Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích thực trạng quản lí chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc tại Công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 41 trang )

Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
MỤCLỤC
Trang
MỤCLỤC 1
Trang 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH 3
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM 3
1.1. Khái niệm chung về sản phẩm 3
1.1.1. Khái niệm sản phẩm 3
1.1.2. Các thuộc tính của sản phẩm 3
1.2. Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm 3
1.2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm 3
1.2.2. Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường 4
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 5
1.2.4. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 6
1.2.5. Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: 7
1.3. Khái quát chung về quản lý chất lượng sản phẩm 8
1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng 8
1.3.2. Các phương pháp quản lý chất lượng 9
1.4. Khái niệm về chi phí chất lượng 13
CHƯƠNG 2 15
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA PHÂN XƯỞNG ĐÚC TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT PHỤ TÙNG Ô
TÔ XE MÁY VIỆT NAM 15
2.1. Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp Công ty sản xuất phụ tùng ôtô - xe
máy Việt nam 15
2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 15


2.1.3. Giới thiệu hình thức tổ chức xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.16
2.1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 16
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 18
2.2 Giới thiệu tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty VAP 18
2.2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng của công ty 18
SV: Dương Thùy Dung GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng của công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy
Việt Nam 21
2.2.3 Một số phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 21
2.2.4. Giới thiệu quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm không phù hợp 22
2.3. Thực trạng về tình hình quản lý chất lượng tại phân xưởng Đúc trong công ty
sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam 24
2.3.1. Giới thiệu sơ bộ về phân xưởng Đúc 24
2.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc trong công ty
sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam 26
2.3.2.1. Báo cáo quản lý công đoạn Đúc 26
2.3.2.2.Quy trình quản lý dụng cụ đo và kiểm định dụng cụ đo 27
2.3.2.3 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm của bộ phận Đúc 28
2.3.2.4. Quy trình công tác khắc phục lỗi xảy ra tại khách hàng 30
2.3.2.5. Xác định chi phí cho số lỗi sản phẩm hỏng tại bộ phận Đúc 30
CHƯƠNG 3 32
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA PHÂN XƯỞNG ĐÚC
TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ -XE MÁY VIỆT NAM. 32
3.1. Định hướng phát triển của công ty 32
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm của bộ phận Đúc
trong công ty sản xuất phụ tùng ô tô -xe máy Việt Nam 33
3.2.1. Đào tạo ý thức về kỹ năng vận hành máy và kiểm tra thao tác, quy trình.33
3.2.2. Thiết lập đội ngũ quản lý chuyên trách 34

3.2.3. Giáo dục đào tạo cán bộ quản lí và công nhân kiến thức về quản lí chất
lượng 34
3.2.4. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng
sản phẩm ở Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam 35
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
SV: Dương Thùy Dung GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.2.5. Đánh giá chất lượng 7
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức 21
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào 22
Hình 1: Hệ thống quản lý chất lượng 9
Hình 2: Hoạt động chính của TQM 10
Hình 3: Sơ đồ hệ thống quản lý văn bản 11
Hình 4 : Mô hình quản lý công ty 17
SV: Dương Thùy Dung GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nền kinh tế thị trường mở, hình thành nhiều mô hình doanh
nghiệp với các hình thức khác nhau. Đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang được chú ý thu hút và phát triển
mạnh. Đây là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận tác
phong làm việc công nghiệp và cách quản lý của một nước có nền kinh tế phát
triển. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố nâng cao năng suất hiệu quả sản xuất
và chất lượng sản phẩm phải được tiến hành song song mới nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để giải quyết được vấn đề nâng cao chất
lượng sản phẩm thì một trong các biện pháp cần thiết là công ty phải nâng cao

hiệu quả công tác quản lý chất lượng. Trong thời gian làm việc và thực tập tại
công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Việt Nam em chọn đề tài “Phân tích thực
trạng quản lí chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc tại
Công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Việt Nam “.
2. Mục đích nghiên cứu
Báo cáo hướng đến những mục đích cụ thể như sau :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm
của công ty
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại phân xưởng Đúc
trong công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm tại
phân xưởng Đúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng
sản phẩm của công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phụ
tùng ô tô xe máy tại phân xưởng Đúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cán bộ,công nhân viên của các phòng ban
bộ phận trong Công ty
- Quan sát hệ thống sản xuất,kinh doanh của phân xưởng Đúc
- Phân tích dữ liệu: sử dụng phần mềm excel
5. Kết cấu của báo cáo.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
báo cáo bao gồm 3 chương:
SV: Dương Thùy Dung - 1 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản
phẩm.

Chương 2 : Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc
trong công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam.
Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chất lượng sản phẩm của phân xưởng Đúc trong công ty sản xuất phụ tùng ô
tô xe máy Việt Nam.
SV: Dương Thùy Dung - 2 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm chung về sản phẩm
1.1.1. Khái niệm sản phẩm
Theo TCVN 5814 – 1994 “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc
các quá trình tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan đến nhau để
biến đầu vào thành đầu ra“. Nguồn lực ở đây được biểu hiện là bao gồm nhân
lực trang thiết bị, công nghệ và phương pháp.
Sản phẩm không chỉ là những sản vật thuần vật chất (mang các đặc tính cơ,
lý, hoá) mà nó còn bao gồm cả những sản phẩm phi vật chất (đó là các dịch vụ).
Trong lĩnh vực quản lý chất lượng của một doanh nghiệp sản xuất, ta sẽ
nghiên cứu về sản phẩm trong mối liên hệ của nó với khả năng và mức độ thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội với những điều kiện và chi phí
nhất định.
1.1.2. Các thuộc tính của sản phẩm
Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm và mỗi một sản
phẩm thì có nhiều thuộc tính khác nhau. Ta có thể phân thuộc tính của sản
phẩm thành 3 nhóm: thuộc tính mục đích, thuộc tính hạn chế và thuộc tính kinh
tế – kỹ thuật.
*Thuộc tính mục đích:
Thuộc tính mục đích quyết định khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định
phù hợp với công dụng chính của sản phẩm. Người ta chia thuộc tính mục đích

