Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN quản lý : Tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
STT

Tên đề mục

Trang

Mục lục

1

I.

Mở đầu

2

1.

Lý do chọn đề tài

2

2.

Mục đích nghiên cứu

2

3.


Đối tượng nghiên cứu

3

4.

Phương pháp nghiên cứu

3

II.

Nội dung SKKN

4

2.1.

Cơ sở lý luận của SKKN

4

2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

5

2.2.1 Thực trạng


5

2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng

6

2.3.

7

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc 7
bộ
Biện pháp 2: Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh 15
hoạt sinh hoạt câu lạc bộ.
Biện pháp 3: Chỉ đạo việc huy động, xây dựng nguồn kinh phí 16
hoạt động câu lạc bộ
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức 17
hoạt động ngoại khóa
Biện pháp 5: Phối hợp giũa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài 20
nhà trường trong việc tổ chức câu lạc bộ.
2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

21

III.


Kết luận và kiến nghị

22

Kết luận

22

Kiến nghị

23

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1


Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương
pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc
hiệu quả.

Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, ngoài việc giảng
dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định dạy trên lớp, nhà trường cần phải
giáo dục các em ngoài giờ lên lớp. Trong khuôn khổ giờ học trên lớp, các em
không bộc lộ, phát triển được năng khiếu của mình. Chính vì vậy, việc tổ chức các
Câu lạc bộ trong nhà trường nhằm tạo sân chơi cho các em, đạt mục tiêu giáo dục
các em phát triển toàn diện. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản
thân, Câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản
thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm
chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội.
Tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì
trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng
và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học
nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa
khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí
lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những
cá nhân có năng khiếu, giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để
phát triển một cách toàn diện.
Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt
nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.
Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng. Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng,
sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau,
2


Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức
về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho HS. Đồng thời giúp các em rèn
luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.

3. Đối tượng nghiên cứu
Hình thức tổ chức và các biện pháp tổ chức hoạt động câu lạc bộ trong
trường Tiểu học như: Câu lạc bộ Tiếng Anh; Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ; Câu lạc
bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măng
non; Câu lạc bộ kỹ năng sống.
Chương trình các môn học phục vụ cho nội dung tổ chức câu lạc bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau:
- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề tổ chức câu lạc bộ, hoạt
động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học.
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục, phát triển
năng khiếu học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lấy ý kiến của giáo viên
và học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụ
huynh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức câu lạc
bộ cho học sinh.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử
chỉ, thái độ, hành động, sự phát triển năng khiếu qua hoạt động học của học sinh trong
học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại khóa
trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,… để từ đó xây dựng các biện
pháp tổ chức câu lạc bộ cho học sinh.
- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh
nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến tổ chức
câu lạc bộ.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: tập hợp phiếu, phân chia lớp, phân chia thời
gian.


II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm về Câu lạc bộ: Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp các học
sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào
các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân.
Hoạt động Câu lạc bộ: là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm
học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà
giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy, cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của
Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình
về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh
như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy
nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết
định và giải quyết vấn đề,… Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các
quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và
tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm,
tiếp nhận và phổ biến thông tin… Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, nhà
giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng, mục đích chính đáng của
các em. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh
hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộ
Tiếng Anh; Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ; Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc
bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măng non; Câu lạc bộ kỹ năng sống.
Lợi ích của các Câu lạc bộ này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ
học tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào
bản thân, hòa đồng với bạn bè.
Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn
rất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như

tiệm internet, rong chơi… Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mình
tham gia các Câu lạc bộ của trường học bởi ở đó chúng được an toàn và vui chơi
lành mạnh. Trường học có thể khuếch trương danh tiếng của mình khi các Câu lạc
bộ phát triển và gặt hái thành tựu.
Ý nghĩa giáo dục: Câu lạc bộ là một trong những phương thức hoạt động sinh
động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo
dục thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự
điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành.
Ý nghĩa về tổ chức, giao tiếp, ứng xử: Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau
của Câu lạc bộ, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc
sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích
4


thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn
minh, môi trường học đường lành mạnh.
Chức năng của câu lạc bộ: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn,
đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi
cho học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập
và trong quan hệ xã hội
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Khảo sát thực trạng thái độ học sinh tham khi tham gia câu lạc bộ:
Đối
tượng Thích tham gia câu lạc bộ
tham gia

Không thích tham gia câu lạc bộ


Học sinh lớp Vì: được thể
3,4,5
hiện sở thích,
năng khiếu
của em

Vì: em được
vui chơi, được
sinh hoạt với
các bạn

Vì:
em Vì: Bố mẹ em
không biết không cho em
tham
gia tham gia, phải học
môn gì
bài, phải về nhà
làm việc nhà.

