Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đề cương báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.67 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Trang
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động chính của
Ngân hàng là: huy động vốn, cho vay, thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính
nhất so với bất kì một tổ chức nào trong nền kinh tế.
Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự
vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Trong cuộc đổi mới của nền kinh tế nước ta hiện
nay không thể phủ nhận vai trò to lớn của Ngành ngân hàng đối với sự phát triển của đất
nước nói chung và thị trường tài chính nói riêng hòa nhập với cộng đồng tài chính trong
khu vực và trên thế giới. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại đã thu
hút được nguồn trong nền kinh tế phục vụ cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Cuối năm 2006 nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO dẫn tới
nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Các ngân hàng cũng mở rộng
quy mô hoạt động của mình bằng cách mở thêm nhiều Chi nhánh và các phòng giao
dịch. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng quốc doanh, ngoại quốc doanh, ngân hàng
nước ngoài góp phần tạo nên sự sôi động trong thị trường tài chính và nền kinh tế. Để
tồn tại, các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng hệ thống, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ có chất lượng cao và phục vụ tốt nhất.
Sau thời gian thực tập dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ nhân viên
Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Hồng Hà, em đã có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu
hoạt động của Ngân hàng nói chung và cơ cấu tổ chức, hoạt động nghiệp vụ của Chi
nhánh nói riêng. Qua đó em đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và đúc
kết lại đưa ra bản báo cáo tổng hợp này. Bản báo cáo có nội dung chính bao gồm các


phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Agribank
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển và quản lý hoạt động đầu tư phát triển
tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển và quản lý
hoạt động đầu tư phát triển tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
Qua đây, em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị tại
phòng Tín dụng chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà và sự hướng dẫn chỉ bảo của
Th.S Hoàng Thị Thu Hà đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do giới hạn về thời
gian cũng như những giới hạn về kinh nghiệm thực tế, bản báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của cô để bản báo
cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 3 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK
1. Quá trình hình thành và phát triển:
1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT
Việt Nam)
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập vào năm 1988 theo Nghị định số
53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Khi đó, ngân hàng lấy tên là Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân
hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng
Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín
dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương

nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương
mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-
QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho
Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy
Nhơn - tỉnh Bình Dịnh.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-
QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao
dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng
miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng
Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, được
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày 31/08/1995,
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 4 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ
người nghèo.
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt
động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, bảng cân
đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Vốn hoạt động ban đầu là 400
tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại
thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng

Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận,
thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ
Người nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
tồn tại và phát triển mạnh. Tới tháng 09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694 tỷ, có uy tín cả
trong và ngoài nước, được các Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng
lớn nhân dân ửng hộ, quý trọng. Chính vì những kết quả như vậy, ngày 04/10/2002,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân
hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003
Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng
Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục
vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một niềm tự hào to
lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức
tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi
mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực
nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
1.2. Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà:
Thực hiện chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh trên các Đô thị
loại I, ngày 16 tháng 08 năm 2004 chủ tịch HĐQT ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam ban hành Quyết định số 306/QĐ/HĐQT-TCCB về việc mở
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 5 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B

Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.Trụ sở giao
dịch đặt tại 296 Đường Nghi Tàm – Phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Thành Phố Hà
Nội.
Sau một thời gian hoạt động với kết quả hoạt động kinh doanh đạt được và
được sự quan tâm của HĐQT ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, ngày 20/03/2007 chủ tịch HĐQT ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam Ban hành quyết định số 178/QĐ/HĐQT-TCCB về việc đổi tên chi
nhánh NHNo&PTNT Quảng An thành chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà. Trụ sở
giao dịch đặt tại 164 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Với Đề án mở rộng mạng lưới trên Đô thị loại I tại Hà Nội, theo định hướng
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 4 năm 2008 chi
nhánh NHNo & PTNT Tây Hồ là chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh Hồng Hà được
nâng cấp thành chi nhánh hoạt động độc lập trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Sau
khi được chia tách, chi nhánh NHNo&PTNT Hồng Hà hoạt động kinh doanh với mô
hình tổ chức 8 phòng nghiệp vụ và 6 Phòng giao dịch.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
2.1. Sơ đồ tổ chức các phòng, ban:
Trước đây bộ máy tổ chức có 08 phòng, nhưng từ 30/12/2011 còn 07 phòng do
đã sáp nhập phòng Thanh toán quốc tế vào phòng Tín dụng kể từ ngày 15/12/2011
- Số lượng chi nhánh loại III: không
- Số lượng phòng giao dịch: 06 phòng đến 30/12/2011 còn 5 phòng do đã sáp
nhập phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo vào phòng phòng giao dịch Yên Phụ kể từ
ngày 12/12/2011.
+ Phòng GD Yên Phụ: tại số 14 phố Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
+ Phòng GD Phương Mai: tại số 67 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
+ Phòng GD Lạc Long Quân: tại 669 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
+ Phòng GD Trần Khát Chân: tại số 335 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ Phòng GD Châu Long: tại số 198B Phố Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy chính thức của chi nhánh ở thời điểm hiện tại:

Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 6 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Agribank– chi nhánh Hồng Hà
(Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự NHNo & PTNT Hồng Hà)
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 7 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Ban lãnh đạo
Phòng Kiểm tra
kiểm soát nội
bộ
Phòng Dịch vụ
và Marketing
Phòng Điện
toán
Phòng Kế hoạch
tổng hợp
Phòng Tín dụngPhòng Kế toán
và Ngân quỹ
Phòng Hành
chính và Nhân
sự
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban:
 Ban lãnh đạo:gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, thực hiện thức năng điều
hành, quản lí chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất.
 Phòng Hành chính và Nhân sự:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của Chi nhánh và có
trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi
nhánh phê duyệt;
- Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định

chế của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam;
- Có trách nhiệm làm đầu mối giao tiếp với khách hàng làm việc công tác tại
Chi nhánh;
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính , văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh;
- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước, Đảng,
NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật cán bộ, nhân viên
trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân Hàng NN&PTNT Việt
Nam;
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế
dộ đối với các bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước và của ngành
Ngân hàng.
 Phòng Kế toán và Ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh;
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính;
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các Ngân hàng
NN&PTNT trên địa bàn;
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
 Phòng Tín dụng:
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài;
- Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và
các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo
hướng đầu tư tín dụng khép kín;
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 8 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

- Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của

các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao;
- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng;
- Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ
trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản
vay do giám đốc Chi nhánh cấp I quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc
và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp
dưới; xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn,
đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết;
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.
 Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Là phòng được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn
và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của Chi nhánh. Qua đó phòng
có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh trên địa
bàn, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo từng quý, năm, dự
thảo các bản báo cáo sơ kết, tổng kết;
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh cấp II trên địa bàn;
- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển
khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan báo chí;
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các Chi nhánh trực
thuộc theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; bình xét
khoán lương hàng tháng của Chi nhánh và trực tiếp làm thư ký Hội đồng thi đua khen
thưởng; trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc.
 Phòng Điện toán:
Phòng Điện toán mới thành lập trong năm 2007, thực hiện các chức năng sau:
- Quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng
máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Quản lý giám sát sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán, các thiết bị của hệ thống

máy ATM theo quy định của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam;
- Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu hồ sơ, báo cáo và các thông tin hoạt động
vào hệ thống máy vi tính theo quy định;
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiêp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 9 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

hàng NN&PTNT Việt Nam;
- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy
định của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam;
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ;
Giải đáp những thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh
liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ.
 Phòng Dịch vụ và Marketing:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương;
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
phát triển kinh doanh của Chi nhánh và của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; -
- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển
khai các phương án tiếp thị, thông tin và tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan
báo chí, tiếp thị, truyền thông;
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị các chương trình phối hợp với các cơ quan truyền
thông báo chí.
 Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy
định của Pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân
Hàng NN&PTNT về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ và tín dụng Ngân hàng;
- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác
kiểm tra, kiểm toán của Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn
vị;

- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo kế hoạch quý, 6 tháng, năm.; tổ
chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp II;
- Tổng hợp báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các
tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán
văn phòng đại diện và Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ;
- Tổ chức xác minh, kiểm tra và tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư
thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng.
3. Khái quát một số hoạt động kinh doanh tại ngân hàng:
3.1. Hoạt động huy động vốn:
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 10 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

- Ngân hàng nhận tiền gửi bằng nội tệ (đồng Việt Nam) và ngoại tệ của mọi tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước với các chính sách lãi suất linh hoạt. hình
thức huy động đa dạng, phong phú đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của
khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: trái phiếu, chứng chỉ, tín phiếu,…
3.2. Hoạt động tín dụng:
Là một bộ phận chính của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh cũng
thực hiện các hoạt động cho vay tương tự:
- Cho vay cá thể, hộ gia đình, tổ chức kinh tế theo các kì hạn
- Cho vay theo chương trình chỉ định của chính phủ; cho vay theo dự án, tài trợ
dự án (một phần hoặc toàn bộ).
- Nhận vốn ủy thác, cho vay ủy thác vốn đầu tư trong nước.
- Cho vay phục vụ các nhu cầu khác như: cho vay sinh viên, du học sinh, cho
vay xuất nhập khẩu lao động,…
3.3. Hoạt động dịch vụ:
Các hoạt động dịch vụ của chi nhánh bao gồm:
- Thanh toán quốc tế
- Kinh doanh ngoại tệ

- Nghiệp vụ thẻ
- Kiều hối
- Bảo lãnh
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 11 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH
NHNO & PTNT HỒNG HÀ
1. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng:
1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng:
1.1.1. Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà giai
đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn vốn
huy động
2.650 2.345 1.748 1.477 2.097
Tiền gửi VNĐ 2.578 2.199 1.522 1.304 1.692
Tỷ trọng (%) 97% 94% 87% 88% 81%
Vốn huy động bình
quân/người
27,9 27,9 19,4 15,7 11,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh)
Về cơ bản qua các năm chi nhánh đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tổng nguồn vốn thời điểm 31/12/2009 là 2.650 tỷ đồng, đến 31/12/2010 là 2.345 tỷ
đồng, giảm 305 tỷ đồng do chi nhánh chia tách nâng cấp chi nhánh cấp 2 Tây Hồ. Khi
đó, số nguồn vốn tại chi nhánh và 2 phòng giao dịch bàn giao cho Tây Hồ. Tuy nhiên
chi nhánh vẫn đạt 172% kế hoạch năm 2012.

Năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 1.748 tỷ đồng, giảm 597 tỷ đồng so với năm
2010, đạt 78% kế hoạch năm 2011. Song, nguồn vốn không kỳ hạn vẫn tăng trưởng
tốt.
Năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 1.477 tỷ đồng, giảm 271 tỷ đồng so với năm
2011, đạt 121% kế hoạch năm 2012.
Đến 31/12/2013 đạt 653 tỷ đồng, giảm so với 2012 là 815 tỷ đồng, đạt 56% kế
hoạch năm 2013.
Về nguồn vốn nội tệ, từ khi thành lập đến năm 2010 hàng tháng đều có thừa
vốn điều chuyển về trụ sở chính. Sang năm 2011 nguồn vốn nội tệ bắt đầu giảm dần
qua các năm, đặc biệt năm 2013, nguồn vốn nội tệ giảm mạnh, dẫn đến thiếu vốn.
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 12 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

Tổng nguồn vốn huy động bình quân/người giảm qua các năm. Nguyên nhân,
do số lượng cán bộ qua các năm tăng, tổng nguồn vốn giảm, khả năng huy động vốn
bù đắp thêm chưa đáp ứng được, dẫn đến vốn huy động bình quân/người cũng giảm
theo.
Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng:
Bảng 1.2. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà phân theo
đối tượng khách hàng giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn vốn huy
động
2.650 2.345 1.748 1.477 2.097
Tiền gửi dân cư 231 450 526 522 964
Tiền gửi tổ chức
kinh tế
1.077 1.666 406 864 971
Tiền gửi TCTD,

TCTC, khác,…
1.342 229 816 91 162
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh)
Trong tổng nguồn vốn, tiền gửi dân cư tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp so với tổng
nguồn vốn, chiếm từ 20-25% trên tổng nguồn vốn. Từ năm 2011 đến nay tỷ lệ tiền gửi
dân cư tăng, chiếm 35% trên nguồn vốn.
Các năm 2009 - 2010 tiền gửi nội tệ của TCTD tương đối lớn, tỷ lệ tiền gửi của
TCTD chiếm tỷ lệ bình quân 50-60% tổng nguồn vốn. Từ cuối 2010 trở đi không huy
động tiền gửi có kỳ hạn của TCTD, chi nhánh tập trung huy động nguồn vốn từ các đối
tựơng khác để bù đắp. Tuy nhiên, việc huy động vốn của các đối tượng này gặp rất
nhiều khó khăn. Hiện tại, chi nhánh mới chỉ huy động bù đắp được một phần nhỏ
(khoảng 10%) chưa bù đắp được phần vốn thiếu hụt.
Cơ cấu vốn theo các gói tiền gửi:
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà phân theo
các gói tiền gửi giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn vốn huy
động
2.650 2.345 1.748 1.477 2.097
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 13 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

Không kỳ hạn 303 382 239 410 811
Có kỳ hạn dưới 12
tháng
84 67 947 630 734
Có kỳ hạn từ 12
tháng tới dưới 24
tháng

1.349 31 20 24 36
Có kỳ hạn trên 24
tháng
914 1.865 542 413 516
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh)
Các năm đầu tiền gửi từ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng chiếm tỷ trọng
80%/tổng nguồn vốn. Sang năm 2011 loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đặc biệt là
tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng nhiều (tăng 200%) trong khi tỷ trọng tiền gửi từ 12
đến 24 tháng và trên 24 tháng giảm nhiều (giảm 433%). Do sự biến động bất thường
của thị trường tiền tệ và nền kinh tế dẫn đến luồng tiền gửi bị chuyển dịch. Một
nguyên nhân khác, do khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước diễn biến
phức tạp, sợ rủi ro về lãi suất các Ngân hàng huy động lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn lãi
suất tiền gửi các kỳ hạn dài, do đó khách hàng chuyển dịch tiền gửi kỳ hạn dài sang kỳ
hạn ngắn.
Qua các số liệu trên có thể nói nguồn vốn nội tệ của chi nhánh hiện tại thiếu so nhu
cầu sử dụng. Kết cấu nguồn vốn chưa hợp lý, tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn còn thấp.
1.1.2. Hoạt động tín dụng:
1.1.2.1. Dư nợ:
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 14 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
Bảng 1.4. Tình hình dư nợ chi nhanh NHNo & PTNT Hồng Hà giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thực
hiện
%Tăng
trưởng

