II. KHÁI NIỆM
II. Ý NGHĨA - CHỨC NĂNG
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH -
HỌC SINH
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP
V. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
.
CÂU LẠC BỘ TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM
- CLB trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có
cũng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện
tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp
với bản thân.
Cho đến nay, các câu lạc bộ trong trường học đã không
còn là điều mới mẻ với nhiều người. CLB học tập, CLB thể thao,
CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã là nơi chắp cánh cho những tài
năng trong tương lai.
Lợi ích của các CLB này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh
có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu
thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè.
II. Ý NGHĨA - CHỨC NĂNG
1. Ý nghĩa
Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này
chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian
của mình ở những nơi khác như tiệm internet, rong chơi…
Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mình tham
gia các CLB của trường học bởi ở đó chúng được an toàn, và vui
chơi lành mạnh. Trường học có thể khuếch trương danh tiếng của
mình khi các câu lạc bộ phát triển và gặt hái thành tựu.
II. Ý NGHĨA - CHỨC NĂNG
1. Ý nghĩa
II. Ý NGHĨA - CHỨC NĂNG
a. Giáo dục
CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công
cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục
thẩm mỹ cho HS. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên
tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành.
b. Tổ chức, giao tiếp, ứng xử
Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, HS có dịp giúp
nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích
cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính
chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh
môi trường học đường lành mạnh.
2. Chức năng
II. Ý NGHĨA - CHỨC NĂNG
2. Chức năng
c. Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng
đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả
mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt
trong học tập, lao động và vui chơi cho HS. Đồng thời
giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong
học tập và trong quan hệ xã hội
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
1. Đối với học sinh
Một câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động
ngoại khóa,các em sẽ luôn có được những định hướng đúng
đắn từ các thầy cô giáo có kinh nghiệm và còn có chỗ dựa
vững chắc trong quá trình hoạt động.
Để duy trì câu lạc bộ, các em nên đặt lịch sinh hoạt
thường xuyên và cố định, ví dụ như thứ bảy hàng tuần, hay 2
buổi 1 tuần… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt.
Để tạo không khí thi đua và còn vì cả thành tích, học sinh
cũng nên tích cực đăng ký tham gia một số cuộc thi.
2. Đối với nhà trường
Nhà trường cần tạo điều kiện cho các em học sinh
của mình lựa chon các câu lạc bộ phù hợp với khả
năng của mình thông qua việc khảo sát
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
2. Đối với nhà trường
Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất và làm hậu phương vững chắc
cho các em. Tuy nhiên, nhà trường không nên tham gia quá nhiều
vào nội bộ các câu lạc bộ của học sinh vì điều đó có thể khiến các
em mất tự nhiên.
Giáo viên nắm vai trò cố vấn đôi khi chỉ cần là chỗ dựa về
mặt pháp lý cho các em, ngay cả khi sinh hoạt câu lạc bộ, đôi khi
sự có mặt của giáo viên khiến các em học sinh cảm thấy vẫn như
trong lớp học, khó mà bộc lộ bản thân được.
Bên cạnh đó, trường cũng như giáo viên hướng dẫn hãy là đại
diện pháp lý cho các em khi các em bước ra ngoài thế giới và tham
gia các cuộc tranh tài. Đó là những điều mà nhà trường và giáo
viên nên làm để chắp cánh cho thế hệ tương lai.
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
2. Đối với nhà trường
Để tạo không khí thi đua và các em đạt thành tích cao, nhà
trường cũng nên tổ chức các cuộc thi trong trường cũng như cho
các em tham gia các cuộc thi với các trường bạn trong phạm vi
tỉnh thành, toàn quốc…
Ví dụ: Nếu là câu lạc bộ tiếng Anh thì nên cho các thành
viên tham gia những cuộc thi như vấn đáp tiếng Anh hoặc ca hát
tiếng Anh; nếu là câu lạc bộ bóng đá thì nên tổ chức thi đấu
cùng các trường khác hoặc đấu giải…
Ngoài ra nhà trường cần liên hệ, trao đổi với phụ huynh về lợi
ích của câu lạc bộ, từ đó khuyến khích các em tham gia.
