Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 133 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






MAI VĂN KIÊN





NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
KIM HỶ, BẮC KẠN


Chuyên ngành : Lâm nghiệp
MS: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP












Thái Nguyên - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





MAI VĂN KIÊN




NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

KIM HỶ, BẮC KẠN


Chuyên ngành : Lâm nghiệp
MS: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG KIM TUYẾN







Thái Nguyên - 2014
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CAM ĐOAN
nghiê
văn là hoàn toàn trung thực. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Thái Nguyên, năm 2014
Tác giả


Mai Văn Kiên

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học, khoá 20
(2012 - 2014).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô
giáo khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các bạn bè
đồng nghiệp và cán bộ địa phương nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp
này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó.
Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn TS. Đặng Kim Tuyến người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công chức, viên chức Ban quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu ngoại nghiệp để có được
kết quả cho bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 2014

Tác giả


Mai Văn Kiên
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục Tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa của đề tài 3
5.1. Ý nghĩa khoa học 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý 5
1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới 6
1.3. Ở Việt Nam 8
1.3.1. Đồng quản lý trong chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội 13

1.3.2. Những ảnh hưởng của hình thức đồng quản lý tới các bên liên quan 14
1.4. Đánh giá chung về đồng quản lý tài nguyên rừng 16
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu 18
1.5.1. Vị trí địa lý và diều kiện tự nhiên 18
1.5.1.1. Vị trí địa lý 18
1.5.1.2. Địa hình, địa thế, thổ nhưỡng 18
1.5.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn 19
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.5.1.4. Tài nguyên rừng khu bảo tồn 20
1.5.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 21
1.5.2.1. Dân số và thành phần dân tộc 21
1.5.2.2. Hiện trạng sản xuất 24
1.5.2.3. Trình độ dân trí 25
1.5.2.4. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên 26
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Nội dung nghiên cứu 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có sẵn 29
2.2.2. Phương pháp ngoại nghiệp 30
2.2.3. Phân tích số liệu và viết báo cáo 32
2.2.4. Phương pháp chuyên gia 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Cơ sở khoa học và pháp lý thực hiện đồng quản lý tài nguyên rưng tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. 34
3.1.1 Cơ sở khoa học 34
3.1.1.1.

34
3.1.1.2. Kế thừa và phát huy những các kiến thức, phương thức quản lý rừng
tốt đã và đang được triển khai 37
3.1.2. Cơ sở pháp lý về thực hiện đồng quản lý 40
3.1.2.1. Căn cứ pháp luật 40
41
3.2. Tiềm năng thực hiện đồng quản lý tại Khu BTTN Kim Hỷ 43
43
3.2.2. Diện tích, ranh giới các phân khu chức năng 47
3.2.3. Khu hệ thực vật 52
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.2.3.1. Đa dạng về thành phần loài cây 52
3.2.4 54
3.2.5. Tài nguyên nước 55
3.2.6. Tài nguyên nhân văn 56
3.2.7. Các giá trị cảnh quan, môi trường, bảo tồn và du lịch 56
3.3. Những thách thức gặp phải trong công tác đồng quản lý tài nguyên rừng
tại Khu BTTN Kim Hỷ 56
3.3.1. Những thách thức về điều kiện địa hình 56
3.3.2. Sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng 57
3.4. Phân tích các bên liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. 62
3.4.1. Vai trò của các bên liên quan 62
3.4.2. Phân tích mẫu và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan 68
3.4.3. Kiến thức và thể chế bản địa tròng quản lý tài nguyên 70
3.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 72
3.5.1 Đề xuất một số nguyên tắc thực hiện đồng quản lý rừng 72