thành 3 loại: thuộc tính cơ bản, thuộc tính bổ sung và thuộc tính cụ thể hoá.
* Thuộc tính hạn chế:
Thuộc tính này quy định những điều kiện khai thác và sử dụng để có thể
đảm bảo khả năng làm việc, khả năng thoả mãn nhu cầu, độ an toàn của sản
phẩm khi sử dụng (các thông số kỹ thuật, độ an toàn, dung sai)
* Thuộc tính kinh tế - kỹ thuật:
Thuộc tính này gồm các thuộc tính về chi phí lao động xã hội và các thuộc
tính biểu thị mức độ thoả mãn một nhu cầu xác định của sản phẩm. Các thuộc tính
này thể hiện qua các giai đoạn: Thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụng.
1.2. Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm
1.2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều người, nhiều
ngành và nó là một phạm trù phức tạp. Đã có rất nhiều định nghĩa về chất lượng
SV: Dương Thùy Dung - 3 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
được nêu ra (Anh, Đức, Mỹ, Nhật) nhưng chúng đều có những điểm giống nhau
đó là:
- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu triển
khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và
được duy trì trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các thuộc tính đặc trưng thể
hiện tính năng kỹ thuật hay giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm thể hiện trong tiêu dùng, xem xét sản phẩm thỏa
mãn tới mức nào của yêu cầu thị trường.
- Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của
thị trường về mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội, phong tục.
Từ những quan điểm trên, ta có thể quan niệm về chất lượng sản phẩm
hàng hoá theo TCVN ISO 8402 “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính
của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể đối tượng đó có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất,

kinh tế - xã hội nhất định”.
Như vậy, khả năng “thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá
chất lượng sản phẩm hay người ta nói “thỏa mãn khách hàng là thước đo chất
lượng”.
1.2.2. Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường
Trong môi trường kinh doanh ngày nay chúng ta đã gia nhập WTO thì yếu
tố chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Đây chính là điều kiện tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp bởi người tiêu dùng ngày nay có nhiều sự lựa
chọn cho cùng một loại sản phẩm và giá trị của chất lượng sản phẩm thường
được đề cao hơn là giá cả của sản phẩm đó. Đứng trước nhu cầu của khách hàng
ngày càng tăng, thị trường ngày càng đòi hỏi sự phong phú, đa dạng và trình độ
chất lượng cao đối với sản phẩm, chính vì vậy doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và
phát triển trên cơ sở liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá chất
lượng và chủng loại sản phẩm để có thể xâm nhập vào thị trường một cách rộng
rãi và khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
Thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ thu
được các kết quả, sau đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì có nghĩa là số lượng sản phẩm lỗi
cũng giảm do đó chi phí cho việc sửa chữa sản phẩm lỗi và chi phí do việc bảo
hành các sản phẩm lỗi giảm xuống vì vậy lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được
cũng tăng lên. Một vấn đề hết sức quan trọng là việc nâng cao chất lượng sản
phẩm làm tăng thêm uy tín đối với khách hàng do đó ngày càng bán được nhiều
SV: Dương Thùy Dung - 4 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
sản phẩm hơn và doanh nghiệp
sẽ thu thêm được lợi nhuận do việc tăng sản lượng bán hàng ngày.
- Khi nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại thì doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được nguồn lực dành cho việc sửa chữa sản phẩm lỗi và nguồn lực này sẽ
được tập chung cho công việc khác và doanh nghiệp sau khi đã thực hiện được
nâng cao chất lượng sản phẩm thì do chính doanh nghiệp cũng có nhu cầu không

ngừng nâng cao chất lượng do vậy doanh nghiệp có thể tạo ra được những sản
phẩm có chất lượng cao hơn thị trường hiện tại.
Bên cạnh đó là những thiệt hại do việc sản xuất các sản phẩm yếu kém về chất
lượng là:
- Khách hàng sẽ từ chối trong tương lai sản phẩm mà họ không hài lòng về
chất lượng.
- Mỗi một người trong số khách hàng này sẽ tuyên truyền về sự không hài
lòng của mình cho những người khác.
- Mỗi một lỗi nằm ngoài sự dự kiến của doanh nghiệp sẽ là nguyên nhân
làm tăng sự quay trở lại của lượng hàng hoá bán ra.
- Chi phí để có một khách hàng mới sẽ đắt hơn rất nhiều so với chi phí để
giữ được một khách hàng cũ.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất ra sản phẩm đó
từ nguyên vật liệu với các thành tựu công nghệ của máy móc và sự sáng tạo của
con người thể hiện từ khâu thiết kế, sản xuất, kiểm tra, đến thành phẩm. Chính
vì vậy, chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố.
Trong ngành công nghiệp Sản xuất phụ tùng ô tô xe máyViệt Nam nói
chung do tính chất sản xuất chủ yếu là bằng máy móc tự động nên yếu tố thiết bị
máy móc ở đây ảnh hưởng rất lớn quyết định đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra
còn phải kể đến các yếu tố vĩ mô khác như: nguyên vật liệu, con người, phương
pháp tổ chức quản lý. Còn các yếu tố vĩ mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng sản phẩm, tuy nhiên do đặc trưng của ngành cũng như do mục tiêu của đồ
án, nên em chỉ đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
* Nhóm yếu tố con người
Đây là nhóm yếu tố chủ chốt, yếu tố sáng tạo nhất quyết định chất lượng
sản phẩm. Nhóm yếu tố này bao gồm: Ban lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ
CBCNV trong doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để sản phẩm đạt chất lượng
thì mọi người trong doanh nghiệp đều phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức

nâng cao tay nghề, mọi người phải đặt lợi ích của mình trong lợi ích của doanh
SV: Dương Thùy Dung - 5 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
nghiệp và mọi người phải định hướng vào mục tiêu đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, của thị trường.
* Nhóm yếu tố nguyên vật liệu
Đây là nhóm yếu tố đầu vào quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có
sản phẩm đạt chất lượng thì trước tiên nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải
đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng cung cấp, đảm bảo giao nhận đúng kỳ
hạn để giúp doanh nghiệp chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng
kế hoạch chất lượng.
* Nhóm yếu tố máy móc - thiết bị
Nhóm yếu tố có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm,
tăng tính cạnh tranh sản phẩm. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, nắm
vững được những trình độ kỹ thuật.
* Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý
Nhóm yếu tố này cũng có tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm bởi vì nếu nguyên vật liệu, kỹ thuật công nghệ, thiết bị hiện đại
nhưng doanh nghiệp không biết cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức
kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển, dự trữ, bảo quản,
tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, thì cũng không đảm bảo nâng cao được chất lượng
sản phẩm.
1.2.4. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là căn cứ quan trọng để thẩm định chất
lượng sản phẩm, lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng
như phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá bao gồm tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu
chuẩn ngành hay tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng sản phẩm được quy định trong
các tài liệu tiêu chuẩn tương ứng. Còn đối với các sản phẩm chưa được tiêu

chuẩn hoá, chất lượng sản phẩm được đặc trưng bởi các yêu cầu kỹ thuật do nhà
thiết kế quy định.
Đối chiếu các tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm với các đặc tính thực tế của sản phẩm người ta phân biệt:
- Sản phẩm đạt chất lượng: Là các sản phẩm đạt được tất cả các yêu cầu
kỹ thuật nêu ra trong tài liệu thiết kế sản phẩm. Sản phẩm đạt chất lượng tuỳ
theo mức độ, đạt được các yêu cầu kỹ thuật cao hay thấp, mà người ta có thể
phân cấp chất lượng thành sản phẩm đạt chất lượng loại 1, loại 2, loại 3.
- Sản phẩm không đạt chất lượng: Là các sản phẩm không phù hợp với các
SV: Dương Thùy Dung - 6 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
yêu cầu quy định hoặc không phù hợp với các mẫu sản phẩm đã kiểm định. Sản
phẩm không đạt chất lượng bao gồm hai loại: Loại sửa chữa được (Repair) là loại
sau khi gia công thêm, hiệu chỉnh, sửa chữa chúng có thể trở thành sản phẩm đạt
chất lượng và loại không thể sửa chữa được gọi là phế phẩm (No Good ).
Các sản phẩm không đạt chất lượng nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra
những tổn thất trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm. Làm tăng chi phí
sản xuất, lãng phí lao động, giờ máy, tiêu hao nguyên vật liệu, làm rối loạn sản
xuất, làm chậm tiến độ cung cấp sản phẩm cho khách hàng.Nói chung là làm
tăng thêm chi phí.
1.2.5. Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm:
+ Theo tiêu chuẩn ISO 8420: “ Đánh giá lượng hoá chất lượng sản phẩm là
xác định, xem xét một cách hệ thống mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có
khả năng thoả mãn các nhu cầu quy định”.
Việc lượng hoá có thể thực hiện bằng các phép đo hoặc bằng cách so sánh
và tùy theo các chỉ tiêu chất lượng người ta sẽ quy định thống nhất cách đánh
giá.
Sơ đồ 1.2.5. Đánh giá chất lượng.
+ Phương pháp đo: Là dùng các công cụ, thiết bị đo cần thiết để kiểm tra
sản phẩm so sánh với yêu cầu thiết kế, ưu điểm của phương pháp là độ chính

xác cao.
SV: Dương Thùy Dung - 7 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Mục đích
Xác định về mặt định lượng các chỉ tiêu chất lượng
SP. Tổ hợp các giá trị đo được - quy định.
Đo:
Chỉ tiêu chất lượng = giá trị
tuyệt đối với 1 đơn vị thích
hợp
So sánh:
So sánh các chỉ tiêu chất lượng
với chỉ tiêu chuẩn tương ứng để tạo ra 1
giá trị tương ứng, không thứ nguyên
Cơ sở để đo và so sánh:
Tiêu chuẩn quốc tế ISO
Tiêu chuẩn châu Âu: EU, TCVN
Tiêu chuẩn ngành, vùng, nhu cầu xã hội.
Đánh giá chất
lượng ở thiết kế.
Đánh giá chất
lượng ở sản
xuất.
Đánh giá ở tiêu
dùng.
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
+ Đánh giá bằng cảm quan: Là phương pháp đánh giá bằng thị giác, cảm
giác, thính giác, vị giác, linh cảm.
+ Phương pháp gia truyền: Đánh giá chất lượng sản phẩm qua kinh nghiệm
thực tế, gia trưyền.
+ Phương pháp điều tra xã hội: Là phương pháp thăm dò ý kiến người tiêu

dùng trong xã hội, thống kê các ý kiến đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh
chất lượng sản phẩm.
1.3. Khái quát chung về quản lý chất lượng sản phẩm
1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng sản phẩm
cho rằng. “Quản lý chất lượng sản phẩm được xác định như là một hệ thống
quản trị nhằm xây dung chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn
vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ choc thiết kế, sản
xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thỏa
mãn tất cả các yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh
vực quản lý chất lượng, quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là: “Nghiên cứu
triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số có chất lượng, kinh tế,có ích
cho nhà tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000: 2000 cho rằng: “Quản lý chất
lượng là một hoạt động chức năng quản lý chung nhằm mục dích đề gia chính
sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng biện pháp như hoạch định
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến trong khuôn
khổ 1 hệ thống chất lượng”.
SV: Dương Thùy Dung - 8 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Đầu vào
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp

Hình 1: Hệ thống quản lý chất lượng
Nguồn: Phòng đảm bảo chất lượng ( QC - VAP )
Hình 1 cho thấy mối quan hệ có tính chất hai chiều giữa hệ thông quản lý
chất lượng và khách hàng.
Nội dung chính của quản lý chất lượng có những điểm như sau:
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí tối ưu.

Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức
năng quản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác,
quản lý chất lượng chính là chất lượng quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính,
tổ chức, kinh tế, kĩ thuật, xã hội và tâm lý). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của
tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách
nhiêm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Quản lý được thực hiện trong suốt thời kỳ sống của sản phẩm, từ thiết kế,
chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
1.3.2. Các phương pháp quản lý chất lượng
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm là công việc tổ chức quản
lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm không ngừng hoàn thiện chất
lượng. Tuy nhiên do những mục tiêu kinh tế và quan niệm về chất lượng sản
phẩm khác nhau, mà từng quốc gia có những phương pháp quản lý khác nhau.
Vậy so với phương pháp trước, phương pháp này có ưu điểm là việc kiểm
SV: Dương Thùy Dung - 9 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Sự cải tiến liên tục của hệ thống quản lý
chất lượng
Trách nhiệm
của lãnh đạo
Quản lý nguồn
lực
Đo lường, phân
tích và cải tiến
Tạo sản
phẩm
Khách
hàng
Các yêu
cầu

Khách
hàng
Sự thỏa
mãn
Sản phẩm,
dịch vụ
Đầu ra
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
tra chất lượng sản phẩm được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối. Tuy nhiên,
trong phương pháp này việc kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn quy định lại được
phân công cho bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm nằm ngoài dây
chuyền sản xuất nên cũng không có tác dụng tích cực đối với hoạt động của hệ
thống chất lượng sản phẩm và thường gây quan hệ căng thẳng giữa bộ phận trực
tiếp sản xuất với bộ phận kiểm tra.
Quản lý chất lượng toàn diện TQM, được Feigenbaun định nghĩa: “Kiểm
soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ
lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau trong một tổ chức
sao cho hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách
kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng”.
Hình 2: Hoạt động chính của TQM
Nguồn: Phòng đảm bảo chất lượng (QC - VAP)
Hình 2 cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hoạt động TQM đều hướng
đến khách hàng.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng và thỏa mãn khách hàng ở mức độ
tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý
chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý
và cải tiến mọi khía cạch có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của
mọi bộ phận mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
Cốt lõi của TQM là thực hiện công việc dựa trên quan điểm của khách
hàng, tim hiểu xem khách hàng muốn gì, thiết lập mục tiêu và thực hiện mọi

hoạt động làm hài lòng khách hàng. Chúng ta cần phải xác định khách hàng
mình là ai ? Khách hàng mình muốn gì? Xác định được loại sản phẩm và dịch
vụ nào mình cung cấp cho khách hàng? Xác định được vai chò trách nhiệm của
mình và cơ quan mình trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đó.
SV: Dương Thùy Dung - 10 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
TQM bao gồm 2 hoạt động chính đó là: “Sự cam kết toàn diện” và “Sự cải
tiến liên tục”.
a) Sự cam kết toàn diện:
Các tổ chức doanh nghiệp cam kết thực hiện công việc theo đúng quy trình
và các tiêu chuẩn để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.
• Sự cam kết bao gồm một hệ thống quản lý hồ sơ, bằng chứng để chứng
nhận, thông báo và đảm bảo với khách hàng về chất lượng sản phẩm của tổ chức.



Hình 3: Sơ đồ hệ thống quản lý văn bản
Nguồn : Theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
Trong điều kiện kinh tế Việt nam đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì
sự cam kết của tổ chức đối với khách hàng lại không thể thiếu được. Một trong
những hình thức cam kết đang được áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả hiện
nay chính là hệ thông các tiêu chuẩn ISO.
b) Cải tiến liên tục
Là sự tích lũy những khoản giá trị gia tăng nhỏ và từ đó tạo ra những lợi
thế trên quy mô lớn cho doanh nghiệp.
• Cải tiến liên tục bao gồm một số lượng lớn các hoạt động cải tiến nhỏ, chi
tiết được thực hiện trong một thời gian dài và có sự tham gia của các tổ, nhóm
trong toàn doanh nghiệp.
• Sự cải tiến liên tục bao gồm 2 đặc điểm đó là sự liên tục và sự cải tiến.
Sự liên tục chính là sự bảo đảm thực hiện công việc tuân theo một tiêu

chuẩn nhất định, cách làm hiện tại.
SV: Dương Thùy Dung - 11 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Sổ tay
chất
lượng
Quy trình
Hướng dẫn công việc, hướng
dấn chất lượng
Các hồ sơ, biểu mấu, các tài liệu
quản lý
Các chính sách, mục
tiêu, mô tả hệ thống
Quy định ai làm, làm
gì, khi nào, ở đâu
Hướng dẫn phải làm
như thế nào
Ghi lại cách thức tiến
hành từng công việc
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
Sự cải tiến là sự tìm kiếm các tiêu chuẩn cao hơn, các cách làm tốt hơn cho
công việc.
• Sự cải tiến liên tục được duy trì bằng cách luân chuyển vòng tròn Deming
PDCA để duy trì và đảm bảo dòng công việc một cách liên tục, mở rộng bằng
thêm vòng tròn DST ta có thể duy trì và luân chuyển vòng tròn PDCA.
1.3.3. Quản lý chất lượng qua các giai đoạn
Chất lượng sản phẩm được hình thành qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình
kết hợp khá chặt chẽ, để có những biện pháp quản lý hữu hiệu ta sẽ nghiên cứu 4
giai đoạn chính:
- Giai đoạn trước sản xuất (nghiên cứu thiết kế).
- Giai đoạn trong sản xuất (sản xuất hàng loạt).

