Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận CÁC MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ nhóm 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.73 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI TẬP TUẦN 1
Môn: Các mô hình và hệ thống thông tin quản lý
Giảng viên: PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng
Nhóm Học viên thực hiện:
1. Nguyễn Thành Đô
2. Trần Văn Trung
3. Nguyễn Thị Thùy Dương
HÀ NỘI 2012
Câu 1:
- Đơn vị đang làm việc: Trường Đại học Kỹ thuật- Hậu cần CAND
- Công việc hiện tại:
1. Nguyễn Thành Đô: Cán bộ Phòng Đào tạo
2. Trần Văn Trung: Cán bộ chính sách
3. Nguyễn Thị Thùy Dương: Giáo viên
Câu 2: Mô hình hệ thống thông tin đang được áp dụng tại đơn vị.
Câu 3: Giải thích các từ khóa:
- ESS: (Hệ thống thông tin trợ giúp lãnh đạo)
Là một hệ thống tương tác cao cho phép truy cập thông tin từ các kết quả
kiểm soát và tình trạng chung của doanh nghiệp
- DSS: (Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định)
Là một hệ thống thông tin tương tác cung cấp thông tin , các mô hình, và
các công cụ xử lý dữ liệu hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định có tính
nửa cấu trúc và không có cấu trúc
- MIS: ( Hệ thống thông tin phục vụ quản lý )
Là hệ thống cung cấp thông tin cho việc quản lý tổ chức
- OAS: (Hệ thống thông tin tự động hóa văn phòng)
là một hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ văn phòng nhằm
cải thiện luồng công việc giữa các nhân viên
- CRM: (Hệ thống thông tin quản lý quan hệ khách hàng)


Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với
khách hàng qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
- ERP: (Hệ thống thông tin hoạch định doanh nghiệp)
Là hệ thống tích hợp và phân phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp
chủ yếu của doanh nghiệp. Thu thập dữ liệu từ một số chức năng chính và
lưu trữ dữ liệu trong kho chứa dữ liệu tổng hợp
- KWS: (Hệ thống thông tin chuyên môn)
Là các hệ thống được thiết kế để hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức hơn là chia
sẻ thông tin.
- TPS: (Hệ thống thông tin xử lý giao dịch )
Là hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu giao dịch; có thể kiểm soát các
quyết định được tạo ra như một phần trong giao dịch
- SCM: ( Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng )
Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách
hàng và nhà cung cấp.
- COBIT: ( Control Objectives for Information and Related Technology)
Là một chuẩn quốc tế về quản lý công nghệ thông tin do ISACA và ITGI
xây dựng năm 1996.
Câu 4: Phân biệt hai khái niệm B2B và B2C. Nêu vai trò của thanh toán điện tử
trong thương mại điện tử.
- Phân biệt:
B2B là thuật ngữ viết tắt của Business To Business là mô hình kinh doanh
thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với
nhau .
B2C là thuật ngữ viết tắt của Business To Customer là mô hình kinh
doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp với
khách hàng.
Thuơng mại điện tử B2B chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên
Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các doanh
nghiệp mua hàng.

Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên
Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng
của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ
doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách
hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
- Vai trò:
+ Góp phần mở rộng thị trường, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh
nghiệp, các quốc gia.
+ Góp phần làm giảm chi phí, tăng hiệu quả lao động xã hội.
+ Tạo ra phương thức giao dịch mới, góp phần tăng cường quan hệ thương
mại.
+ Góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã
hội.
Câu 5: Tìm hiểu các website thương mại điện tử (B2C) Việt nam:
Nếu nói thương mại điện tử ở Việt Nam chưa phát triển thì quả thật sai
lầm. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp thực sự thành công chỉ nhờ thương mại
điện tử chưa thực sự nhiều những với hàng trăm triệu đô la được các nhà đầu tư
rót vào, và hàng trăm nghìn đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, giá trị giao dịch trực
tuyến cũng đã có những sự phát triển mạnh mẽ, bức tranh thương mại điện tử ở
Việt Nam đã có rất nhiều màu sắc.
Riêng trong lĩnh vực bán lẻ đã có rất nhiều website được ra đời. Nhưng vì
lý do này hay lý do kia, những người thực sự quan tâm và có hiểu biết nhất định
khi phát triển bán lẻ điện tử còn hạn chế. Đôi khi họ chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ
cho việc bán hàng truyền thống. Tuy nhiên con số những website được đầu tư
bài bản với mục tiêu phát triển bán lẻ điện tử đơn thuần cũng không phải là ít.
Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2011 thì Xu thế kinh doanh hiện đại trên
thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh trong
lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, đều cần có website riêng. Tỷ lệ doanh
nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng
TMĐT.

