Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

“Một số giải pháp phát triển phong trào TDTT trong Trường THCS ở vùng nông thôn”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.72 KB, 7 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Từ lâu công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã trở thành mối quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta, việc nâng cao sức khỏe và thể chất cho học sinh đã
trở thành mục tiêu quan trọng xuyên suốt từ các bậc học. Định hướng được tầm
quan trọng đó, Trường THCS Khánh An không chỉ quan tâm đến công tác giáo dục
thể chất theo chương trình giáo dục mà còn từng bước xây dựng phong trào TDTT
một cách mạnh mẽ.
Khánh An là xã thuộc vùng nông thôn, biên giới, đời sống kinh tế chưa được
đảm bảo nên nhu cầu tập luyện TDTT chưa được phổ biến hay có chăng đi nữa thì
cũng chỉ là những phong trào mang tính đại trà hay tự phát. Mặt khác Trường
THCS Khánh An hàng năm đến mùa lũ thì toàn bộ mặt sân trường đều bị ngập
nước, môn giáo dục thể chất phải bị trì trệ hoặc chuyển lên các tuyến dân cư để dạy
và học nên việc tập luyện hay các hoạt động liên quan đến phong trào TDTT hầu
như là không thể.
Những năm gần đây mặc dù sân trường đã không còn ngập nước nữa nhưng
phong trào TDTT trong nhà trường vẫn chưa được phát triển nhiều. Việc tổ chức
và tham gia các phong trào vẫn còn trong phạm vi khá hẹp, cụ thể từ giai đoạn
2005 – 2007 các hoạt động, phong trào của nhà trường chủ yếu như sau:
- Tổ chức HKPĐ cấp Trường chỉ có 4 môn thi đấu: Bóng đá, Bóng chuyền,
Điền kinh, Đá cầu chỉ thu hút được khoảng 100 học sinh tham gia.
- Tham dự HKPĐ cấp Huyện với 4 môn thi đấu: Bóng đá, Bóng chuyền,
Điền kinh và Đá cầu. Thành tích đạt được là: 1 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ.
- Có 1 học sinh tham gia HKPĐ cấp Tỉnh đạt 1 HCB.
- Tham gia các phong trào kỷ niệm các ngày lễ lớn chưa đạt được nhiều
thành tích.
Từ những số liệu thống kê trên cho thấy sự chậm phát triển của phong trào
TDTT trong nhà trường là do phải chịu ảnh hưởng từ những khó khăn và thách
thức mà trong thực tiễn giáo dục thể chất hiện nay đòi hỏi phong trào TDTT phải
được đẩy mạnh.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trong bối cảnh như thế thì việc tập luyện TDTT đã là khó, nhưng để củng
cố và xây dựng lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy vậy thực trạng của phong
trào thể dục thể thao trong nhà trường có thể nói là không thể không phát triển
được. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, công tác phát
triển phong trào TDTT trong Trường THCS Khánh An vẫn còn tồn tại nhiều hạn
1
chế cần sớm được khắc phục, hay nói một cách khác là chưa được quan tâm đúng
tầm.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp
phát triển phong trào TDTT trong Trường THCS ở vùng nông thôn”.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi đề tài
Ứng dụng các giải pháp vào công tác phát triển TDTT trong nhà trường,
đồng thời có thể phổ biến sâu rộng đến các giáo viên làm công tác TDTT ở các
trường thuộc vùng nông thôn lân cận.
2. Đối tượng đề tài
Nghiên cứu các giải pháp để tiến hành thực thi.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tạo được sự gắn kết chặt chẽ và thường xuyên từ 3 mặt là nhà trường, gia
đình và xã hội.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên tham gia công tác chuẩn hóa về nhiều
mặt.
- Học sinh ý thức hơn trong việc rèn luyện sức khỏe và khả năng phát triển
của bản thân mình.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
TDTT là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hòa thành tựu xã
hội trong sự sáng tạo và vận dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự
phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích. Tuy nhiên để đạt đến thành
công nhất định thì cần phải định hướng được các giải pháp chủ yếu để gỡ bỏ toàn