- Giai đoạn lưu thông (bán hàng).
- Giai đoạn sử dụng (tiêu dùng).
* Quản lý chất lượng trong giai đoạn sản xuất
Mục đích của quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ những sản
phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong, mà ngăn chặn không cho những
sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất. Mặt khác việc ngăn chặn
những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
(QC), hoặc xem phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp chủ yếu để
lọc những phế phẩm.
Bởi vậy, phải quản lý ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất hàng
hoá thành chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất doanh nghiệp phải tìm cách phát hiện ngay những sai sót
trong mọi nguyên công càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cần phải nhân thức đúng
đắn nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý quá trình sản xuất không chỉ là trách
nhiệm của các nhà quản lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên.
Quản lý sản xuất nhằm mục đích:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm được hình thành ở mức cao nhất (yêu cầu
thiết kế), thoả mãn yêu cầu thị trường ở mức độ thích hợp nhất.
- Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức độ thấp nhất.
- Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức độ thấp nhất.
- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất (số lượng, chất lượng, đúng thời
hạn ).
- Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, kinh
doanh hoặc chất lượng chỉ biến đổi ở mức thấp nhất.
- Để thực hiện tốt các mục đích nói trên, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn
này là:
SV: Dương Thùy Dung - 12 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
+ Đảm bảo cung cấp đúng số lượng,chất lượng: Nguyên vật liệu, năng
lượng, mọi trang thiết bị, dụng cụ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo cho mọi trang thiết bị, máy móc dụng cụ đo, kiểm tra, trước
khi sử dụng phải được kiểm tra sai số và độ chính xác. Mọi thiết bị cần phải
được bảo dưỡng, bảo trì để kéo dài tuổi thọ và duy trì độ chính xác cần thiết của
chúng.
+ Đảm bảo đủ các tài liệu cần thiết cho đảm bảo chất lượng trong sản
xuất, nhất là các tiêu chuẩn chất lượng, quy định kỹ thuật, bản vẽ, các chỉ dẫn,
hướng dẫn, các thủ tục,quy trình liên quan đến sản xuất, đo lường, thử nghiệm,
kiểm tra các công việc, cùng những thông tin kịp thời về các sửa đổi, bổ sung,
huỷ bỏ.
+ Tổ chức lao động hợp lý, để mọi thành viên ý thức được trách nhiệm, tự
mình sáng tạo và tự mình kiểm tra chất lượng.
+ Tổ chức các nhóm chất lượng để trao đổi kinh nghiệm và giải quyết
những trục trặc kỹ thuật trong sản xuất.
+ Thực hiện các chế độ kiêm tra hoặc thử nghiệm trên nguyên công, chi
tiết, máy móc, dụng cụ, chất lượng lao động, sản phẩm.
+ Tiến hành các hoạt động khắc phục khi phát hiện thấy các thiết bị đo
lường thử nghiệm có những sai lệch vượt giới hạn cho phép.
1.4. Khái niệm về chi phí chất lượng
Chi phí chất lượng là tập hợp các chi phí phat sinh để tin chắc và đảm bảo
chất lượng được thoả mãn, cũng như những thịêt hại nảy sinh khi chất lượng
không thoả mãn.
Như vậy nói đến chi phí chất lượng bao gồm hai bộ phận chính là:
- Những chi phí cần thiết đầu tư cho các mức chất lượng khác nhau, mà
doanh nghiệp cần phải hoạch định, tính toán và kiểm soát một cách có kế hoạch.
- Những chi phí do thiệt hại về chất lượng gây ra. Theo TCVN ISO 8402,
những chi phí này còn được hiểu là: “ Những thiệt hại do không sử dụng được
tiềm năng của những nguồn lực trong quá trình và hoạt động”.
Thông thường để cụ thể hoá các chi phí này người ta tách ra các loại chi
phí là:
+Chi phí phòng ngừa: là những chi phí cần thiết cho những nỗ lực ngăn

ngừa sai lỗi.Chẳng hạn như chi phí xây dựng chính sách chất lượngvà lập thủ
tục quy trình, các chi phí về đào tạo, huấn luyện tay nghề, chi phí cho những
hoạt động nghiên cứu, cải tiến chất lượng.
+ Chi phí đánh giá: là những chi phí thử nghiệm, thanh tra và kiểm tra để
đánh giá xem các yêu cầu chất lượng có được đáp ứng đầy đủ hay không. Chi
SV: Dương Thùy Dung - 13 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
phí này bao gồm lương của nhân viên kiểm tra chất lượng và chuyên gia đánh
giá nội bộ, chi phí bảo quản và kiểm định các dụng cụ kiểm tra chất lượng, chi
phí trả cho việc cấp giấy chứng nhận chất lượng.
+ Chi phí sai hỏng bên trong doanh nghiệp: Chi phí này được nảy sinh khi
sản phẩm có khuyết tật nhưng được phát hiện trước khi giao sản phẩm cho
khách hàng. Chi phí này bao gồm: lãng phí công sức, nguyên vật liệu do tổ chức
kém, thao tác nhầm lẫn, vật liệu sai. Tổn thất do phế phẩm phải bỏ đi. Chi phí
gia công, sửa chữa lại những sản phẩm có khuyết tật cho phù hợp với yêu cầu
chất lượng. Chi phí cho kiểm tra lại sản phẩm sau khi sửa chữa. Chi phí tổn thất
do thứ phẩm phải bán giá thấp. Chi phí cho việc phân tích nguyên nhân sai
hỏng, tìm biện pháp xử lý.
+ Chi phí sai hỏng bên ngoài doanh nghiệp: Chi phí phát sinh do các sản
phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng đã lọt tới tay khách hàng. Chi phí này bao
gồm: Chi phí cho việc xử lý, sửa chữa sản phẩm bị trả lại. Chi phí bảo hành
miễn phí. Chi phí để giải quyết và phục vụ các khiếu nại của khách hàng. Chi
phí để xử lý điều tra và nghiên cứu các sản phẩm bị trả lại. Chi phí về trách
nhiệm pháp lý do kết quả của các vụ kiện tụng có liên quan tới chất lượng sản
phẩm.
SV: Dương Thùy Dung - 14 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA PHÂN XƯỞNG ĐÚC TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT PHỤ

TÙNG Ô TÔ XE MÁY VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế : VAP CO.,LTD
Trụ sở : Như Quỳnh-Văn Lâm- Hưng Yên
điện thoại : 04- 8766078
Fax : 04- 8766588
2.1. Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp Công ty sản xuất phụ tùng
ôtô - xe máy Việt nam
2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty sản xuất phụ tùng ôtô - xe máyViệt Nam (VAP CO.,LTD) được
thành lập theo hình thức liên doanh từ nền tảng cơ sở vật chất và nhân lực của
công ty liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô-xemáy (GMN J.V.CO.,LTD).
Kế tục những kinh nghiệm của công ty GMN, cùng với sự đầu tư về vốn,
công nghệ sản xuất từ Honda Việt Nam và Assian Honda motor đã đem lại cho
công ty một lợi thế vô cùng lớn để đáp ứng ngày càng cao của khách hàng
Thị trường cung cấp phụ tùng của công ty VAP liên tục được mở rộng.
Hiện nay công ty không những cung cấp phụ tùng cho thị trường nội địa mà còn
mở rộng sang thị trường của các nước Đông Nam Á như Philipin, Lào
Sự phát triển vững mạnh của công ty Honda Việt Nam trong thời gian qua
và trong tương lai, cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty đã khẳng
định được sự tồn tại lâu dài và phát triển về một nhà máy chuyên sản xuất phụ
tùng ôtô-xe máy hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực.
2.1.2. Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty sản xuất phụ tùng ôtô-xe máy việt nam là công ty liên doanh gồm
các bên :
- Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp GELEXIMCO
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Honda Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Assian Honda Motor
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Daisin
- Công ty trách nhiệm hữu hạn New Chip Xing
Với số vốn đầu tư 40 triệu USD

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất phụ tùng ôtô-
SV: Dương Thùy Dung - 15 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
xe máy cung cấp cho công ty Honda Việt Nam phân phối tại thị trường Việt
Nam và xuất khẩu.
Công ty sản xuất phụ tùng - xe máy Việt Nam thành lập theo giấy phép đầu
tư số 2352/GP ngày 17

tháng 10 năm 2003 có nhiệm vụ kinh doanh hàng phụ
tùng ôtô- xe máy. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm phụ tùng ôtô-xe
máy.
Cụ thể: Công ty chuyên sản xuất các loại yên xe, cụm nhông xích, cụm tay
lái, chân phanh ,chân số, bộ chân chống, cụm may ơ, vỏ hộp động cơ các loại,
bộ dây điện cùng một số chi tiết nhỏ như bộ tăng xích, tay xách phía sau các
loại v.v.
* Nhận sản xuất toàn bộ phụ tùng ôtô -xe máy theo đơn đặt hàng của
khách hàng, theo hợp đồng, để sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả
cho khách hàng.
* Sản xuất hàng trong nước: thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh từ đầu vào, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong
nước Phương hướng trong những năm tới Công ty phấn đấu trở thành Công ty
chuyên sản xuất phụ tùng ôtô-xe máy hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực.
2.1.3. Giới thiệu hình thức tổ chức xuất và kết cấu sản xuất của doanh
nghiệp.
- Hình thức tổ chức xuất ở Việt Nam: Mang tính chuyên môn hoá đối với
các bộ phận: Đúc, Gia công, Hoàn thiện, Kiểm tra, Xuất hàng.
- Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
Bộ phận sản xuất chính: Đúc áp lực, Gia công.
Bộ phận sản xuất phụ: hoàn thiện sản phẩm
Bộ phận phụ trợ: bảo dưỡng khuôn, máy móc.

- Mối quan hệ.
Theo quan hệ dòng nước chảy: Đúc – Mài - Gia công- Sơn - Hoàn thiện.
2.1.4. Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô xe- máy Việt
Nam theo kiểu trực tuyến chức năng. Có 2 cấp quản lý trong mô hình:
Cấp công ty: bao gồm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc và các Phòng ban
chức năng giúp việc.
Cấp phân xưởng: Gồm các phòng, xưởng sản xuất, xưởng phụ trợ.
SV: Dương Thùy Dung - 16 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
• Mô hình quản lý được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Hình 4 : Mô hình quản lý công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
Tại công ty TNHH sản xuất phụ tùng ôtô -xe máy việt nam, Chủ tịch Hội
đồng quản trị là người đứng đầu công ty, cùng với HĐQT thực hiện chức năng
quản lý hoạt động của công ty. Chủ tịch chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của công ty.
* Tổng giám đốc : là đại diện pháp nhân của công ty. Chịu trách nhiệm
trước HĐQT về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Phó Tổng giám đốc: Hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt
động sản xuất và kinh doanh của công ty.
* Trưởng các phòng ban: Có nhiệm vụ hỗ trợ cho Phó, Tổng giám đốc nhà
máy theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Các trưởng phòng chịu trách
nhiệm trước Phó, Tổng giám đốc và pháp luật về quyết định của mình trong
phạm vi được phân công. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhân
viên thực hiện công việc do mình phụ trách. Bao gồm:
+ Kiểm tra đôn đốc các nhân viên trong công việc.
+ Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày thuộc thẩm quyền.
+ Báo cáo kịp thời cho giám đốc về việc thực hiện công việc thuộc trách
nhiệm của mình theo kế hoạch đã định hoặc theo yêu cầu của giám đốc.

