Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.57 KB, 43 trang )

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 4
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng 5
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng 5
1.1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng 5
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng 6
1.2. Phát triển du lịch bền vững 7
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững 7
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững 8
1.2.3. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững và du lịch cộng đồng 9
1.3.Kinh nghiệm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của
Malaysia 10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 13
2.1. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số của Sa Pa 13
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa 13
2.1.2. Cơ sở hạ tầng 16
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 17
2.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 18
2.2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số
tại Sa Pa 20
2.2.1. Số lượng khách du lịch và độ dài ngày lưu trú 20
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


2.2.2. Doanh thu du lịch 23
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 25
3.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu
số tại Sa Pa 25
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tại Sa Pa 25
3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch huyện Sa Pa 26
3.1.3. Định hướng phát triển không gian du lịch huyện Sa Pa 26
3.2. Xác định các mục tiêu chủ yếu trong phát triển du lịch huyện Sa
Pa 27
3.2.1. Số lượng khách du lịch 27
3.2.2. Độ dài ngày lưu trú 27
3.2.4. Doanh thu du lịch 27
3.2.5. Công suất buồng phòng 28
3.2.6. Nhu cầu lao động 28
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch gắn với cộng
đồng dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững 28
3.3.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch
gắn với cộng dồng dân tộc thiếu số theo hướng bền vững 28
3.3.2. Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong các
hoạt động du lịch 32
3.3.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch 35
3.3.4. Nghiên cứu phát triển thị trường 37
3.3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 37
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc đi du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của con
người trong đời sống văn hóa – xã hội hiện đại. Do đó trên thế giới, du lịch
đã và đang trở thành một ngành kinh tế, dịch vụ phát triển, nó được ví như
“ con gà đẻ trứng vàng “ của nhiều quốc gia.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua,
lượng khách du lịch quốc tế đã tăng xấp xỉ bốn lần. Du lịch nội địa cũng
tăng trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du lịch đã trải vươn tới hầu
như tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, cũng vì
tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch nên đã dẫn đến tình trạng suy
thoái tài nguyên, huỷ hoại môi trường và xói mòn các giá trị văn hoá truyền
thống. Phát triển du lịch theo cách đó đã bộc lộ tính không bền vững,
không chỉ về lĩnh vực môi trường tự nhiên mà còn bao trùm các lĩnh vực
văn hoá, kinh tế, xã hội.
Vấn đề phát triển du lịch bền vững đã và đang được ngành du lịch
thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng quan tâm. Các quốc gia đang
cố gắng tìm kiếm các giải pháp cho một cách thức phát triển tối ưu mà ở
đó, lợi ích đến với toàn bộ các bên tham gia và đáp ứng các nhu cầu hiện
tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang
chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững, đặc biệt
tại những địa phương có yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển du lịch bền vững lại thường là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống như Mai Châu (Hoà Bình), Ba Bể (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên
Quang)…
Cách Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Nam, Sa Pa là một điểm du
lịch nổi tiếng không những của tỉnh Lào Cai mà còn của cả nước. Sa Pa tự
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
1

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
hào có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển du lịch với nhiều
thắng cảnh đẹp và khí hậu tuyệt vời. Bên cạnh đó, Sa Pa còn là địa bàn cư
trú của 6 nhóm dân tộc thiểu số bao gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xa
Phó và Hoa. Với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Kinh
chỉ chiếm khoảng 17%), phát triển du lịch Sa Pa một cách bền vững đòi hỏi
phải gắn với lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư nói chung và cộng đồng
dân tộc thiểu số nói riêng, đi liền với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
văn hoá địa phương, đồng thời quan tâm đến quyền chủ động của cộng
đồng trong quá trình quản lý các điểm đến.
Trong những năm qua, du lịch Sa Pa phát triển nhanh cùng với phát
triển du lịch của cả nước, thậm chí vào mùa cao điểm, sức chứa của Sa Pa
trở nên “quá tải”. Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch lên cuộc
sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn những vấn đề bất cập đi ngược
lại với nguyên tắc của phát triển bền vững như: tác động xấu của xu thế
thương mại hoá, sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống, sự bất bình
đẳng trong chia sẻ lợi ích, các công trình hủy hoại môi trường và cảnh
quan khiến cho vấn đề phát triển bền vững lại càng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Hơn nữa, phát triển du lịch ở Sa Pa vẫn chưa được nghiên cứu
kỹ lưỡng để phát huy hết tiềm năng và lợi thế của mình sao cho vừa đa
dạng hoá sản phẩm vừa tạo cơ hội thu hút cộng đồng dân tộc thiểu số tham
gia vào các hoạt động du lịch, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc
sống của họ, tạo đà phát triển bền vững cho du lịch tại Sa Pa.
Vì những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng
đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững” .
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du
lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền
vững.

