Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.24 KB, 23 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển cuả đất nước, cùng nằm trong xu thế
chung của thời đại, ngàng giáo dục nước nhà cũng phát động phong trào thay đổi
phương pháp dạy học nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội. Phương pháp
dạy học truyền thống của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu, lấy người thầy làm trung
tâm và có nhiều yếu tố không còn phù hợp với sự năng động của xã hội hiện tại,
trong các phương pháp dạy học mới vừa kế thừa những điểm mạnh của phương
pháp truyền thống vừa có những thay đổi để học trò sẽ đóng vai trò trung tâm trong
quá trình dạy học và khi đó học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức.
Nhà nước ta cùng với bộ giáo dục đã bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức
nhằm đổi mới phương dạy học vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cả thầy và trò
lâu nay. Lần gần đây nhất là dự án “Việt – Bỉ” được triển khai trong năm học 2011
- 2012 đã đưa ra các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, trong số đó phải kể
tới một loạt kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực như: kĩ thuậ đặt câu hỏi; kĩ
thuật khăn phủ bàn; kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật sơ đồ tư duy; kĩ thuật “KWL’’; kĩ
thuật học tập hợp tác; kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực; phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác; phương pháp dạy học hợp đồng;
phương pháp dạy học theo góc; phương pháp dạy học theo dự án; phương pháp dạy
học vi mô. Trong số đó có kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sơ đồ tư duy cùng với
1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là gần với điều kiện thực tế của nước
ta hơn cả.
Trong các giờ học thì hệ thống câu hỏi đóng vai trò quan trọng vì những câu
hỏi trong một tiết học sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động hay
chủ động. Từ ngàn xưa tới giờ trong giờ học luôn luôn có những câu hỏi được đưa
ra, nhưng tại sao trong dự án “Việt – Bỉ” lại trở thành kĩ thuật dạy tích cực. Thật
vậy trong bất kỳ phương pháp nào, kĩ thuật dạy học nào cũng phải cần có những
câu hỏi để nêu lên vấn đề cần tìm hiểu, quan trọng hơn là nêu câu hỏi như thế nào
về vấn đề cần được tìm hiểu để phát huy được tính tích cực của học sinh và để đổi


mới được phương pháp dạy học, đồng thời kế thừa được những điểm mạnh của
phương pháp dạy học truyền thống( vì đổi mới không có nghĩa là bỏ đi tất cả).
Sau hơn một năm từ lúc được tập huấn về các kĩ thuật và phương pháp dạy
học tích cực cùng với kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giảng dạy tôi lựa
chọn viết đề tài: “Một số kinh nghiệm Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng
câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT”.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này có những nội dung chính sau:
A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề
C. Kết luận và đề xuất
2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trong các tiết học, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là
một trong những yếu tố quyết định chất lượng của tiết học. Thay cho việc thuyết
trình, đọc, chép thì giáo viên đưa ra chuỗi những câu hỏi liên quan tới nội dung bài
học để học sinh tự suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung học, đồng thời
khuyến khích học sinh động não suy nghĩ tham gia thảo luận xoay quanh nội dung
trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng,
dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện
tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Trong quá trình đàm thoại,
giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi sang tạo, phát hiện kiến thức
mới, đồng thời qua đó học sinh có nhiều niềm vui, hứng thú của người khám phá và
tự tin khi thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp của mình. Kết quả là học
sinh vừa lĩnh hội được kiến thức đó, vừa biết được cách thức đi đến kiến thức đó,
trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo
cấp độ tư duy như vậy rõ ràng mất rất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải,
nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh.
Theo tài liệu của dự án “Việt – Bỉ” thì câu hỏi được chia thành hai loại là:

câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
duy nhất đúng hoặc sai, có hoặc không, câu hỏi đóng thường được dùng trong phần
kết bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu được nhiệm vụ và những hướng dẫn cần
thực hiện trong phần phát triển bài hay chưa. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có nhiều
cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở giáo viên tạo cơ hội cho học sinh trao đổi ý kiến
của cá nhân. Một số dấu hiệu để nhận ra câu hỏi mở và phân loại câu hỏi mở:
- Câu hỏi mở lấy thông tin: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra
những băn khoăn về tình huống hiện tại. Thường mở đầu các câu hỏi bằng các cụm
từ như: khi nào…? Cái gì…? Đến đâu…?
- Câu hỏi giả định: Giúp học sinh vượt qua khuôn khổ của tình huống hiện
tại. Ví dụ như: Điều gì xảy ra nếu…?
- Câu hỏi hỏi ý kiến được sử dụng để khai thác suy nghĩ của học sinh về một
số chủ đề. Thường được bắt đầu bằng các cụm từ như: Em nghĩ gì về điều này? Ý
kiến của em về….? Hãy cho biết…?
Đặc điểm của những câu hỏi mở tốt:
- Ngắn gọn, đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều,
không đi thẳng vào vấn đề.
- Câu hỏi phải rõ ý không nên đặt câu hỏi quá chung chung
- Bắt đầu câu hỏi bằng từ hỏi đúng vào nội dung cần hỏi.
- Câu hỏi đưa ra phù hợp với nội dung, chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lí,
vốn từ, trình độ của người được hỏi.
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
II. Thực trạng của vấn đề.
Trong thực tế việc bỏ thời gian để soạn thảo ra hệ thống câu hỏi trước khi lên
lớp đang còn được xem nhẹ vì việc đặt câu hỏi trong từng giờ dạy đó được xem là
điều đương nhiên và cũng không khó mấy chỉ việc đọc giáo án, nội dung bài học là
có thể tự đưa ra được câu hỏi cần gì phải mất nhiều thời gian. Nếu suy nghĩ như

vậy việc đặt câu hỏi cho mỗi bài dạy không mất nhiều thời gian và công sức.
Vấn đề tưởng trừng như đơn giản vậy nhưng không hề đơn giản chút nào vì
việc nêu lên câu hỏi như thế nào để đảm bảo được nội dung kiến thức, phù hợp với
đối tượng học sinh, đồng thời phát huy được tính tích cực, tạo được niềm hứng thú
cho học sinh trong quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức, đặc biệt là cân đối độ khó
dễ của câu hỏi, phần nào nên có những câu hỏi khó, phần nào cần có những câu hỏi
dễ, khi nào thì nên dùng câu hỏi đóng, khi nào nên dùng câu hỏi mở.
Trong các tiết dạy đôi khi giáo viên đưa ra những câu hỏi khó, rồi sau đó
phải tự trả lời hay đưa ra câu hỏi sau đó lại gợi ý quá nhiều khiến cho học sinh
không phát huy đươc khả năng tự khám phá, tính độc lập suy nghĩ như vậy đã hạn
chế khả năng tự học của học sinh. Hay trong các tiết học giáo viên đưa ra quá nhiều
câu hỏi vụn vặt, cùng một nội dung nhưng giáo viên lại đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ,
làm như vậy có thể học sinh cảm thấy dễ hiểu hơn nhưng lại có một tác hại là
không hệ thống hóa được kiến thức một cách logic và không phát được khả năng tư
duy của học sinh. Hay chỉ đưa ra những câu hỏi mà học sinh không cần phải suy
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
nghĩ sâu mà vẫn trả lời được như vậy sẽ tạo cho học sinh cảm giác cái gì cũng biết
nên không chịu tìm tòi để học hỏi thêm. Hay khi giáo viên vừa đọc xong câu hỏi đã
gọi ngay học sinh lên trả lời, nhằm tránh tình huống “cháy” giáo án trong các bài
mà nội dung kiến thức dài.
Do đặc thù của môn hóa là môn học thực nghiệm và điều kiện cơ sở vật chất
của các phòng thí nghiệm đang còn hạn chế nên việc kiểm nghiệm lại những kiến
thức lý thuyết vừa được học cũng còn chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó
những kiến thức thuộc các phần tính chất vật lý hay phần điều chế thường được để
học sinh tự học và chấp nhận những nội dung sách giáo khoa đưa ra nên phần này
thường được giáo viên đặt câu hỏi là các em hãy nghiên cứu sách giáo khoa hãy
cho biết tính chất vật lý của một chất nào đó. Còn phần tính chất hóa học thường
được giáo viên gọi học sinh lên bảng viết phản ứng rồi nhận xét vai trò của các chất
trong các phản ứng đó, phương pháp này sẽ phù hợp với học sinh trung bình và