*Phòng quản lí nhân sự: Có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực, đào tạo tổ
chức các bộ máy của toàn công ty để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty đạt hiệu quả cao.
*Phòng kế toán: Là phòng quản lí thống nhất công tác tài chính, hoạch toán
và thống kê.
*Phòng kế hoạch: Với nhiệm vụ chính là lập các kế hoạch về vật tư,
nguyên vật liệu để cung cấp kịp thời cho các kế hoạch sản xuất của toàn công ty.
SV: Dương Thùy Dung - 17 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Phòng
quản lí
nhân sự
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kinh
doanh
Bộ phận
sản xuất
Phòng
kĩ thuật
Kho
thành
phẩm,
kho vật
Phòng

đảm bảo
chất
lượng
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
*Phòng kinh doanh: Với nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, nắm bắt nhu cầu
của thị trường và cung cấp các thông tin phản hồi từ thị trường cũng như thông
tin về các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời phòng có nhiệm vụ điều phối hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn công ty cũng như việc nhập khẩu các vật tư, thiết
bị, hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
*Phòng đảm bảo chất lượng : chịu trách nhiệm về tổng thể chất lượng của
các sản phẩm đầu ra và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
*Các phòng ban
- Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo sự phân công của Ban Giám
đốc
- Đề xuất các biện pháp khác phục, phòng ngừa và cảI tiến sản phẩm cũng
như hệ thống quản lý chất lượng.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHỈ
CHỈ
TIÊU
TIÊU
2010
2010
2011
2011
2012
2012
2013

2013
SO SÁNH
SO SÁNH
2010 với 2009
2010 với 2009
SO SÁNH
SO SÁNH
2011 với 2012
2011 với 2012
TUYỆ
TUYỆ
T ĐỐI
T ĐỐI
%
%
TUYỆ
TUYỆ
T ĐỐI
T ĐỐI
%
%
Doanh thu
Doanh thu
(triệu đồng)
(triệu đồng)
494,985
494,985
553,873
553,873
924,394

924,394
1,323,602
1,323,602
58,888
58,888
11.90
11.90
399,208
399,208
43.19
43.19
Tổng chi phí
Tổng chi phí
(triệu đồng)
(triệu đồng)
452,75
452,75
8
8
512,693
512,693
877,256
877,256
1,273,908
1,273,908
59,935
59,935
13.24
13.24
396,652

396,652
45.22
45.22
Lợi nhuận
Lợi nhuận
(triệu đồng)
(triệu đồng)
42,227
42,227
41,180
41,180
47,138
47,138
49,694
49,694
(1,047)
(1,047)
-2.48
-2.48
2,556
2,556
5.42
5.42
Nộp ngân
Nộp ngân
sách
sách
(triệu đồng)
(triệu đồng)
24,400

24,400
43,307
43,307
71,445
71,445
99,515
99,515
18,907
18,907
77.49
77.49
28,070
28,070
39.29
39.29
Thu nhập
Thu nhập
bình quân
bình quân
(triệu đồng)
(triệu đồng)
1,293
1,293
1,814
1,814
2,559
2,559
3,000
3,000
521

521
40.29
40.29
441
441
17.23
17.23
Nguồn :Phòng kế toán công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam
2.2 Giới thiệu tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty VAP
2.2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Công ty sản xuất phụ tùng ôtô-xe máy Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn
bản, thực hiện, duy trì, nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
Các quá trình chính trong hệ thống quản lý chất lượng công ty sản xuất phụ
tùng ôtô-xe máy Việt Nam bắt đău khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua tài
SV: Dương Thùy Dung - 18 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
liệu thiết kế hoặc vật mẫu, ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, mua vật tư, nguyên
vật liệu, triển khai sản xuất, giao hàng và các dịch vụ sau giao hàng.
Các quá trình hỗ trợ cho các quá trình chính bao gồm cung cấp các nguồn
lực, đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường làm việc, các thiết bị sản xuất và đo
lường, thử nghiệm, tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ hệ thống quản lý chất
lượng, xem xét của lãnh đạo, không ngừng cải tiến nhằm nâng cao hiệu lực hệ
thống quản lý chất lượng.
Các quá trình này được công ty nhận biết, xác nhận mối tương quan giữa
chúng để quản lý tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn.
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng công ty sản xuất phụ tùng ôtô-
xe máy Việt Nam bao gồm:
- Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
- Sổ tay chất lượng.
- Các quy trình theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Các tài liệu cần có của công ty như các quy trình tác nghiệp, các tài liệu
kỹ thuật, các tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc, để đảm bảo các hoạch định, tác
nghiệp và kiểm soát có hiệu lực các quá trình.
- Các hồ sơ theo yêu cầu tiêu chuẩn.
* Cam kết của lãnh đạo.
Tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty cam kết xây dựng thực hiện hệ
thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống.
- Thường xuyên truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc xác
định các yêu cầu, đáp ứng và nâng cao sự thoả mãn của khách hàng cũng như
các yêu cầu của các cơ quan chủ quản, pháp luật.
- Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
- Tổ chức các cuộc họp như họp xem xét lãnh đạo, họp giao ban để luôn
đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
* Hướng vào khách hàng
Tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty đảm bảo các yêu cầu của khách
hàng được công ty tiếp nhận, đáp ứng nhằm nâng cao sự thoả mãn khách hàng.
* Chính sách chất lượng.
Chính sách chất lượng do Tổng giám đốc công ty đề ra và được công bố
rộng rãi. Chính sách chất lượng được xây dựng phù hợp với phương hướng phát
triển chung của công ty, thể hiện rõ cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên
tục hiệu lực của quản lý chất lượng. Chính sách chất lượng được mọi cán bộ
công nhân viên trong toàn công ty thấu hiểu và duy trì thực hiện thông qua các
hình thức sau:
SV: Dương Thùy Dung - 19 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
- Tuyên truyền, quảng bá, phổ biến rộng rãi trong toàn công ty qua hệ
thống các phòng, ban, tổ sản xuất bằng các khẩu hiệu.
- Thông qua thực hiện, thường xuyên xem xét đánh giá định kỳ sự phù hợp
của chính sách chất lượng.
* Mục tiêu chất lượng