3.5.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức thực hiện 75
3.5.2.1. Giải pháp lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện
đồng quản lý tài nguyên rừng 75
3.5.2.2. Nhóm giải pháp cơ cấu tổ chức đồng quản lý 76
3.5.2.3. Đề xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 80
3.5.2.4. Giải pháp về nguồn vốn và hiệu quả đầu tư 82
3.5.2.5. Kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư các Chương trình 2013-2020 83
3.5.2.6. Huy động nguồn vốn 83
3.5.2.7. Hiệu quả đầu tư 84
3.5.3. Giải pháp tổ chức quản lý thực hiện 86
3.5.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng 86
3.5.3.2. Quy hoạch bộ máy BQL Khu BTTN Kim Hỷ 2013 - 2020 86
3.5.3.3. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 87
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách 87
3.5.4.1. Chính sách đất đai 87
3.5.4.2. Cho thuê môi trường rừng 89
3.5.4.3. Chính sách đầu tư và tín dụng 90
3.5.4.4. Chính sách thuế 90
3.5.4.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm 90
3.5.5. Giải pháp đối với công tác bảo tồn 91
3.5.5.1. Nâng cao nhận thức bảo tồn 91
3.5.5.2. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích 91
3.5.5.3. Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng 92
3.5.5.4. Hỗ trợ tích cực phát triển kinh tế xã hội cộng đồng địa phương 92
3.5.5.5. Đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn 92

3.5.6. Giải pháp khoa học công nghệ 92
3.5.7. Định hướng bảo vệ môi trường 93
3.5.7.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển và tiêu chuẩn bảo vệ
môi trường 93
3.5.7.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên 93
3.5.7.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường 93
3.5.7.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường 93
3.5.7.5. Đánh giá, kiểm tra và giám sát môi trường 94
3.5.8. Tiếp nhận các chương trình dự án ưu tiên 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Tồn tại 97
3. Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
A. Tài liệu tiếng Việt 99
B. Tài liệu tiếng nước ngoài. 101
vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
BTQLN : Ban tự quản lâm nghiệp
CAMPFIRE : Chương trình sinh hoạt du lịch ngoài trời
ĐDSH : Đa dạng sinh học
FAO : Tổ chức nông lâm thế giới
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
LNXH : Lâm nghiệp xã hội
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
RDD : Rừng đặc dụng
TNR : Tài nguyên rừng
UBND : Uỷ ban nhân dân
UNDP : Chương trình phát triển của liên hợp quốc
VQG : Vườn quốc gia
viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2011 9
Bảng 1.2: Tình hình dân số các xã vùng khu bảo tồn 22
Bảng 1.3: Thành phần dân tộc ít người sống ở các xã quanh KBT 23
Bảng 1.4: Dân số và thành phần dân tộc sống ở trong Khu bảo tồn 23
Bảng 1.5: hiện trạng sử dụng đất tại các xã trong KBT và vùng đệm 25
Bảng 3.1: Hiện trạng rừng phân vùng theo xã Khu bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ 45
Bảng 3.2: Phân khu chức năng KBTTN Kim Hỷ 47
Bảng 3.3: Danh sách, vị trí 8 Trạm QLBVR hiện có 51
Bảng 3.4: Thành phần loài thực vật rừng KBTTN Kim Hỷ 52
Bảng 3.5: So sánh thành phần loài thực vật khu vực với một số VQG và

KBTTN khác 53
Bảng 3.6: Tổng hợp các loài thực vật quý hiếm trong KBT 53
Bảng 3.7: Giá trị tài nguyên động vật KBTTN Kim Hỷ 54
Bảng 3.8: Tổng hợp các loài động vật quý hiếm KBTTN Kim Hỷ 55
Bảng 3.9: Tổng hợp những tác động chủ yếu vào rừng 57
Bảng 3.10 59
Bảng 3.11: Cơ cấu kinh tế phân loại hộ 61
Bả liên quan 63
Bảng 3.13: Ma trận so sánh đánh giá cặp đôi về khả năng hợp tác giữa các
bên liên quan 69
Bảng 3.14: Tổng hợp kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư các chương trình 83

ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ về những tác động đến rừng ở Khu BTTN Kim Hỷ 57
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế hộ 62
Hình 3.3. Tầm quan trọng của các đối tác trong đồng quản lý 64
Hình 3.4: Sơ đồ VENN các bên liên quan đến quản lý tài nguyên rừng 65
Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức đồng quản lý 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế-xã hội. Do vậy tài nguyên
rừng cần được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế
phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay. Việt Nam có tổng diện tích tự
nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha
đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp [18]. Như
vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất
trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm
nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi
sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí
thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn
nhiều khó khăn. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là
thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp
trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công
tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình
trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30
triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000, năm 2005 đạt 12,61 triệu ha
và đã lên tới 13,52 triệu ha năm 2012 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện
nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng
khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m
3
/năm để cung cấp nguyên
liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước [2]. Ngành
lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25%
dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh
chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước trong các năm qua. Tuy
nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng

chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy
giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và
phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục
tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và
sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất
có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Trong bối cảnh
lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng
chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần
đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng
núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này,
Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và
thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững.[7]
Khác với rừng sản xuất hay rừng phòng hộ, hệ thống rừng đặc dụng
(RĐD) Việt Nam, khu vực có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) tập trung cao
nhất, luôn được áp dụng các quy định quản lý, bảo vệ chặt chẽ và nghiêm
ngặt. Hiện nay, áp lực lên các khu RĐD rất lớn, do Nhà nước chưa có cơ chế,
chính sách gắn kết cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển loại rừng này. Cộng đồng sống trong và xung quanh RĐD có vai trò, ảnh
hưởng rất lớn đến nỗ lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ tài nguyên của Vườn
quốc gia, khu bảo tồn (VQG/KBT). Vì vậy, thu hút và gắn kết sự tham gia
của cộng đồng địa phương và các bên liên quan, các cấp thông qua cơ chế
phối hợp quản lý (còn gọi đồng quản lý) được xem là một trong những con
đường hứa hẹn đối với công tác bảo vệ và phát triển RĐD ở Việt Nam trong

tương lai.
Với cơ sở thực tiễn đó, luận văn “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên
tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ,
Bắc Kạn” được thực hiện nhằm góp phần vào công tác quản lý bảo vệ rừng
bền vững và để đưa ra những chính sách định hướng phù hợp tại tỉnh Bắc Kạn,
giảm áp lực đối với khu bảo tồn thiên nhiên.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
2. Mục Tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tiềm năng đồng quản lý tại Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh
Bắc Kạn.
- Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp cơ bản thực hiện Đồng quản
lý rừng tại Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cơ chế, chính sách của các cấp có liên quan đến công tác quản lý hệ
thống rừng đặc dụng ở Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.
- Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư địa phương trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.
- Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh
Bắc Kạn.
- Tài nguyên thiên nhiên ở Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Chỉ giới hạn trong các xã Lạng San, Lương
Thượng, Ân Tình, Kim Hỷ, Côn Minh thuộc địa phận quản lý của Khu BTTN

Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.
- Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung vào phân tích cơ sở lý luận -
thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng và đánh giá tiềm năng đồng quản lý
rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ và hỗ trợ để các đối tác thiết lập được các
nguyên tắc và giải pháp thực hiện Đồng quản lý.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ
thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh Bắc
Kạn. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và
giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững
tài nguyên rừng ở Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các khu bảo
tồn thiên nhiên khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở cho việc điều
chỉnh các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên thiên thiên nhiên tại khu vực
nghiên cứu và các vùng lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự.
Đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý
rừng tại Khu BTTN Kim hỷ, tỉnh Bắc Kạn góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Kạn.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý
Xã hội hiện đại đang phát triển nhanh chóng và đặc biệt là sự gia tăng về
dân số trong những năm gần đây. Nhu cầu của con người thì ngày một cao về
lương thực, thực phẩm, chất đốt, dược phẩm, nước uống, quỹ đất cho sản xuất,
đi lại và làm nơi cư trú Như vậy đồng nghĩa vơi sự gia tăng sức ép đối với Tài
nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt là tài nguyên rừng.
Trước thực trạng này đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và các thành phần
liên quan tích cực thực hiện các đề tài nhằm tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên
trong thời gian gần đây. Nhiều tác giả đã nhận định và đưa ra thuật ngữ "đồng
quản lý" là hướng hiệu quả để gìn giữ và bảo vệ tài nguyên rưng. Thuật ngữ
"đồng quản lý" được sử dụng để mô tả sự bố trí, sắp xếp chính thức hoặc không
chính thức giữa chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dân cư liên quan
đến việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các bên liên quan được chia sẻ
quyền lợi.
Đồng quản lý ở các khu rừng đặc dụng là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó
các bên liên quan cùng nhau thỏa thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và
nghĩa vụ trên một cùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng
bảo vệ. Khái niệm này do Borrini - Feyerabend đưa ra năm 1996. Đến năm 2000
tác giả lại đưa ra khái niệm chung "Đồng quản lý như là một dạng hợp tác,
trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và
thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng,
một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định". Tác giả giải
thích thêm đối với mục tiêu về văn hóa, chính trị nhằm tìm kiếm sự công bằng
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Ông Nguyễn Quốc Dựng là một nhà nghiên cứu Lâm nghiệp người Việt