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
2
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và du lịch
bền vững; các điều kiện để phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số, những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát
triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững;
- Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của huyện Sa
Pa về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của Sa Pa
trong phát triển du lịch nói chung và du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số nói riêng;
- Đề xuất một số giải pháp để giải quyết các tồn tại trong phát triển
du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng phát triển
bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa
bao gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Do đó, thuật ngữ cộng
đồng trong đề tài dùng để chỉ cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sa Pa, tập trung vào các xã du lịch
của huyện như: Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ, Tả Phìn
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo
tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ giữa du
lịch, cộng đồng và phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54

3
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
4
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng là nhóm người sinh
sống, làm ăn bên trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch,
tham gia vào quá trình hoạt động du lịch tại địa phương, có trách
nhiệm nâng cao chất lượng tài nguyên và môi trường du lịch cũng
như giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc khai thác tài nguyên
và hoạt động của khách du lịch gây ra.
Thuật ngữ “du lịch cộng đồng” xuất phát từ hình thức du lịch làng
bản khởi nguồn vào những năm 1970, lúc đó khách du lịch thường gọi là
chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ. Khái niệm này đầu tiên do
khách du lịch đưa ra khi du khách đi tham quan các làng bản, tìm hiểu
phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, khám phá hệ sinh thái, núi
non tại những vùng mang tính tự nhiên hoang dã, khi đó họ cần sự hỗ trợ
giúp đỡ của người dân bản địa như dẫn đường, cung cấp đồ ăn thức uống…
Đây là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng.
Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa hai chủ thể gồm
cộng đồng (người dân bản địa) và khách du lịch, trong đó, mối quan hệ này
phải mang lại lợi ích cho người dân bản địa nhưng không gây tổn hại tới
môi trường.
1.1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng
Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần có các điều kiện cơ

bản sau:
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
5
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Điều kiện về tài nguyên tự nhiên và nhân văn: đây là điều kiện có
ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số
lượng, chủng loại và giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh
giá cả về mặt quý hiếm. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ
hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai.
- Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư: đây được xem xét đánh giá
trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập
quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài
nguyên và phát triển du lịch.
- Điều kiện có thị trường khách: bao gồm thị trường khách trong
nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu và nguồn khách
trong tương lai.
- Điều kiện về cơ chế, chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch ở các cấp cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý, tối ưu nhằm
tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia
của cộng đồng.
- Điều kiện về sự hỗ trợ: bao gồm sự hỗ trợ về nhân lực, tài chính
và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và cũng như
sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền, quảng
bá nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng
- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được quản lý, khai
thác một cách hợp lý;
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54

