giả Võ Sỹ Lục, Bộ Công An; “ Một số kỹ năng giao tiếp trong công
tác vận động kế hoạch hóa giao đình của cộng tác viên dân số”, 2007; của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hiền… Điểm qua một số đề tài phía trên chúng ta thấy
mối đề tài khai thác KNGT ở các cạnh khác nhau. Chủ thể của các kỹ năng lại
khá đa dạng ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì sự
khác biệt đó sẽ quy định sự hình thành và phát triển KNGT mang đặc trưng
của
7
Với đề tài này chúng tôi đi sâu nghiên cứu mức độ hình thành KNGT với
bạn trong học tập của sinh viên K14 khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm giao tiếp
Sống trong xã hội con người không chỉ quan hệ với thế giới sự vật hiện
tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với
con người và xã hội – đó là quan hệ giao tiếp. Nhưng thực ra thế nào là quan
hệ giao tiếp ?
Căn cứ cách tiếp cận vấn đề mỗi tác giả đưa ra cách hiểu riêng của mình
về giao tiếp. Nhưng nhìn chung nhưng quan niệm này đều có những đong góp
nhất định cho việc làm rõ bản chất của giao tiếp. Sau khi tổng hợp các loại tài
liệu đã tổng hợp thu được theo chúng tôi có thể phân ra cách tiếp cận vấn đề
giao tiếp của các nhà tâm lý theo những hướng tiếp cận sau:
- Hướng tiếp cận thứ nhất: chú trọng đến sự tác động, sự truyền và tiếp
nhận thông tin giữa người với người. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là
nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E, nhà tâm lý học người Anh M.Argyle,
nhà tâm lý học xã hội người Séc Ia.Ianoouseek [8].
Quan niệm của các nhà tâm lý theo hướng tiếp cận này coi giao tiếp như
là một quá trình thông tin. Quá trình này bao gồm việc thực hiện và duy trì
liên hệ giữa các cá nhân ở một chừng mực nào đó có thể nói giao tiếp như là
quá trình thông tin hay đơn giản là sự liên lạc.
- Hướng tiếp cận thứ 2: Có xu thế mở rộng khái niệm giao tiếp, đồng nhất
giao tiếp với giao lưu. Vì thế theo xu hướng này giao tiếp là một hiện tượng
tâm lý có chung cả ở người và động vật. Đại diện cho quan điểm này là tác
giả B.V.Xocolov, J. Bremont (1971) và R. Chakin [10] . Trong cuốn sách văn
hóa nhân cách B.V.Xocolov viết: “ Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa
những con người và giữa những động vật nuôi trong nhà”, nếu thu hẹp hơn có
8
thể hiểu: “ Giao tiếp là mới quan hệ giữa con người với động vật nuôi trong
nhà.
Như vậy theo các định nghĩa này có thể làm mất đi bản chất xã hội của
giao tiếp, không thấy được sự khác nhau về chất giữa giao tiếp của con người
với sự thông báo ở động vật .
Hướng tiếp cận thứ ba: Xem giao tiếp là quá trình hiện thực hóa các mối
quan hệ giữa người với người, trong quá trình đó diễn ra sự trao đổi thông
tin sự nhận thức lẫn nhau; kết quả là tâm lý cả hai đều phát triển. Vì thế các
tác giả theo hướng này phủ nhận viêc tồn tại giao tiếp trong thế giới động vật.
Theo hướng nghiên cứu này có các tác giả tiêu biểu như: L.X.Vuwgôtxki,
X.L.Rubinstenin, L.V.Bueva [10]…
Như vậy trong tâm lý học việc đưa ra các khái niệm chung về giao tiếp
vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh cãi. Hiện nay đa số tác giả đều đồng tình với
cách tiếp cận về giao tiếp theo hướng thứ 3. Theo chúng tôi cách tiếp cận giao
tiếp theo hướng này là đầy đủ và chính xác hơn cả.
Ở Việt Nam có hai thuật ngữ thường dùng để chỉ khái niệm giao tiếp đó
là giao lưu và giao tiếp. Tuy vậy xin được nhấn mạnh rằng về mặt câu chữ thì
có sự khác biệt nhưng nội hàm của chúng thì hoàn toàn thống nhất . Phần lớn
các nhà tâm lý học Việt Nam đều đòn tình với cách tiếp cận khái niệm bề giao
tiếp theo hướng thứ ba.