Nam năm 2004 đã khái quát cụm từ "Đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên" là


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn
tài nguyên trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thỏa thuận thống nhất về quản
lý vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu
riêng có thể chấp nhận được phù hợp với từng đối tác [11].
1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là bước ngoặt mới về quản lý tài
nguyên, đó là một quy trình mang tính chính trị và trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu đưa ra khái niệm này.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham
gia quản lý tài nguyên rừng và khái niệm "tham gia quản lý rừng nói chung"
(Joint Forest Management) lần đầu tiên được biết đến là Ấn Độ vào năm
2004. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) (Co-management Protected Areas)
bảo vệ rừng được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới
các quốc gia thuộc các nước châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và châu Á [27].
Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương
với nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hòa giải sự tranh chấp
nguồn tài nguyên giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý
và hợp tác rừng đã đem lại những kết quả to lớn.
Năm 1993, Nepal đã phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh
đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm
sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng
cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các bên liên quan,
từ đó rừng được quản lý và bảo vệ hiệu quả hơn [25].

Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad (1999) tại khu bảo
tồn hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư ở vùng đệm được tham gia
hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục hồi
cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng
30% - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
đồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ cho du lịch ở vùng đệm.
Theo kết quả đánh giá của các nhà khoa học khi đồng quản lý tài
nguyên rừng trên thế giới lan đến Châu Á thì Thái Lan là một nước được đánh
giá đạt nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản
lý bảo vệ rừng. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên
rừng thường có nhiều kinh nghiệm khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc là
người tham gia quản lý khu bảo tồn [29].
Vào khoảng những năm 1945 ở Thái Lan, độ che phủ từng đạt tới 60%
đến năm 1995 giảm xuống còn 26%. Năn 1989, Cục Lâm nghiệp của Hoàng
Gia Thái Lan (The Royal Forest Deparment) thành lập khu bảo tồn để bảo vệ
diện tích rừng còn lại. Điều này dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng địa
phương. Tại Vườn quốc gai Dong Yai Thái Lan người dân đã chứng minh
được khả năng của họ trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời
phối hợp với cục lâm nghiệp Hoàng gia xây dụng hệ thống quản lý rừng đảm
bảo ổn định về môi trường sinh thái cũng như phục vụ lợi ích của người dân
trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũng rất thành công trong công
tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng chính phủ khuyến khích và
chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát

các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá
rừng và tác động tới môi trường. Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành có
thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam bởi vì Thái Lan
cũng là một nước trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam là một quốc
gia có một số đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội
[29][26].
Ở Brazil, nông dân đã giúp quản lý 2,2 triệu ha rừng phòng hộ, khoảng
một nửa số huyện ở Zimbabube tham gia vào chương trình CAMPFIRE. Ở đó
người dân có thể chia sẻ lợi nhuận từ du lịch trong các khu rừng bảo vệ động