Loại trừ sai số giữa các cuộc điều tra qua các năm, có thể thấy tỷ lệ doanh
nghiệp có website trong năm 2011 không thay đổi đáng kể so với năm trước.
Tính chung trên cả nước có khoảng 30% doanh nghiệp có website.Trong khi tỷ
lệ doanh nghiệp có website không tăng, tỷ lệ 11% doanh nghiệp chưa có website
nhưng dự kiến sẽ xây dựng website thậm chí còn giảm so với các năm trước. Cả
hai tỷ lệ quan trọng này đều không tăng có thể do hậu quả của cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp đã cắt giảm tới mức cao nhất chi phí kinh doanh, bao gồm các
chi phí mới cho quảng cáo và đầu tư chiều sâu, kể cả cho xây dựng wesite.
Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp có website theo lĩnh vực kinh doanh, tương tự như
các năm trước có thể thấy lĩnh vực CNTT và TMĐT vẫn đi tiên phong trong việc
xây dựng website phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ 72% doanh
nghiệp có website. Tỷ lệ này của năm 2010 là 63%.Nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ
sở hữu website cao thứ hai là nhóm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng và bất động sản với tỷ lệ 45%. Tỷ lệ cao các doanh nghiệp
tài chính, ngân hàng coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT
trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách
hàng thông qua website là một xu hướng rõ ràng từ nhiều năm qua. Trong khi
đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã khai thác tốt công cụ website
để giới thiệu sản phẩm. Tỷ lệ cao các doanh nhiệp thuộc nhóm này có website
phản ảnh xu hướng đó. Một lĩnh vực khác có tỷ lệ website cao và ổn định là lĩnh
vực nông, lâm, thủy sản. Có thể phán đoán các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
có định hướng hội nhập và xuất khẩu rất cao nên coi trọng việc xây dựng website
nhằm giới thiệu hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Năm 2011, có tới 37%
doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có website và 11% doanh
nghiệp có kế hoạch xây dựng website. Các tỷ lệ này của năm 2010 là 32% và
21%. Như vậy, suy thoái kinh tế hầu như không ảnh hưởng tới ứng dụng TMĐT
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể có mối tương quan chặt chẽ
giữa các tỷ lệ này với tỷ lệ tăng trưởng cao khoảng 28% của kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010.

Đáng chú ý, tỷ lệ 28% các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh doanh thương
mại, bán buôn, bán lẻ có website là khá thấp. Xét về vị trí tương đối qua các năm
điều tra, tỷ lệ có website của nhóm doanh nghiệp này luôn luôn đứng ở vị trí
trung bình thấp. Từ đó có thể nhận xét các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân
phối ở Việt Nam nói chung chưa bắt nhịp với trình độ công nghệ và quản lý hiện
đại. Đây có thể là một yếu tố khiến cho chi phí phân phối hàng hóa và dịch vụ
còn cao. Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2011 không thay đổi lớn
so với các năm trước thì chất lượng các website tăng lên. Thứ nhất, điều tra về
tần suất cho thấy các doanh nghiệp đã đầu tư cao hơn cho việc cập nhật thông tin
trên website. Tỷ lệ doanh nghiệp có tần suất cập nhật website theo ngày, tuần và
tháng tương ứng là 65%, 23% và 10%. Xét về tổng thể, tần suất cập nhật của
năm 2011 tốt hơn của các năm trước đó.
Điều tra về tình hình cập nhật website của doanh nghiệp năm 2011 cũng
cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt giữa quy mô doanh nghiệp với tần
suất cập nhật website. Trong khi đó, có sự khác biệt rõ ràng trong việc cập nhật
website giữa các doanh nghiệp ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp. Hồ
Chí Minh với các địa phương khác.
Thứ hai, khảo sát nội dung của website theo các tiêu chí giới thiệu doanh
nghiệp, giới thiệu sản phẩm, cho phép đặt hàng trực tuyến và cho phép thanh
toán trực tuyến cho thấy có sự cải thiện rõ ràng. Tỷ lệ website có các chức năng
cao hơn chức năng giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm như chức năng đặt hàng
và thanh toántrực tuyến đã tăng lên đáng kể. Năm 2011 có tới 32% website có
chức năng đặt hàng trực tuyến so với tỷ lệ 20% của năm 2010. Tỷ lệ website có
chức năng thanh toán trực tuyến là 7%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 3% của năm
2010.
Hoạt động của một số các website tiêu biểu:
- :
Trang web B2C lớn nhất Việt nam hiện tại với trên 200.000 lượt khách thăm 1
ngày.
- :

Rất nổi tiếng với sự hợp tác với Ebay, trang web đấu giá số 1 Thế giới hiện
nay, cuối năm 2009 hệ thống ebay sẽ tích hợp với Chodientu để thành hệ thống
mua bán trực tuyến đúng nghĩa nhất năm 2009.
- :
Một dịch vụ TMĐT dạng B2C của Vinagame với hơn 3000 đơn hàng thành
công năm 2008.
- :
Đây là kênh giao dịch tài chính – ngân hàng thông qua Internet và điện thoại
dành cho mọi đối tượng cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Ngân
Hàng Đông Á Điện Tử. Giúp bạn làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi.Tại
đây bạn có thể sử dụng các dịch vụ của Ngân Hàng Đông Á như chuyển
khoản ,thanh toán trực tuyến,mua thẻ trả trước , nạp tiền điện tử , thanh toán
hoá đơn ….giúp khách hàng tiện lợi hơn trong việc mua sắm và thanh toán qua
internet.
- :
Web TMĐT www.thegioitructuyen.vn do công ty THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN
làm chủ quản, là doanh nghiệp có phần vốn chính từ Eway Corp ,tập trung kinh
doanh trên nền tảng internet cung cấp các dịch vụ bán sỉ và lẻ các sản phẩm
viễn thông và thiết bị số như: điện thoại, máy tính, kim từ điển … Điểm nổi bật
của website này là giao diện khá bắt mắt, sản phẩm đa dạng, thông tin sản
phẩm khá đầy đủ, 100% hàng chính hãng với giá hấp dẫn nhất và đã tích hợp
đầy đủ các cổng thanh toán như Visa, Master, Ngân Lương, Bảo Kim, VNBC,
Banknetvn, vv. Web luôn có chương trình tri ân khách hàng, giờ vàng, khuyến
mãi, vv.
- :
Đây là website của công ty TNHH TM&DV Viễn thông Hùng Phát với tên
giao dịch là HP Telecom họat động thương mại & dịch vụ với các mãng như
sau: thiết bị viễn thông, thiết bị mạng máy tính, thiết bị máy văn phòng, thiết bị
an ninh điện tử, thiết bị an toàn & các thiết bị chuyên dùng khác cho lĩnh vực
công nghệ thông tin.

Câu 6:
1. Ứng dụng:
Thương mại điện tử đã bắt đầu có được chỗ đứng của mình, dù rất khiêm
tốn. Ðây mới chỉ là điểm khởi đầu, những kết quả đạt được dù rất nhỏ nhưng sẽ
là nền tảng cho một sự phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Sự nỗ lực của
các nhà cung cấp dịch vụ Internet, sự nhạy bén của các tổ chức, doanh nghiệp
tiên phong đã góp phần đưa đến những thành công ban đầu cho thương mại điện
tử Việt nam. Có thể kể ra một số ứng dụng thương mại điện tử phổ biến hiện nay
ở Việt nam.
- Quảng cáo trên mạng
Cho đến nay, khoảng 500 doanh nghiệp Việt nam có trang web trên
Internet (chiếm 1%). So với các nước phát triển, thì đây là một tỷ lệ quá thấp (ở
Mỹ tỷ lệ này là 70%) nhưng với chúng ta, đó là một con số rất có ý nghĩa.
Những doanh nghiệp có trang web thường là những doanh nghiệp lớn. Tuy chưa
trực tiếp bán hàng nhưng với việc thiết kế web, các doanh nghiệp Việt nam đã
tạo cho mình một văn phòng giao dịch trên mạng, chuẩn bị sẵn sàng cho các giao
dịch thương mại điện tử trong thời gian tới.
Ngoài ra hàng ngàn các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đưa
thông tin quảng cáo trên các website của các nhà cung cấp thông tin trên Internet
như VDC, FPT, Netnam, Phương nam Khi vào bất kì trang web nào của Việt
nam hiện nay, chúng ta đều thấy khá nhiều logo, banner quảng cáo của các tổ
chức doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế: từ điện tử, viễn thông, tin
học, sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu, du lịch đến các cửa hàng kinh doanh, các
nhà may, thậm chí cả các phòng tranh của các hoạ sĩ. Trang web càng đẹp, hấp
dẫn, càng nhiều người truy cập thì càng có nhiều công ty quảng cáo.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra những hình thức quảng cáo
rất đa dạng để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Ngoài web, đặt logo, banner
còn tổ chức các chuyên trang như Top 100, Best Ten (trên />trang kinh doanh business.vnn.vn, tổ chức các hội chợ thương mại trên Internet.
Các mục quảng cáo,đăng tin rao vặt trên Internet cũng rất phát triển, bạn có thể
tìm mua các mặt hàng đơn lẻ trên mục rao vặt của www.fpt.vn

- Thông tin
Hiện nay, có rất nhiều thông tin thương mại được cung cấp bởi các nhà
cung cấp thông tin Internet của Việt nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp.
Trên trang web www.vnn.vn của VASC cung cấp cho bạn một khối lượng
thông tin khổng lồ miễn phí:
+ Trang vàng: Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực
+ VNN guide & shoping: Cung cấp các thông tin về các dịch vụ (máy bay, taxi,
giặt là, bệnh viện), về mua sắm
+ Bản tin thị trường: Cung cấp đầy các thông tin về giá cả các loại hàng hoá,
dịch vụ. Tỷ giá ngoại tệ, giá vàng
+ Bất động sản: Cung cấp thông tin về bất động sản tại các thành phố lớn trong
cả nước.
+ Tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư và nhiều thông tin khác. Ngoài ra bạn còn
tìm thấy nguồn thông tin phong phú trên hàng loạt các trang web khác như
, />
- Xuất bản
Hiện nay, xu thế xuất bản điện tử đang diễn ra phổ biến trên thế giới và
đem lại nguồn doanh thu lớn cho các nhà xuất bản. ở nước ta, ngày càng có
nhiều tờ báo điện tử xuất hiện trên mạng. Các toà soạn cuối cùng cũng đã nhận
ra xu thế phát triển tất yếu của loại hình này. Hiện nay, việc xuất bản điện tử đơn
thuần là để cung cấp thông tin, quảng bá thông tin ra nước ngoài, chưa hề có
chuyện bán báo điện tử ở Việt nam, nhưng các Báo đều hy vọng rằng điều đó sẽ
diễn ra cùng với sự phổ cập của Internet trong thời gian tới. Các Báo đi đầu trong
lĩnh vực này có: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt nam, Thời báo kinh tế, Lao động,
Quê hương, Thế giới
- Thanh toán
Ðây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Internet nhiều nhất ở nước ta cho nên
có thể nói hoạt động thương mại điện tử hiện nay chủ yếu là trong lĩnh vực thanh
toán và các lĩnh vực khác của ngân hàng. Ðiều đó thể hiện qua việc hệ thống

ngân hàng của Việt nam đã tham gia thanh toán quốc tế thông qua việc nối mạng
SWIFT.
Từ năm 1993, hệ thống ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học
vào công tác thanh toán chuyển tiền nhưng mới ở trình độ bán cơ giới bằng việc
hoán chuyển chứng từ bằng giấy sang dữ liệu máy tính , để chuyển tới ngân hàng
có đơn vị thụ hưởng. Kể từ khi thực hiện thanh toán qua mạng máy tính, công
việc thanh toán được thực hiện nhanh, chính xác, tăng nhanh vòng quay vốn, tạo
cho doanh nghiệp giảm chi phí và chủ động trong sử dụng đồng vốn. Ðối với hệ
thống ngân hàng đã giảm được đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông kéo theo
nhiều lợi ích kinh tế khác như tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm đếm, đóng gói, vận
chuyển, bảo quản,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu hoạt động
kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế từ năm 1993. Gia nhập hệ thống
SWIFT từ tháng 3 năm 1995, hiện đã có 20 chi nhành thực hiện thanh toán quốc
tế qua SWIFT từ cơ sở đang mở rộng đến các chi nhánh có đủ điều kiện. Tổng số
điện đã chuyển qua hệ thống SWIFT trong năm 1997 là 14.000 với tổng số tiền
là 756 triệu USD.
Ngân hàng Công thương Việt nam, được đánh giá là một trong những
ngân hàng dẫn đầu của Việt nam trong lĩnh vực ứng dụng, đưa tiến bộ của công
nghệ thông tin vào kinh doanh ngân hàng. Hệ thống máy tính của ngân hàng đã
được nối mạng từ cơ sở, các phòng tín dụng đến các chi nhánh về trung tâm diện
toán của ngân hàng trung ương. Hệ thống máy tính đã giúp cho việc kinh doanh
tiền tệ chặt chẽ và nhanh nhạy hơn. Gần đây, Thủ tướng chính phủ ra một văn
bản cho phép sử dụng chứng từ điện tử, sau đó Thống đốc ngân hàng Nhà nước
ban hành quy chế chuyển tiền điện tử. Trước đây, sau khi tập trung số liệu, lưu
trữ số liệu bằng đĩa mềm thì ngân hàng Công thương vẫn cứ phục hối hay là
song song làm chứng từ bằng giấy, làm như vậy rất chậm và tốn công. Tuy nhiên
việc sử dụng chứng từ điện tử đối với ngân hàng cũng chưa thể hoàn thiện ngay
được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
- Bán hàng trên mạng