6
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
+ Môi trường sinh thái cảnh quan được bảo vệ: Nhận thức của
người dân về bảo vệ môi trường và giữ gìn hệ sinh thái được nâng
cao, làm cho cộng đồng địa phương nhận ra trách nhiệm của mình
đối với nguồn tài nguyên môi trường và văn hoá địa phương nơi
mình đang cư trú.
+ Môi trường văn hoá được bảo tồn: Du lịch cộng đồng chính là
cách thức tốt nhất để vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá ,
chống trào lưu du nhập.
- Đối với ngành du lịch:
+ Tạo ra sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ du lịch trong một vùng,
một quốc gia hoặc một khu vực;
+ Góp phần tạo ra một môi trường thu hút, hấp dẫn khách du lịch;
- Đối với cộng đồng:
+ Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia
trực tiếp và gián tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng
thời các thành viên khác cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của
du lịch;
+ Du lịch cộng đồng mang lại cơ hội cho các thành viên của cộng
đồng trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên, môi trường tự nhiên và
văn hoá. Cộng đồng địa phương sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra
công ăn việc làm và tăng thu nhập.
+ Phát triển du lịch cộng đồng giúp cộng đồng địa phương được
hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần xóa đói giảm
nghèo và làm thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương;
+ Sự tham gia tích cực của cộng đồng sẽ trở thành mô hình khích lệ
các cộng đồng khác.
1.2. Phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững

SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
7
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt
đầu được đề cập thì nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định các khía cạnh tác động của hoạt động du lịch liên
quan đến phát triển bền vững, trong đó đặc biệt nghiên cứu sự cần
thiết đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn
hoá trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ
du lịch. Như vậy, phát triển du lịch bền vững là quá trình đáp ứng
các nhu cầu về du lịch ở hiện tại mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch cho các thế hệ tương lai.
Theo tổ chức UNWTO thì: Du lịch bền vững là việc phát triển các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ
rệt, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Chính vì vậy,
sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng
bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc
đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: nghĩa là đảm bảo sự
tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch,
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và của cộng
đồng.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường thể hiện ở việc
sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường
sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại mà cũng đảm bảo nhu

cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
8
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: sự phát triển du lịch có những
đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong
phát triển.
1.2.3. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững và du lịch cộng đồng
Du lịch bền vững là khái niệm bao trùm khái niệm du lịch cộng
đồng. Trong khi mục tiêu tổng quát của du lịch bền vững đòi hỏi lưu lại
cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so
với cái mà các thế hệ trước được hưởng, thì du lịch cộng đồng được xem
như một giải pháp hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu đó. Du lịch cộng
đồng khuyến khích các hoạt động du lịch phát triển lâu dài, dựa trên việc
bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn, đem lại lợi ích thiết thực cho ngành du lịch và cho chính cộng đồng.
Từ đó, du lịch lại tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích cộng đồng tham
gia bảo vệ môi trường và tài nguyên, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống.
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của du lịch cộng đồng trong việc
góp phần hoàn thành những mục tiêu đó. Do đó, du lịch bền vững và du
lịch cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới
mục tiêu lớn lao nhất là vì lợi ích cộng đồng, lấy cộng đồng vừa làm trung
tâm vừa làm chủ thể hành động trong các quá trình phát triển.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
9
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
1.3.Kinh nghiệm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia
Malaysia là đất nước giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc hấp dẫn.
Tất cả các yếu tố trên tạo thành một điểm độc đáo trong các sản

phẩm du lịch của Malaysia.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Malaysia đã đầu tư rất nhiều
cho việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn quốc
gia nhằm duy trì một môi trường trong lành và tính hấp dẫn cho các
sản phẩm du lịch sinh thái của đất nước mình. Mặc dù vậy, bán đảo
còn có một giá trị hấp dẫn khác đối với mỗi du khách đến thăm, đây
là nơi quy tụ của hầu hết các nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới.
Lịch sử đất nước đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hóa của các
quốc gia đã từng xâm chiếm quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh,
Hà Lan, Chiêm Thành, Thái Lan, Nhật Bản và văn hóa Malay bản
địa. Tất cả các dân tộc trên đều đã lưu lại các dấu ấn văn hóa để
hình thành nên nền văn hóa của Malaysia ngày nay. Các giá trị văn
hóa bản địa kết hợp với các giá trị văn hóa để hình thành nên nền
văn hóa ngoại lai đã được nội địa hóa đã tạo thành một sản phẩm du
lịch độc đáo khác của Malaysia - du lịch văn hóa bản địa.
Với những lợi thế nói trên, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch của
Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch
là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc
văn hóa Malay truyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của
các dòng văn hóa ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền
vững độc đáo.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
10
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Người dân Malaysia có truyền thống mến khách, ưa thích giao du
kết bạn với mọi người và sẵn lòng mời bạn bè, du khách bốn
phương về nghỉ tại nhà của mình. Bên cạnh đó, đối với du khách thì
các khu nhà truyền thống của thổ dân Malay luôn luôn là yếu tố thu
thút, hấp dẫn họ. Chính vì vậy, chương trình du lịch nghỉ tại nhà