Thực
hiện
%Tăng
trưởng
Thực
hiện
%Tăng
trưởng
Thực
hiện
%Tăn
g
trưởn
g
1 Tổng dư nợ 989 1.546 56% 2.147 39% 2.732 27% 2.657 -3%
-Dư nợ bình quân / Người 10 18 80% 24 33% 29 21% 29 -1%
2 Dư nợ theo loại tiền 989 1.546 56% 2.147 39% 2.732 27% 2.657 -3%
-Dư nợ nội tệ 797 1.351 70% 1.871 38% 2.035 9% 2.029 0%
-Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 192 195 2% 276 42% 697 153% 628 -10%
3 Dư nợ phân theo thời gian: 989 1.546 56% 2.147 39% 2.732 27% 2.657 -3%
-Ngắn hạn 680 847 25% 1.118 32% 1.404 26% 1.148 -18%
Tỷ trọng (%) 69% 55% -20% 52% -5% 51% -1% 43% -16%
-Trung, dài hạn 309 699 126% 1.029 47% 1.328 29% 1.509 14%
Tỷ trọng (%) 31% 45% 45% 48% 6% 49% 1% 57% 17%
4 Dư nợtheo TPKT 989 1.546 56% 2.146 39% 2.730 27% 2.657 -3%
-Nông, lâm nghiệp 49 16 -68% 216 1284% 402 86% 440 9%
-Xây dựng 297 319 7% 423 33% 312 -26% 342 9%
-Sản Xuất chế biến 198 508 156% 698 38% 858 23% 844 -2%
-Thương mại dịch vụ 445 426 -4% 691 62% 937 36% 896 -4%
-Khác 0 278 100% 118 -58% 221 87% 135 -39%

5 Dư nợ theo đối tượng vay: 989 1.546 56% 2.147 39% 2.732 27% 2.657 -3%
-Dư nợ theo hộ sản xuất và cá 61 95 56% 119 25% 113 -5% 69 -39%
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 15 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
nhân

Số lượng khách hàng HSX&CN
vay vốn 170 251 48% 281 12% 246 -12% 153 -38%
-Dư nợ cho vay Doanh nghiệp 927 1.451 57% 2.028 40% 2.619 29% 2.588 -1%
Trong đó: Dư nợ cho vay DNNVV 878 1.315 50% 1.943 48% 2.572 32% 2.497 -3%
Số lượng khách hàng DN vay vốn 49 75 53% 83 11% 97 17% 86 -11%
-Dư nợ cho vay khác 0 0 0% 0 0% 0 0% 0%
Số lượng khách hàng vay vốn 0 0 0% 0 0% 0 0% 0%
-Dư nợ cho vay NoNT 0 0 0% 0 0% 0 0% 0%
Tỷ trọng dư nợ NoNT (%) 0 0 0% 0 0% 0 0% 0%
-Dư nợ cho vay phi sản xuất 569 993 75% 1.125 13% 1.721 53% 1.737 1%
Tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (%) 58 64 10% 52 -19% 63 21% 65% -99%
(Nguồn: Báo cáo từ phòng Tín dụng)
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 16 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

Đánh giá tổng quan: Trong giai đoạn vừa qua, mức tổng dư nợ tín dụng không
ngừng tăng qua các năm. Năm 2009, mức tổng dư nợ là 989 tỷ đồng, đến năm 2010,
con số này đã tăng lên 1.546 tỷ đồng (tăng 56% so với năm 2009) và tiếp tục tăng đạt
mức cao nhất tại năm 2012 với 2.732 tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011). Năm 2013,
chi nhánh chứng kiến sự sụt giảm nhẹ của dư nợ tín dụng với 2.657 tỷ đồng, giảm 3%
so với năm 2012. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, lãnh đạo chi nhánh
cần có những biện pháp, phương hướng giải quyết đột phá để kéo tăng trở lại tổng dư
nợ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản, giảm nợ xấu, giúp nâng cao hoạt
động sản xuất kinh doanh.