yếu, còn sẽ hạn chế cho sự phát triển nhận thức và tư duy của học sinh khá giỏi.
Trước thời điểm tập huấn về các kĩ thuật và phương dạy học tích cực cách
đặt câu hỏi trong giờ dạy được coi là việc rất bình thường, đương nhiên phải có,
chưa được gọi là một kĩ thuật dạy học tích cực. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi với
số lượng bao nhiêu, nội dung câu hỏi, độ khó, dễ của câu hỏi trong một tiết học
cũng chưa được đầu tư về thời gian và công sức.
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Vấn đề đặt câu hỏi và phân loại được câu hỏi cần nhiều thời gian để nghiên
cứu, lựa chọn ngôn từ phù hợp trong câu hỏi để phù hợp với nội dung của bài nên
việc xây hệ thống câu hỏi cho mỗi bài học chưa được các giáo viên chú trọng thực
sự.
Từ thực trạng trên cùng với kiến thức được tập huấn về “kỹ thuật đặt câu
hỏi” tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu
hỏi cho bài clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao”. Đây cũng là bài
học trọng tâm của môn hoá học.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
III.1. Giải pháp.
Việc đặt câu hỏi trong giờ dạy cũng nằm trong phương pháp dạy học truyền
thống bây giờ chuyển thành kĩ thuật dạy tích cực thì trước giờ lên lớp chúng ta nên
xây dựng một hệ thống câu hỏi sao học sinh được đóng vai trò trung tâm trong tiết
học. Để tránh các hiện tượng trong thực tế và nâng cao chất lượng tiết học thông
qua việc soạn thảo hệ thống câu hỏi, muốn làm được điều này thi mỗi giáo viên
chúng ta nên:
- Đọc nội dung bài học thật kỹ, nắm đúng kiến thức trọng tâm của bài, nắm
rõ điều gì học sinh cần biết, phần nào cần mở rộng, phần nào cần giảm tải bớt.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy đáp ứng được các
yêu cầu như: độ khó, dễ của câu hỏi sao cho phù hợp với năng lực của người học,
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

vừa phải kích thích được tính tự suy nghĩ, tự tìm tòi để phát hiện và tiếp thu kiến
thức một cách chủ động.
- Lựa chọn số lượng câu hỏi sao cho phù hợp với thời lượng 45 phút của một
tiết học cũng rất quan trong, thông thường trong một tiết học chỉ nên có từ 4 tới 5
câu hỏi trong đó có một tới hai câu hỏi lớn, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng nhận thức của học sinh. Nếu học sinh khá giỏi việc đưa ra câu hỏi lớn sẽ phát
huy được khả tư duy của học sinh và kích thích tính tự tìm tòi để trả lời câu hỏi,
bên cạnh việc đưa ra lượng câu hỏi phù hợp cũng tạo được thời gian cho học sinh
tự suy nghĩ. Nếu học sinh yếu, kém và trung bình thì sẽ gặp khó khăn, lúc này
chúng ta lại phải đưa ra những câu hỏi nhỏ và một tiết học lúc này có lên tới cả
chục câu hỏi.
- Lựa chọn cách đặt câu hỏi cho phù hợp, với nội chính của bài nên sử dụng
dạng câu hỏi mở, cho tới khi cũng cố bài chúng ta sẽ dùng câu hỏi đóng.
- Khi sử dụng câu hỏi phải khéo léo. Với những câu hỏi lớn thì cách tốt nhất
là dùng phiếu học tập phát tới học sinh vì học sinh nghe một, hai lần sẽ không ghi
nhớ được nội dung câu hỏi.
- Xây dựng câu hỏi theo cấp độ tư duy: biết, hiểu, vận dụng tức dễ, vừa, khó.
- Với phần tính chất vật lý và phần điều chế thì dùng câu hỏi ở mức độ biết
hoặc hiểu để giành thời gian phân tích sâu vào phần tính chất hoá học. Phần tính
chất hoá học cần có những có hỏi thuộc vào cả ba mức độ: Biết, hiểu, vận dụng.
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
III.2. Tổ chức thực hiện.
Trong thời lượng nhất định và với trình độ nhận thức của các lớp tôi đang
dạy trong năm học vừa qua, tôi áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng hệ thống
câu hỏi cho bài: “CLo” của môn Hóa lớp 10 đối với học sinh học chương trình
nâng cao.
1. Xác định trọng tâm của bài dạy:
Đối với bài Clo thuộc chương trình lớp 10 – Nâng cao. Trong phân phối
chương trình thì bài này được chia làm hai tiết dạy, với kinh nghiệm đi dạy của tôi