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ Giao lưu là hoạt động xác lập và vân
hành các mối quan hệ người – người để hiện thực háo các mối quan hệ xã hội
giữa con người vơi nhau”[9].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nhấn mạnh: “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin,
về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau hay nói
cách khác đi giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ người –
9
người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác” [31]
Còn tác giả Lê Khanh khẳng định: “ Giao tiếp là quá trình xác lập và thực
thi các mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa
chủ thể này và chủ thể khác, trong đó con người thông báo cho nhau những
thông tin trao đổi cho nhau những hiểu biết, xúc cảm qua đó họ hiểu nhau
đồng cảm và chia sẻ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển
tâm lý mỗi người” [17];
Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa “ Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi
thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang
phục”[8]…
Với cách hiểu giao tiếp theo hướng thứ ba, giao tiếp có những đặc điểm
chủ yếu sau:
- Giao tiếp mang tính chủ thể: Giao tiếp bao giờ cũng được thực hiện bởi
các cá nhân cụ thể. Mỗi người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình
giao tiếp.
- Giao tiếp mang tính nhận thức và tính tự nhận thức: thông qua giao tiếp
con người tăng cường vốn kiến thức của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của
người khác. Đồng thời đó là nhận thức về mình một cách sâu sắc hơn thông
qua sự phản hồi của người khác.
- Giao tiếp mang tính truyền cảm: Trong quá trình giao tiếp có sự lan
truyền về tâm trạng cảm xúc.
- Giao tiếp mang bản chất xã hội: Giao tiếp là một hiện tượng xã hội, giao
tiếp chỉ xảy ra trong xã hội loài người, một hiện tượng đặc thù của con người,
là hoạt động vận hành, xác lập mối quan hệ người – người để hiện thực háo
các mối quan hệ xã hội. Suy cho đến cùng động cơ giao tiếp, mục đích giao
tiếp, công cụ giao tiếp đều do xã hội quy định , công cụ quan trọng nhất để
giao tiếp của con người là ngôn ngữ mang bản chất xã hội. Chính xã hội loài
10
người đã làm nảy sinh và quy đinh giao tiếp của con người với con người,
không có giao tiếp nào ngoài xã hội loài người.
- Giao tiếp mang tính lịch sử: Giao tiếp mang tính lịch sử phát triển của xã
hội loài người, giao tiếp có nội dung cụ thể, diễn ra trong một khoảng thời
gian và không gian, hoàn cảnh nhất định. Phương tiện giao tiếp chịu sự chi
phối của sự phát triển xã hội và mang tính chủ thể .[31]
Như vậy giao tiếp là công cụ đắc lực cho hoạt động, là yếu tố cơ bản để
thiết lập mối quan hệ giưa chủ thể và đối tượng, giữa người với người, tạo ra
cơ sở cho sự tồn tại của con người, để hiểu biết lẫn nhau, hợp tác với nhau
nhằm hướng tới mục đích lao động, học tập, vui chơi, giải trí vì thế giao tiếp
có những chức năng sau đây:
- Chức năng thông tin: Thông qua quá trình giao tiếp con người truyền đạt
cho nhau những nội dung mà cả hai cùng quan tâm, chhia sẻ kinh nghiệm
cũng như vốn hiểu biết. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ và sự hỗ trợ của các
phương tiện khoa học kỹ thuật mà chức này ngày càng được phát huy.
- Chức năng điều khiển điều chỉnh: Thông qua giao tiếp mỗi người không
chỉ nhận thức về đối tượng giao tiếp mà còn nhận thức fduowcj chính mình –
tự nhận thức để từ đó có sự điều khiển, điều chỉnh cảm xúc hành vi sao cho
phù hợp với hoàn cảnh, với đối tượng, với các đặc điểm tâm sinh lý và tuổi
tác nhằm đạt được mục đích tốt nhất.
- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách: Nhờ giao tiếp mà vốn kiến
thức kinh nghiệm của mỗi người ngày càng phong phú hơn, con người tiếp
tục hoàn thiện bản thân và nhân cách của mình thông qua sự ảnh hưởng của
nhân cách người khác và chính sự học hỏi của các nhân.
1.2.2 Khái niệm kỹ năng
Trong tâm lý học khái niệm kỹ năng được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu. Tuy khái niệm kỹ năng được soi chiếu và luận bàn dưới góc độ khác
11
nhau nhưng nhìn chung khái niệm kỹ năng được định nghĩa thiên về hai quan
niệm như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Kỹ năng được định nghĩa thiên về mặt kỹ thuật của
thao tác hay hành động, hoạt động. Theo quan điểm này có tác giả V.X.Radic,
V.A. Cruchextki, A.G. Covaliov, Trần Trọng Thủy…[23]. Các tác giả này
thống nhất quan điểm cho rằng kỹ năng là phương tiện hành động mà con
người nắm vững được tri thức về hành động theo đúng yêu cầu của nó.