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
vật hoang dã, các chương trình này giúp nhà nước bảo vệ được rừng, giúp
người dân cải thiện được quyền tiếp cận với tài nguyên rừng. Tuy nhiên, chưa
giúp được người dân nghèo cải thiện đáng kể sinh kế sinh nhai. [28]
Một nghiên cứu của MOenieba Isaacs và Najma Mohamed, thực hiện
năm 2000 ở Vườn quốc Gia Richtersveld tại Nam Phi chỉ ra rằng việc xây
dựng VQG đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Dân cư
ở đây sống bằng nghề khai thác kim cương, tuy nhiên đời sống của họ thì rất
là khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong hầm mỏ rất
nguy hiểm. Trong khi đó thì việc khai thác này ảnh hường rất nhiều đến đa
dạng sinh học nơi đây. trước tình hình đó Ban quản lý rừng đã đưa ra cam kết
giữa người dân và chính quyền nhằm giảm thiểu tác động và bảo vệ đa dạng
sinh học, cải thiện sinh kế cho người dân. Người dân cam kết sẽ bảo vệ đa
dạng sinh học trọng địa bàn họ sinh sống và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ công nhằm nâng cao đời sống
của người dân.

Cũng ở Nam phi, tại Vườn quốc gia Kruger trước đây người dân đã
chuyển từ Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở
lại vùng đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ
người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực Vườn
quốc gia đồng thời họ cũng được chia sẻ những lợi ích thu được từ du lịch. Từ
những kết quả đạt được từ đồng quản lý rừng ở Nam Phi đã trở thành bài học
kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác (Reid, H. 2000) [30].
1.3. Ở Việt Nam
Trong gần 70 năm qua, tài nguyên rừng ở Việt Nam liên tục giảm sút
(xem biểu), xét trên tất cả các phương diện: diện tích, chất lượng, trữ lượng
gỗ cho đến hiện nay, tình trạng rừng bị chặt phá, cháy, khai thác bừa bãi
vẫn chưa bị chặn đứng, diện tích rừng bị giảm liên tục từ năm 1943 đến năm
1995 bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Tỷ lệ giảm diện


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
tích rừng tự nhiên lớn nhất là giai đoạn từ năm 1980 - 1985 (bình quân một
năm là 2,2%). Giai đoạn 1990 đến 1995 tỷ lệ mất rừng chỉ còn 0,42% năm.
Từ năm 1995 đến nay, diện tích rừng tự nhiên được phục hổi và tăng
3,15%/năm [21].
Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc tính
đến hết năm 2011 như sau:
Bảng 1.1: Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2011
Đơn vị tính: ha
Loại rừng
Tổng diện tích

Phân theo chức năng
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
Diện tích có rừng
13.515.064
2.011.261
4.644.404
6.677.105
1. Rừng tự nhiên
10.285.383
1.930.971
4.018.568
4.292.751
2. Rừng trồng
3.229.681
80.290
625.836
2.384.354
(Nguồn Bộ NNN& PTNT năm 2012)[18].
Để khắc phục tình hình trên, Chính phủ đã thực thi một loạt những giải
pháp, trong đó giải pháp quản lý rừng và đất rừng có sự tham gia là một chiến
lược quan trọng.
Một số mô hình đồng quản lý tài nguyên rừng đặc dụng tại Việt Nam:
Tổ bảo vệ rừng thôn Lạng tại VQG Xuân Sơm (Phú Thọ) Thôn Lạng,
thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, là nơi sinh cư của gần 75
hộ dân (tính đến tháng 4/2011) chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và Mường
sống ngay trong vùng rừng của VQG Xuân Sơn. Đời sống của người dân ở
đây chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước, làm nương rẫy, khai thác lâm sản phụ
và hoạt động dịch vụ. Mô hình giao khoán RĐD cho cộng đồng thôn Lạng