thì tôi gắt bài như sau: Tiết 1 đến hết phần tác dụng với nước và với dung dịch
kiềm. Tiết 2 là phần còn lại của bài. Kiến thức trọng tâm của cả bài là học sinh phải
nắm được tính chất vật lý, tính chất hóc học đặc trưng và cách điều chế Clo và tầm
quan trọng của clo đối với cuộc sống, đặc biệt là nắm được các phản ứng chứng
minh tính chất hóa học của clo. Kỹ năng cần đạt được là viết thạo các phản ứng và
sử dụng lý thuyết để làm bài tập thực nghiệm
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Tính chất vật lý.
Có thể đưa ra hai câu hỏi sau:
Câu 1a. Hãy cho biết tính chất vật lý của clo?
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Câu 1b. Có một bình chứa đầy Clo, có thể mở nắp bình hay không? Khi mở nắp
bình có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Dẫn lượng khí clo này qua nước có
lẫn quỳ tím thì có hiện tượng gì? Giải thích?
Phân loại hai câu hỏi trên:
Câu 1a thuộc mức độ biết vì phần này đã học trong bài khái quát về nhóm halogen.
Câu 1b. thuộc mức độ hiểu vì học sinh phải đọc hết phần tính chất vật lý và suy
nghỉ rồi mới trả lời được câu hỏi.
Tính chất hoá học. Các câu hỏi dùng trong tiết 1 của bài clo.
Câu 2. Nguyên tố Clo có những trạng thái số oxi hoá nào? Từ đó hãy dự đoán tính
chất hoá học của Cl
2
? Khi nào thì Cl
2
thể hiện tính chất đó?
Câu 3. Clo phản ứng với kim loại và H
2
như thế nào? Viết phản ứng minh họa?
Câu 4. Hãy cho biết khả năng phản ứng của clo với nước và dung dịch kiềm? Viết

phản ứng minh họa?
Câu 5. Tìm ô chữ (thực hiện vào phần cũng cố bài khi hết tiết1) trong cột dọc dựa
vào các dữ kiện sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Hàng thứ (1). gồm 3 chữ cái. Đây là nguyên tố gì? Nguyên tố này ở điều
kiện thường là chất khí màu vàng?
10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Hàng thứ (2). gồm 3 chữ cái. Là từ còn thiếu trong câu sau: Khi cho Au tác
dụng với Cl
2
thì không có phản … ra.
Hàng thứ (3). gồm 5 chữ cái. Tên của một nguyên tố có thể tác dụng với Clo
ở điều kiện thường.
Hàng thứ (4). gồm 5 chữ cái. Tên của một chất khí nhẹ nhất có khả năng tác
dụng với Cl
2
.
Hàng thứ (5). gồm 3 chữ cái. Tên của một nguyên tố cùng nhóm với Clo
nhưng khả năng hoạt động hoá học mạnh hơn?
Hàng thứ (6). gồm 6 chữ cái. Tên của sản phẩm thu được khi cho Cl
2
tác
dụng với dd NaOH (loãng) hoặc dd KOH (loãng) ở điều kiện thường.
Các câu hỏi dùng cho tiết 2 của bài clo.