190

42

56

38

54


1. Đối với học sinh
- Thời gian có ít để dành cho việc sinh hoạt Câu lạc bộ;
- Các em còn rụt rè, chưa tự tin khi tham gia Câu lạc bộ;
- Các em chưa xác định được năng khiếu sở thích của mình cho việc chọn
tham gia câu lạc bộ cho phù hợp với khả năng của mình.
2. Đối với nhà trường
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo cho một số Câu lạc bộ hoạt động;
- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Câu lạc bộ còn hạn chế;
- Một số giáo viên chưa tự tin để hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ;
- Một số giáo viên xem nhẹ việc tổ chức Câu lạc bộ, cho rằng học sinh chỉ
cần học văn hóa ở trên lớp.

3. Đối với gia đình
5


- Nhiều phụ huynh cho rằng con trẻ đi học việc thì học trên lớp là quan trọng
nhất, tham gia những hoạt động ngoại khóa chỉ là những trò hỡi ơi, ảnh hưởng học
tập, ảnh hưởng tương lai.
- Một số phụ huynh cần học sinh về nhà giúp việc gia đình chứ không muốn
tham gia Câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp.
* Những khó khăn khi tổ chức câu lạc bộ trong trường Tiểu học:
- Tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ
- Lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt sinh hoạt câu lạc bộ
- Nguồn kinh phí để tổ chức, hoạt động câu lạc bộ
- Sự phối hợp giũa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong
việc tổ chức câu lạc bộ.
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành quan sát học sinh tham gia vui chơi và tiến

hành khảo sát chất lượng học sinh các môn toán, Tiếng Việt, Tiếng anh, Nhạc, Họa,
Thể dục, kết quả khảo sát 190 học sinh lớp 3,4,5 như sau:
Tổng Hoàn thành ở Hoàn thành ở Hoàn thành Chưa hoàn
số HS mức độ tốt
mức độ khá
ở mức độ TB thành
Môn Toán

190

12

61

108

9

Môn
Việt

Tiếng 190

13

64

105

8


Môn
Anh

Tiếng 190

11

59

108

12

Môn Thể dục

190

15

70

98

7

Môn nhạc

190


13

69

100

8

Môn Họa

190

12

56

110

12

Từ kết quả khảo sát thực tế, để tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí
lành mạnh; giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong
quan hệ xã hội; Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu một số môn học; rèn kỹ năng
sống nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện thì cần phải tổ chức các câu
lạc bộ trong trường Tiểu học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ
6



1. Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS
Để xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ người quản
lý phải nắm bắt được tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và phụ huynh.
Từ đó để có căn cứ xây dựng kế hoạch thành lập, số lượng câu lạc bộ, chương trình
hoạt động của câu lạc bộ.
Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn, các giáo viên đặc thù cùng bàn bạc
đưa ra xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung
hoạt động của Câu lạc bộ (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh
quá dài) dựa trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của học sinh - phụ huynh (mẫu phiếu
khảo sát nhu cầu, nguyện vọng tham gia câu lạc bộ ở phần phụ lục)
Nội dung khảo sát phải tôn trọng sở thích, nguyện vọng của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để giúp các em lựa chọn nội dung tham gia. Ví dụ
như có năng khiếu Toán em nên tham gia Câu lạc bộ Toán, có năng khiếu môn
Tiếng Việt em nên tham gia Câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt”, yêu thích thể dục, thể
taho em nên tham gia Câu lạc bộ Thể dục - Thể thao; học giỏi tiếng Anh em nên
tham gia vào Câu lạc bộ Tiếng Anh, v.v.
Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh không chọn đồng thời hai Câu lạc bộ
trùng thời điểm sinh hoạt sẽ khó khăn khi sắp xếp thời gian tham gia. Nhà trường
cũng nên bố trí thời gian và địa điểm hoạt động câu lạc bộ khác nhau, tránh trùng
lập để tạo điều kiện cho học sinh tham gia theo nguyện vọng.
Giáo viên phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu để có số liệu khi
quyết định số lượng câu lạc bộ.
Một Câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, điều đó có
nghĩa là nó được thành lập, điều hành và duy trì bởi học sinh. Để duy trì Câu lạc
bộ, ban chủ nhiệm nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định, ví dụ như thứ
bảy hàng tuần, hay 2 buổi/ 1 tuần… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ấy.
Thêm vào đó, Ban chủ nhiệm đề ra một số quy định cho thành viên Câu lạc bộ, vì
kỷ luật tốt thì chất lượng hoạt động mới tốt được. Học sinh khi tham gia Câu lạc
bộ, các em không nên quá sa đà vào các hoạt động mà bỏ bê bài vở trên lớp, điều
đó không tốt với bản thân các em, và còn gây ảnh hưởng xấu đến Câu lạc bộ. Vậy

nên, tốt nhất là các em nên tận dụng môi trường hòa đồng và năng động của Câu
lạc bộ để giúp đỡ nhau trong học tập. Hãy cân bằng giữa lớp học và Câu lạc bộ, đó
mới là chìa khóa để thành công!
2. Thống nhất loại hình Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập ban
chủ nhiệm Câu lạc bộ

7


Sau khi phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu, bỏ những Câu lạc
bộ có số lượng thành viên quá ít, lập danh sách các thành viên Câu lạc bộ và phân
chia các số lượng học sinh đăng ký theo từng câu lạc bộ.
Tập hợp phiếu đăng ký tham gia câu lạc bộ có 149 HS có nguyện vọng tham
gia. Trong đó
Câu lạc bộ Tiếng Anh có: 28 HS
Câu lạc bộ Toán tuổi thơ có: 26 HS
Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt có: 24 HS
Câu lạc bộ Thể dục thể thao có: 30 HS
Câu lạc bộ Nghệ thuật măng non có: 27 HS
Câu lạc bộ Kỹ năng sống có: 14 HS
Xuất phát tự nhu cầu, nguyện vọng và số lượng học sinh đăng ký tham gia,
Hiệu trưởng Quyết định tổ chức 6 loại hình câu lạc bộ.
Thời gian phù hợp nhất dành cho sinh hoạt các câu lạc bộ là từ 4giờ 30 phút
hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và chiều thứ tư, sáng thứ 7. Vì các lớp học 2 buổi trên
ngày nên khoảng 4 giờ 20 phút là tan học, khoảng thời gian này học sinh tham gia
câu lạc bộ thể dục, thể thao, câu lạc bộ nghệ thuật măng non, câu lạc bộ kỹ năng
sống, chiều thứ tư và sáng thứ 7 dành cho câu lạc bộ Toán, tiếng Việt, Tiếng Anh.
Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban của
Câu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ. Nhân sự là đồng chí Phó hiệu trưởng,
các đồng chí giáo viên là khối trưởng, giáo viên đặc thù, giáo viên có kinh nghiệm.

3. Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt Câu lạc bộ; thông báo
địa điểm, thời gian ra mắt Câu lạc bộ cho học sinh, tổ chức ra mắt câu lạc bộ.
Câu lạc bộ trong các trường học hoạt động phục vụ mục tiêu phát triển của
nhà trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường. Thẩm quyền thành lập và giải tán do
Hiệu trưởng quyết định. Để chuẩn bị cho buổi ra mắt các câu lạc bộ, Hiệu trưởng
chỉ đạo cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ chuẩn bị các nội dung sau:
- Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm:
+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Câu lạc bộ,
+ Quyết định thành lập các Câu lạc bộ và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ,
+ Quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ,
+ Nội dung chương trình hoạt động của Câu lạc bộ,
+ Diễn văn khai mạc,
+ Chương trình ra mắt Câu lạc bộ.
- Thành phần khách mời tham dự lễ ra mắt:
8


+ Đại diện Đoàn xã
+ Hội cha mẹ học sinh
+ Các nhà tài trợ
+ CB, GV và toàn thể học sinh trong trường
* Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ:
+ Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Đọc quyết định thành lập Câu lạc bộ, quyết định thành lập ban chủ nhiệm,
nội quy, quy chế Câu lạc bộ.
+ Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới
+ Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của Câu lạc bộ.

Buổi lễ ra mắt câu lạc bộ học sinh


4. Phân công trách nhiệm từng thành viên duy trì hoạt động Câu lạc bộ:
a. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu
nhiệm vụ cho từng tiểu ban.
Trưởng Ban: Cù Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng
Phó Ban: Lê Đình Nam - GV, Bí thư Chi đoàn
Thư Ký: Phạm Thị Thanh - GV
Kế toán: Nguyễn Xuân Chiến - KT
9


* Phụ trách các tiểu ban:
Câu lạc bộ Tiếng Anh
Người phụ trách: Trịnh Hồng Minh (GV Tiếng Anh)
Thời gian hoạt động: chiều thứ 4
Số học sinh tham gia: 28
Mục tiêu:
Nâng cao 2 kĩ năng nghe, nói trong thực hành giao tiếp tiếng Anh.
Tham gia và đạt hiệu quả cao trong kì thi giao lưu cấp cụm.
Nội dung:
- Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.
- Sinh hoạt văn nghệ bằng các bài hát Tiếng Anh.
- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế
giới.
- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp; Tham gia giao lưu: “ câu
lạc bộ Tiếng Anh ” cấp cụm
- Tham gia các trò chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh…
Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ
Người phụ trách: Mai Thị Hiền (GV văn hóa)
Thời gian hoạt động: sáng thứ 7
Số học sinh tham gia: 26

Nội dung:
- Tham gia tìm hiểu các dạng toán ứng dụng thực tế.
- Tham gia tìm hiểu các bài toán cổ, bài toán đố vui
- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp.
- Tham gia giao lưu: “ câu lạc bộ Toán ” cấp cụm
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu
Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt
Người phụ trách: Nguyễn Thị Thoan (GV văn hóa)
Thời gian hoạt động: sáng thứ 7
Số học sinh tham gia: 24
Nội dung:
- Tham gia sáng tác thơ, văn, làm báo.
- Xây dựng góc thơ văn trong trường học.
10


- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp.
- Tham gia giao lưu: “ câu lạc bộ Tiếng Việt ” cấp cụm
Câu lạc bộ Thể dục-Thể thao
Người phụ trách: Nguyễn Quốc Tuấn (GV Thể dục)
Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 5 hàng tuần
Số học sinh tham gia: 30
Mục tiêu:
Tạo hứng thú, lòng ham thích tập luyện thể thao thể dục.
Thực hiện tốt màn đồng múa hát sân trường trong Lễ khái giảng năm học.
Tăng số lượng và chất lượng Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện.