- Quan điểm thứ hai: Kỹ năng được xem xét nghiêng về măt năng lực
của con người. Theo quan điểm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính
mềm dẻo, tính linh hoạt sáng tạo vừa có tinhs mục đích. Đại diện cho quan
điểm này có các tác giả: N. Lêvitôv, K.K. Platonôv, Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Công Hoàn [23]. Các tác giả này cho rằng kỹ năng thể hiện năng lực
thực hiện một hành động có kết quả với chất lượng cần thiết và thời gian
tương ứng, trong điều kiện xác định.
Theo chúng tôi quan điểm thứ hai về kỹ năng chính xác hơn bởi lẽ, kỹ
năng là thuật ngữ chỉ mức độ thành thạo áp dụng tri thức trong hành động,
trong các thao tác hành động. Nói cách khác kỹ năng chính là năng lực của
chủ thể vận dụng những hiểu biết những tri thức về phương thức thực hiện
hành động phù hợp với những điều kiện hiện có nhằm đạt được mục đích đề
ra.
1.2.3 Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Khái niệm kỹ năng giao tiếp đã được nhiều tác giả đưa ra khi đề cập tới
các nhóm khách thể khác nhau.
Theo tác giả Hoàng Thị Anh: “ Kỹ năng giao tiếp sư phạm là kỹ năng giao
tiếp được vận dung trong quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong
hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đó là khả năng nhận thức nhanh chóng
những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh
và bản thân giáo viên, là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi
12
ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm
đạt được mục đích giáo dục.[38]
Theo tác giả Nguyễn Văn Đính trong cuốn “Giáo trình tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch” quan niệm kỹ năng giao tiếp đó là
khả năng nhận biết nhanh nhạy những biểu hiện tâm lý bên ngoài, đoán biết
những đặc điểm tâm lý bên trong của con người. Đồng thời biết sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách định hướng, điều chỉnh, điều
khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định”.
Từ việc phân tích và tìm ra đặc điểm của KNGT, theo chúng tôi KNGT
được hiểu như sau: Kỹ năng giao tiếp là năng lực sử dụng hệ thống phương
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, là khả năng nhận biết nhanh nhạy những biểu
hiện tâm lý bên ngoài, đoán biết được những đặc điểm tâm lý bên trong của
đối tượng giao tiếp để làm sao có thể định hướng, điều chỉnh, điều khiển quá
trình giao tiếp đạt được mục đích nhất định.
1.2.4. Khái niệm kỹ năng giao tiếp trong học tập
1.2.4.1 Khái niệm học tập
“Học” là khái niệm dùng đẻ chỉ việc học diễn ra theo phương thức
thường ngày, còn “ học tập” là khái niệm để chỉ việc học diễn ra theo phương
thức đặc thù, nhằm lĩnh hội những hiểu biết mới, kỹ năng kỹ xảo mới. Hay
nói rõ hơn học tập là đặc thù của con người, được điều khiển bởi một mục
đích tự giác là lĩnh hội tri thức và những kyc năng kỹ xảo tương ứng nhằm
hình thành phát triển tâm lý, nhân
cách người học.
Tóm lại học tập là hoạt động lấy đối tượng là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng cái đích mà học tập vươn tới là chiếm lĩnh tri thức kỹ năng, kỹ xảo
và cả phương pháp giành tri thức đó. Thông qua đó làm thay đổi chính bản
thân của chủ thể, điều đó chỉ thực sự có được khi người học tiền hành học tập
với tinh thần tự giác, chủ động, tích cực.
13
1.2.4.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên mầm non
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp của các tác giả như đã
trình bày ở mục 1.2.3.1 và khái niệm học tập ở mục 1.2.4.1 khái niệm cơ bản
mà đề tài này cần phải làm rõ đó là KNGT trong HĐHT của SV khoa mầm
non – Cao đẳng Vĩnh Phúc. Kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên là
khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện tâm lý bên ngoài và diễn
biến tâm lý bên trong của sinh viên, giảng viên và các đối tượng ở các phòng
ban chức năng khác, là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ , biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm
đạt mục đích học tập.