Phân tích dư nợ theo thời gian:
Dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng, năm 2009 là 680 tỷ đồng, đến năm 2010 đã
tăng lên 25%, tức là 847 tỷ đồng, con số này tiếp tục tăng đến năm 2013 là 1.148 tỷ
đồng. Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng về giá trị, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư
nợ tín dụng ngày càng giảm, cụ thể, năm 2009 tỷ trọng này là 69%, thì năm 2010 đã
giảm xuống còn 55%, và đến năm 2013 thì chỉ còn 43%.
Đi cùng với sự sụt giảm về tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn
ngày càng tăng, và đến thời điểm hiện tại con số này đã quá cao so với mặt bằng quy
định chung của NHNo&PTNT Việt Nam (40%), tỷ lệ này chiếm 56% trên tổng dư
nợlàm ảnh hưởng lớn đến thời gian thu hồi vốn, không phù hợp với cơ cấu nguồn vốn
huy động hiện nay của chi nhánh.
Phân tích dư nợ theo loại tiền:
Tỷ lệ cho vay đồng nội tệ vẫn chiếm chủ yếu trong nghiệp vụ tín dụng tại chi
nhánh, duy trì ở khoảng 75% - 80% tổng dư nợ. Tuy nhiên càng về các năm gần đây,
tỷ lệ này càng có xu hướng giảm dần, từ 81% tổng dư nợ tín dụng năm 2009 giảm
xuống còn 76% năm 2013. Ngược lại, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 1 phần nhỏ, nhưng
đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Như vậy, xét về mặt giá trị thì cả hai phân khúc dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều
tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên chúng ta thấy có sự thay đổi nhỏ trong cơ
cấu 2 loại dư nợ này trên tổng dư nợ tín dụng.
Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế:
Thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi
nhánh. Năm 2009, mức dư nợ của ngành này là 445 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ
tín dụng. Trong khi đó, con số này ở ngành nông và lâm nghiệp chỉ chiếm 5% với 49
tỷ đồng, ngành xây dựng và sản xuất chế biến chiếm lần lượt 30% và 20% tổng mức
dư nợ trong năm này. Đến năm 2010, mức dư nợ ở ngành nông, lâm giảm mạnh, chỉ
còn 16 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Dư nợ của ngành
thương mại dịch vụ cũng giảm nhẹ, 426 tỷ đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng dư nợ với 27%. Sản xuất chế biến và xây dựng là 2 ngành có mức dư nợ tăng
trong năm này, giá trị này lần lượt là 508 và 319 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, cơ cấu

Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 17 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

dư nợ theo các thành phần kinh tế của chi nhánh khá ổn định. Đến năm 2013, thương
mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất – 34% với 896 tỷ đồng, ngay sát đó là sản
xuất chế biến – 32% với 844 tỷ đồng. Ngành nông, lâm nghiệp đã có sự gia tăng dư nợ
đáng kể nhờ nỗ lực của chi nhánh, đến năm 2013 giá trị này đã lên 440 tỷ đồng, tương
đương với 16%.
Như vậy, ta có thể thấy tỷ lệ cho vay theo loại hình sản xuất cần chú trọng đầu
tư vào hạng mục sản xuất và chế biến, nông lâm nghiệp, hạn chế và giảm dần dư nợ
trong lĩnh vực phi sản xuất. Thực tế cho thấy tỷ lệ dư nợ trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ
quá lớn trên tổng dư nợ và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do đầu tư chưa phù
hợp với định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Phân tích dư nợ theo đối tượng vay:
Chi nhánh chủ yếu cho vay ở khách hàng là doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ cho
doanh nghiệp chiếm phần lớn và ngày càng tăng. 3 năm 2009, 2010 và 2011 đều chiếm
96% với giá trị dư nợ lần lượt là 927, 1451 và 2028 tỷ đồng. Tỷ trọng này lại tiếp tục
tăng lên 96% trong năm 2012 với 2619 tỷ đồng và 97% trong năm 2013 với 2588 tỷ
đồng. Ngược lại dư nợ hộ sản xuất và cá nhân chiếm 3% - 6% là quá ít, hơn thế tỷ lệ
này lại giảm dần qua các năm do chi nhánh đã quá trú trọng mở rộng tín dụng tập
trung vào một số ít doanh nghiệp, có thể dẫn tới rủi ro do “bỏ trứng vào một giỏ”. Như
vậy, chi nhánh cần đầu tư tín dụng đồng đều hơn theo loại hình khách hàng.
Ngoài ra, tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực phi sản xuất khá ổn định, dao động từ
50% - 65% trong 5 năm qua, đem lại những đóng góp nhất định cho chi nhánh nói
riêng và cả ngân hàng nói chung
1.1.2.2. Nợ xấu:
Bảng 1.5. Tình hình nợ xấu chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Chất lượng tín dụng:
989 1.546 2.147 2.732 2.657
Nợ xấu nội bảng
205 78 62 119 1.321
Trong đó:-Nợ nhóm 3
197 36 1 12 92
-Nợ nhóm 4
1 29 2 42 372
-Nợ nhóm 5
8 13 60 64 857
-Tỷ lệ nợ xấu (%)
20 5 3 4 50
-Dư nợ đã XLRR (nợ
xấu ngoại bảng)
2 6 25 14 0
-Nợ đã XLRR thu được
trong năm
0 0,5 6,6 2 2
(Nguồn: Báo cáo từ phòng Tín dụng)
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 18 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

Chất lượng tín dụng nhìn chung tăng trưởng tốt, từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ nợ
xấu giảm dần, đến năm 2011 chỉ còn 62 tỷ đồng, chiếm 3% tổng nợ
Từ năm 2012 đến nay nợ xấu có chiều hướng ngày càng tăng. Cụ thể:
- Tổng nợ xấu đến 31/12/2012 là 119 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ
- Tổng nợ xấu đến 30/9/2013 là 460 tỷ đồng, chiếm 16,9 % trên tổng dư nợ.
- Tổng nợ xấu đến 31/12/2013 là 1321 tỷ đồng, chiếm 50% trên tổng dư nợ.
Công tác trích lập dự phòng rủi ro:
Số dư nguồn dự phòng còn đến ngày 30/09/2013 là 21.551.840.887 đồng.