Đội bóng đá nam của câu lạc bộ thể dục thể thao đang khởi động để tham gia cấp huyện

Nội dung:

- Tham gia các môn arobic, cờ vua, bóng đá, đá cầu, cầu lông, …
- Học tập và trau dồi kĩ năng các môn TDTT nhằm phát huy năng khiếu sở trường.
- Huấn luyện đội tuyển nòng cốt tham dự giải đấu các cấp.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu

11


Đội arobic của câu lạc bộ thể dục thể thao đang luyện tập dự thi cấp huyện

Câu lạc bộ Nghệ thuật măng non
Người phụ trách: Nguyễn Phương Huế (GV nhạc)
Mai Thị Tuyết (GV Mỹ Thuật)
Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 3 hàng tuần
Số học sinh tham gia: 27
Mục tiêu:
Tạo hứng thú, óc thẩm mỹ, lòng ham thích nghệ thuật và quyền được hưởng thụ
nghệ thuật.
Có một số bức vẽ đẹp trưng bày ở phòng mỹ thuật.
Có các sản phẩm đẹp như hoa giấy, khăn len.
Phục vụ các chương trình văn nghệ, lễ hội cho trường, địa phương và ngành.
Tham gia dự thi Tiếng hát - Kể chuyện bậc Tiểu học
Nội dung:
- Tham gia hát, ngâm thơ.
- Múa dân vũ, múa đương đại,
- Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường
và hội diễn các cấp.
- Học các kĩ năng cắm hoa, sắp xếp đồ đạc, phối màu trong trang phục, trong trang
trí nhà cửa, làm đồ dùng, vật dụng trang trí bằng tay.
12



- Tự làm các sản phẩm bằng tay như: Hoa giấy, hoa voan, tranh giấy, kẹp tóc, ví,
túi xách, móc khóa, hộp quà…
- Tham gia bán các sản phẩm tự làm bằng tay vào các ngày lễ, Tết gây quỹ cho Câu
lạc bộ, ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường học.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu.

Đội văn nghệ của câu lạc bộ nghệ thuật măng non đang biểu diễn

Câu lạc bộ Kỹ năng sống
Người phụ trách: Mai Thị Lài (GV_TPTĐ)
Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 2 hàng tuần
Số học sinh tham gia: 14
Nội dung:
- Tham gia các trò chơi tập thể
- Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phòng chống tai nạn, tự bảo
vệ bản thân…
- Trau dồi khả năng nói, thuyết trình, dẫn chương trình trước đám đông.
b. Lập kế hoạch hoạt động từng học kỳ, trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh.
Các đồng chí giáo viên phụ trách ở các câu lạc bộ có trách nhiệm lập kế
hoạch, xây dựng chương trình hoạt động báo cáo cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
13


Trên cơ sở đó trưởng ban chủ nhiệm câu lạc bộ có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với mục tiêu đề ra và báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt.
Đồng chí kế toán chịu trách nhiệm dự trù kinh phí hoạt động báo cáo Hiệu
trưởng và báo cáo phương án huy động nguồn kinh phí.
Có kế hoạch điều chỉnh bổ sung nếu có những buổi không hoạt động được

do phát sinh nhiều thay đổi như:
- Một số thành viên không còn hứng thú, có ý muốn thay đổi.
- Do thời tiết nên một số buổi không hoạt động theo lịch.
- Buổi sinh hoạt trùng với kế hoạch chung của nhà trường, của địa phương,
của ngành.
Khi đó các đồng chí giáo viên báo cáo sự thay đổi cho chủ nhiệm câu lạc bộ
năm được và có phương án điều chỉnh, bổ sung.
c. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giao ban để Câu lạc bộ đi vào nề nếp.
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ phải thường xuyên đốn đốc, kiểm tra hoạt động
của câu lạc bộ, nếu có hiện tượng hoạt động không đúng nội dung, không đúng
mục đích cần phải điều chỉnh ngay. Ban chủ nhiệm cũng cần phải lắng nghe ý kiến
của học sinh là thành viên câu lạc bộ, của phụ huynh về chất lượng và hình thức
hoạt động của câu lạc bộ. Hàng tháng câu lạc bộ tổ chức giao ban 1 lần để sơ kết
hoạt động và điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động nếu cần thiết.
Việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động câu lạc bộ
nhằm giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu đã
đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt và những việc chưa đạt yêu cầu, đồng
thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động câu lạc bộ.
Việc đánh giá là cơ sở để thực hiện bước kế tiếp là rút kinh nghiệm. Nếu việc đánh
giá đạt yêu cầu sẽ giúp điều chỉnh, định hướng đúng đắn trong những hoạt động
câu lạc bộ kế tiếp.
Về nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm: Cần nêu ra tất cả những công việc
đã hoàn thành tốt hoặc chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện được (phải nêu rõ ai? bộ
phận nào? chỉ ra nguyên nhân). Tiếp theo cùng phân tích nguyên nhân, điều kiện
ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động câu lạc bộ với nguyên nhân chủ quan (đó
là năng lực của người thực hiện, việc chuẩn bị và sự phối hợp của các lực lượng)
lẫn nguyên nhân khách quan (đó là điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ,
thời gian, thời tiết).
Sau khi phân tích kĩ các nguyên nhân thì rút ra kinh nghiệm chung trong hoạt
động sư phạm nhà trường.