quản lý được VQG Xuân Sơn bắt đầu thực hiện từ năm 2007 thông qua nguồn
hỗ trợ của dự án nhà nước thuộc Chương trình 661. Tổ bảo vệ rừng thôn Lạng
là một tổ chức của cộng đồng thôn, trong đó mỗi hộ có ít nhất một thành viên
tham gia. Tổ được chia thành 3 nhóm và được quản lý bởi 1 tổ trưởng và 3 tổ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
phó (trong đó có 2 nữ) do cộng đồng tín nhiệm bầu ra. Tổ trưởng không phải
là trưởng thôn. Dưới sự tham mưu của Ban Phát triển rừng của xã, UBND xã
Xuân Sơn đã ra quyết định công nhận Tổ bảo vệ rừng thôn Lạng và danh sách
các thành viên để họ có thể phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Sơn tổ chức
bảo vệ rừng. Sau khi được thành lập, đại điện Tổ bảo vệ rừng ký hợp đồng
nhận khoán bảo vệ rừng với Ban quản lý VQG Xuân Sơn, theo đó, cộng đồng
thôn Lạng chịu trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ hơn 1.040 ha RĐD thuộc
29 lô trong địa bàn ranh giới của thôn. Một bộ hồ sơ thiết kế giao khoán bảo
vệ rừng đã được lập, xác định cụ thể ranh giới, bản đồ, hiện trạng của khu
rừng mà VQG và Hạt kiểm lâm huyện giao cho cộng đồng thôn Lạng quản lý.
Nhiệm vụ chính của Tổ bảo vệ rừng thôn Lạng là ngăn chặn các hoạt động
trái phép như chặt gỗ, phá rừng làm nương, hỗ trợ cán bộ kiểm lâm thu giữ
phương tiện vi phạm và câm các cá nhân vào rừng khai thác trái phép, nhất là
khu vực giáp ranh với tỉnh Hòa Bình. Do duy trì tuần tra liên tục và đều đặn
nên từ năm 2008 - 2010, khu vực rừng thôn Lạng quản lý hầu như không bị
xâm hại, kể cả các cây gỗ đổ trong rừng cũng được giữ nguyên hiện trạng.
Trên thực tế, người dân trong thôn chỉ khai thác măng và một số lâm sản phụ
thông thường nên sinh cảnh rừng tự nhiên sát bên khu dân cư thôn được bảo
vệ tốt.Với định mức khoán quản lý bảo vệ 200.000 đồng/ha/năm theo Chương
trình 661, mỗi năm Tổ bảo vệ rừng thôn Lạng nhận được tiền công bảo vệ

rừng khoảng hơn 200 triệu đồng từ VQG sau khi kết quả bảo vệ rừng đã được
xác nhận. Trừ phụ cấp trách nhiệm cho nhóm cán bộ quản lý Tổ bảo vệ rừng
ước khoảng 4 triệu đồng/năm, mỗi hộ tham gia nhận được từ 1,8 - 3,5
triệu đồng/năm. Việc chi trả có sự giám sát của chính quyền địa phương và
các hộ ký nhận. Người dân trong thôn cho biết, họ rất vui mừng với mức chi
trả này, nhất là khi họ được tiền công vào dịp giáp Tết. Mặc dù ở giai đoạn
thử nghiệm, nhưng mô hình giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn ở
VQG Xuân Sơn đã đạt được kết quả tốt, phát huy được trách nhiệm tự quản,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
tự giám sát trong cộng đồng, thậm chí được đánh giá cao hơn phương án giao
cho các hộ gia đình do tránh được bất đồng do chênh lệch mức thu nhập từ
diện tích rừng các hộ được nhận khoán bảo vệ khác nhau và dễ dẫn đến tình
trạng rừng tiếp tục bị phá bởi chính người dân địa phương.
Hội đồng tư vấn bảo vệ rừng tại KBT Loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải
(Yên Bái) KBT Loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải thuộc huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày
9/11/2006 của UBND tỉnh Yên Bái với sự tư vấn và hỗ trợ của Tổ chức Bảo
tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) KBT mù Cang Chải có tổng diện
tích 20,293 ha bao quanh một dãy núi cao hình móng ngựa, với 1 xã vùng lõi
(Chế Tạo) và 6 xã vùng đệm (Lao Chải, Dế Su Phình, Púng Luông, Nậm
Khắt, Ngọc Chiến, Hua Trai). Đây là khu vực có tính ĐDSH cao, nhiều loài
động thực vật quý hiếm (vượn đen, niệc cổ hung, pơ mu ), song điều kiện
của người dân còn hết sức khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thành lập, mô
hình KBT Mù Cang Chải đã được định hướng theo mô hình đồng quản lý dựa
vào cộng đồng. Do đó, năm 2006, Hội đồng bảo vệ rừng đã được thành lập

với vai trò cố vấn cho Ban quản lý KBT, kết nối và trao thông tin với cấp xã.
Năm 2011, Hội đồng bảo vệ rừng đã được kiện toàn theo Quyết định số
1785/QĐ-UBND cua UBND huyện Mù Cang Chải. Sau đó, Hội đồng tiếp tục
hoàn thiện quy chế hoạt động và đổi tên thành Hội đồng tư vấn. Hội đồng có
sự tham gia của 14 thành viên, với Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện (kiêm
Phó Ban quản lý KBT) làm chủ tịch và các thành viên chuyên trách khác về
hoạt động lâm nghiệp, sử dụng đất và tài nguyên, công an, tư pháp, kiểm lâm
địa bàn, huyện đoàn, hội nông dân và đại diện cộng đồng cấp xã (chủ tịch
hoặc phó chủ tịch xã) của 5 xã tham gia mô hình. Bên cạnh đó, để triển khai
các hoạt động liên quan đến cấp xã, các tổ chức phối hợp quản lý bảo vệ rừng
tại 4 xã vùng đệm (Lao Chải, Dế Su Phình, Púng Luông, Nậm Khắt) cũng đã
được thành lập vào cuối năm 2011. Hàng quý, Hội đồng tư vấn sẽ tổ chức họp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
nhằm chia sẻ các hoạt động giữa các thành viên trong Hội đồng và lắng nghe
những phản hồi từ đại diện các xã để xây dựng kế hoạch hoạt động các
quý tiếp theo.Tuy nhiên, một số khó khăn mà Hội đồng tư vấn Mù Cang Chải
hiện đang phải đối mặt là thành viên Hội đồng tư vấn chủ yếu đều hoạt động
kiêm nhiệm; Hội đồng cũng xác định nhiệm vụ chính hiện nay là phải tăng
cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia vào công tác quản
lý bảo vệ rừng. Nhưng do cuộc sống của người dân địa phương còn hết sức
khó khăn nên nhiệm vụ này là một thách thức không nhỏ đối với Hội đồng tư
vấn để có thể làm cho người dân sẵn sàng ủng hộ và tham gia bảo vệ KBT.
Bảo vê rừng dựa vào tổ chức thôn bản tại KBT Ngọc Sơn – Ngổ Luông
(Hòa Bình) KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông có diện tích hơn 19.200 ha thuộc địa
bàn 6 xã vùng cao thuộc huyện Lạc Sơn và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khu vục

chủ yếu là rừng trên núi đá thấp, thảm động thực vật rất đa dạng về loài và có
nhiều loài có trong sách Đỏ Việt Nam.Từ năm 2010, FFI Việt Nam và Trung
tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình
tiến hành xây dựng thí điểm một hình thức mới, thúc đẩy người dân
địa phương tham gia vào quản lý bảo vệ rừng tại KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông
thông qua hình thành và hỗ trợ các tổ chức đại diện cho cộng đồng địa
phương cấp thôn bản, được gọi tên là Ban tự quản lâm nghiệp (BTQLN). 5
BTQLN ở các xóm được bầu ra dựa trên một quá trình lựa chọn công khai và
dân chủ. Mỗi ban có từ 5 - 7 thành viên, trong đó có 1 thành viên là cán bộ
lâm nghiệp của xã sở tại, nhằm đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa Ban và chính
quyền cơ sở. BTQLN có vai trò như cầu nối giữa người dân với chính quyền
cơ sở và chủ rừng (Ban quản lý KBT) để gắn kết cộng đồng địa phương
tham gia vào quá trình quản lý và bảo vệ rừng. Cụ thể là nâng cao tiếng nói
của cộng đồng qua đàm phán và thỏa thuận; Tuần tra bảo vệ rừng; Tuyên
truyền vận động các đối tượng vi phạm; Hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm.
Việc thông qua tổ chức cộng đồng cấp thôn bản trao quyền tự quản nhiều hơn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
cho cộng đồng đối với tài nguyên rừng, cùng với sự hỗ trợ cần thiết của lực
lượng chức năng, thực hiện quản lý bảo vệ rừng một cách toàn diện và rộng
rãi là cách làm hiệu quả đối với công tác bảo tồn cũng như phát triển cộng
đồng. Tóm lại, việc lựa chọn mô hình đồng quản lý như thế nào để có thể thực
sự vận hành và giải quyết hiệu quả các các vấn đề về quản lý bảo vệ rừng, bảo
tồn ĐDSH ở các khu RĐD vẫn còn nhiều bàn luận. Tuy nhiên, các thử
nghiệm về mô hình tổ chức cộng đồng cấp thôn bản như BTQLN, Tổ bảo vệ
rừng ở KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông, VQG Xuân Sơn, hay Hội đồng tư

