®
Bài soạn ôn thi HKI
Môn: Sinh học
Các thí nghiệm của Menden
I/Di truyền học
-Di truyền là sự truyền lại các tính trạng của bố mẹ cho con cái
-Biến dị là những điểm sai khác nào đó từ bố mẹ cho con cái
II/Lai một cặp tính trạng
1/Thí nghiệm của Menden
-Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
-Tính trạng trội là tính trạng được hiển thị ở F1
-Tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở F2
-> Định luật đồng tính: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương
phản thì F1 đồng tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn
(3:1)
2/lai phân tích
-Nhằm kiểu tra kiểu gen của 1 cá thể trội nào đó
-Tương quan trội và lặn nhằm loại bỏ các cá thể gen đồng hợp lặn xấu
-Thể đồng hợp là có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA,aa)
-Thể dị hợp là có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa)
III/Lai 2 cặp tính trạng
1/Biến dị tổ hợp
-Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ
Tên qui
luật
Nội dung Giải thích Ý nghĩa
Phân li
-Do sự phân li các cặp nhân
tố di truyền trong sự hình
thành giao tử chỉ chứa 1
nhân tố trong cặp.
-Các nhân tố di truyền
không hòa trộn vào
nhau
-Phân li rồi tổ hợp của
cặp gen tương ứng
-Xác định tính trạng trội
(thường là tốt)
Phân li
độc lập
-Các cặp nhân tố di truyền đã
phân li độc lập trong quá
trình phát sinh giao tử
-F2 có tỉ lệ các kiểu
hình bằng tích tỉ lệ các
tính trạng hợp thành
-tạo biến dị tổ hợp có ý
nghĩa quan trọng trong
chọn giống và tiến hóa
Di truyền
liên kết
-là hiện tượng 1 nhóm tính
trạng được duy truyền cùng
nhau, được qui định bởi các
gen trên cùng 1 NST cùng
phân li trong quá trình phân
bào
-Các gen liên kết cùng
phân li trong phân bào
-đảm bảo sự di truyền ổn
định, bền vững của cả
nhóm tính trạng
-trong chọn giống, người
ta dùng để chọn được
những nhóm tính trạng
tốt luôn đi kèm với nhau
Di truyền
giới tính
Ở các loài giới tính, tỉ lệ đực,
cái xấp xỉ 1:1
Phân li và tổ hợp của
các NST giới tính
-Điều khiển tỉ lệ đực, cái
®
IV/NST
1/Khái niệm: là những sợi mảnh bị bắt màu của thuốc nhuộm kiềm tính
2/Đặc trưng:
-Trong tế bào sinh dưỡng xôma NST luôn tồn tại thành cặp tương đồng giống nhau về hình thái,
kích thước, trong đó 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.
-Bộ NST 2n chứa cặp NST tương đồng
-Bộ NST chỉ chứa 1 NST trong cặp NST tương đồng gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n
-Số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài
-NST ở kì giữa đóng xoắn cực đại và có chiều dài từ 0.5um đến 50um, đường kính từ 0.2-2um,
đồng thời có các dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V
3/Cấu trúc NST
-Ở kì giữa 2 NST chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh.
Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó khi sợi tơ co rút trong
quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào
4/Chức năng của NST
-NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự
nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ
thể
V/Nguyên phân, giảm phân
Các
kì
Nguyên phân Giảm phân 1 Giảm phân 2
Kì
đầu
-NST kép bắt đầu đóng xoắn
và co ngắn nên có hình thái
rõ rệt
-NST kép đính vào các sợi tơ
của thoi phân bào ở tâm
động
-Các NST kép xoắn và co
ngắn. Các NST kép trong cặp
tương đồng tiếp hợp nhau
theo chiều dọc, bắt chéo
nhau rồi tách rời nhau
-Các NST co lại cho thấy
số lượng NST kép(đơn
bội)
Kì
giữa
-Các NST kép đóng xoắn
cực đại
-Các NST kép xếp thành
hàng ở mặt phẳng xích đạo ở
thoi phân bào
-Các cặp NST tương đồng
tập trung và xếp song song
thành 2 hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào
- NST kép xếp thành
hàng ở mặt phẳng xích
đạo ở thoi phân bào
Kì
sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở
tâm động thành 2 NST đơn
phân li về 2 cực của tế bào
-Các cặp NST kép tương
đồng phân li độc lập về 2 cực
của tế bào
-Từng NST kép chẻ dọc ở
tâm động thành 2 NST
đơn phân li về 2 cực của
tế bào
Kì
cuối
-Các NST đơn giảm xoắn,
dài ra ở dạng sợi mảnh dần
thành nhiễm sắc chất
-Các NST kép nằm gọn trong
2 nhân mới với số lượng
NST là bộ (nNST)kép
-Các NST đơn nằm gọn
trong nhân mới được tạo
thành với số lượng là bộ
đơn bội
Kết quả của nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của
tế bào mẹ
*Ý nghĩa của nguyên phân:
-Giúp tế bào sinh sản và cơ thể lớn lên
®
-Duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào
*Ý nghĩa của giảm phân:
-Từ 1 tế bào mẹ 2n NST, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều có n NST. Như vậy,
số lượng NST đã giảm đi một nửa.Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử. Để sau khi
thụ tinh số lượng NST của loài lại được khôi phục giữ nguyên mà không tăng
VI/Thụ tinh
-Là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử
*Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
-Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc
trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
-Đồng thời tạo ra nguồn biến dự tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa
VII/ NST giới tính
1/NST giới tính
-Trong tế bào lưỡng bội (2n) ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn có 1
cặp NST giới tính (XX) hoặc (XY)
2/Cơ chế NST xác định giới tính
-Cơ chế xác định giới tính: là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình
phát sinh giao tử và thụ tinh
3/Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
-Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường bên trong và bên
ngoài
VIII/ ADN
1/Cấu trúc:
-ADN được cấu tạo từ nguyên tố C,H,O,N và P
-ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn có thể dài đến hàng trăm um. Khối lượng đạt đến
hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon
-ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại: ađêmin
(A), timin (T), xitôzin (X), guamin (G)
-Tính đặc thù của ADN: thể hiện ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit
-Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN
2/Quá trình tự nhân đôi của ADN
-Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. Đầu tiên ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn
tách nhau dần, mỗi mạch làm khuôn tổng hợp tạo nên mạch mới từ các nucleotit tự do trong môi
trường nội bào.Kết quả từ 1 phân tử ADN mẹ cho ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống
ADN mẹ.
/AND tự nhân đôi theo các nguyên tắc:
-Diễn ra theo 3 nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn
3/Bản chất
-Bản chất hóa học của gen là ADN, mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của ADN có chức năng di
truyền xác định. ADN là nơi lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc của 1 loại
protein mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền
IX/ ARN
1/Cấu trúc
-ARN được cấu tạo từ nguyên tố C,H,O,N và P
®
-ARN thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN
-ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại: ađêmin
(A), timin (T), xitôzin (X), uramin (U)
*ARN được chia làm 3 loại:
+mARN: truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein tổng hợp
+tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein
+rARN: thành phần cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp protein
2/ARN được tổng hợp theo nguyên tắc:
+ ARN được tổng hợp khuôn mẫu và bổ sung
+Trình tự sắp xếp các nuclêôtit ở ADN qui định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ARN
X/ Protein
1/Cấu trúc:
-Protein là hợp chất hữu cơ, gồm 4 nguyên tố chính: C,H,O,N
- Protein thuộc oại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn ( dài tới 0.1um, khối lượng đạt
tới hàng triệu đơn vị cacbon)
-Protein được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axitamin, có hơn 20 loại axit
amin khác nhau
-Protein gồm 4 bậc cấu trúc:
+Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp axit amin trong chuỗi axit amin (cơ bản)
+Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở protein
dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn
+Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo
thành kiểu đặc trưng cho từng loại prtein
+Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại protein gồm 2 hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại
hay khác loại kết hợp với nhau
2/Chức năng
-Protein có chức năng cấu trúc, xúc tác và điều hòa quá trình trao đổi chất (enzim, hoocmôn), bảo
vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống
của tế bào biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
3/Mối quan hệ giữa ARN và Prôtein
-mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein có vai trò truyền đạt thông tin
về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào
-Sự hình thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung
-Do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi
protein(nguyên tắc 3nu -> 1 axit amin)
4/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Sơ đồ: Gen (1 đoạn ptử ADN)->mARN->Protein->Tính trạng
Bản chất:
-Trong đó trình tự các nuclêotit trên ADN qui định trình tự các nucleotit trong ARN, thôgn qua
đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành protein và biểu hiện tính
trạng của cơ thể
-Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng
của cơ thể
XI/Biến dị
®
Các dạng đột biến Khái niệm Các dạng đột biến
Đột biến gen Là những biến đổi trong cấu trúc của
gen liên quan tới 1 hay 1 số cặp
nucleotit
-mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp
hoặc chuyển đổi vị trí nuclêôtit
Đột biến cấu trúc
NST
-Là những biến đổi trong cấu trúc
NST
-các dạng : mất đoạn, lặp đoạn,
mất đoạn
Đột biến số lượng
NST
-là những biến đổi về số lượng NST -2n+1 và 2n-1
1/Đột biến gen
-Nguyên nhân:
+Đột biến tự nhiên: phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh
hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể
+Đột biến nhân tạo: Bằng tác nhân vật lí hoặc hóa học
-Vai trò
+Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vở sự thống nhất hài hòa trong
kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein
+Đột biến gen tạo ra các gen lặn, chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp và trong điều kiện
môi trường thích hợp.Qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, 1 đột biến có hại có thể trở
thành có lợi. Đột biến làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với điều kiện ngoại cảnh
2/Đột biến cấu trúc NST
-Nguyên nhân:
+Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc
NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn thẳng của chúng
+Có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo
-Tính chất:
+ Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho con người và sinh vật. Vì nó làm thay đổi số lượng và
đảo lộn cách sắp xếp gen-> gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể dẫn đến bệnh tật, thậm
chí gây chết.Nhưng cũng có trường hợp có lợi
3/Đột biến số lượng NST
-Sự phát sinh thể dị bội
+Là sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả một giao tử có cả 2 NST của 1
cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này
với giao tử bình thường sẽ tạo ra thể dị bội
-Đa bội hóa:là hiện tượng đột biến theo hướng tăng số lượng NST ở tất cả các cặp trong tế bào.
-Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).Có
kích thước lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt với điều
kiện môi trường không thuận lợi
*Thường biến:Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng
với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền
Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến Đột biến