Như vậy một SV có KNGT trong HĐHT trước hết sinh viên đó phải có
vốn kiến thức về chuyên ngành họ đang theo học, biến vốn kiến thức đó thành
các nội dung giao tiếp cụ thể để từ đó có thể mở rộng thêm tri thức trông qua
việc tiếp xúc trao đổi với bạn bè. Ngoài ra SV đó còn phải nắm được một số
quy luật về tâm lý của con người diễn ra trong quá trình giao tiếp. Mặt khác,
họ còn nhận biết được diễn biến tâm lý như nhu cầu, mong muốn, tâm trạng
của đối tượng, xác định đúng vị trí chức năng của mình trong hoạt động giao
tiếp. Hơn nữa chủ thể giao tiếp phải biết cách lôi cuốn, thu hút, chủ động
trong quá trình giao tiếp, biết kiềm chế bản thân và đối tượng, từ đó có tác
động phù hợp để tạo ra sự đồng cảm với đối tượng giao tiếp. Một SV có
KNGT là SV biết làm chủ trạng thái tình cảm, biết lắng nghe, có khả năng
thuyết phục và ứng xử thích hợp trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
1.3 Các nhóm kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên Mầm non –
Cao đẳng Vĩnh Phúc.
1.3.1. Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ trong hoạt động học tập
của sinh viên Mầm non.
HĐHT ở bậc cao đẳng tạo cho SV môi trường chung để giao tiếp đó là
lớp, khoa, trường, các tổ chức đoàn thể. Chính điều này giúp cho SV dễ dàng
14
thiết lập mối quan hệ theo cả hai chiều: chiều ngang giữa SV và SV, chiều
dọc giữa SV và giảng viên. Tuy vậy để KNTX và TLMQH hình thành ở mức
độ cao mỗi SV cần phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý, thói quen, ngôn ngữ của
từng đối tượng cụ thể để lựa chọn cách gây cảm tình tốt nhất.
Để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè mỗi SV tâm lý cần:
- Tạo ra không khí thoải mái khi tiếp xúc.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với người nghe, thể
hiện sự tôn trọng, sự thân thiện vui vẻ với bạn bè.
- Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn sở thích của bạn để lựa chọn cách ứng
xử phù hợp.
- Sẵn sàng chia sẻ buồn vui, hỗ trợ khó khăn trong mọi hoạt động đặc
biệt là hoạt động học tập.
- Luôn có tâm trạng thoải mái tự tin khi giao tiếp.
- Biết sử dụng kiến thức khoa học kiến thức chuyên nghành thành đề tài
hấp dẫn trong khi giao tiếp với bạn bè.
Việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của một SV với các SV
khác phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm của một SV cụ thể trong hoạt động học
tập. Quy luật hình thành tình cảm cho thấy mọi người thường có cảm tình rồi
dẫn đến yêu mến một SV có khả năng học tập tốt, thông minh, ngoan ngoãn.
1.3.2 Kỹ năng lắng nghe
Chăm chú nghe một người nói khác gì ta nhiệt liệt khen họ “tuyệt quá,
chưa bao giờ tôi được nghe ai nói hay như vậy.” Lắng nghe trong giao tiếp thể
hiện thái độ tôn trọng đối tượng, đó là biểu hiện của việc huy động mọi giác
quan để làm sao có thể nghe hiểu một cách tốt nhất: tai nghe, mắt nhìn, tay
viết…Thông qua việc lắng nghe mỗi SV có thể thu thập được một lượng tri
thức vô cùng phong phú và bổ ích, nhiều khi tri thức đó không có trong sách
vở. Vì vậy, để thu được hiệu quả cao trong học tập một SV biết “nghe” chưa
đủ họ cần phải xây dựng cho mình kỹ năng lắng nghe – sự lắng nghe. Kỹ
15
năng lắng nghe ở từng sinh viên ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ 1: SV có
thể nhắc lại những kiến thức mà bạn mình muốn nói. Ở mức độ 2: SV có thể
diễn đạt một cách chính xác ý mà bạn muốn nói thông qua nội dung học tập.
Ở mức độ 3: SV có thể hiểu những ý sâu xa nhất qua trao đổi kiến thức của
bạn.
Trong HĐHT kỹ năng lắng nghe được coi là một trong những kỹ năng
cơ bản của giao tiếp. Đặc biệt đối với SV mầm non học kỹ năng này còn được
xác định như một trong những kỹ năng nghề nghiệp sau này được dùng nhiều
trong tiếp xúc với học sinh và phụ huynh. Nhưng trước khi trở thành một kỹ
năng nghề nghiệp mỗi SV mầm non phải rèn luyện cho mình cách lắng nghe
tích cực. Lắng nghe tích cực giúp chúng ta xác định nhu cầu, tâm trạng, mức
độ quan tâm của đối tượng.
