35
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN CUỐI
KHÓA, CỰU SINH VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG
Đỗ Diên
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa và khi kinh tế tri thức trở thành
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (NTD) và sự phát triển của xã hội
là nhiệm vụ bức thiết hiện nay đối với các trường đại học. Để có cơ sở điều chỉnh,
bổ sung, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo
và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trong khuôn khổ Dự án TRIG, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên (SV) cuối khóa, cựu SV và NTD
ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế về những nội dung liên quan đến
chất lượng đào tạo. Qua phân tích mối quan hệ giữa sự đánh giá và yêu cầu của
NTD về chất lượng SV tốt nghiệp, ý kiến của SV cuối khóa và cựu SV về chất
lượng chương trình đào tạo, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của ngành Sinh học nói riêng và của trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế nói chung.
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện nay cả nước có 189 đại
học, học viện, trường đại học (chưa kể 28 trường đại học thành viên của các đại học) và
223 trường Cao đẳng với trên 2 triệu sinh viên [7]. Hệ thống giáo dục đại học của Việt
Nam trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, mạng lưới và ngành nghề
đào tạo, điều này đáp ứng được nguyện vọng học tập ngày càng cao của SV, phát triển
nền kinh tế tri thức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, thực trạng chất lượng giáo dục đại học hiện nay không như mong
muốn. Những nhận xét, đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội sau khi khảo sát tại
51 trường đại học, làm việc với lãnh đạo 139 trường đại học (năm 2010) đã cho thấy
bức tranh tổng quát về chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam: “Quy mô đào tạo
vượt xa năng lực đào tạo. Chất lượng đào tạo đại trà của SV ra trường chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, chưa tiếp cận
được với trình độ tiên tiến trong khu vực. Đào tạo chưa gắn với thị trường lao động và
các đơn vị sử dụng lao động” [8].
36
Do vậy, hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo
dục đại học nói riêng là vấn đề quan tâm không những của ngành giáo dục mà của
toàn xã hội.
Ba giai đoạn trong quy trình đào tạo: ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐẦU RA có liên hệ mật thiết với nhau và quyết định chất lượng đào tạo, trong đó
quá trình đào tạo (kế hoạch đào tạo, công tác tổ chức đào tạo, qui trình đào tạo, phương
pháp giảng dạy và học tập, phương thức kiểm tra - đánh giá, các hoạt động hỗ trợ người
học ) đóng vai trò quyết định.
Trên cơ sở khảo sát ý kiến của SV cuối khóa, cựu SV và NTD; qua phân tích, so
sánh để tìm ra những điểm chung, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, kịp thời và phù
hợp với tình hình của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là mục đích của
nghiên cứu này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng hình thức gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện. Nội dung phiếu
khảo sát gồm 2 phần chính: trả lời các câu hỏi đóng và mở về chất lượng đào tạo.
2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý và phân tích số liệu
Kết quả khảo sát được thống kê, xử lý và phân tích bằng phần mềm chuyên dụng
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) ver. 16.0
3. Kết quả khảo sát
3.1. Kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa
3.1.1. Đánh giá chương trình đào tạo
Kết quả khảo sát SV cuối khóa ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học về
chất lượng chương trình đào tạo được trình bày ở hình 1.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ HTĐY
và ĐY (%)
51.56 42.19 48.44 40.63 56.25 54.69 44.44 52.38 53.13 25.40 26.56 51.56 48.44 50.00 45.31 71.88 70.31 42.19
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Hình 1. Mức độ Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý của SV cuối khóa về chương trình đào tạo
37
- Các nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý cao
gồm: (C16) Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thường xuyên trong suốt quá
trình học tập (71,88%); (C17) SV được rèn luyện khả năng làm việc nhóm (70,31%).
- Ba nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý khá
cao đó là: (C5) Các học phần được sắp xếp hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau (56,25%); (C6)
Các học phần chuyên môn mang tính định hướng nghề nghiệp (54,69%) và (C9) Nội
dung các học phần khuyến khích tính nghiên cứu, sáng tạo của SV (53,13%).
- Hai nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý thấp
nhất đáng lưu ý gồm: (C10) Chương trình trang bị cho SV kỹ năng ngoại ngữ cần thiết
cho công việc chuyên môn sau này (25,40%) và (C11) Chương trình trang bị cho SV kỹ
năng tin học cần thiết cho công việc chuyên môn sau này (26,56%).