bộ những tồn tại vướng mắc mà cụ thể là sự chậm phát triển của phong trào TDTT
trong nhà trường. Muốn như vậy đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho
một quá trình hoạt động và phát triển TDTT, mà trong đó vai trò chủ đạo chính là
yếu tố con người.
1. Nguyên nhân thành công
- Được sự thống nhất đồng bộ của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường một
cách triệt để.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà mạnh thường quân và các bậc phụ
huynh học sinh khi được nhà trường đưa ra công tác phát triển TDTT.
- Hình thức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu mang tính mục
đích và khoa học, phương pháp tập luyện có tính chuyên nghiệp.
2
- Đội ngũ giáo viên tham gia huấn luyện bằng sự nhiệt huyết của mình với
quan niệm “Thầy không chu đáo thì trò không nên”.
2. Nguyên nhân tồn tại
- Điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn nên việc vận động xã hội
hóa chỉ đạt mức vừa phải.
- Sân bãi thì thường xuyên bị ẩm ướt do mặt sân vẫn còn quá thấp gây khó
khăn trong quá trình tập luyện.
- Chế độ dinh dưỡng của học sinh vùng nông thôn không đảm bảo nên việc
phát triển thể chất và thể lực cho các em còn nhiều hạn chế.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Để tìm hiểu thực trạng về những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của
phong trào TDTT trong Trường THCS Khánh An tôi tiến hành khảo sát, thống kê
ban đầu như sau:
- Sự thiếu hiểu biết về lợi ích tác dụng TDTT của các bậc phụ huynh học
sinh dẫn đến không cho con em mình tham gia tập luyện.
- Công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa chưa đạt hiệu quả, nhà trường
chưa định hướng được sự phát triển TDTT nên ít được xã hội quan tâm.
- Các trang thiết bị tập luyện như: bóng đá, bóng chuyền, cầu đá, nệm, hầu

hết đều bị hỏng hoặc là xuống cấp. Sân bãi thì hẹp lại có nhiều hố, không đảm bảo
để tập luyện các môn Bóng đá, Bóng chuyền và Điền kinh.
- Giáo viên chưa được tập huấn chuyên môn nên nội dung và phương pháp
tập luyện còn lạc hậu.
- Công tác tuyển chọn học sinh năng khiếu để đưa vào các đội dự tuyển chỉ
mang tính đại trà.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Dựa vào cơ sở thực tiễn, thực trạng của vấn đề, tôi xin đưa ra các giải pháp
tiến hành nghiên cứu để phát triển phong trào TDTT của Trường THCS Khánh An
đó là: Giải pháp về công tác vận động xã hội hóa, giải pháp về nhà trường và gia
đình, giải pháp về cơ sở vật chất, giải pháp về đội ngũ giáo viên, giải pháp về
phương pháp tuyển chọn và quy hoạch học sinh năng khiếu.
1. Giải pháp về công tác vận động xã hội hóa
Tổ chức các cuộc họp thường niên thông qua thư ngõ, lập kế hoạch có khả
thi, kế hoạch này phải nêu rõ tiềm năng và định hướng của công tác phát triển
TDTT cũng như những khó khăn còn bất cập về vấn đề kinh phí, tuyên truyền
nâng cao nhận thức của các nhà mạnh thường quân đối với việc rèn luyện sức
3
khỏe, thể lực và thành tích của các em trong điều kiện cần phải nâng cao TDTT
trong học đường.
2. Giải pháp về nhà trường và gia đình
- Về nhà trường: Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động thi đấu và tham
gia trọng tài của các môn thể thao đối với giáo viên và học sinh. Phối hợp chặt chẽ
với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học để giúp đỡ những em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn được yên tâm tập luyện. Tạo sự tin cậy đối với xã hội và
gia đình, thông qua kế hoạch tập luyện của giáo viên mà thông báo về thời gian tập
luyện của các em để phụ huynh khỏi lo lắng. Thường xuyên kiểm tra và thúc đẩy
quá trình tập luyện và thời gian tập luyện của giáo viên để thấy được những tồn tại
từ đó nhà trường và giáo viên tìm ra các giải pháp tốt hơn.
- Về gia đình: Phụ huynh và học sinh phải hợp tác cùng nhà trường, ngoài