Lắng nghe tích cực là khả năng tập trung chú ý cao độ tới điều mà đối
tượng đang trình bày, đang thể hiện qua hành vi cử chỉ. Nghe không chỉ bằng
tai, mà còn bằng mắt và bằng cả tâm hồn của người nghe. Cần có đi cùng với
sự quan sát tinh tế và những hành vi đáp ứng hợp lý như cái gật đầu, câu nói
tóm tắt và phản hồi cảm xúc của người nói. Để có thể lắng nghe một cách tốt
nhất sinh viên cần phải theo dõi một cách chăm chú, không chú ý tới những
chủ đề không liên quan tới vấn đề đang được đề cập. Vì thế khi mô tả cách
nghe tích cực Dainow và Bailey đã từng nói: “ cách mô tả nghe tích cực là
nghĩ rằng nghe có kỷ luật”.
Có 3 mục đích trong việc lắng nghe một cách tích cực là: lắng nghe thu
thập được thông tin, lắng nghe để giải quyết vấn đề, lắng nghe để thấu cảm.
- Lắng nghe để thu thập thông tin.
Trong khi nghe giảng để thu thập thông tin có hiệu quả mỗi sinh viên
nên hạn chế các vấn đề bằng cách đặt ra câu hỏi đâu là vấn đề chính, vấn đề
quan trọng để tập trung chú ý vào những thông tin mà sinh viên đó cần biết.
Muốn thu thập thông tin tốt, sinh viên cần biết lựa chọn thông tin: Trong số
16
những thông tin mà sinh viên đã đưa ra thông tin nào mang tính cập nhật,
đáng chú ý, thông tin nào chỉ có tác dụng mô phỏng, minh họa cho các thông
tin chính. Cần chắt lọc thông tin khi lắng nghe và kết hợp với việc ghi chép.
Khi ghi chép phải biết lập dàn ý và sắp xếp theo ý chính, ý phụ trong một chủ
đề.
- Lắng nghe để giải quyết vấn đề
Để không quên những điều sinh viên nói hoặc sinh viên khác trao đổi
mỗi sinh viên phải học cách ghi nhanh các ý, các vấn đề cần lưu ý. Theo dàn
ý ghi được mỗi sinh viên cần tập cách biết tổng kết thông tin của người nói,
biết phân tích để đưa ra thông tin phản hồi lại bạn bè về quan điểm của mình
đối với những vấn đề đó.
Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mỗi sinh viên phải dùng tư duy của
mình để liên hệ xem thông tin vừa thu được có liên hệ gì với những thông tin
mà họ biết từ trước để có được những ý tưởng sáng tạo giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe để thấu cảm.
Ở mục đích này SV phải biết đặt mình vào vị trí đối tượng giao tiếp. Sinh
viên có thể biểu lộ sự khuyến khích người khác nói thông qua những hành vi,
cử chỉ, thông cảm, sự thấu hiểu vấn đề họ đang nói bằng những cái gật đầu,
nụ cười, ánh mắt chia sẻ. Nhưng điều đó không có ý nghĩa là SV không nên
nói, mà ở đây khi thích hợp sinh viên nên sử dụng những câu hỏi, những câu
giải thích để hiểu sâu hơn về suy nghĩ của bạn bè.
Lắng nghe tích cực của SV thể hiện ở;
+ Tư thế hướng về phía người nói.
+ Chú ý, quan sát mọi cử chỉ hành vi thái độ SV khác.
+ Tư tưởng tập trung, không phân tán, không suy nghĩ về những điều
khác.
+ Đôi khi có sự phản hồi bằng những cái gật đầu, một câu nói đáp lại ngắn
gọn, nghe có phản hồi thể hiện sự tập trung chú ý của người nghe về những
17
câu hỏi, từ đó có thể đánh giá sinh viên đó có hiểu vấn đề hay không, hiểu
đung hay sai, hiểu vấn đề tới đâu. Ngoài ra sự phản hồi của SV trong khi nghe
giảng còn giúp SV tóm được ý người nói, suy nghĩ phân tích liên hệ đánh giá
để rút ra kết luận của bản thân.
1.3.3 Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi
Giao tiếp là một quá trình tích cực bởi lẽ mỗi người đều bị thúc đẩy bởi
những động cơ, nhu cầu, quan điểm riêng do vậy không phải lúc giữa các chủ
thể giao tiếp cũng tìm được sự đồng thuận, thống nhất trước một vấn đề. Khi
có sự đối lập, mâu thuẫn giữa các nhu cầu, động cơ, ý kiến…thì khả năng tự
chủ cảm xúc hành vi sẽ tránh cho chúng ta những sai lầm đáng tiếc, duy trì
được các mối quan hệ. Vì thế, có thể nói làm chủ được cảm xúc và hành vi
của mình trước mọi tình huống là điều kiện quan trọng dẫn tới thành công
trong khi giao tiếp.