14


Biện pháp 2. Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt sinh hoạt
câu lạc bộ.
- Xác định nội dung: Là xác định chủ đề cho buổi sinh hoạt. Đây là khâu
quan trọng nhất. Khi xác định được chủ đề thì mới xác định được toàn bộ công việc
chuẩn bị kèm theo. Một buổi sinh hoạt chỉ nên nhằm vào một chủ đề, thậm chí một
chủ đề có thể sinh hoạt nhiều buổi. Từ chủ đề đã được xác định, Ban Chủ nhiệm
huy động tất cả các hình thức sinh hoạt trong Câu lạc bộ để buổi sinh hoạt
thêm phong phú, hấp dẫn.
Để xác định chủ đề sinh hoạt cho thiết thực và phù hợp, Ban Chủ nhiệm Câu
lạc bộ phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trước mắt và nhu cầu, tâm tư, nguyện
vọng của hội viên.
- Xác định hình thức thể hiện: Sau khi đã xác định nội dung cho buổi sinh
hoạt, Ban Chủ nhiệm thống nhất hình thức thể hiện, có rất nhiều hình thức sinh
hoạt Câu lạc bộ. Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Diễn giảng: Gồm các chủ đề thời sự, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao
kiến thức, trình độ thẩm mỹ, giáo dục nếp sống mới. Đây là dạng nói chuyện
chuyên đề.
+ Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên Câu lạc bộ cùng tham gia
thảo luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một nhận định.
+ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
+ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm.
+ Sinh hoạt ngoài Câu lạc bộ kết hợp với những hoạt động thể dục thể thao,
tham quan du lịch.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: kết hợp tổ chức các câu lạc bộ bằng nội
dung tổng hợp hoặc chỉ tổ chức một câu lạc bộ với nhiều nội dung.
- Phân công người phụ trách: Người phụ trách có thể là thành viên của Ban

Chủ nhiệm Câu lạc bộ hoặc chỉ là thành viên của Câu lạc bộ. Người phụ trách có
trách nhiệm tiến hành toàn bộ công việc chuẩn bị kiểm tra và đôn đốc các khâu
thực hiện. Người phụ trách phải hình thành đề cương chuẩn bị và có trách nhiệm
điều hành buổi sinh hoạt.
- Tuyên truyền cổ động: Thông báo đến các thành viên Câu lạc bộ về buổi
sinh hoạt và tiến hành tuyên truyền để các thành viên trong các câu lạc bộ biết để
tham gia, có khi có cả phụ huynh tham gia.

15


Biện pháp 3. Chỉ đạo việc huy động, xây dựng nguồn kinh phí hoạt động câu
lạc bộ
Bất cứ công việc nào, hoạt động nào cũng cần có kinh phí. Câu lạc bộ là một
hoạt động rất cần kinh phí. Để biết phải có tối thiểu bao nhiêu kinh phí chi cho các
hoạt động, cần phải dự trù kinh phí. Kế toán nhà trường là ban viên của ban chủ
nhiệm câu lạc bộ có trách nhiệm dự trù kinh phí báo cáo với Hiệu trưởng xin ý kiến
chỉ đạo.
- Kinh phí dự trù gồm:
+ Mua sắm cơ sở vật chất (giấy tập vẽ, cờ vua, trang phục múa, ...): Học sinh tự
túc.
+ Lương cho huấn luyện viên và người phụ trách theo thoả thuận: 200.000đ/1
tháng
+ Lương cho Ban chủ nhiệm: 50.000đ/1 tháng.
+ Kinh phí dự phòng (ra mắt, tổng kết, học tập kinh nghiệm, tiếp khách):
500.000đ/1 lần
+ Kinh phí tổ chức các cuộc thi:1.000.000đ/1 lần
+ Kinh phí khen thưởng: 3.000.000đ
- Tổng kinh phí dự trù 20.000.000đ/1 năm
Vậy nguồn kinh phí cần phải huy động từ đâu? đó là câu hỏi đặt ra cho các