dân tại khu làng Desa Murni, ngoại ô Kualar Lumpur được xây
dựng như một phần trong hành trình du lịch trên đất nước Malaysia.
Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch này được Bộ Văn hóa -
Nghệ thuật và Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa
Murni Sanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa
Murni Ketam và Desa Murni Perangap. Chỉ với 90 phút đi ô tô từ
trung tâm Kuala Lumpur là du khách có thể tiếp cận được với khu
làng này. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân
nhằm giúp cho du khách có điều kiện được tiếp xúc, trao đổi và
trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người
Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống của người dân Malaysia cũng như góp phần
nâng cao mức sống cho người dân địa phương.
Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân tại 5 làng này chỉ thu
hút được 10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các
gia đình trực tiếp tham gia đón khách đã tăng lên hơn 100 gia đình
đón tiếp một năm khoảng 3.000 đến 4.000 khách. Ban đầu, cơ cấu
khách đến khu vực này chủ yếu là người Nhật - những người đã có
thời gian dài đô hộ tại mảnh đất này, ngày nay số lượng du khách
đến từ Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ cũng bắt đầu tăng dần.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
11
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Khách du lịch tham gia vào chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân
được người dân bản địa đón tiếp nồng hậu, được mọi người trong
khu làng coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào
các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Du khách có thể
được tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người bản xứ
trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các
chương trình dã ngoại ngoài trời như câu cá, cắm trại của học sinh

phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ,
hoặc tham gia vào chế biến các món ăn cho các thành viên trong gia
đình.
Chương trình đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân tại khu làng
Desa Murni được xây dựng đã góp phần quan trọng trong việc bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững. Theo lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Văn hóa -
Nghệ thuật và Du lịch Malaysia Dato’ Sabbaruddin Chik: “Sự
thành công bước đầu của dự án Desa Murni đã đem lại các cơ hội
phát triển mới cho nền công nghiệp du lịch của Malaysia cũng như
lợi ích cho cộng đồng địa phương, là nền tảng quan trọng cho việc
xây dựng các mô hình tương tự tại các làng quê trên toàn bộ lãnh
thổ Malaysia”.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
12
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số của Sa Pa
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa
Về vị trí địa lý
Là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên
là 68.329 ha, huyện Sa Pa nằm trên Quốc lộ 4D nối từ Lào Cai đi
Lai Châu, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía bắc giáp huyện
Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía tây giáp huyện Than
Uyên (tỉnh Lai Châu).
Trung tâm huyện lỵ thị trấn Sa Pa cách thành phố cửa khẩu quốc tế
Lào Cai - trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh khoảng 35 km về phía

tây nam.
Vị trí địa lý của Sa Pa được xác định là cửa ngõ của hai vùng Đông
bắc và Tây bắc, là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển
Sa Pa thành đô thị du lịch của tỉnh trong tương lai, tạo điều kiện
thuận lợi cho Sa Pa kết nối hiệu quả với thành phố Lào Cai, với các
huyện trong tỉnh và với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Về địa hình
Toạ lạc trên độ cao trung bình khoảng 1.200m đến 1.800m so với
mực nước biển, huyện Sa Pa nằm trên sườn phía đông của dãy
Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với đỉnh Phan Xi Phăng cao tới 3.143m
được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Địa hình của Sa Pa
chia thành ba tiểu vùng đặc trưng như sau:
- Tiểu vùng núi cao: gồm 4 xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả
Phìn và San Sả Hồ.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
13
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: gồm 6 xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải,
Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và thị trấn Sa Pa.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
14
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: gồm 7 xã Bản Phùng, Nậm Sài,
Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ. Đặc
trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn
dốc, thung lũng hẹp sâu.
Phần lớn địa hình bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn (trung bình 35
0
-
40