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
3. Đối với gia đình
Phụ huynh nhiều người cho rằng con trẻ đi học
việc trên lớp là quan trọng nhất, tham gia những hoạt
động ngoại khóa chỉ là những trò hỡi hơi, ảnh hưởng
học tập, ảnh hưởng tương lai.
Đó là quan niệm cực kỳ sai lầm! Nếu bạn cứ giữ
con em mình trong lớp học và về nhà lại đóng cửa đọc
sách, nó sẽ trở thành một con mọt sách chính hiệu và sẽ
chẳng làm được gì trong tương lai. Những đứa trẻ cần
được vui chơi, được giao lưu và sống theo cách mình
muốn, vậy nên chúng cần câu lạc bộ.
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
3. Đối với gia đình
Tham gia câu lạc bộ sẽ mài giũa cho con em các bạn
những kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng rất thiết thực.
Chúng sẽ có những mối quan hệ, những trải nghiệm mới mẻ
tuyệt vời và ít bỡ ngỡ hơn nếu sau này bước ra cuộc sống.
Vậy nên, là người làm cha làm mẹ, các bạn đừng ngăn
cản con em mình tham gia hoạt động câu lạc bộ. Bạn chỉ nên
lặng lẽ theo dõi chúng và hướng chúng đi đúng con đường
tốt đẹp và phù hợp nhất.
III. SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - HỌC SINH
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
1. Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS
- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội
dung hoạt động của Câu lạc bộ và đặc thù của từng trường cho phù
hợp (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh quá
dài) dưa trên cơ sở:
+ Tôn trọng sở thích nguyện vọng của học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để các em lựa chọn. Ví dụ như có
năng khiếu Toán em nên tham gia Câu lạc bộ cờ vua, học giỏi tiếng
Anh em nên tham gia vào Câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh, v.v.
+ Không chọn đồng thời hai Câu lạc bộ trùng thời điểm sinh
hoạt (các Câu lạc bộ học tập, nghệ thuật sinh hoạt lúc 14 h, các Câu
lạc bộ thể thao, thể dục sinh hoạt lúc 15h30p).
- Phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu.
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
2. Thống nhất loại hình CLB, lập danh sách thành viên và
thành lập ban chủ nhiệm CLB
- Bỏ những Câu lạc bộ có số lượng thành viên quá ít và
tăng ca cho những Câu lạc bộ có số lượng vượt nhiều so với
dự kiến, lập danh sách các thành viên CLB. Đảm bảo việc
thành lập CLB phù hợp với chủ trương, định hướng hoạt
động, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Hội đã đề ra.
- Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm CLB, phụ trách
các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia CLB.
3. Dự trù kinh phí, huy động kinh phí phục vụ lễ ra mắt và duy trì,
nâng chất lượng câu lạc bộ:
- Kinh phí dự trù gồm:
+ Mua sắm cơ sở vật chất (bàn bóng bàn, tập vẽ, cờ vua, trang
phục múa, võ phục ).
+ Lương cho huấn luyện viên và người phụ trách theo thoả thuận.
+ Lương cho Ban chủ nhiệm.
+ Kinh phí dự phòng (ra mắt, tổng kết, học tập kinh nghiệm, tiếp
khách, )
+ Kinh phí tổ chức các cuộc thi
- Huy động:
+ Một phần từ ngân sách nhà trường
+ Cơ bản từ đóng góp tự nguyện của các thành viên thông qua
Nghị quyết Ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Một phần từ kêu gọi các tập thể, cá nhân hảo tâm.
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
4. Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt câu lạc bộ;
thông báo địa điểm, thời gian ra mắt câu lạc bộ cho học sinh.
Câu lạc bộ trong các trường học hoạt động phục vụ mục tiêu phát
triển của trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường. Thẩm quyền thành
lập và giải tán do hiệu trưởng quyết định.
Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm:
+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo câu lạc bộ,
+ Quyết định thành lập các câu lạc bộ và ban chủ nhiệm câu lạc bộ,
+ Quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ.
+ Nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ.
+ Diễn văn khai mạc.
+ Chương trình ra mắt câu lạc bộ.
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
5. Ra mắt câu lạc bộ:
a. Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
b. Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban
chủ nhiệm, nội quy, quy chế câu lạc bộ.
c. Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ
trong thời gian tới.
d. Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của câu lạc
bộ.
