Môn: Công Nghệ
Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
I. Tỉa, dặm cây
-Tỉa cây: là loại bỏ các cây bị bệnh , cây yếu, nơi có cây mọc dầy.
-Dặm cây: là dặm cây khỏe vào chỗ cây, hạt không mọc.
-Mục đích của việc tỉa, dặm cây là để đảm bảo khoảng cách và mật độ cây.
II. Làm cỏ, vun xới
-Mục đích của việc làm cỏ, vun xới;
+Diệt cỏ dại;
+Làm cho đất tơi xốp;
+Chống đỗ;
+Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
III. Tưới , tiêu nước
1/ Tưới nước: là cung cấp nước, làm cho đất có đủ ẩm nhằm đảm bảo đủ
nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
2/ Phương pháp tưới
-Tưới theo hàng, vào gốc cây.
-Tưới thấm: nước đưa vào rãnh để thấm dần vào luống.
-Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ
thống vòi tưới phun.
-Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.
3/Tiêu nước: là tháo nước bớt đi để cây không bị ngập úng, đất thoáng khí,
giúp cây không bị thiếu oxi.
IV. Bón phân thúc
*Qui trình bón phân thúc:
+Bón phân
+Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
Bài 31: Giống vật nuôi
I. Khái niệm giống vật nuôi
1/Thế nào là giống vật nuôi: Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi
đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định
và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.
2/Phân loại giống vật nuôi:
-Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi:
+Theo địa lí
+Theo hình thái, ngoại hình
+Theo mức độ hoàn thiện của giống
+Theo hướng sản xuất
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi
-Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng xuất và chất lượng sản
phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả tốt phải chọn giống vật nuôi
phù hợp.
Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
-Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ
thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, lông và
cung cấp năng lượng để làm việc.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
-Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và
chống được bệnh tật.
-Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
-Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản
phẩm chăn nuôi như: thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nươi cái tạo ra sữa nuôi
con.
Bài 49: Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
I. Vai trò của nuôi thủy sản.
-Cung cấp thực phẩm cho con người.
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
-Làm sạch môi trường nước.
-Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
II. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta
-Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
-Cung cấp thực phẩm tươi sạch.
-Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.
I. Thu hoạch
-Có hai phương pháp thu hoạch: Đánh tỉa thả bù và thu hoạch toàn bộ tôm,
cá trong ao.
+Đánh tỉa thả bù là cách thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con
giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.
+Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là cách thu hoạch triệt để.
II. Bảo quản
1/Mục đích
Bảo quản nhằm hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo
nguyên liệu chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2/Các phương pháp bảo quản
+Ướp muối.
+Làm khô.
+Làm lạnh.
*Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:
-Đảm bảo chất lượng: tôm, cá phải tươi, không bị nhiễm bệnh,
-Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm,
III. Chế biến
1/Mục đích
Chế biến sản phẩm tăng giá trị sử dụng thực phẩm, đồng thời nâng cao chất
lượng sản phẩm.
2/Các phương pháp chế biến
+Phương pháp thủ công
+Phương pháp công nghiệp