nhà quản lý phải trả lời được mới có thể duy trì hoạt động của câu lạc bộ và các
hoạt động ngoại khóa. Có thể huy động từ các nguồn sau:
- Xin kinh phí của nhà trường: Nhà trường chỉ hỗ trợ kinh phí cho những
buổi tổ chức như là một hoạt động ngoại khóa. Vì vậy nguồn kinh phí này không
đáng là bao nhiêu trong dự trù kinh phí (khoảng 3.000.000đ).
- Dựa vào đóng góp của phụ huynh HS thông qua nghị quyết của ban đại
diện cha mẹ học sinh: Đây coi như là lệ phí hoạt động của những thành viên tham
gia câu lạc bộ (khoảng 6.000.000đ)
- Tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài: Đây có thể coi là nguồn thu chủ yếu của
câu lạc bộ. Nhưng muốn thục hiện được đòi hỏi người Hiệu trưởng phải dám nghĩ,
dám làm, không ngại khó. Muốn câu lạc bộ hoạt động có chất lượng thì phải có
nguồn kinh phí dồi dào. Trước hết tôi tìm hiểu và xin số điện thoại liên lạc của
những người con, em ở địa phương làm ăn phát đạt, thành đạt, thành danh hoặc
những doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. Tôi trình bày ý định thành lập
câu lạc bộ và dự trù kinh phí hoạt động của câu lạc bộ. Sau khi xem xét kế hoạch
hoạt động và dự trù kinh phí một số nhà hảo tâm đã ủng hộ câu lạc bộ với một số
tiền không nhỏ đủ để chi cho các hoạt động của câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm đã lập
16


danh sách các cá nhân ủng hộ và các khoản thu chi công khai cho các thành viên
trong câu lạc bộ biết rõ. Trong năm qua, số tiền nhà trường huy động được từ các
nhà hảo tâm, các cá nhân trong nhà trường là: 12.000.000đ.
Với tổng số kinh phí trên, ban chủ nhiệm đã chi phí cho các hoạt động của
câu lạc bộ như dự trù kinh phí đã tính, ngoài việc khen thưởng cho các buổi tổ chức
hoạt động ngoại khóa và các lần giao lưu, cuối năm học, nguồn kinh phí còn lại đã
khen thưởng cho các em học sinh có tiến bộ, tích cực tham gia hoạt động câu lạc
bộ. Tuy số quà còn ít nhưng đã động viên khích lệ các em rất nhiều trong việc tham
gia câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức hoạt động

ngoại khóa
Để tạo không khí thi đua và còn vì cả thành tích, ban chủ nhiệm câu lạc bộ
đã đăng ký tham gia một số cuộc thi hoặc tự tổ chức cuộc thi. Ví dụ: nếu là câu lạc
bộ Tiếng Anh thì nên cho các thành viên tham gia những cuộc thi như hùng biện
tiếng Anh hoặc ca hát tiếng Anh; nếu là Câu lạc bộ bóng đá thì nên tổ chức thi đấu
cùng các trường khác hoặc đấu giải; nếu là Câu lạc bộ khéo tay hay làm thì nên tổ
chức cuộc thi hoặc trưng bày sản phẩm … Những cuộc thi khiến tinh thần của các
thành viên tham gia Câu lạc bộ hăng hái, hào hứng rất nhiều so với chỉ sinh hoạt
đơn thuần, và nếu có thành tích đem về, điều đó vừa cổ vũ tinh thần của những
thành viên trong Câu lạc bộ, vừa thu hút thêm nhiều bạn vào Câu lạc bộ của mình.
Để góp phần thực hiện thành công kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ năm
học 2015-2016, nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, lí thú cho học sinh góp phần nâng
cao việc phát triển năng khiếu và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các
buổi HĐNGLL. Trường tiểu học Nga Thạch đã tổ chức một số buổi giao lưu, một
hoạt động không thể thiếu được trong kế hoạch hoạt động câu lạc bộ.
* HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
Chủ đề: Club opening ceremony
Lễ khai mạc câu lạc bộ Tiếng Anh sẽ được tổ chức dưới hình thức Games
Show.
Giáo viên công bố danh sách các lớp tham gia chơi và chia làm 2 đội : Liên
quân AD và liên quân BC ( mỗi đội chơi gồm 8 thành viên)
Phần 1: Greetings ( Màn chào hỏi) ( 20 điểm)
- Hai đội trưởng sẽ giới thiệu về đội của mình và mỗi thành viên tự giới
thiệu về bản thân. ( 10đ)
- Mỗi đội trình diễn một tiết mục văn nghệ sử dụng Tiếng Anh ( 10 điểm)
Phần 2 : Phần thi kiến thức
17


A. Cross words:

Các đội chơi lần lượt chọn số, nghe gợi ý và trả lời. Mỗi từ trả lời đúng sẽ
được 10 điểm. Nếu không trả lời được thì phải dành quyền trả lời cho đội khác và
nếu câu trả lời đúng đội đó sẽ được 5 điểm. Nếu đội nào trả lời được từ khóa ở
hàng dọc trước khi 5 từ hàng ngang được mở thì sẽ được 40 điểm, sau 5 từ hàng
ngang sẽ được 20 điểm.
B, Guesing Words: ( Đoán từ)
Mỗi đội được quyền đoán 5 từ, người đại diện của đội sẽ đứng đối tiện với
đội chơi và là người duy nhất nhìn thấy từ .
Nhiệm vụ của bạn là phải dùng ngôn ngữ diễn tả cho các bạn ngồi dưới hiểu
đó là từ gì. Không được dùng từ đồng nghĩa cũng như ngôn ngữ hình thể. Các bạn
trong đội được đoán từ hai lần. Nếu bạn đoán được từ thì cả đội sẽ được cộng 10
điểm.
Nếu không đoán được câu hỏi sẽ dành cho khán giả.
C. Quick answer ( Trả lời nhanh)
Có tất cả 15 câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực. Khi câu hỏi được đặt hãy nhanh
chóng gõ trống để giành quyền trả lời. Trả lời đúng đội bạn sẽ được cộng 10 điểm.
Trả lời sai đội kia sẽ được quyền trả lời tiếp. Nếu câu trả lời đúng đội đó sẽ được
cộng thêm 5 điểm.
D, Guesing songs ( Nghe và đoán tên bài hát)
Các bạn sẽ lần lượt được nghe các bài hát. Sau mỗi bài hát các bạn hãy
nhanh tay gõ trống để dành quyền trả lời. Với một tên bài hát đúng các bạn được 10
điểm. Nếu không đúng đội kia có quyền trả lời. Với câu trả lời đúng lúc này bạn sẽ
chỉ được cộng 5 điểm.
* GIAO LƯU “ TUỔI THƠ KHÁM PHÁ”
- Thành phần tham gia: Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo; Ban đại
diện Cha mẹ học sinh cùng với 304 em học sinh của trường, trong đó có 150 em là
thành viên các câu lạc bộ.
- Tiến trình buổi giao lưu:
Mở đầu buổi giao lưu là màn văn nghệ chào mừng đặc sắc do đội văn nghệ
của câu lạc bộ nghệ thuật măng non biểu diễn.

Sau chương trình văn nghệ là phần giới thiệu đầy ấn tượng của các đội chơi.
+ Phần 1: Ở phần Khởi động, mỗi đội thi bốc thăm để ghép một bức tranh và
hùng biện theo một trong các chủ đề: Vệ sinh môi trường, quê hương, gia đình, chú
bộ đội…; Thời gian: 15 phút
18


Kết quả: Những họa sĩ nhí đã rất tài tình trong việc ghép và nêu đúng nội
dung, ý nghĩa và thông điệp của các bức tranh.
Phần thi thứ 2: có tên gọi Khám phá .
Các thành viên của mỗi đội chơi trả lời độc lập với 20 câu hỏi kiến thức gồm
tất cả các lĩnh vực mà các em đã học.
Phần thứ 3: Phần thi hết sức sôi nổi và gay cấn đó là Chung sức, các em tham
gia các trò chơi "Chuyền bóng nhanh và khéo léo” trong tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt
tình của khán giả.
Một phần chơi không thể thiếu trong buổi giao lưu đó chính là phần: giao lưu
cùng khán giả. Qua những câu đố vui, những mẫu chuyện cười…; sau mỗi câu trả
lời đúng phần thưởng mà các em nhận được không chỉ là những món quà nhỏ từ
Ban tổ chức mà những tràng vỗ tay không ngớt của các bạn cổ động viên cũng là
món quà vô cùng có ý nghĩa, là niềm tự hào của nhiều học sinh, cha mẹ học sinh.
Giao lưu “Tuổi thơ khám phá” là một sân chơi đầy bổ ích và lý thú đối với
lứa tuổi học sinh Tiểu học, giúp các em không chỉ ôn tập kiến thức mà còn tạo cho
các em sự hứng khởi, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần làm việc theo
nhóm trong học tập và vui chơi. Tổ chức cuộc chơi này là tổng hợp các câu lạc bộ
với nội dung tổng hợp và có số đông thành viên tham gia.
Trên đây là một số ví dụ tổ chức các sân chơi của câu lạc bộ. Ngoài hình
thức tổ chức cuội thi, ban chủ nhiệm câu lạc bộ cần xây dựng các trò chơi mang
tính tập thể.
Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình cần có sự lồng ghép hợp lý giữa
thuyết trình, tranh luận, thi, trò chơi, tiết mục văn nghệ va giao lưu với khán giả để