việc đưa con em mình đi học những môn chính khóa, phụ huynh cần phải tin tưởng
và sắp xếp thời gian biểu của các em một cách hợp lý để đảm bảo các em tham gia
các buổi tập luyện một cách đầy đủ.
3. Giải pháp về cơ sở vật chất
Cần phải sửa chữa và mua sắm thêm trang thiết bị tập luyện mang tính hiệu
quả nhưng giá thành phải phù hợp với tình hình thực tế của trường vùng nông thôn.
Cụ thể, thay mới áo nệm và độ đàn hồi phải đảm bảo độ an toàn, mua thêm 15 quả
bóng đá, 10 quả bóng chuyền, 50 quả cầu đá và một số dụng cụ bổ trợ khác vào
khoảng 4 triệu đồng. Ngoài ra giáo viên huấn luyện còn có thể tự làm một số dụng
cụ như các mắc cơ cho môn bóng đá được chế tạo từ những cái quặng, khung
thành bóng đá mini thì làm từ gỗ, về sân bãi có thể dùng chung một sân cho hai
môn tập hoặc tận dụng sân vận động nằm cạnh nhà văn hóa xã để tập luyện.
4. Giải pháp về đội ngũ giáo viên
Tăng cường chuẩn hóa giáo viên tham gia huấn luyện thông qua các lớp tập
huấn về chuyên môn, huấn luyện viên và trọng tài (nếu có). Tiếp thu nội dung và
phương pháp huấn luyện từ các lớp tập huấn một cách có chọn lọc, để áp dụng vào
điều kiện tập luyện thực tế của trường và trình độ của học sinh nhằm đảm bảo mức
độ vận động và mang tính hiệu quả. Mở rộng công tác huấn luyện bằng cách học
hỏi và trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp đã có thâm niên trong công tác
phát triển TDTT. Duy trì chế độ tập luyện và tập luyện thường xuyên một cách có
hệ thống.
5. Giải pháp về phương pháp tuyển chọn và quy hoạch học sinh năng
khiếu
- Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp Trường một cách chuyên nghiệp nhất là
các môn thế mạnh như: Điền kinh, Bóng đá, Bóng chuyền… Thông qua các giờ
học thể dục để tuyển chọn các em có năng khiếu mà không tham gia các phong
4
trào do nhà trường tổ chức, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và động viên các em đi
tập luyện.
- Quy hoạch nguồn: Đầu năm đối với học sinh khối 6 phải cho các em thực

hiện các test kiểm tra về sức nhanh, sức bền, độ mềm dẻo và sự khéo léo nhằm
phát hiện những em có tiềm năng để làm nòng cốt cho các đội dự tuyển. Cuối năm
phải liên hệ chặt chẽ với các giáo viên thể dục bậc tiểu học để cung cấp thông tin
đối với các em học sinh lớp 5 có năng khiếu để vận động các em rèn luyện thêm
trong hè.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được từ các giải pháp
Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực thi các giải pháp trên đã mang lại
những dấu hiệu khả quan, sự hợp lý của các giải pháp đã góp phần cải thiện những
khó khăn thách thức như:
Công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa bước đầu được cải thiện, cơ bản
mặt sân đã bằng phẳng, đảm bảo yêu cầu tập luyện các môn thể thao tập thể. Nhà
trường và gia đình ngày càng phối hợp chặt chẽ, nhận thức của phụ huynh được
nâng cao và thường xuyên quan tâm đến việc tập luyện của con em mình. Trang
thiết bị và dụng cụ tập luyện mặc dù không hiện đại nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ về
số lượng và chất lượng. Giáo viên huấn luyện không phải tập luyện đại trà như
trước đây mà thay vào đó là được ứng dụng các bài tập có tính chuyên nghiệp và
phương pháp tập luyện mang tính khoa học. Học sinh được tuyển chọn rất hứng
thú, chủ động và tích cực tập luyện trong một môi trường mới.
2. Thành tích đạt được từ các phong trào TDTT
Với sự chuẩn bị kĩ càng và có hướng đi đúng đắn, hiệu quả ban đầu về thành
tích các phong trào TDTT của Trường THCS Khánh An giai đoạn 2007 – 2010 đã
có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, cụ thể:
- Năm học: 2007 – 2008.
+ Tổ chức HKPĐ cấp Trường với 5 môn là: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền
kinh, Đá cầu và Cầu lông thu hút hơn 300 học sinh tham gia.
+ Tham dự HKPĐ cấp Huyện với 5 môn thi đấu là: Bóng đá, Bóng chuyền,
Đá cầu, Cầu lông và Điền kinh. Thành tích đạt được là: 5 HCV, 4 HCB, 11 HCĐ.
+ Có 8 học sinh tham gia HKPĐ cấp Tỉnh đạt thành tích 3 HCV, 2 HCB,
2HCĐ.