Nguồn dự phòng cụ thể: 6.372.716.216 đồng.
Nguồn dự phòng chung: 15.179.124.671 đồng.
Số dư nguồn dự phòng còn đến ngày 31/12/2013 là 444.659.086.914 đồng
Nguồn dự phòng cụ thể: 429.479.962.243 đồng.
Nguồn dự phòng chung: 15.179.124.671 đồng.
Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Số nợ đã xử lý rủi ro còn lại chưa thu đến 30/09/2013 là 37.813.540.544 đồng
(cả ngoại tệ qui đổi), số đã thu được đến 30/9/2013 là 1,1 tỷ đồng
Số nợ đã xử lý rủi ro còn lại chưa thu đến 31/12/2013 là 37.327.514648 đồng
(cả ngoại tệ qui đổi), số đã thu được đến 31/12/2013: 1,7 tỷ đồng.
Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đạt tỷ lệ thấp do những khoản nợ đã xử lý rủi ro
phần lớn là được đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc không có tài sản đảm
bảo nên việc xử lý rất khó khăn. Ngoài ra, khách hàng chây ỳ trốn tránh cán bộ ngân
hàng. Một số khách hàng có tài sản là bất động sản đã đưa ra tòa gần 2 năm, có bản án
tuyên nhưng hiệu quả thu hồi chậm, chưa phát mại được trường hợp nào để tất toán
khoản vay.
Số lãi tồn đọng chưa thu được của các khoản nợ từ nhóm 3-5 đến 31/12/2013 là
296.452.190.975 đồng.
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 19 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
1.1.3. Hoạt động dịch vụ:
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà còn triển khai một số hoạt động
dịch vụ và mang lại những bước phát triển cho chi nhánh. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ tại chi
nhánh giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: món, ngàn USD, tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Năn 2012

Năm 2013

Thực
hiện
(+),(-)
tăng
Thực
hiện
(+),(-)
tăng
Thực
hiện
(+),(-)
tăng
Thực
hiện
(+),(-)
tăng
trưởng trưởng trưởng trưởng
1 Thanh toán quốc tế
1,1 Nhập khẩu:
- Số món

298

276 (22) 374 98 475 101

346

(129)

- Doanh số(quy ngàn USD)

29.140

38.123 8.983 47.645 9.522 14.597 (33.048)

298.972

284.375
1,2 Xuất khẩu
- Số món

109

25 (84) 75 50 52 (23)

15

(37)
- Doanh số(quy ngàn USD)

3.684

2.359 (1.325) 3.540 1.181 1.790 (1.750)

6.066

4.276
2 Kinh doanh ngoại tệ:
- Doanh số mua(ngàn USD) 32.522 42.156 9.634 60.614 18.458 32.433 (28.181) 25.999 (6.434)

- Doanh số bán(ngàn USD) 9.596 60.566 18.410 34.023 (26.543)
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 20 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu Hà
32.560 42.156 37.676 3.653

- Thu nhập(thu-chi)từ
HĐKDNT

0,28

0,86 0,58 0,81

(0,05) 1,31 0,50

184.405

184.404
3 Nghiệp vụ thẻ
- Số lượng thẻ

969

1.290 321 1.521 231 1.593 72

1.672

79
- Số dư TK thẻ(tỷ đồng)

2,58


3,00 0,42 2,66

(0,34) 11,30 8,64

5,20

(6,10)
4 Kiều hối
- Số món

371

349 (22) 265

(84) 325 60

843

518
- Doanh số(quy ngàn USD)

435

1.118 683 1.155 37 1.644 489

2.707

1.063
5 Bảo lãnh

- Doanh số (tỷ đồng)

40,0

20,1 (19,9) 54,0 33,9 51,6 (2,4)

3,7

(47,9)
- Số món

59,0

67,0 8,0 43,0

(24,0) 24,0 (19,0)

3,0

(21,0)
6 Tổng thu từ HĐ dịch vụ(tỷ đ)

2,18

4,98 2,8 7,84 2,9 6,57 (1,3)

9.200

9.193,4
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh)

Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 21 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

Từ bảng số liệu trên, ta thấy:
• Thanh toán quốc tế:
Lượng thanh toán quốc tế nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu qua các năm và
khoảng cách ngày càng được kéo dài. Năm 2009 có 298 món được nhập khẩu, tương
đương với 29.140 ngàn USD, trong khi đó, số món xuất khẩu chỉ là 109 tương đương
với 3.684 ngàn USD. Sang năm 2010, cả hai phân khúc này đều giảm, tuy nhiên mức
giảm xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, cụ thể: nhập khẩu 276 món, tương đương với
38.123 ngàn USD, xuất khẩu 25 món, tương đương với 2.359 ngàn USD. Như vậy,
nếu quy về doanh số thì hoạt động thanh toán quốc tế trong năm này đã làm tăng
doanh số từ nhập khẩu, còn doanh thu từ xuất khẩu giảm, gây giảm thu cho hoạt động
dịch vụ nói chung. Các năm sau đó tiếp tục làm tăng khoảng cách giữa doanh số nhập
khẩu và xuất khẩu theo chiều hướng bất lợi cho chi nhánh. Đến năm 2013, lượng
thanh toán quốc tế nhập khẩu là 346 món, tương đương với 298.972 ngàn USD doanh
thu, lượng xuất khẩu là 15 món, tương đương với 6.066 ngàn USD.
• Kinh doanh ngoại tệ:
Nhìn chung thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đều tăng qua các năm, riêng
năm 2011 có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Đặc biệt năm 2013 doanh thu tăng
mạnh gấp hơn 10 lần so với năm 2012 (184.405 tỷ đồng), mang lại đóng góp lớn cho
doanh thu của toàn chi nhánh.
• Nghiệp vụ thẻ:
Doanh thu từ nghiệp vụ thẻ được ghi nhận như sau:
Bảng 1.7. Doanh thu từ nghiệp vụ thẻ
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
Thu từ
nghiệp vụ thẻ
33,9 45,7 72 251,1 487,4

(Nguồn: báo cáo kinh doanh của chi nhánh)
Có thể dễ dàng thấy từ năm 2009 đến nay, doanh thu từ nghiệp vụ thẻ không ngừng
tăng. Năm 2009, con số này là 33,9 triệu đồng, đến năm 2010 đã tăng lên 45,7 triệu
đồng, tăng 35% so với năm 2009. Doanh thu này tương ứng ở các năm 2011 và 2012
là 72 và 251,1 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2013, doanh thu đã lên đến 487,4 triệu
đồng.
• Kiều hối:
Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, cả chi nhánh chứng kiến sự giảm nhẹ về số món
kiều hối với lần lượt 371, 349 và 265 món. Tuy vậy xét trên khía cạnh doanh số thì
hoạt động kiều hối trong 3 năm này vẫn tăng trưởng, cụ thể doanh số trong năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 22 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

là 435 ngàn USD, năm 2010 và 2011 lần lượt là 1.118 và 1.155 ngàn USD. Trong 2
năm trở lại đây, hoạt động kiều hối bắt đầu tăng trưởng mạnh với sự gia tăng cả về số
món kiều hối và doanh thu từ dịch vụ. Cụ thể năm 2012 có 325 món, tương đương với
1.644 ngàn USD doanh thu, và con số này ở năm 2013 là 843 món, mang lại 2.707
ngàn USD doanh thu.
• Bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh luôn có sự biến động bất thường trong 5 năm
qua. Năm 2009, thu nhập từ dịch vụ này là 40 tỷ đồng với 59 món. Sang năm 2010,
thu nhập giảm 50%, chỉ còn 20,1 tỷ đồng, đến năm 2011 lại tăng trở lại với 54 tỷ đồng.
Năm 2012 chứng kiến sự giảm nhẹ trong doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh, 51,6 tỷ đồng
do số món bảo lãnh giảm 44% - 24 món. Đặc biệt năm 2013 có sự suy giảm mạnh
trong hoạt động bảo lãnh, doanh thu từ dịch vụ này chỉ còn 3,7 tỷ đồng với 3 món.
Kết luận tổng thu từ hoạt động dịch vụ: Từ năm 2009 đến 2011, doanh thu của
chi nhánh không ngừng tăng, từ 2,18 tỷ đồng lên 7,84 tỷ đồng. Sau đó, doanh thu có
giảm nhẹ xuống 6,57 tỷ đồng vào năm 2012, tuy nhiên lại tăng mạnh lên 9.200 tỷ đồng
vào năm 2013.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng:

Kết quả kinh doanh của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2012 gặp nhiều khó
khăn do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế. Song với sự chỉ đạo sát sao của
NHNo&PTNT Việt Nam cùng với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo và cán bộ toàn chi
nhánh phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Bảng 1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2010 - 2013
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
1 Tổng thu nhập 295,9 287,6 303,3 235,5
2 Thu từ tín dụng 290,3 272,7 294 223,4
Trong đó – Thu lãi cho vay 286,7 270 287 219
3 Thu ngoài tín dụng 4,5 4,6 5,5 9,2
4 Tổng chi phí 273,2 261,3 275,8 257
Trong đó
- Chi hoạt động tín dụng
236,7 214,3 210,2 226,5
- Chi lương và phụ cấp
theo lương (V1+V2)
4,9 7 8,2 11,8
5 Chênh lệch thu-chi chưa lương 29,2 33,9 35,9 -50,9
( nguồn: báo cáo kết quả tài chính chi nhánh Hồng Hà )
Kết quả tài chính năm sau cao hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 23 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu

được đảm bảo thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm từ đó động viên được
người lao đông hăng say làm việc. Cụ thể:
+ Chênh lệch thu chi chưa lương năm 2010: 29,2 tỷ đồng bằng 128% kế hoạch
TW giao
+ Chênh lệch thu chi chưa lương năm 2011: 33,9 tỷ đồng bằng 116% kế hoạch
TW giao

+ Chênh lệch thu chi chưa lương năm 2012: 35,9 tỷ đồng bằng 106% kế hoạch
TW giao 34 tỷ đồng.
Hệ số tiền lương đạt được: Các năm đều chi đủ lương V1, V2 tối đa theo quy
định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và tiền lương năng suất đạt.
Tuy nhiên sangnăm 2013 kết quả tài chính của chi nhánh đang gặp rất nhiều khó
khăn - âm quỹ thu nhập , không đủ lương chi cho cán bộ công nhân viên do những
nguyên nhân sau:
- Nguồn vốn của chi nhánh đầu năm 2013 giảm mạnh, phải sử dụng vốn Trung
ương. Cơ cấu nguồn vốn không ổn định, chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn lãi suất huy
động cao, nguồn vốn lãi suất thấp rất hạn chế. Do cạnh tranh gay gắt trong công tác huy
động vốn, lãi suất huy động buộc phải đưa lên mức tối đa được phép. Cơ cấu và lãi suất
nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh một cách đáng kể.
- Tình hình tín dụng: từ năm 2012 nhiều khách hàng lâm vào tình trạng khó
khăn suy giảm khả năng thanh toán nợ gốc, lãi nên khách hàng bị chuyển nhóm nợ kéo
theo toàn bộ lãi chuyển sang ngoại bảng; từ đó ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính
của chi nhánh.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2013, lãi chưa thu là 296 tỷ đồng, nợ quá hạn tăng
cao - 52%, thu lãi cho vay thấp - 222,5 tỷ đồng, nợ đã xử lý rủi ro còn dư là 37,1 tỷ
đồng.
- Năm 2013 lợi nhuận từ các khoản thu ngoài hoạt động tín dụng đạt tương đối
tốt - 9,2 tỷ đồng - vượt kế hoạch giao 29,5%, bao gồm các khoản thu dịch vụ, thu nhập
từ kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, dịch vụ phát hành thẻ,
SMS, CMS, Internet Banking
- Chi phí cho hoạt động tín dụng lớn hơn thu nhập từ hoạt động tín dụng do lãi
cho vay chưa thu được, trong khi trả lãi tiền gửi cho khách phải kịp thời đúng quy
định, âm chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của chi nhánh.
2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại ngân hàng:
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 24 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: Th.sĩ Hoàng Thị Thu


2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng:
Nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh Hồng Hà được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn tự có: Bao gồm vốn điều lệ do NHNo & PTNT Việt Nam cấp tại thời
điểm mới thành lập Chi nhánh và bổ sung vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng.
- Vốn huy động: qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của Khách
hàng tại Chi nhánh và vốn huy động trung dài hạn từ các doanh nghiệp, tổ chức.
- Vốn vay từ Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (khi thiếu
vốn tạm thời bằng VND hoặc ngoại tệ).
2.2. Tình hình đầu tư phát triển tại ngân hàng theo 1 số nội dung:
2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại chi nhánh được thực hiện dưới các hình
thức đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng trụ sở chính của Chi nhánh và
mạng lưới các Phòng giao dịch trực thuộc.
2.2.2. Đầu tư cho sản phẩm:
Chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tiền gửi đa dạng
như chứng chỉ tiền gửi dự thưởng bằng vàng, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, chuyển
tiền kiều hối trúng quà, tiết kiệm dự thưởng, Các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài
nước, phục vụ nhu cầu du học, du lịch, trợ cấp nhân thân cũng được chú trọng phát
triển. Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, chủ động nghiên cứu,
áp dụng đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy
động nguồn vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh
toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. đặc biệt chi nhánh
đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thương hiệu
Agribank MasterCard, Agribank Visa
Ngoài các dịch vụ như thanh toán giao dịch, phát hành thẻ thanh toán… chi
nhánh còn chú trọng nghiên cứu, mạnh dạn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sản
phẩm tín dụng như cho vay mua ô tô, mua nhà chung cư được khách hàng hưởng
ứng nhiệt tình.
Mục tiêu của chi nhánh là tiếp tục triển khai, nghiên cứu, đưa ra nhiều sản

phẩm, dịch vụ mới, tăng tiện ích và phục vụ khép kín trong hoạt động của chi nhánh
cũng như toàn hệ thống, rút ngắn thủ tục, thời gian giao dịch, đơn giản hóa hồ sơ. Giao
quyền bảo lãnh, quyết định cho vay, đối với các đơn vị trực thuộc đảm bảo vừa an toàn
vừa phục vụ nhanh chóng thuận lợi cho khách hàng, đồng thời đưa ra các sản phẩm
tín dụng nhỏ lẻ, phục vụ đa số người dân.
Sinh viên: Nguyễn Thiên Hương 25 Lớp: Kinh tế đầu tư 52B

×