vấn bảo vệ rừng ở KBT Mù Cang Chải bước đầu đã tạo ra tín hiệu tích cực
cho công tác đồng quản lý RĐD.[24]
1.3.1. Đồng quản lý trong chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội
Trong một thời gian dài phát triển lâm nghiệp, khái niệm quản lý rừng
bền vững cũng như các hình thức của nó đã thay đổi qua những giai đoạn
khác nhau trên thế giới cũng n đầu, nhiệm
vụ chính của lâm nghiệp chủ yếu là sản xuất gỗ. Loại hình lâm nghiệp này
được hình thành và phát triển ở nhiều nước hình thành nên hình thức quản lý
rừng truyền thống để phân biệt với các hình thức quản lý rừng khác hiện nay.
Vào cuối thập kỷ 80, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về lâm
nghiệp xã hội được tổ chức tại khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam
trong quá trình bắt đầu mở cửa. Các cuộc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với
nước ngoài đã thúc đẩy cách nhìn mới về phát triển lâm nghiệp xã hội. Vào
đầu thập kỷ 90 nhiều chương trình hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế,
chính phủ và phi chính phủ được thực hiện. Chương trình hợp tác lâm nghiệp
Việt Nam - Thụy Điển, các dự án của các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP,
GTZ và các tổ chức phi chính phủ đã áp dụng cách tiếp cận mới trong phát
triển lâm nghiệp.
Trong quá trình phát triển, chiến lược của phát triển lâm nghiệp xã hội
rất đa dạng, mỗi một chiến lược có những đặc điểm, thế mạnh và giới hạn cụ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
thể với các mục tiêu quản lý rừng và phát triển nông thôn khác nhau. Do vậy,
có nhiều cách nhìn Lân nghiệp xã hội tùy bối cảnh kinh tế xã hội có quan
điểm cho Lâm nghiệp xã hội là một phương thức tiếp cận có sự tham gia, một
lĩnh vực quản lý tài nguyên, một trong những phương thức tiếp cận có sự

tham gia, một lĩnh vực quản lý tài nguyên, một trong những phương thức
quản lý tài nguyên.
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại nhiều hình thức quản lý rừng, chủ yếu là
các hình thức sau đây:
- Lân nghiệp truyền thống
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
- Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý mang tính thích nghi
- Bảo tồn và phát triển tổng hợp
- Phát triển bền vững về mặt sinh thái
- Quản lý bền vững dựa trên Hệ Sinh Thái
Trong các hình thức quản lý rừng, có sự tham gia của nhiều bên liên
quan, thông thường có 6 chủ thể chính như sau:
- Cộng đồng dân cư thôn
- Tổ chức lâm nghiệp xã
- Các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã
- Các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện
- Các tổ chức lâm nghiệp Nhà nước
- Các tổ chức lâm nghiệp ngoài Nhà nước
1.3.2. Những ảnh hưởng của hình thức đồng quản lý tới các bên liên quan
Sự thay đổi về mặt chính sách vào các hình thức quản lý tài nguyên
rừng có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của các bên tham gia, mà đặc biệt là của
người dân địa phương. Việc chuyển đổi từ phương thức lâm nghiệp truyền

×