0
) và thung lũng hẹp sâu đã tạo cho Sa Pa những vẻ đẹp thiên
nhiên kỳ thú nguyên sơ với núi non trùng điệp, mây trời huyền ảo
có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách.
Về khí hậu
Sa Pa có khí hậu ôn đới lạnh với các mùa điển hình: mùa hè mát
mẻ, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm tới 80% lượng mưa
cả năm), mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là 15,4
0
C,
nhiệt độ trung bình vào mùa hè chỉ là 19
0
C, vào mùa đông là 11
0
C,
nhiệt độ thấp nhất vào khoảng tháng 1- tháng 2 xuống đến 0
0
C.
Sương mù và mây phủ thường xuất hiện phổ biến quanh năm, đặc
biệt là vào mùa đông, do đó, Sa Pa còn được mệnh danh là thành
phố trong sương hay thành phố trên mây hết sức thơ mộng. Tháng 4
là tháng nhiều nắng nhất nên cũng có độ ẩm thấp nhất trong năm
(khoảng 65-70%), ít nắng nhất là vào tháng 10, thế nhưng cái nắng
Sa Pa cũng rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Hệ thống thủy văn
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
15
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày với mật độ khoảng 1,0

km/km
2
. Hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum (dài 50 km,
tổng diện tích lưu vực khoảng 156 km
2
) và hệ thống suối Bo (dài 80
km, tổng diện tích lưu vực khoảng 578 km
2
). Địa hình núi non
trùng điệp lại thấp thoáng những con suối quanh co bao bọc xen kẽ
những ngôi nhà của đồng bào dân tộc thiểu số, vừa tạo nên phong
cảnh hữu tình vừa là nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt của
dân bản nơi đây. Nhìn chung, nguồn nước trên địa bàn huyện có
chất lượng tương đối tốt, trữ lượng đủ đáp ứng cho sản xuất và đời
sống con người.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của huyện Sa Pa được đầu tư xây dựng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, ô tô đã đến được trung tâm các
xã, xe máy đến được tất cả các thôn bản, trong đó có 5 xã được rải
nhựa, 11 xã có đường cấp phối, 2 xã là đường đất. Hệ thống cầu
hiện có là 49 chiếc, trong đó cầu ô tô 5 chiếc, cầu người đi 44 chiếc.
Tuyến quốc lộ 4D được coi như huyết mạch của huyện từ thành
phố Lào Cai chạy qua huyện Sa Pa với chiều dài 36 km (qua Trung
Chải 12 km, Sa Pả 4 km, thị trấn Sa Pa 14 km và San Sả Hồ 6 km)
đã được trải nhựa hạt mịn, những chỗ cua hẹp được mở rộng và xây
kè cẩn thận, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Đường du lịch Sa Pa - Tả
Phìn, đường du lịch suối Mường Hoa được đầu tư xây dựng.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
16
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Đặc biệt, Sa Pa có hệ thống giao thông huyết mạch nối từ trung tâm
thủ đô Hà Nội lên Lào Cai khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Từ
Hà Nội đi Sa Pa rất thuận tiện, chỉ một đêm ở trên tàu là du khách
đến thành phố Lào Cai. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 264
km, được thiết kế với vận tốc tối thiểu 80 - 100km/h với điểm cuối
đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu cũng đã được khởi
công xây dựng với số vốn đầu tư lên tới 770 triệu đô la. Hiện tại, từ
thành phố Lào Cai đã hình thành tuyến xe buýt lên thị trấn Sa Pa
nhằm phục vụ nhu cầu của du khách.Đến năm 2009, 100% số xã
trong huyện đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống thuỷ lợi, kênh
mương phục vụ tưới tiêu cho 2.610 ha lúa. Tổng chiều dài các kênh
mương chính được kiên cố chiếm trên 60% (khoảng 172,5km), còn
gần 40% là kênh đất.
Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh, cơ bản
đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc. Đã lắp đặt và đưa vào sử
dụng hệ thống cáp quang phục vụ truyền hình và truyền hình trực
tiếp. Hầu hết các khách du lịch đến với Sa Pa đều có ấn tượng tốt
đẹp về một điểm du lịch có môi trường trong lành, sạch sẽ. Tuy
nhiên, Sa Pa chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải
từ các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế và các điểm dân cư trong khu vực
chưa được qua xử lý trước khi thải vào môi trường, chất rắn được
xử lý bằng phương pháp chôn lấp đơn giản, bãi rác chưa được quy
hoạch. Xói mòn đất vẫn đang là nguy cơ lớn cho ô nhiễm môi
trường đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
17
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Dân số huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở
năm 2009 là 52.899 người (chiếm 8,4% dân số cả tỉnh). Tỉ lệ nam

nữ trong dân số rất đồng đều (dân số nam chiếm 49,82%, nữ chiếm
50,18%); tốc độ tăng trưởng dân số cũng khá mạnh, giai đoạn 2005
- 2008 là 4,9%. Tuy nhiên, mật độ dân số còn ở mức thấp (77
người/km
2
) nên rất thuận lợi cho công tác quy hoạch trong thời gian
tới.
Đến nay, Sa Pa đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở
(THCS). Năm học 2008 - 2009, 18/18 xã, thị trấn của huyện có
trường THCS. Các lớp mầm non, tiểu học đã được mở ở 100% các
thôn bản. Nhìn chung, cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Số phòng
học kiên cố mới đạt 35,2%, phòng học tạm tuy có giảm nhưng vẫn
chiếm 25,9%. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp năm học 2008 - 2009 đạt
99,5%, nhưng tỉ lệ chuyên cần chỉ đạt 67,9%. Đặc biệt là ngày học
cuối tuần và ngày học đầu tuần là những ngày có đông khách du
lịch đến với Sa Pa, do đó, các em nghỉ học nhiều để đi bán hàng
rong phụ giúp gia đình.
2.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
Sa Pa hội tụ khá đầy đủ các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
để phát triển hầu hết các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn
hoá, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch mạo hiểm…
Nét nổi bật về tài nguyên du lịch của huyện Sa Pa đó là sự phân bố
tài nguyên một cách khá tập trung, sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có tính đan xen hoà quyện trong một
tổng thể không gian, từ đó tạo nên một đặc điểm thuận lợi cho việc khai
thác phát triển du lịch của huyện.
2.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
18

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, Sa Pa có điều kiện
khí hậu lý tưởng, gần như mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm
là 15,4
0
C. Điều kiện khí hậu lý tưởng này thực sự là một sản vật quý giá mà
thiên nhiên ưu đãi cho Sa Pa. Thêm vào đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào
Cai được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của du khách.
Hiện nay, 69% diện tích của Sa Pa là diện tích rừng tự nhiên, rừng
già, rừng thứ sinh bao bọc xung quanh làng bản với các hệ sinh thái đa
dạng, các loài động thực vật phong phú, các con suối lớn và đẹp, thác nước,
hang động tạo nên cảnh quan tự nhiên kỳ thú. Phía Tây của huyện là khu
Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên Sơn được xây dựng từ năm 1994 nhằm
giữ gìn phần rừng còn lại trên triền núi Phan Xi Păng. Nơi đây là khu dự
trữ tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, khách du lịch đến tham quan nghiên cứu. Hệ động thực vật ở đây
phong phú với các cây bản địa như: pơ mu, thông tre, thông nàng, du sam,
vàng tâm, gù hương, sa mộc, tống quá sủi, vối thuốc, mỡ; các loại động vật
quý hiếm với 380 loài thuộc 24 bộ và 83 họ, trong đó thú (56 loài), chim
(217 loài), bò sát (73 loài) và ếch nhái (34 loài). Đặc biệt có 37 loài động
vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ.
Đặc biệt, các thửa ruộng bậc thang tại Sa Pa là cảnh quan đặc sắc
nhất của núi rừng Tây Bắc làm mê đắm lòng người. Tạp chí Du lịch
và Thư giãn (Travel and Leisure) đã công bố kết quả bình chọn Sa
Pa là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và
thế giới.
2.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nói đến tài nguyên du lịch nhân văn của Sa Pa không thể không nhắc
đến sự đa dạng văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số nơi đây. Được hình