Câu 6. Nêu hiện tượng, viết phản ứng và rút ra kết luận trong các hiện tượng sau:
- Dẫn khí Clo qua dd NaBr
- Dẫn khí Clo qua dd NaI
- Nhỏ dd Brom vào dd NaI có lẫn hồ tinh bột.
Câu 7. Cho Cl
2
tác dụng với các chất sau: SO
2
(có nước), dd FeCl
2
, dd FeSO
4
, dd
H
2
S, khí H
2
S, dd KMnO
4
, O
2
, Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra?Vì sao? Hãy
viết phản ứng để giải thích?
Phân loại các câu hỏi trên:
Mức độ biết: câu 2.
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Mức độ hiểu: câu 3, câu 4, câu 5, câu 6.
Mức độ vận dụng : câu 7
Phần điều chế và ứng dụng

Câu 8. Hãy cho biết cách điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
Câu 9. Clo được dùng làm chất sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch,
xử lí nước thải, trong công nghiệp tẩy trắng…? vì sao clo được dùng như vậy?
3. Phương án sử dụng câu hỏi
Sau khi khâu xây dựng hệ thống câu hỏi hoàn thành, bây giờ đến khâu sử
dụng câu hỏi vào giờ học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi vào giấy(đặc biệt là những câu hỏi lớn) và
nói trước với học sinh rằng các sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Tạo điều kiện cho học sinh tích cực và học sinh thụ động phát biểu ý kiến
- Tránh chỉ tập chung vào một vài cá nhân tích cực
- Có thể cho một học sinh phát biểu vài lần
- Phân phối câu hỏi cho cả lớp.
- Đối với câu hỏi khó, giáo viên có thể gợi y ngắn gọn
- Câu hỏi phức tạp cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên có thể dựa vào câu trả lời của học sinh đặt tiếp câu hỏi
- Đối với những câu trả lời đúng, cần phải khen gợi và khẳng định là học sinh
đã trả lời đúng. Đối với những câu trả lời sai thì không nên vội vàng kết luận
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
là sai mà nên nhờ một học khác nhận xét câu trả lời, chỉ rõ bạn sai chỗ nào,
đúng chỗ nào, bổ sung như thế nào?
4. Phương án sử dụng câu hỏi vào bài clo – lớp 10 – chương trình nâng cao.
4.1. Phần tính chất vật lý: có thể sử dụng một trong hai câu hỏi 1a hoặc 1b.
Nhưng dùng câu 1a thì vừa kiểm tra được kiến thức đã học của học sinh đồng thời
tận dụng được thời gian cho phần sau, câu 1b có thể để kiểm tra miệng vào tiết sau.
4.2. Phần tính chất hoá học.
Câu 2. Giáo viên sẽ nêu bằng lời cho học sinh nghe và nghiên cứu trả lời rồi nhận
xét ý kiến của học sinh, tổng hợp ý kiến đó thành sơ đồ.
Câu 3. Giáo viên cũng nêu bằng lời, cho học sinh suy nghỉ và trả lời câu hỏi này
(trong vòng 7 phút) bằng cách lên bảng viết câu trả lời. Sau khi nhận xét xong câu

hỏi giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi sau (thuộc mức độ vận dụng).
Câu hỏi phụ 1: Cho 16,8 gam kim loại M tác dụng với Clo dư khi đun nóng
thu được 48,75 gam muối. Xác định kim loại M?.
Câu hỏi phụ 2: Cl
2
có khả năng tác dụng với C, P, S hay không? Vì sao?
Câu 4. ở câu này giáo viên sẽ bổ sung thêm điều kiện phản ứng đó là khi đun nóng.
Câu 5. Dùng mày chiếu dùng để hoàn thành câu hỏi củng cố nội dung của tiết 1.
Câu 6. Dùng máy chiếu để học sinh quan sát các thí nghiệm ảo. sau đó trả lời câu
hỏi 6. ở câu này giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Câu 7. Dùng phiếu học tập để học sinh tự trả lời sau đó giáo viên nhận xét.
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
4.3. Điều chế và ứng dụng.
Câu 8 và câu 9 dùng chung một phiếu học tập. Giáo viên cho học sinh tự lên bảng
trình bày. rồi nhận xét.
Sau đó giáo viên giao cho học sinh một bài tập về nhà: vẽ sơ đồ tổng hợp
tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế của bài Clo. Hôm sau mang nộp cho cô
giáo.
IV. Kiểm nghiệm thực tế của đề tài.
Sau khi thực hiện hệ thống câu hỏi trên ở hai lớp 10B
1
và 10B
2
trong đó lớp
10B
2
đứng sau lớp 10B
1
tôi phát phiếu thăm dò học sinh và thu được kết quả của đề

tài như sau:
Kết quả phiếu thăm dò số 1. Đánh giá câu hỏi
Mức độ
lớp
Dễ Trung bình khó
10B
1
Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,6,8,9 Câu 7 và hai câu hỏi
phụ của câu 3
10B
2
Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,9 Câu 7 và câu hỏi phụ
của câu 3, câu 6,8
Ý kiến nhận xét chung:
• Những câu hỏi trong bài đều rõ ràng và nêu đúng nội dung của bài học
và các em đều tự nghiên cứu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa
để tự trả lời câu hỏi. Cả hai lớp đều thấy thích thú với câu hỏi số 5.
14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
• Đa số học sinh nói rằng thích học theo kiểu giáo viên nêu câu hỏi sau
đó cho học sinh tự tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và sau đó
tổng hợp lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy.
Kết quả của phiếu thăm dò số 2. Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
HS hiểu bài ngay tại lớp HS hiểu bài hơn khi về nhà học lại
số lượng tỷ lệ số lượng tỷ lệ
Lớp 10B
1
35 76,09% 11 23,91%
Lớp 10B
2

27 61,36% 17 38,64%
Ghi chú: sĩ số của lớp 10B
1
là 46, sĩ số của lớp 10B
2
là 44.
Qua kết quả này cho thấy việc đầu tư vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi
cho bài dạy càng quan trọng và cần thiết như thế nào. Khi học sinh hiểu được câu
hỏi và tự trả lời được câu hỏi như vậy học đã hiểu được bài và nắm được nội dung
trọng tâm của bài lúc đó kết quả học tập của học sinh sẽ tiến bộ.
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
I. Kết luận
Qua thực tế giảng dạy và trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi
rút ra được một số kết luận như sau:
16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Việc đầu tư thời gian và công sức ra để xây dựng câu hỏi cho mỗi bài học là
rất cần thiết và quan trọng vì nó sẽ quyết định tới sự thành công của tiết học
và phát triển tư duy nhận thức của học sinh.
Trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi phải nghiên cứu kỹ trọng tâm của bài
và nội dung của bài học.
Với hệ thống câu hỏi vừa với trình độ nhận thức của học sinh sẽ không khiến
học sinh thấy chán nản vì khó hiểu và khó tiếp thu kiến thức.
Khi xây dựng câu hỏi cần phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức: Biết,
hiểu, vận dụng. Tuy nhiên trong một bài học phải cân đối số lượng câu hỏi
biết, hiểu, vận dụng sao cho hợp lý, với kinh nghiệm còn ít của tôi cùng với
khả năng nhận thức của học sinh tôi đang dạy thì trong một tiết dạy tôi
thường sử dụng 2 câu hỏi ở mức độ biết thuộc vào phần tính chất vật lý và

phần nhận xét chung của tính chất hoá học (phần đầu của tính chất hoá học).
2 câu hỏi ở mức độ hiểu và 1 câu hỏi ở mức độ vận dụng thuộc phần tính
chất hoá học, điều chế, ứng dụng.
Cân đối thời gian sử dụng mỗi câu hỏi.
Khi sử dụng câu hỏi cần cho nhiều học sinh tham gia trả lời cùng một câu
hỏi kể cả khi em đầu tiên trả lời đúng. Giáo viên chủ động gọi hỏi ý kiến của
cả những học sinh không xung phong và học chậm hơn các bạn xung phong.
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Người giáo viên sẽ đóng vai trò hướng dẫn học sinh tìm hiểu lần lượt nội
dung của bài một cách trình tự có logic dựa vào những câu hỏi đặt ra, đặc
biệt phải tổ chức làm sao cho số lượng học sinh tham gia trả lời câu hỏi là
nhiều nhất có thể.
II. Đề xuất
Qua nội dung của sáng kiến kinh nghiệm tôi xin đưa ra các đề xuất sau:
 Thứ nhất: Tuỳ thuộc vào từng giáo viên mà khi dạy chúng ta sẽ đưa ra những
câu hỏi khác nhau vì vậy trong các cuộc họp tổ chuyên môn, các thành viên
cùng nhóm chuyên môn cùng nhau thảo luận xây dựng nên hệ thống câu hỏi
cho một bài nào đó và phương án sử dụng câu hỏi trong bài, rồi dần dần sẽ
xây dựng được hệ thống câu hỏi cho từng chương, từng khối, từng ban, với
mục đích cuối cùng nhằm nâng cao chất lượng học của học sinh mình dạy.
Khi tham gia xây dựng nên hệ thông câu hỏi mỗi giáo viên cũng sẽ học hỏi ở
đồng nghiệp về chuyên môn, cùng nhau bồi dưỡng chuyên môn.
 Thứ hai: Trước khi lên lớp mỗi giáo viên xây dựng nên một hệ thống câu hỏi
và phân loại chúng theo mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng.
 Thứ ba: Cùng một vấn đề chúng ta có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau và
cũng chia thành ba cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng. Bên cạnh những câu hỏi
chính có thể đưa ra những câu hỏi phụ phục vụ khai thác nội dung của câu
hỏi chính. (câu hỏi phụ có thể sử dụng trong tiết học hoặc giao về nhà).
18

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
 Thứ tư: Khi nhận xét câu trả lời của học sinh cần có thái độ khích lệ học
sinh. Với học sinh trả lời sai thì nên tránh dùng các cụm từ như: “Em sai rồi”
hay “em trả lời như vậy là không đúng”… mà nên hỏi thêm một ý kiến của
bạn khác rồi giáo viên hãy đưa ra ý kiến nhận xét và kết luận vấn đề. Với
những học sinh trả lời đúng cần khen gợi. Như vậy những học sinh trả lời sai
cũng không ngại ngùng, không mất tự tin vẫn giữ được tinh thần tham gia
góp ý cho những câu hỏi sau, còn những học sinh trả lời đúng sẽ thấy tự hào
vào vui vẽ và tự tin vào bản thân.
Có nhiều cách đặt câu hỏi, sử dụng câu hỏi và phải kết hợp với nhiều phương
pháp cũng như các phương tiện dạy học để hoàn thành một tiết học nhưng với mục
đích chung làm thế nào để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, tích cực tham gia
quá trình dạy học, yêu mến môn học, tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Để đào
tạo học sinh trở thành người có tính tự lập chủ động sáng tạo giải quyết vấn đề
trong mọi tình huống, đáp ứng được nhu câu của xã hội hiện đại đó là mục tiêu của
việc áp dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực vào dạy học.
Thanh hoá, ngày 20/05/2013
19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi tự viết, không sao chép
của ai.
Người cam đoan
Lê Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao
2. Thiết kế bài giảng (tập 2) hoá học 10 của Cao Cự giác – chủ biên
3. Thiết kế bài soạn: Hoá học 10 nâng cao – Các phương án dạy học
Của tác giả Đặng Thị Oanh - chủ biên
20

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
4. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Của Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án “Việt - Bỉ”.
21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
22
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2
II. Thực trạng của vấn đề 3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 4
III.1. Giải pháp 4
III.2. Tổ chức thực hiện 5
1. Xác định trong tâm của bài 5
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi 5
3. Phương án sử dụng câu hỏi 6
4. Phương án sử câu hỏi vào bài Clo - lớp 10- nâng cao 7
IV. Kiểm nghiệm thực tế của đề tài 7
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
23

×