HĐHT trong môi trường đại học mặc dù không thường xuyên xuất hiện
những tình huống xung đột, gay gắt, tuy vậy tri thức và chân lý khoa học lại
đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi nên vẫn xuất hiện những bất đồng mâu thuẫn
giữa SV có quan điểm đối lập. Những lúc đó không có giải pháp nào hiệu quả
hơn việc mỗi SV tự rèn luyện cho mình khả năng bình tĩnh, làm chủ bản thân.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc hành vi trong HĐHT của SV thể hiện rõ nhất trong
các giờ xemina, thảo luận. Khi có những ý kiến trái chiều nhau, nếu SV
không có năng lực tự chủ kiểm soát hành vi và lời nói của mình rất dễ có
những lời nói lăng mạ, những hành vi thiếu văn hóa… gây tổn thương tới các
mối quan hệ. Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi đòi hỏi SV phải hiểu được
đúng các trạng thái cảm xúc của mình, có thể điều khiển nó trong mọi tình
huống rèn luyện cách giữ bình tĩnh, thái độ ôn hòa trong các tình huống bất
thường để không rơi vào tình trạng “vô thức”. Một SV có kỹ năng tự chủ
hành vi cảm xúc của bản thân và biết cách điều khiển nó sao cho phù hợp với
hoàn cảnh và đạt được mục đích giao tiếp trong quá trình học tập.
18
1.3.4 Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp
Trong HĐHT mà cụ thể HĐHT của SV mầm non học cơ sở để mỗi SV có
thể thuyết phục người khác chính là việc họ nắm vững hệ thống tri thức
chuyên ngành cũng như những tri thức có liên quan để tạo thành lập luận và
lý lẽ sắc bén của mình, tham gia trao đổi với mọi người, góp phần tích cực
làm cho hệ thống bài học thêm sâu sắc. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao
tiếp thể hiện rõ nhất trong hoạt động xemina, hoạt động thực hành, hoạt động
nghiên cứu khoa học, hoạt động đoàn thể và thể hiện ít hơn trong hoạt động
nghe giảng.
Để đạt được kết quả cao trong khi giao tiếp thể hiện trong hoạt động học
tập, mỗi SV cần rèn luyện cho mình khả năng thuyết phục theo các bước sau:
- Phác thảo chiến lược thuyết phục: Xác định mục đích cần thuyết phục.
Phân tích đối tượng cần thuyết phục ( SV khác họ quan tâm tới điều gì?) Họ
muốn nghe gì? Sự hiểu biết tâm trạng, thái độ của họ? Trên cơ sở đó kết hợp
mục đích sự hiểu biết của SV khác, SV có thể xây dựng vấn đề để tạo ra một
cách thuyết phục hợp lý.
- Xây dựng nội dung vấn đề cần thuyết phục: Muốn phần trình bày của
mình thu hút được các sinh viên khác, trước khi trình bày một vấn đề sinh
viên phải phác thảo ra giấy, xắp xếp các ý cần trình bày. Đưa ra những điểm
chính cần thảo luận, nhấn mạnh phần mình hiểu rõ. Sử dụng một vài kỹ thuật
để gây tính thuyết phục, tính xác thực về thông tin trong lời nói bằng số liệu
thống kê. Trong khi trình bày tạo ra mẩu chuyện ngắn, có ý nghĩa hấp dẫn
người nghe, đưa ra những lời trích dẫn của những người nổi tiếng, sử dụng
những câu chuyện hài hước trí tuệ. Tuy nhiên phải thận trọng trách xúc phạm
người nghe; nên dùng bảng biểu, hình ảnh, đèn chiếu để minh hoạ.
- Trình bày vấn đề một cách thuyết phục: Nên lựa chọn cách dẫn dắt vấn
đề thế nào để gây sự quan tâm lớn nhất. Có thế bắt đầu bằng những ví dụ thực
tế, những khó khăn của bản thân. Trình bày bằng ngôn ngắn gọn, dễ hiểu,
19
logic, xúc tích. Nhấn mạnh vấn đề quan trọng, điểm cần lưu ý. So sánh đánh
giá những thông tin đưa ra với các thông tin đã có. Trả lời rõ ràng, mạch lạc
mọi câu hỏi và ý kiến thắc mắc của người nghe.