thành trên miền đất cổ, huyện Sa Pa có 7 dân tộc gồm: H’mông, Dao, Tày,
Kinh, Giáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó, người H’mông chiếm
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
19
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
51,65%, người Dao 23,04%, người Kinh 17,91%, người Tày 4,74%, người
Giáy 1,36%, người Xã Phó 1,06%, còn lại dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ rất nhỏ
với 0,23%. Mỗi dân tộc đều có các đặc điểm, phong tục, tập quán sinh sống
riêng với trang phục, kiến trúc nhà cửa, lễ hội, lối sống, cách dệt vải, làm
đồ thủ công, phương thức canh tác và sinh hoạt văn hoá dân gian khác
nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong bức tranh văn hoá các dân tộc
của Sa Pa.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số
tại Sa Pa
2.2.1. Số lượng khách du lịch và độ dài ngày lưu trú
Năm 2005, lượng khách đến với Sa Pa là 118.000 lượt. Năm 2008,
Sa Pa đón 282.761 lượt khách, gấp gần 2,5 lần so với năm 2005,
chiếm 35% tổng số lượt khách du lịch của cả tỉnh; tốc độ tăng
trưởng ổn định (tăng bình quân 10,9%/năm), đặc biệt là khách nước
ngoài với tốc độ tăng trưởng đạt 19,5%/năm, gấp gần 2 lần so với
năm 2005.
Năm 2009, mặc dù du lịch thế giới và du lịch Việt Nam phải đối mặt
với tàn dư của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cũng như nhiều
biến động khác, lượng khách du lịch đến Sa Pa vẫn tăng đột biến với
362.195 lượt, chiếm tới 52% tổng lượt khách đến tỉnh Lào Cai, một lần nữa
càng khẳng định sức hấp dẫn mạnh mẽ của điểm du lịch tuyệt vời này.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, Sa Pa đón 405.000 lượt khách, tăng
42% so với cùng kỳ và ước hết năm 2010 Sa Pa sẽ đón 450.000
lượt khách.
Số lượng khách lưu trú lại trên địa bàn huyện có tỉ lệ rất cao, chiếm

tới 96,9% trong tổng số lượt khách đến với Sa Pa (số khách đi trong
ngày chủ yếu là khách đến từ các huyện lân cận, hoặc một số khách
từ cửa khẩu sang). Tuy nhiên, số ngày lưu trú không nhiều, trung
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
20
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
bình là 1,6 ngày/khách, trong đó, số ngày lưu trú trung bình của
khách quốc tế là 2,3 ngày/khách (của tỉnh là 2,1 ngày/khách), khách
nội địa là 1,3 ngày/khách (của tỉnh là 1,6 ngày/khách).
Số lượng khách đi tham quan các bản làng cũng chiếm tỉ lệ
khá cao trong tổng số khách đến với Sa Pa. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra
khảo sát và trên thực tế, đối tượng khách đi thăm làng bản chủ yếu là khách
nước ngoài, khách du lịch trong nước có xu hướng ít quan tâm đến du lịch
làng bản. Kết quả điều tra về nhu cầu của khách du lịch đến Sa Pa của Tổ
chức Phát triển Hà Lan (SNV) tiến hành năm 2008 cho thấy, khoảng 84%
khách du lịch quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi thăm làng bản, trong đó tỉ lệ
khách nội địa là 56%. Như vậy, nhu cầu của khách trong nước và khách
quốc tế là hết sức khác nhau. Trong khi khách quốc tế thích đến Sa Pa để
trải nghiệm cuộc sống, văn hóa bản địa tại các làng bản thì phần đông
khách du lịch trong nước chỉ có nhu cầu đến các điểm tham quan truyền
thống có điều kiện đi lại thuận lợi, ít quan tâm đến những điểm du lịch có
những yếu tố hấp dẫn đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa dân tộc mà điều
kiện tiếp cận lại gặp khó khăn hay không có cơ sở vật chất tiện nghi.
Trên thực tế, khách du lịch trong nước đến Sa Pa vì sức hấp dẫn của
khí hậu và môi trường tự nhiên hơn là những trải nghiệm cùng đồng bào
dân tộc thiểu số tại các làng bản. Bởi vậy, hầu hết họ nghỉ lại trong các
khách sạn tiện nghi ở ngay thị trấn, có số ít sử dụng tour tham quan trong
ngày (thường là từ 4 đến 6 tiếng) tới các bản làng gần quanh đó rồi quay trở
lại nghỉ đêm tại các khách sạn.
Đối với khách du lịch quốc tế thì họ không có điều kiện ở lại dài

ngày bởi vì hầu hết họ đi theo tour đã cố định lịch trình với các công ty lữ
hành, họ có thế đến Việt Nam trong một kỳ nghỉ ngắn nhưng lại muốn
được đi tham quan nhiều điểm du lịch đặc sắc khác nhau trên mỗi vùng
miền đất nước, do đó, thời gian đi thăm các làng bản tại Sa Pa cũng chỉ
trung bình là 2 ngày 1 đêm, rất ít du khách ở nhiều hơn 4 ngày (kết quả
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
21
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
điều tra năm 2008 chỉ chiếm 2%). Điều này cũng lý giải vì sao khách du
lịch đến Sa Pa tỉ lệ lưu trú rất cao nhưng độ dài thời gian lưu trú lại thấp.
Ngoài lý do du khách không có nhiều thời gian để đi thăm thú
thưởng thức chuyến đi dài ngày tại các làng bản thì cũng phải kể đến sản
phẩm du lịch tại các làng bản khá nghèo nàn, dường như đều ná ná giống
nhau dễ gây cho khách du lịch cảm giác nhàm chán. Vậy nên, phần nhiều
khách du lịch lựa chọn những bản làng lân cận thị trấn để tham quan thoả
mãn sự tò mò ban đầu về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong
khi đó, một số khách quốc tế thực sự có nhu cầu khám phá tìm hiểu cuộc
sống văn hoá và thiên nhiên bản địa, họ lựa chọn tới các bản làng cách xa
trung tâm thị trấn như ở xã Thanh Kim (khoảng 16 km) thưởng thức nét
nguyên sơ ít bị tác động bởi yếu tố môi trường hiện đại ngày nay.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
22
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
2.2.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch của huyện Sa Pa có tốc độ tăng khá nhanh, đạt
hơn 161 tỷ đồng năm 2008, gấp 1,7 lần năm 2005, tăng bình quân
19,4%/năm. Năm 2009, doanh thu du lịch đạt 245 tỷ đồng, chiếm
gần 50% doanh thu du lịch dịch vụ của cả tỉnh.
Đối với các bản làng, công tác thống kê và tài chính kế toán không
được chính xác, do đó, số liệu về doanh thu du lịch của từng xã

trong huyện còn rất hạn chế. Tại một số bản làng có du lịch phát
triển mạnh, hầu hết các số liệu được tập hợp thông qua Ban Quản lý
du lịch cộng đồng (là mô hình do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
đưa ra sáng kiến giúp phát triển du lịch cộng đồng), nhưng hầu hết
cũng chỉ thống kê được doanh thu theo đầu khách từ dịch vụ lưu trú
đơn thuần, không có thống kê về các dịch vụ bổ sung và cũng
không đều đặn theo từng năm. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch
cộng đồng của Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc UBND huyện Sa
Pa cũng chỉ có doanh thu du lịch của xã Bản Hồ năm 2006 đạt hơn
255 triệu, năm 2007 đạt 142 triệu và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 55
triệu (có xu hướng giảm); xã Tả Van năm 2009, doanh thu du lịch
của xã đạt 500 triệu đồng, xây dựng quỹ du lịch cộng đồng với số
tiền là 47.810.000 đồng. Số lượng lượt khách đến thăm các thôn
bản cũng đã góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo
cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: POHE 54
23

×