+ Tham gia chạy việt dã cấp huyện chào mừng các ngày lễ đạt 1 giải nhất,
1 giải 3 và 2 giải khuyến khích.
- Năm học: 2009 – 2010.
5
+ Tổ chức HKPĐ cấp Trường với 6 môn là: Điền kinh, Bóng đá, Đá cầu,
Cầu lông, Cờ vua và Bóng chuyền thu hút hơn 400 học sinh tham gia.
+ Tham dự HKPĐ cấp Huyện với 6 môn thi đấu là: Cờ vua, Đá cầu, Cầu
lông, Bóng chuyền, Bóng đá và Điền kinh. Thành tích đạt được là: 4 HCV, 11
HCB, 5 HCĐ.
+ Có 8 học sinh tham gia HKPĐ cấp Tỉnh đạt 3 HCV, 1HCĐ.
+ Tham gia các phong trào thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn đạt 1 giải nhì,
2 giải ba và 4 giải khuyến khích.
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Với những kết quả ban đầu đạt được từ việc nghiên cứu và thực hiện các giải
pháp cho phép tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Đối với đội ngũ giáo viên chỉ có sự nhiệt huyết không là chưa đủ, cần phải
được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, ngoài ra cũng phải thường
xuyên đúc kết kinh nghiệm sau thời gian tập luyện để kiểm nghiệm lại quá trình
huấn luyện và tập luyện của thầy và trò mà nghiên cứu tìm ra những phương pháp
phù hợp giúp thành tích học sinh được cải thiện hơn.
- Giáo viên cần phải gần gũi, hòa đồng để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của
các em, đặc biệt phải nắm bắt tâm lý mà định hướng cho các em những môn thể
thao mà mình yêu thích nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.
- Đối với nhà trường ngoài việc kiểm tra và thúc đẩy quá trình tập luyện,
cũng cần phải thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần của thầy và trò góp
phần tạo không khí thoải mái, vui tươi trong các buổi tập.
- Phải kịp thời khắc phục những hạn chế, không để tình trạng này kéo dài sẽ
không đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Công tác phát triển TDTT trong Trường THCS không chỉ cải thiện được
thành tích các phong trào mà nó còn thể hiện nhiều mặt tích cực khác, học sinh hạn
chế nghỉ học giờ Thể dục, thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia tập luyện
thể thao, giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỉ luật, giúp các em nhận thức hơn về
việc rèn luyện sức khỏe, thể lực trong và ngoài nhà trường. Nâng cao sức chiến
đấu, dũng cảm trong lao động, học tập đặc biệt là trong thời buổi phải rèn luyện
TDTT theo gương Bác Hồ, thông qua phong trào TDTT còn giúp các em có được
tính kiên quyết, lòng kiên trì, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cũng nhằm xây dựng và
củng cố lại phong trào TDTT trong nhà trường nâng tầm cao mới.
6
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
Sau một thời gian ứng dụng các giải pháp phát triển phong trào TDTT trong
Trường THCS Khánh An tôi thấy có nhiều thành công nhất định, các hoạt động
phong trào trong nhà trường trở nên mạnh mẽ hơn, ngày càng được các bậc phụ
huynh ủng hộ nhiệt tình hơn đối với việc phát triển thể chất và thành tích mà con
em mình đạt được. Thành tích các kỳ HKPĐ cấp Huyện được cải thiện đáng kể, từ
việc chỉ đạt vài huy chương đến nay số lượng đã tăng lên khoảng 20 huy chương
các loại. Từ những hiệu quả mang lại có thể phổ biến những giải pháp này đến
những giáo viên phụ trách công tác TDTT các Trường lân cận để ứng dụng nhằm
cải thiện thành tích các phong trào TDTT cho các Trường ở vùng nông thôn, biên
giới.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Nhằm đảm bảo cho phong trào TDTT trong trường THCS được duy trì và
phát triển đòi hỏi cần phải thực hiện tốt các giải pháp về mọi mặt.
- Lập kế hoạch có khả thi, kế hoạch này phải nêu rõ định hướng, tiềm năng
của việc phát triển phong trào TDTT, phải được sự thống nhất của nhà trường, Hội
cha mẹ học sinh và các cá nhân tổ chức ủng hộ và phải phù hợp với tình hình thực
tế.
- Hàng năm nhà trường phải rà soát, thống kê lại các trang thiết bị, dụng cụ
tập luyện về số lượng và chất lượng, có kế hoạch sửa chữa và mua sắm bổ sung để

đáp ứng nhu cầu tập luyện.
- Giáo viên huấn luyện phải tự nghiên cứu tìm ra các phương pháp tập luyện
mới phù hợp với điều kiện tập luyện của học sinh và nhà trường.
- Giáo viên kết hợp với Hội khuyến học thường xuyên tìm hiểu học sinh có
năng khiếu mà hoàn cảnh gia đình khó khăn để giúp đỡ, động viên các em tập
luyện.
- Phụ huynh học sinh cần quan tâm đến vấn đề học tập văn hóa của các em,
sắp xếp thời gian hợp lý để các em tham gia các buổi tập luyện đầy đủ.
- Lãnh đạo nhà trường, Phòng giáo dục, tạo điều kiện cho các giáo viên được
tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm,
đồng thời phải tìm ra giải pháp để nâng cấp mặt sân trường trong thời gian tới.
Khánh An, ngày 20 tháng 10 năm 2012
Người viết
Nguyễn Xuân Sơn
7

×