Một SV có kỹ năng thuyết phục đối tượng là SV thể hiện được khả năng nắm vững
tri thức và sử dụng những thành thạo các tri thức đã học để đưa lý thuyết vào thực
hành thông qua việc thuyết phục và bảo vệ quan điểm của mình với những người
xung quanh. Tuy vậy, để thuyết phục được người khác SV đó phải luôn xác định
rõ ràng về những điểm sau: Những luận điểm khoa học nào mà họ cần đưa ra để
chứng minh cho vấn đề mà mọi người đang còn tranh cãi? Đối tượng mà họ cần
thuyết phục là ai? Nhằm mục đích gì ? Để đạt được kết quả như mong muốn họ
cần phải tiến hành ra sao?
Có lẽ khác một số kỹ năng khác, kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp thể hiện
trong cả cách ăn mặc, ngôn ngữ nói, cử chỉ, thái độ của chủ thể tham gia giao tiếp
đến việc vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có vào việc thuyết phục người
khác. Vì thế, kỹ năng thuyết phục có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi một
SV, nó tạo cho họ những cơ hội để chiếm được cảm tình của mọi người, được mọi
người yêu mến, coi trọng.
Tóm lại , tuy có sự phân chia một cách tương đối giữa các kỹ năng thành phần của
KNGT trong HDHT nhưng giữa các kỹ năng này lại có mối liên hệ mật thiết với
nhau; kỹ năng này là cơ sở đề hình thành nên kỹ năng kia. Giữa chúng có mối
quan hệ phụ thuộc bổ xung cho nhau vì vậy khi phát triển kỹ năng giao tiếp trong
HĐHT của sinh viên cần phải xem xét các nhóm kỹ năng này trong một chỉnh thể
thống nhất. Một sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập không thể có kỹ
năng này mà không có các kỹ năng còn lại. Cụ thể muốn tạo lập và xây dựng nên
các mối quan hệ trước hết mỗi SV phải biết quan tâm tới nhu cầu, sở thích của
người khác, biết lắng nghe các bạn; thể hiện thành ý và thái độ tôn trọng người
khác qua việc lắng nghe. Lắng nghe có hiệu quả cung cấp các thông tin quan trọng
cho quá trình diễn đạt, kết quả của việc diễn đạt phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
20
thông tin đưa ra. Trong khi đó ngoài yêu câù vê tính linh hoạt mêm dẻo cũng như
khả năng tư chủ cảm xúc hành vi thì khả năng diên đạt tôt, mạch lạc, ngắn gọn, dễ
hiểu lại là cơ sở để hình thành nên kỹ năng thuyết phục. Người có được khả năng
thuyết phục người khác rất dễ chiếm được cảm tình của mọi người vì vậy khả năng
thiết lập và duy trì các mối quan hệ gặp nhiều thuận lợi, có hiệu quả cao.
21
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Khoa mầm non thuộc trường cao đẳng Vĩnh Phúc được
chính thức thành lập vào năm 1997. Nhưng ở khoa có các mảng hoạt động dạy và
học hết sức đa dạng.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 56 sinh viên k14 thuộc hệ đào tạo
chính quy thuộc khoa mầm non – Cao đẳng Vĩnh Phúc.
Khách thể nghiên cứư là SV được phân bố như sau:
Sinh viên Số lượng Giới tính Tỉ lệ %
Nam Nữ
Sinh viên k14 56 0 56 100%
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứư lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu tài liệu có ý nghĩa là xem xét các thông tin có sẵn
trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên
cứu của đề tài nhất định.
Trong khóa luận này, trên cơ sở phân tích những tài liệu có liên quan đến kỹ
năng, hoạt động học tập, kỹ xảo, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học
tập của sinh viên chúng tôi đã đưa ra hệ thống khái niệm với bạn trong học tập”
2.2.2. Phươnng pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đó là phương pháp xác định sơ bộ
những thông tin cần thiết thu được cho đề tài nghiên cứu, nhằm mục đích giúp
người nghiên cứu tìm hiểu sâu một vấn đề nhất định.
22
Trong nghiên cứu này tôi đã xây dựng bản hỏi nhằm mục đích khảo sát mức độ
hình thành kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập với bạn của sinh viên mầm
non bao gồm 4 nhóm kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thuyết phục
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ
+ Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi
Bảng câu hỏi được sắp xếp xen kẽ nhau tạo điều kiện cho khách thể có thể lựa
chọn những phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của mình. Đồng thời
cũng tạo điều kiện cho họ tự do trả lời theo quan điểm của mình.
Bảng hỏi thứ nhất dành cho khách thể nghiên cứu là sinh viên bao gồm 13
câu, cấu trúc của bảng hỏi chia thành 4 phần.
- Phần 1 gồm: 3câu (từ câu 1 cho tới câu số 2) với mục đích tìm hiểu nhận
thức của họ về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập.