Mục tiêu chất lượng được công ty xây dựng hàng năm để thực hiện chính
sách chất lượng. Ngoài ra, tất cả các phòng ban thuộc bộ phận sản xuất trong
công ty cũng xây dựng mục tiêu chất lượng, được Tổng giám đốc xem xét và
phê duyệt. Mục tiêu chất lượng được xây dựng phải phù hợp với mục đích
chung của công ty, chức năng của từng phòng, ban, được lượng hoá và nhất
quán ví chính sách chất lượng.
* Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
Tổng giám đốc đảm bảo hoạch định hệ thống quản lý chất lượng được tiến
hành thông qua việc xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý thường
xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như
mục tiêu chất lượng.
Công ty hiện nay có một phòng chuyên trách về việc quản lý chất lượng là
phòng quản lý chất lượng (QC) chịu toàn bộ trách nhiệm về việc đề ra các chính
sách chất lượng, các tiêu chuẩn kiểm tra, mẫu giới hạn của sản phẩm, kiểm soát
và quản lý các dụng cụ dùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đề ra các tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, đàm phán với khách hàng về chất lượng sản phẩm
và giải quyết các khiếu nại của khcách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
SV: Dương Thùy Dung - 20 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng của công ty sản xuất phụ tùng ô tô
xe máy Việt Nam.
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng quản lý nhân sự Công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam
Tại mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất từ nhập nguyên vật liệu nhôm
thanh, đúc, hoàn thiện, gia công, sơn, đều có công nhân chịu trách nhiệm chính
về chất lượng. Trong suốt quá trình sản xuất thì tần suất kiểm tra và ghi báo cáo
chất lượng đều được hướng dẫn ghi theo biểu mẫu và sổ nhật ký. Bên cạnh đó
trong quá trình sản xuất thì các trưởng ca, nhân viên phòng Quản lý chất lượng
định kỳ kiểm tra chất lượng độc lập với các công nhân vận hành và công nhân
kiểm tra chất của từng phòng.

Đối với các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao, các sản phẩm xuất sang nước
ngoài đều phải được nhân viên phòng quản lý chất lượng kiểm tra 100% trước
khi đóng gói trước lúc đóng gói để giao hàng.
2.2.3 Một số phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
Nguyên vật liệu đầu vào vủa công ty bao gồm các kiện nhôm được nhập
khẩu từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc,
Malaixia, Inđônêxia. Lầm các thủ tục nhập kho, nhân viên phòng đúc cắt mẫu
(tiện mẫu nhôm dạng hình trụ có đường kính khoảng 50 mm), gửi mẫu sang
phòng quản lý chất lượng mang ra ngoài đến các trung tâm phân tích thành phần
hoá học của Mác nhôm. Kết quả phân tích sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn của
Mác nhôm và phiếu kiểm tra phân tích của nhà cung cấp.
SV: Dương Thùy Dung - 21 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Trưởng phòng
Sơn
Tổng giám đốc
Quản lý 1 Quản lý 2
Giám sát Giám sát Giám sát Giám sát
Trưởng phòng
Đúc
Trưởng
phòng
Chất lượng
Trưởng phòng
Gia công
Trưởng ca Trưởng ca Trưởng ca Trưởng ca
Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân
Đạt ĐạtĐạt
K.Đạt K.Đạt K.Đạt
Khoa Kinh doanh thương mại Báo cáo tốt nghiệp
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào


Nguồn: Phòng quản lí chất lượng công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam
Người chịu trách nhiệm sẽ phải kiểm tra nắm rõ các tiêu chuẩn về nguyên
vật liệu nhập kho và báo cáo tình trạng của nguyên vật liệu trong khi nhận hàng.
Làm các bảng biểu ghi và ngăn cách khu vực rõ ràng trách nhầm lẫn khi sử
dụng.
Nếu nguyên vật liệu kiểm tra không đạt yêu cầu thì người phụ trách sẽ phải
dán thông báo và chờ xử lý. Lập báo cáo về số lượng để thông báo tới ban giám
đốc đưa ra các đối sách cụ thể.
2.2.4. Giới thiệu quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm không phù hợp.
Công ty xây dựng thủ tục dạng văn bản để kiểm soát các sản phẩm không
phù hợp, nhằm đảm bảo những sản phẩm đó không bị sử dụng nhầm và bị
chuyển giao đến khách hàng.
Công ty quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của các bộ phận trong việc đề
xuất các biện pháp và xử lý những sản phẩm không phù hợp
Các biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp:
- Đối với những vật tư nguyên phụ liệu không phù hợp: Phải thống nhất
với nhà cung cấp để giải quyết bằng cách trả lại nhà cung cấp hoặc đổi lấy vật tư
nguyên phụ liệu cho phù hợp.
- Đối với sản phẩm không phù hợp cần phải xử lý:
+ Khi phát hiện ra sản phẩm không phù hợp, người phát hiện phải đánh dấu
bằng bút đỏ vào điểm không phù hợp, sau đó thông báo tới người có trách nhiệm
xử lý. Người có trách nhiệm xem xét, cân nhắc. Nếu không sửa chữa khắc phục
được thì loại bỏ. Nếu sửa chữa được thì khắc phục ngay.
SV: Dương Thùy Dung - 22 - GVHD: Th.S Phạm Quỳnh Chi
Nguyên vật liệu
đầu vào
Nhôm
ADC-12
Nhôm

HD-2
Nhôm
AC - 2B
Nhập kho
K.T
r
Thủ tục quản lý
hàng sai hỏng
K.T
r
K.T
r
Sx
Sx Sx

×