Ngày 19/12/1998, Trung tâm Dịch vụ Gia tăng Giá trị (VASC) khai
trương siêu thị điện tử đầu tiên tại địa chỉ http://203.162.5.45/cybermall/ . Trên
Cybermall bày bán khá nhiều mặt hàng và người xem có thể tự do dạo chơi trên
siêu thị, chọn mua mặt hàng mà mình thích rồi đặt mua hàng. Siêu thị được thiết
kế với đầy đủ các tính năng cần thiết để việc mua bán hàng qua mạng được thuận
tiện, duy chỉ có chức năng thanh toán bằng tiền điện tử là không thực hiện được
không phải vì khả năng kĩ thuật không cho phép mà đơn giản là hệ thống Ngân
hàng Việt nam chưa áp dụng loại hình thanh toán này. Ban đầu, mọi người vào
siêu thị vì tò mò, sau thấy đơn giản tiện lợi, một số đã đặt mua hàng. Mọi chuyện
diễn ra thuận lợi và một số nhà cung cấp đã đăng kí bán hàng trên siêu thị khiến
cho hàng hoá ngày càng trở lên phong phú.
Sau Cybermall, một số Siêu thị điện tử khác của Việt nam cũng đã ra đời
như Siêu thị máy tính tại . Doanh số bán hàng qua
mạng còn rất khiêm tốn vì nhiều lý do nhưng điều quan trọng là người dân Việt
nam đã làm quen được với một phương thức bán hàng hoàn toàn mới. Nếu như
phương thức ấy được phổ biến, trở thành một thói quen, một tập quán mua bán
thì thương mại điện tử sẽ hứa hẹh một tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong
những năm tới.
2. Các vấn đề luật pháp:
- Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các
giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước
khi quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của
họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép
họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên
đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và
một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể
tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà tính an
toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác người
sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.

Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong
TMĐT. Nó cho phép người sử dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an
toàn, đảm bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi
sử dụng mã hoá có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng biện
pháp mã hoá để mã hoá các thông tin. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó
khăn cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán bộ dưới quyền.
- Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật
các thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet,
các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin
cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà
riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ
có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin
về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác, gây
phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần quy
định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông
tin của các chủ thể.
- Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên
dễ xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả
tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết
được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã
cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia
khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau.
Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều
bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau
nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận
trước về luật sẽ áp dụng.
- Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các

điều kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn
đề nảy sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có
tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không
hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng.
Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có
nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua domain name nước ngoài và ngược
lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có
một số loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có
công chứng, đăng ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý
của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ
và các dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất
lượng. phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nhỏ. Sẽ
không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho người mua
trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ
năng. Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng hoá, còn hợp
đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung
cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho người mua các loại sản
phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet.
- Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các
loại giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch
mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến
hành qua mạng. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần
phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ
được sử dụng trong những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu luật khung
về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu.
Đối với những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi

quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản
gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong
TMĐT con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách
dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi
về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
- Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các
bên. Do các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau
qua mạng nên xác định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất
dễ hiểu khác nhau về thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp
đồng trực tiếp. Sự phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả
giá. Trường hợp này người mua là người trả giá, người bán là người chấp nhận
hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng không nhất thiết phải do con người thực hiện,
mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy móc. Ví dụ, khi người chủ đặt
máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá khi khách bỏ tiền
vào máy. Khi tiến hành TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời gian gửi ý
kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin chấp
nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau:
a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là
khi thông điệp điện tử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ
thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp
điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là
thời điểm thông điệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận.
3. Phân tích rủi ro của khách hàng:
Sau khi nước ta gia nhập WTO (năm 2006), các giao dịch thông qua mạng
internet được bảo vệ và hỗ trợ bởi hàng loạt các văn bản pháp luật, như Luật
Giao dịch điện tử (thông qua năm 2005, sửa đổi năm 2011), Luật Công nghệ

thông tin (năm 2006) và các thông tư, nghị định, quyết định liên quan đến
thương mại điện tử. Tuy nhiên, phương thức mua bán hiện đại này vẫn vượt
ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Trên thực tế, nhiều người coi online shopping là xem quảng cáo trên mạng rồi
đến tận nơi xem và mua hàng. Điều này chủ yếu do tâm lý muốn "sờ tận tay, day
tận mặt" của người mua. Họ không yên tâm bỏ tiền khi mua món hàng mà chưa
được trực tiếp thử. Các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng qua mạng có nhiều
cách để buộc người tiêu dùng phải cam chịu khi có tranh chấp xảy ra. Do quy
cách và hình thức của các giao dịch này chưa được pháp luật quy định cụ thể,
doanh nghiệp có thể tự do quy định những điều kiện chi tiết. Về phía người tiêu
dùng, họ xem thông tin sản phẩm dịch vụ rồi click đặt hàng, khi sản phẩm được
chuyển đến nhà mới ngớ người ra. Bên cạnh đó, việc buông lỏng quảng cáo trên
các trang web cũng gây nhiều phiền phức cho người tiêu dùng. Lợi dụng tâm lý
ham rẻ, các cửa hàng thả sức quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, của rẻ có thể là
của ôi. Một cửa hàng điện thoại quảng cáo chiếc Nokia 1280 chính hãng bảo
hành 12 tháng giá là 350.000 đồng. Nhưng khi chúng tôi đến, nhân viên bán
hàng đưa ra một vài máy vỏ nhựa khá ọp ẹp dán tem của cửa hàng. Hỏi giấy tờ
của nhà phân phối chính thức thì nhận được lời giải thích "đây là hàng xách tay".
Những trường hợp như thế khá phổ biến trong kinh doanh trên mạng gây nhiều
ức chế cho người tiêu dùng.
Thời gian gần đây, có một số công ty lớn đứng ra làm trung gian cho các giao
dịch bảo đảm. Nổi bật là các hình thức thanh toán thông qua ngân lượng hay
“bảo kim” trên các gian hàng của vatgia.com hoặc trang web thuộc những trung
tâm điện máy lớn. Người tiêu dùng có thể yên tâm phần nào khi sử dụng. Tuy
nhiên, các dịch vụ này còn nhiều giới hạn. Ví dụ như, giá trị bảo đảm là dưới 10
triệu đồng, khách mua hàng phải sử dụng thẻ tín dụng của một vài ngân hàng
nhất định. Thêm vào đó, văn bản pháp luật cũng như quản lý nhà nước cụ thể
cho dịch vụ trung gian này vẫn còn thiếu. Nếu không có sự bổ sung kịp thời cùng
sự phát triển tự do của các định chế trung gian này, có thể gây hậu quả khó
lường.

- Vai trò của các cơ quan quản lý:
a) Tiến hành song song giữa việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại với việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ
sung những văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan đến thương
mại điện tử. Kết hợp cụ thể hóa và đồng bộ hóa để đảm bảo sự thống nhất, tương
thích giữa các quy định pháp luật về thương mại điện tử.
b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương mại điện tử theo chuẩn
mực chung của thế giới.
c) Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để ngăn ngừa, hạn chế các rủi
ro nhưng tránh sự bó buộc, không phát huy những ưu thế vốn có của các giao
dịch điện tử.
d) Hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử cần tính đến
những đặc điểm về văn hóa, tâm lý, thói quen, sự sẵn sàng về thương mại điện tử
và trình độ phát triển của công nghệ ở nước ta.

×