- Phần 2 gồm: 4 câu (câu 3, 4 , 5 và câu 6) với mục đích tìm hiểu thực trạng
mức độ hình thành của 4 kỹ năng giao tiếp cụ thể.
- Phần 3: câu 7 với mục đích tìm hiểu các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của chúng tới việc hình thành và rèn luyện từng loại kỹ
năng giao tiếp cụ thể.
Trên cơ sở xây dựng bảng hỏi lấy ý kiến từ SV để tìm ra được thực trạng,
những khó khăn giao tiếp trong học tập với bạn của SV để từ đó tìm hiểu
những kiến nghị và mong muốn của họ với lớp, khoa, trường nhằm nâng cao
kỹ năng giao tiếp của sinh viên mầm non.
2.2.3. Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích làm sáng tỏ các nội dung
nghiên cứu và hỗ trợ cho các phương pháp khác trong quá trình thu thập thông tin.
Chúng tôi đã tiến hành quan sát các giờ thảo luận, nghe giảng, xemina và một số
giờ thực hành tại cơ sở để làm rõ một số vấn đề: cách trình bày một vấn đề của SV
23
trước lớp, khả năng nghe giảng, thảo luận qua đó có những nhận định khách quan
hơn về các KNGT được hình thành ở SV mầm noa HĐHT.
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Để đánh giá được mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập
của sinh viên mầm non qua phiếu điều tra bằng bảng hỏi, chúng để xử lý và phân
tích số liệu nghiên cứu của đề tôi tiến hành xử lý số liệu. Trong quá trình phân tích
thông tin, đề tài sử dụng các công thức thống kê toán học để tính tỉ lệ phần trăm,
điểm trung bình; và kiểm định hệ số tương quan.
2.3. Tổ chức nghiên cứu đề tài
- Từ tháng 12/ 2011 đến tháng 01/ 2012: Thu thập tài liệu văn bản liên quan
đến đề tài, phân tíh khái quát hóa văn bản để xây dựng đề cương nghiên cứu chi
tiết.
- Từ tháng 02 đến 05/ 03/ 2012: Xây dựng và viết cơ sở lý luận của đề tài, hoàn
thành bảng hỏi.
- Từ 05/ 03 đến 05 / 04 / 2012: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và xử lý số
liệu.
- Từ ngày 06/ 04 đến ngày 10/ 05 /2012: Phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên
các số liệu và thông tin thu được.
- Từ ngày 11 đến ngày 15/05/2012 chỉnh sửa, in ấn nộp đề tài.
24
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp trong học tập của sinh viên mầm non
KNGT là một trong những kỹ năng sống quan trọng đối với tất cả mọi người
trong đó có sinh viên mầm non. Trong điều kiện và thời gian cho phép, đề tài
nghiên cứu này chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu 4 nhóm kỹ năng giao tiếp cụ thể
đó là: Kỹ năng tiếp xúc và thiết ;lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự
chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng thuyết phục.
Trước khi khảo sát mức độ hình thành KNGT trong học tập của sinh viên
mầm non, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của họ về vai trò và tầm quan
trọng của kỹ nằn này: 91,3% SV được hỏi nhận thức được rằng KNGT có vai trò
rất quan trọng trong học tập. Họ cho rằng nhờ có KNGT mà học tập trở nên thuận
lợi hơn. Mỗi SV có thể dễ dàng trao đổi những vấn đề mình chưa hiểu cũng như
nhuãng vấn đề mà họ quan tâm với bạn bè. Như vậy KNGT đã trở thành một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng tới học tập của SV, nhờ đó mà học tập ngày càng có hiệu
quả, kết quả học tập thu được ngày càng tiến bộ. Hơn nữa trong giao tiếp mầm
non, nhân cách con người được hình thành và phát triển.
Sau khi khách thể lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nhỏ đến lớn đối
với 4 nhóm kỹ năng kể trên. Kết quả xử ký số liệu được thể hiện ở bảng 1.
Kết quả cho thấy, KNTX & TLMQH được đánh giá quan trọng hơn cả (36,9%
SV) với ĐTB = 2,67 (gần giá trị xếp thứ 2 hơn các kỹ năng khác). Theo SV này
học tập chỉ có thể xác lập và vận hành khi họ tạo dựng được nhiều mối quan hệ
thân thiện cởi mở với bạn bè.
Bởi lẽ: “ Mọi viếc khó có thể bắt đầu được nếu chúng ta chẳng có một mới
quan hệ nào cả, kết quả của một hoạt động bất kỳ kể ca việc học tập cũng ảnh
25