3.1.2. Các ý kiến đề xuất
Bên cạnh việc trả lời 18 câu hỏi của phiếu khảo sát, SV cuối khóa còn có những
ý kiến góp ý khác liên quan đến các nội dung:
3.1.2.1. Về chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo cần cập nhật, bám sát yêu cầu của NTD, của xã hội
- Bổ sung và tăng thời gian các học phần chuyên ngành, thực tập chuyên ngành,
Anh văn chuyên ngành, Tin học ứng dụng
- Giảm thời gian các học phần đại cương
3.1.2.2. Ý kiến khác
- Bố trí khối lượng học tập giữa các học kỳ một cách hợp lý hơn
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa
- Tăng cường mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
3.2. Kết quả khảo sát cựu sinh viên
Giới tính Loại hình cơ quan công tác Công việc phù hợp ngành đào tạo
Nam Nữ
Nhà
nước
Liên
doanh
Tư
nhân
Phù hợp
Không phù
hợp
16 19 32 2 1 29 6
3.2.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các loại kiến thức và kỹ
năng
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các kiến thức và kỹ năng
của cựu SV ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 2.
+ Mức độ cần thiết
38
- Nhóm kiến thức có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá rất cần thiết cao gồm: (C1) Kiến
thức và hiểu biết chuyên ngành (71,4%), (C4) Khả năng làm việc độc lập (77,1%), (C8)
Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (67,4%), (C9) Khả năng sử dụng ngoại ngữ
(61,5%), (C11) Khả năng tự học nâng cao kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ chuyên
môn (66,7%) và (C14) Năng lực nghiên cứu và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết
71.4 47.1 60.0 77.1 62.9 68.6 68.6 67.4 61.5 57.6 66.7 37.1 45.7 62.9
Đáp ứng tốt
48.6 32.4 26.5 48.6 48.6 40.0 34.3 26.5 22.9 26.5 36.4 17.1 14.3 25.7
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Hình 2. Mức độ Rất cần thiết và Đáp ứng tốt các kiến thức và kỹ năng của cựu SV
- Nhóm kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ rất cần thiết cao gồm: (C6) Kỹ năng giao
tiếp bằng văn bản (68,6%) và (C7) Kỹ năng giao tiếp bằng lời (68,6%).
+ Mức độ đáp ứng
- Trong số 14 nội dung về kiến thức và các kỹ năng, nhóm kiến thức và kỹ năng
mà cựu SV đáp ứng tốt gồm: (C1) Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (48,6%), (C4)
Khả năng làm việc độc lập (48,6%) và (C5) Khả năng làm việc nhóm (48,6%).
- Nhóm kiến thức và kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ không đáp ứng cao gồm:
(C13) Cảm giác tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế (31,4%), (C9) Khả năng sử
dụng ngoại ngữ trong công việc (28,6%) và (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin
(23,5%).
Đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa mức độ rất cần thiết và mức độ đáp ứng tốt
của 3 nội dung: (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (40,9%), (C9) Khả năng sử
dụng ngoại ngữ trong công việc (38,6%) và (C3) Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống
(35,5%).
3.2.2. Đánh giá về chất lượng đào tạo
Kết quả khảo sát 9 câu hỏi về chất lượng đào tạo của cựu SV ngành Sinh học -
trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 3.
39
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ (%)
KĐY và RKĐY
2.9 14.7 2.9 17.1 42.9 20.0 37.1 45.7 31.4
ĐY và RĐY
97.1 85.3 97.1 82.9 57.1 80.0 62.9 54.3 68.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hình 3. Đánh giá của cựu SV về chất lượng đào tạo
- Các câu hỏi liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên được đánh giá cao. Tỷ
lệ (%) mức độ đồng ý và rất đồng ý cao gồm: (C1) Giảng viên đáp ứng tốt những yêu
cầu về chuyên môn, kiến thức (97,1%), (C3) Giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy
(97,1%) và (C2) Giảng viên kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV (85,7%).
- Bên cạnh đó vẫn còn 3 nội dung có tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý
cao gồm: (C8) Được tiếp cận với công nghệ tin học (45,7%), (C5) Được lôi cuốn tích
cực vào các hoạt động ngoại khóa của trường (42,9%) và (C7) Có đầy đủ học liệu trong
học tập (37,1%).
3.2.3. Các ý kiến đề xuất
3.2.3.1. Về chương trình đào tạo
- Lược bỏ một số học phần đại cương/học phần chung không thực sự cần thiết
- Tăng số lượng và thời lượng các học phần chuyên ngành; Tăng thời lượng
thực hành
- Chương trình đào tạo cần đổi mới, bám sát yêu cầu của thực tế
- Tăng thời lượng học phần Anh văn chuyên ngành và Tin học ứng dụng
3.2.3.2. Về phương pháp giảng dạy
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính tự học cho SV.
- Chú ý rèn luyện những kỹ năng mềm cho SV.
- Cập nhật và mở rộng kiến thức liên quan đến môn học.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.2.3.3. Ý kiến khác
- Cần tăng cường cơ sở vật chất, học liệu, mạng internet và các trang thiết bị cần
thiết khác tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình học tập.
40
- Mở rộng địa bàn thực tập thực tế, tạo điều kiện cho SV thực tập, thực tế ở các
đơn vị có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
- Tạo điều kiện cho tất cả SV tham gia nghiên cứu khoa học.
3.3. Kết quả khảo sát Nhà tuyển dụng
3.3.1. Đánh giá về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp
Kết quả khảo sát 15 câu hỏi về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (SVTN) của
NTD ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 4.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
Đáp ứng tốt
47.1 29.4 29.4 47.1 29.4 29.4 23.5 35.3 17.6 5.9 41.2 11.8 18.8 29.4 70.6
Không đáp ứng
5.9 5.9 11.8 17.6 5.9 11.8 11.8 5.9 29.4 11.8 11.8 11.8 31.3 5.9 5.9
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Hình 4. Đánh giá mức độ Đáp ứng tốt và Không đáp ứng của NTD
về kiến thức và kỹ năng của SVTN
Qua kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của NTD, chúng tôi có nhận xét:
- Những nội dung có tỷ lệ % mức độ đáp ứng tốt cao của SVTN gồm: (C15) Ý
thức tổ chức kỷ luật (70,6%); (C1) Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (47,1%), (C4)
Khả năng làm việc độc lập (47,1%) và (C11) Khả năng tự học và nâng cao kiến thức
chuyên môn và các kỹ năng chuyên môn (41,2%).
- Nhóm kỹ năng có mức độ đáp ứng tốt không cao của SVTN gồm: (C2) Kỹ
năng thao tác nghiệp vụ (29,4%), (C3) Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống (29,4%),
(C6) Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản (29,4%) và (C7) Kỹ năng giao tiếp trực tiếp bằng
lời (23,5%).
- Đặc biệt, đáng lưu ý những kiến thức và kỹ năng của SVTN có mức độ đáp
ứng tốt rất thấp đó là: (C10) Năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp (5,9%),
(C12) Nhận thức được về những tác động xã hội trong chuyên môn (11,8%) và (C9)
Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc (17,6%).
- Ngoài ra, NTD đánh giá không cao khả năng giao tiếp và khả năng thích ứng
với môi trường làm việc của SVTN ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học so với
SVTN cùng ngành của các trường đại học phía Nam.
41
3.3.2. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp
Kết quả khảo sát mức độ yêu cầu về chất lượng của SVTN ngành Sinh học -
trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 5.
Tất cả 11 nội dung yêu cầu về chất lượng của SVTN có tỷ lệ (%) mức độ Cần
thiết và Rất cần thiết cao (94,1 - 100%). Trong đó NTD có yêu cầu cao đối với các nội
dung: (C2) Kỹ năng thao tác nghiệp vụ, (C3) Khả năng lập kế hoạch trong công việc,
(C6) Khả năng làm việc nhóm và (C10) Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc
(tỷ lệ % mức độ Cần thiết và Rất cần thiết là 100%).
Ngoài những nội dung liên quan đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng thao tác
nghiệp vụ, các kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ và tin học, hai phẩm chất quan trọng
mà mỗi cán bộ công chức dù ở bất cứ lĩnh vực và cương vị nào cũng rất cần thiết để
hoàn thành tốt nhiệm vụ đó là Ý thức trách nhiệm và Đạo đức nghề nghiệp của SVTN
cũng được NTD yêu cầu cao.
0
20
40
60
80
100
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
RCT
70.6 76.5 70.6 94.1 82.4 76.5 52.9 58.8 76.5 41.2 76.5
KCT
5.9 0 0 5.9 5.9 0 5.9 5.9 5.9 0 5.9
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Hình 5. Mức độ yêu cầu về chất lượng SVTN của NTD
3.3.3. Các ý kiến đề xuất
3.3.3.1. Về chương trình đào tạo
- Cần tăng thời lượng các học phần lý thuyết và thực hành chuyên ngành, ngoại
ngữ chuyên ngành, đồng thời giảm thời lượng các học phần đại cương, học phần chung.
- Tăng thời lượng và đa dạng hóa các đợt tham quan, thực tập, thực tế.
- Chương trình đào tạo cần được cập nhật và cải tiến theo hướng bám sát yêu
cầu của thị trường lao động, tăng cường các học phần tự chọn và khả năng tự nghiên
cứu của SV.
42
3.3.3.2. Về nội dung đào tạo
- Nên đưa các tình huống thực tế vào quá trình giảng dạy
- Cần cập nhật kiến thức bài giảng, giáo trình hàng năm
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, thực tập
- Cải tiến nội dung các học phần theo hướng tăng cường tính ứng dụng thực tiễn,
giảm các kiến thức hàn lâm.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý rèn luyện các kỹ năng mềm (giao tiếp,
thuyết trình, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, lập kế hoạch công tác…) cho SV.
3.3.3.3. Ý kiến khác
Nhà trường cần có mối quan hệ, liên kết với các Công ty, Doanh nghiệp, Xí
nghiệp, Nhà máy … để giải quyết vấn đề giữa “Học và Hành”, đưa SV đến tham quan,
thực tập thực tế, bước đầu làm quen và nắm bắt yêu cầu của công việc trong tương lai.
4. Kết luận
Qua phân tích, so sánh kết quả khảo sát 3 đối tượng khác nhau là SV cuối khóa,
cựu SV và NTD về chất lượng đào tạo nói chung, chúng tôi nhận thấy có những điểm
tương đồng về sự đánh giá và những ý kiến của 3 đối tượng khảo sát như sau:
- Về chương trình đào tạo: Cải tiến theo hướng bám sát yêu cầu của thị trường
lao động, giảm các học phần đại cương, tăng các học phần thực hành, các học phần
chuyên ngành, các học phần tự chọn. Đặc biệt chú trọng học phần Ngoại ngữ chuyên
ngành và Tin học ứng dụng. Đây là hai kiến thức hỗ trợ được NTD yêu cầu cao nhưng
SVTN chưa đáp ứng tốt.
- Về nội dung đào tạo: Nội dung các học phần đáp ứng mục tiêu đào tạo, có tính
định hướng nghề nghiệp và khuyến khích tính sáng tạo của SV. Tuy nhiên phải thường
xuyên cập nhật, đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đặc biệt NTD đề
nghị cần đưa các tình huống thực tế vào nội dung giảng dạy, tăng cường tính ứng dụng
và giảm các kiến thức quá hàn lâm.
- Về phương pháp giảng dạy: Để phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ cần
đổi mới, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy nhằm tăng hiệu quả học tập. Đặc biệt
trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần chú ý rèn luyện các kỹ năng mềm cho SV, đây
là điểm yếu của SVTN, cũng là yêu cầu của NTD.
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
5.1. Chương trình đào tạo
Định kỳ rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng bám sát yêu cầu
của thực tiễn xã hội liên tục đổi mới và phát triển. Điều chỉnh chương trình đào tạo dựa
43
trên phương châm: “Dạy những gì SV, NTD và xã hội cần chứ không phải dạy những gì
chúng ta có”, trên cơ sở tham khảo ý kiến của giảng viên, cựu SV và NTD.
Trong chương trình khung của từng ngành đào tạo do Bộ GD-ĐT qui định,
khoảng 55-60% là các học phần bắt buộc (không được thay đổi), còn lại khoảng 40-
45% các học phần tùy theo mục tiêu, thời gian đào tạo, nhà trường bổ sung những học
phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo và có thể thay đổi, điều chỉnh
trong phạm vi này.
5.2. Nội dung đào tạo
Định kỳ hàng năm yêu cầu giảng viên cập nhật, bổ sung nội dung giảng dạy các
học phần để phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt chú
ý việc ứng dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội yêu cầu của
ngành đào tạo.
5.3. Phương pháp dạy - học
Đổi mới phương pháp dạy - học là tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục. Cần
lưu ý đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là thay cái cũ bằng cái mới, mà phải
biết kế thừa, lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh và
nội dung giảng dạy. Phải tiến hành đổi mới đồng bộ giữa dạy và học mới có thể nâng
cao chất lượng đào tạo.
- Tổ chức những hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy từ cấp
khoa đến cấp trường để giảng viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Khảo sát ý kiến của SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên, công khai kết
quả khảo sát và cho phép SV được chọn giảng viên.
- Nhà trường cần có cơ chế quản lý, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên,
đồng thời có chế độ đãi ngộ thích hợp để động viên những giảng viên dạy tốt.
- Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ năng
thực hành, giảng viên cần chú ý rèn luyện những “kỹ năng mềm” cho SV.
- Định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị “Học tập tốt - Rèn luyện tốt” ở cấp khoa,
đồng thời thông qua hoạt động của Hội SV, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tổ chức
các hội thảo, tọa đàm về đổi mới phương pháp học tập cho SV, nhất là đối với tân SV.
5.4. Cơ sở vật chất
Đối với phương thức đào tạo tín chỉ, thời gian lên lớp ít hơn, giảng viên sử dụng
nhiều phương pháp giảng dạy, SV chủ yếu tự học và tự nghiên cứu. Vì vậy Nhà trường
cần trang bị tối thiểu về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy - học.
- Rà soát, bổ sung giáo trình và tài liệu tham khảo đối với tất cả các học phần.
Bảo đảm 100% các học phần phải có bài giảng/giáo trình và các tài liệu tham khảo tối
thiểu (trong đề cương chi tiết học phần) cho SV.
44
- Nhà trường có kế hoạch chi tiết, cụ thể hàng năm bổ sung phương tiện nghe
nhìn hiện đại ở các phòng học. Có quy định, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản các
thiết bị máy móc để tăng hiệu quả sử dụng.
5.5. Gắn kết giữa Nhà trường và Nhà tuyển dụng
- Nhà trường cần xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với NTD trên các
lĩnh vực: Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ đào tạo (kinh phí, công nghệ,
môi trường tham quan, thực tập thực tế cho SV), liên kết/đặt hàng đào tạo, phản hồi về
chất lượng đào tạo và tuyển dụng SV tốt nghiệp.
- Định kỳ tổ chức những buổi giao lưu giữa SV với NTD và cựu SV. Thông qua
hoạt động này SV nắm bắt những yêu cầu của NTD, kinh nghiệm của cựu SV, từ đó có
sự định hướng, điều chỉnh, bổ sung một cách kịp thời về kiến thức, kỹ năng nhằm đáp
ứng tốt yêu cầu của công việc sau này.
- Thành lập tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2006.
2. Đào Hữu Hồ, Thống kê xã hội học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
3. Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004.
4. Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Nxb. Hồng Đức, Hồ Chí Minh, 2008.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 -
2012, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
6. Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Kiểm định,
đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, (2008).
7. Website: về thống kê toàn ngành
giáo dục từ năm học 1999-2000 đến năm học 2010-2011.
8. Website: />bat-cap.htm, ngày 31/3/2010.
45
STUDYING AND PROPOSING MEASURES FOR THE IMPROVEMENT
OF TRAINING QUALITY BASED ON SURVEY ON
FINAL YEAR STUDENTS, ALUMNI AND EMPLOYERS
Do Dien
College of Sciences, Hue University
Abstract. In the context of international integration and leading role of knowledge
economy in the country’s development, training of high human resources meeting
the requirements of employers and society has become an urgent task for
universities. In order to get the basis for the modification and renovation
of academic curriculum and teaching methods to assure and continuously improve
the training quality, a survey in final year students, alumni and employers of
Department of Biology, Hue University of Sciences was carried out within the
framework of TRIG Project. By analyzing the relationship between evaluation and
requirement of employers for quality of graduates and opinions of final year
students and alumni, several measures were proposed to improve the training
quality of the Biology field in particular and Hue University of Sciences in general.