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
3. Bước duy trì, nâng chất lượng hoạt động câu lạc bộ:
a. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định
mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban.
Ban chủ nhiệm Tên các câu lạc bộ Người phụ trách
Trưởng Ban: Nguyễn Minh D
Phó Ban: Triệu Cẩm Y
Thư Ký: Nguyễn Ngọc T
Câu lạc bộ nghệ thuật
+ Múa
+ Vẽ
+ Khéo tay hay làm
Phan Thị A
Câu lạc bộ thể thao, thể dục
+ Điền kinh
+ Bóng đá
+ Bóng bàn
+ Cờ vua
+ Võ thuật
Nguyễn Minh C
Câu lạc bộ học tập
+ Giao tiếp tiếng Anh
+ CLB làm văn
Nguyễn Thị G
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
b. Lập kế hoạch hoạt động từng HK, trong mỗi hoạt động có sự
điều chỉnh.
Tại sao lập kế hoạch HK?
Quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi như việc một số
thành viên không còn hứng thú, có ý muốn thay đổi (do năng lực, do
nhận thức cảm tính, do lôi kéo của bạn )
Do thời tiết.
Buổi sinh hoạt trùng với kế hoạch chung của ngành.
c. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giao ban quý để câu lạc bộ đi
vào nề nếp.
3. Bước duy trì, nâng chất lượng hoạt động câu lạc bộ:
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB
V. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt.
- Xác định nội dung: Là xác định chủ đề cho buổi sinh hoạt.
Đây là khâu quan trọng nhất. Khi xác định được chủ đề thì mới xác
định được toàn bộ công việc chuẩn bị kèm theo. Một buổi sinh hoạt
chỉ nên nhằm vào một chủ đề, thậm chí một chủ đề có thể sinh hoạt
nhiều buổi. Từ chủ đề đã được xác định Ban Chủ nhiệm huy động tất
cả các hình thức sinh hoạt trong Câu lạc bộ để buổi sinh hoạt thêm
phong phú, hấp dẫn.
Để xác định chủ đề sinh hoạt cho thiết thực và phù hợp, Ban
Chủ nhiệm Câu lạc bộ phải căn cứ vào tình hình chính trị trước mắt
và nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của hội viên.
V. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt.
- Xác định hình thức thể hiện: Sau khi đã xác định nội dung
cho buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm thống nhất hình thức thể
hiện, có rất nhiều hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ. Có thể sử
dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Diễn giảng: Gồm các chủ đề chính trị, thời sự, khoa học kỹ
thuật nhằm nâng cao kiến thức, trình độ thẩm mỹ, giáo dục nếp
sống mới. Đây là dạng nói chuyện chuyên đề.
+ Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên Câu lạc bộ
cùng tham gia thảo luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một
nhận định.
+ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
+ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm.
+ Sinh hoạt ngoài Câu lạc bộ kết hợp với những hoạt động thể
đục thể thao, tham quan du lịch
V. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt.
- Phân công người phụ trách: Người phụ trách có thể là
thành viên của Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ hoặc chỉ là thành
viên của Câu lạc bộ. Người phụ trách có trách nhiệm tiến
hành toàn bộ công việc chuẩn bị kiểm tra và đôn đốc các
khâu thực hiện. Người phụ trách phải hình thành đề cương
chuẩn bị và có trách nhiệm điều hành buổi sinh hoạt.
- Tuyên truyền cổ động: Thông báo đến các thành viên
Câu lạc bộ về buổi sinh hoạt và tiến hành tuyên truyền
V. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
2. Điều khiển sinh hoạt
Trước khi vào nội dung chính của buổi sinh hoạt,
người điều khiển chương trình hướng dẫn mọi người múa
hát tập thể hoặc tổ chức các trò chơi. Người điều khiển
chương trình phải linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến nhưng phải
nắm vững nội dung chính của buổi sinh hoạt để hướng mọi
người đến những vấn đề chủ yếu đã đề ra.
Người điều khiển chương trình là linh hồn của buổi
sinh hoạt, vì thế phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có
khả năng hướng dẫn mọi người. Người điều khiển chương
trình cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự.