Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ TRANH ĐỀ TÀI Ở BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.64 KB, 7 trang )

PHÒNG GD & ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Tiểu học Gi Rai B Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY VẼ TRANH ĐỀ TÀI Ở BẬC TIỂU HỌC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó
giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp
dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ cho
học sinh.
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1-Cơ sở lý luận:
Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật tại trường qua thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là môn học bắt buộc trong 9 môn
học của trường tiểu học. Có nhận xét đánh giá, xếp loại từng học kỳ, cuối năm.
Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là
- Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.
- Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.
- Vận dụng những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày.
Qua thời gian giảng dạy để góp phần tham gia phong trào sáng kiến kinh
nghiệm do Ngành tổ chức. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Phương pháp dạy vẽ
tranh đề tài ở bậc tiểu học”
2-Cơ sở thực tế :
Môn mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho
học sinh, làm cho các em hồn nhiên, vui tươi, nhận thấy được cái hay cái đẹp
trong cuộc sống xung quanh qua nhiều đề tài. Học sinh rất say mê trong giờ học
mĩ thuật. Bên cạnh có một số phụ huynh học sinh xem nhẹ môn mĩ thuật (không
phải là môn chính) nên ảnh hưởng đến môn mĩ thuật thấp đi và chất lượng giáo
dục thẩm mĩ cũng thấp đi. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn
phải say mê, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và nâng dần chất lượng và đồng bộ xố
quan niệm xem nhẹ môn mĩ thuật. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích luỹ những


phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt
kết quả cao.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1-Thuận lợi:
-Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ chính quy sư phạm mĩ thuật và hệ
chuyên tu cao đẳng mĩ thuật và qua nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn của ngành.
1
1 -
-Hiện nay đối với môn mĩ thuật được ngành trang bị đầy đủ, sách giáo
khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cụ thể, trang bị tranh cùng đồ dùng môn mĩ
thuật rất phong phú.
-Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho hoạt
động giảng dạy và tổ chức học sinh dự thi vẽ vòng Trường, vòng Huyện,
-Môn mĩ thuật hiện nay có chương trình của từng tiết rõ ràng, có hướng dẫn
chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài học.
2-Khó khăn:
-Trường chưa có phòng chức năng về môn mĩ thuật, việc học tập của học
sinh sử dụng màu nước có ảnh hưởng đến môn học khác.
-Còn một số học sinh không có năng khiếu cho rằng môn này học khó.
3-Xc định yêu cầu:
-Về tranh đề tài là vẽ tranh theo chủ đề, vẽ theo ý thích của mình nhưng
đúng theo chủ đề.
-Tranh vẽ theo chủ đề là tranh kết hợp của hai phân môn, vẽ theo mẫu (hình
họa) và vẽ trang trí (màu sắc).
-Vì trong tranh đòi hỏi làm rõ hình tượng trong tranh mà khi nhìn vào
người ta hiểu ý đồ của người vẽ, hình tượng ấy là con vật, đồ vật, con người,
cha, mẹ, cô giáo, học sinh, nông dân, chú bộ đội. Ngồi hình tượng con người,
còn có cảnh vật xung quanh như quê hương, nông thôn, thành thị, miền núi,
miền biển hay cảnh sông nước.
-Màu sắc trong tranh cũng rất quan trọng vì thông qua màu sắc sẽ lột tả

thêm hình ảnh chính, phụ trong tranh.
-Vì thế vẽ tranh đề tài đòi hỏi có sự kết hợp hài hồ của hai phân môn hình
hoạ và trang trí.
-Học sinh phải hiểu rõ tranh đề tài , vẽ theo đề tài gì ? Từ đó học sinh bước
đầu hình thành được ý chính, ý phụ từ ngôn ngữ chuyển sang thể hiện.
-Vẽ tranh đề tài không lập lại khuôn mẫu mà đòi hỏi có sự sáng tạo (ở bậc
tiểu học không đòi hỏi cao)
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
-Giáo viên chú ý ngay từ đầu cấp về năng lực của học sinh. Để từ đó giáo
viên kịp thời bồi dưỡng những bước cơ bản và giảng giải cho học sinh hiểu như
thế nào là vẽ đẹp và thế nào là chưa vẽ đẹp.
-Dạy vẽ tranh, giáo viên phải có nhiều tranh minh hoạ, để học sinh quan
sát, phải có 2 hoặc 3 tranh minh hoạ cho một bài.
-Học sinh hiểu vẽ tranh đề tài là tranh vẽ theo một chủ đề cho trước, phải
theo cách mình thích, phải đúng chủ đề.
-Mục đích của vẽ tranh đề tài là nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinh trí
nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp cho các em nhận thức về cái hay cái đẹp của
thế giới xung quanh. Màu sắc và cảm xúc của bản thân. Qua đó các em yêu
2
2 -
thích cái đẹp và mong muốn thể hiện nó qua cuộc sống. Lứa tuổi tiểu học là giai
đoạn mầm móng của hoạt động sáng tạo. Chúng ta cần có sự tác động đúng
hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề để cho
các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh.
1. Cc phương php thường được p dụng trong giảng dạy mĩ thuật:
 !"#
-Trước khi vẽ đề tài, căn cứ vào nội dung đề tài mà giáo viên yêu cầu học
sinh về nhà hoặc trên đường đi hãy quan sát sự vật xung quanh có liên quan đến
đề tài.
VD:Chuẩn bị tranh đề tài về con vật quen thuộc, giáo viên yêu cầu học sinh

quan sát con vật mà em biết như con mèo nhà em, hay những con vật khác, hoặc
sưu tầm các tranh, ảnh con mèo. Gợi ý học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng
đặc trưng của con mèo như tai nó như thế nào; đặc điểm mắt, mùi miệng, râu,
thân, chân, đuôi dài ra sao, lông màu gì? Hoặc vẽ đề tài phong cảnh quê hương,
giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình
văn hố của địa phương hay những cảnh mà em yêu thích nhất như bờ tre, bến
nước, cây đa, sân đình, màu sắc của đồ vật. Giáo viên gợi ý các con vật gần gũi
xung quanh như trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt, lợn …Đối với học sinh ở đô thị thì
giáo viên gợi ý khi đi chơi công viên các em chú ý quan sát các con vật như voi,
hươu, cá sấu, khỉ. Từ những yêu cầu thường xuyên này dần dần hình thành ở các
em thói quen quan sát và vốn trừu tượng phong phú trí nhớ của các em.
Nhờ đó trong giờ học vẽ giáo viên có thể đàm thoại với học sinh về đề tài
tự chọn. Các em nhớ lại và tưởng tượng lại những con vật, đồ vật, quan cảnh đã
quan sát được trong cuộc sống, sau đó thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với
nét vẽ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy tranh vẽ của học sinh sẽ phong
phú sinh động hơn và bắt chước tranh mẩu hoặc tranh vẽ các bạn. Giáo viên cần
tập luyện cho các em biết quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Tức là từ hình dáng
khái quát đến các đặc điểm chi tiết.
Trong giờ học, giáo viên cần chuẩn bị một số tranh vẽ của học sinh các lớp
trước, có bài vẽ chưa tốt, bài vẽ tốt để học sinh quan sát nhận xét. Từ đó các em
nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn, việc quan sát
nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dần dần hình thành thị hiếu và kỹ năng
thẩm. Giúp cho các em học tập được kinh nghiệm của bản thân. Như vậy khi vẽ
tranh các em sẽ phát huy những mặt tốt, hạn chế trong cách sắp xếp bố cục và sử
dụng màu sắc.
Sau khi học sinh quan sát nhận xét tranh mẫu, giáo viên cần hướng dẫn
phân tích các sắp xếp bố cục trong tranh đâu là hình ảnh, đâu là hình ảnh chính ,
đâu là hình ảnh phụ.
Qua đó thể hiện nội dung của chủ đầ như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra
sao…sự phân tích của giáo viên sẽ củng cố thêm những kiến thức về cách vẽ

3
3 -
tranh cho các em, để tránh trường hợp sao chép và bắt chước hình vẽ mẫu thì tất
cả các tranh mẫu đều phải cất đi.
 $!#
Dùng đồ trực quan trong vẽ tranh đề tài gần các bài mẫu về đề tài, giáo viên
chuẩn bị từ 1 đến 3 tranh, có thể là những bài vẽ của học sinh các năm trước
hoặc bài vẽ của thiếu nhi.
 $#
Phương pháp này cũng là phương pháp rất quan trọng trong giờ dạy môn
mĩ thuật, bởi vì nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt kết
quả tốt trong môn học này. Chúng ta đều hiểu rằng môn mĩ thuật ở trường tiểu
học nói riêng cũng như trường phổ thông nói chung không phải là nhằm đào tạo
học sinh trở thành hoạ sĩ, như trên đã phân tích, đặc thù của môn học gồm các
hoạt động bên trong và bên ngồi nên khi học sinh thực hành bài vẽ chính là lúc
các em phải hợp hai hoạt động và bộc lộ những suy nghĩ, những cảm nhận của
các em về thế giới xung quanh. Sự bộc lộ đó sẽ được thực hiện một cách dễ
dàng, nên các em đã có kỹ năng thể hiện một cách thuần thục. Vì vậy, nếu
không có thực hành luyện tập thì không thể hình thành được kỹ năng, kỹ sảo cần
thiết. Trong khi các em thực hành vẽ, giáo viên cần phải đến với từng em để
hướng dẫn các em cách bố cục hình vẽ trên giấy, cách sử dụng màu và cách thể
hiện hình tượng với đặc điểm ở mỗi lứa tuổi.
2. Một số hình thức tổ chức giờ dạy vẽ đề tài nhằm pht huy tính tích cực
hoạt động của học sinh.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đang được thực
hiện ở tất cả các môn học.
Đối với việc giảng dạy mĩ thuật, cần vận dụng phương pháp này một cách
hợp lý để phát huy tính tích cực sáng tạo các em, phương pháp dạy học truyền
thống là thầy giảng trò nghe; thầy dạy trò học, cách dạy này làm hạn chế khả
năng sáng tạo của học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thụ

động, chỉ có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh mới tạo
điều kiện cho các em tự kiếm trí thức và tìm cách giải quyết vấn đề, điều đó giúp
cho học sinh hình thành kỹ năng suy nghĩ và sáng tạo một cách độc lập, thầy
giáo là người tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh hoạt động, môn mĩ thuật
là môn học nghệ thuật. Vì vậy, cần được tổ chức hoạt động sau giờ học nhẹ
nhàng, thoải mái mang tính nghệ thuật và phát huy tính tích cực sáng tạo của
học sinh. Có thể tổ chức dạy học bằng các hình thức sau:
%&'()*+#
Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, giáo viên đưa mỗi nhóm một
câu hỏi.
VD: Tranh đề tài về chú bộ đội. Giáo viên đưa mỗi nhóm một câu hỏi về
một binh chủng.
4
4 -
*Nhóm 1: Em biết chú bộ đội bộ binh thường mặc quần áo màu gì? Công
việc chú như thế nào?
*Nhóm 2: Em biết chú bộ đội không quân mặc quần áo màu gì?
*Còn mỗi nhóm tương tự như vậy.
Các nhóm sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý
kiến.
Sau khi nhóm trình bày, giáo viên có thể cho các em xem tranh để các em
quan sát, nhận xét nhằm làm chính xác các biểu tượng về chú bộ đội.
%&,#
Để củng cố bài học sau khi học sinh hồn thành bài vẽ của mình xong. Giáo
viên tổ chức cho các em chơi trò chơi thời gian 3 phút.
VD: Bài vẽ tranh “đề tài con vật mà em yêu thích ”mỗi nhóm 3 học sinh
(thành 3 nhóm) Đại diện cho 3 tổ trong lớp, các em còn lại động viên, cổ vũ cho
nhóm của mình. Lần lượt từng em vẽ con vật của mình mỗi bộ phận là một em
vẽ cho đến hết thời gian thi.
Xem nhóm nào vẽ được nhiều con vật hơn, giáo viên và học sinh cùng nhận

xét các nhóm, tuyên dương nhóm vẽ được nhiều con vật hơn.
Trò chơi không những tạo hứng thú kích thích các em hoạt động tích cực
mà còn giúp cho các em phát triển trí nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của mình.
Trò chơi kết thúc trong giờ học cũng tạo cho các em hào hứng khi xem lại
kết quả bài vẽ của nhóm mình và các nhóm bạn. Các em cũng sẽ sung sướng, tự
hào khi bức tranh của mình được các bạn ưa thích và giới thiệu cho tất cả mọi
người xem. Thông qua việc chọn tranh và giới thiệu tranh dần dần hình thành ở
các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ.
3. Những yêu cầu về vẽ tranh đề tài:
*Trung thực với đề tài có nghĩa là bức vẽ đúng đề tài.
*Hình ảnh chính nổi bật trên bức tranh, có những hính ảnh phụ hỗ trợ
*Biết liệt kê hình ảnh đúng với đề tài.
*Diễn tả rõ ràng, làm bức tranh nổi lên những đường nét, màu sắc.
*Thể hiện được tuổi thơ trong tranh vẽ qua những đường nét, vẽ ngây thơ,
hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, rực rỡ.
*Tóm lại : Dạy vẽ tranh đề tài là tiết dạy vẽ theo trí tưởng tượng, học sinh
phải biết tưởng tượng để vẽ thành tranh. Dạy vẽ theo đề tài, vì vẽ theo đề tài đòi
hỏi học sinh bộc lộ ở mức cao hơn năng lực, có ý nghĩa riêng, có cách cảm thụ
thế giới riêng. Vì vậy, tranh vẽ đề tài tránh được sự sao chép, bắt chước, giống
nhau, tạo điều kiện cho mỗi học sinh điều được sáng tạo, được bộc lộ cái mới,
cái riêng của mình trong tranh.
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
-Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, được áp dụng vào trường tiểu học, đây
không phải chúng ta đào tạo học sinh thành hoạ sĩ , mà đây là chúng ta truyền
5
5 -
thụ cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về thẩm mĩ, tư duy sáng tạo,
cách nhìn nhận, cách suy nghĩ. Đó là nền tảng cho các em học ở cấp II, cũng là
nền tảng sau này các em học những ngành nghề có mang tính chất mĩ thuật như
thiết kế thời trang, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kiến trúc ….

Vậy là người thầy giáo dạy môn mĩ thuật phải có trình độ chuyên môn nhất
định, phải hiểu rõ tâm lý học sinh, phải biết dẫn dắt khơi gợi trí tưởng tượng,
tránh áp đặt các em về ý của mình, phải tôn trọng ý tưởng học sinh.
Biết chọn thời điểm thích hợp, để khuyến khích và động viên học sinh, phải
tạo lồng ghép trò chơi và giáo dục môi trường vào tiết dạy với nhiều hình thức
và nội dung phong phú theo từng phân môn mĩ thuật.
Giáo viên phải có quyết tâm với nghề, có trách nhiệm với giờ dạy của
mình, giảng dạy phải có sự đầu tư suy nghĩ, tìm ra phương pháp mới giúp học
sinh đóng vai trò “chủ động” tìm tòi , sáng tạo, giáo viên đóng vai trò “chỉ đạo”.
Luôn nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nắm bắt kịp thời và chú ý đổi
mới phương pháp ngày càng hiện đại, khắc phục lối dạy chay.
Luôn có học hỏi, trao dồi kinh nghiệm của đồng nghiệp để hiểu rõ thêm cái
mới, cái đẹp, nhằm nâng cao trình độ một ngày một tiến.
Qua dạy vẽ tranh đề tài, giáo viên phải biết uốn nắm học sinh kịp thời khi
vẽ theo đề tài cần đưa kiến thức nhẹ nhàng, hợp lý để học sinh nắm bắt nội dung
đề tài, để chọn hình tượng diễn tả.
Biết phối hợp phân môn mĩ thuật và kết hợp Ban giám hiệu, chuyên môn để
thi các chủ đề (an tồn giao thông, giáo dục môi trường, trường học xanh – sạch –
đẹp).
Giáo viên phải yêu thương học sinh, yêu nghề, luôn luôn nghiên cứu và học
hỏi nhiều kinh nghiệm để phát huy nghiệp vụ ngày càng cao.
-.)/01++'.234(!
5.(6)789:,
;"*<=6+(7"$*>?@AB0(C(4
6'.2*-+01+4(!5'
1!'(2DE0;!'7-"*
FGH.F6)7?I+AJ<
C=8KLMN+OKPQ
R?S TI;
6

6 -
7
7 -

×