buổi sinh hoạt khỏi bị nhàm chán, tăng thêm phần sinh động.
Sau mỗi đợt sinh hoạt ban chủ nhiệm câu lạc bộ nên họp để kiểm điểm trách
nhiệm, công việc và rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong năm học, ban chỉ đạo câu lạc bộ đã tham mưu với cụm chuyên môn
(có ba trường Tiểu học là một cụm) tổ chức giao lưu câu lạc bộ học sinh năng khiếu
Tiếng Anh vào tháng 12 năm 2015, câu lạc bộ học sinh có năng khiếu môn Toán
vào tháng 3 năm 2016, câu lạc bộ học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt tổ chức
vào tháng 4 năm 2016, mỗi lần tổ chức mỗi trường có 20 học sinh tham gia. Trong
cụm chuyên môn thì hai trường bạn không tổ chức câu lạc bộ, với trường Tiểu học
Nga Thạch tổ chức câu lạc bộ từ đầu năm học cho kết quả học sinh đạt điểm rất
cao, đứng đầu cả ba trường, phụ huynh rất phấn khởi khi con em mình được tham
gia giao lưu câu lạc bộ trong cụm.

19


Biện pháp 5. Phối hợp giũa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
trong việc tổ chức câu lạc bộ.
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu:
“ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn ” ( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ
Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957 ).
1. Đối với nhà trường
Nhà trường cần tạo điều kiện cho các em học sinh của mình lựa chọn các câu
lạc bộ phù hợp với khả năng của mình thông qua việc khảo sát.
Giáo viên nắm vai trò cố vấn đôi khi chỉ cần là chỗ dựa về mặt pháp lý cho
các em, ngay cả khi sinh hoạt câu lạc bộ, đôi khi sự có mặt của giáo viên khiến các
em học sinh cảm thấy vẫn như trong lớp học. Bên cạnh đó, trường cũng như giáo

viên hướng dẫn hãy là đại diện pháp lý cho các em khi các em bước ra ngoài thế
giới và tham gia các cuộc tranh tài. Đó là những điều mà nhà trường và giáo viên
nên làm để chắp cánh cho thế hệ tương lai.
Để tạo không khí thi đua và các em đạt thành tích cao, nhà trường cũng nên
tổ chức các cuộc thi, giao lưu trong trường cũng như cho các em tham gia các cuộc
thi, giao lưu với các trường bạn.
Ví dụ: Nếu là câu lạc bộ tiếng Anh thì nên cho các thành viên tham gia
những cuộc thi như vấn đáp tiếng Anh hoặc ca hát tiếng Anh; nếu là câu lạc bộ
bóng đá thì nên tổ chức thi đấu cùng các trường khác hoặc đấu giải…
Ngoài ra nhà trường cần liên hệ, trao đổi với phụ huynh về lợi ích của câu lạc
bộ, từ đó khuyến khích các em tham gia.
2. Đối với gia đình
Phụ huynh nhiều người cho rằng con trẻ đi học việc học trên lớp là quan
trọng nhất, tham gia những hoạt động ngoại khóa chỉ là những trò hỡi ơi, ảnh
hưởng học tập, ảnh hưởng tương lai. Đó là quan niệm cực kỳ sai lầm! Nếu phụ
huynh cứ giữ con em mình trong lớp học và về nhà lại đóng cửa đọc sách, nó sẽ trở
thành một con mọt sách chính hiệu và sẽ chẳng làm được gì trong tương lai. Những
đứa trẻ cần được vui chơi, được giao lưu và sống theo cách mình muốn, vậy nên
chúng cần câu lạc bộ.
Tham gia câu lạc bộ sẽ mài giũa cho con em những kỹ năng xã hội, kỹ năng
cộng đồng rất thiết thực. Chúng sẽ có những mối quan hệ, những trải nghiệm mới
mẻ tuyệt vời và ít bỡ ngỡ hơn nếu sau này bước ra cuộc sống. Vậy nên, là người
20


làm cha làm mẹ, các bạn đừng ngăn cản con em mình tham gia hoạt động câu lạc
bộ. Bạn chỉ nên lặng lẽ theo dõi chúng và hướng chúng đi đúng con đường tốt đẹp
và phù hợp nhất.
Câu lạc bộ trong trường học là hình thức hoạt động ngoại khóa luôn song
hành với tiến trình giáo dục. Nếu biết tổ chức hoạt động cũng như nhận được sự

ủng hộ từ phía gia đình và nhà trường, chúng ta sẽ nhận được kết quả ngoài sức
tưởng tượng.
3. Đối với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên
Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ lồng ghép với tổ chức sinh hoạt đội sao nhi
đồng trong nhà trường vì đều đi đến mục tiêu tạo sân chơi cho các em. Chính vì thế
cần phải nâng cao trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong chỉ đạo, hướng dẫn, thực
hiện công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc và giáo dục thiếu niên,
nhi đồng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ của tổ
chức Đoàn đối công tác Đội và phong trào thiếu nhi nhằm nâng cao nhận thức
trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Khẳng định vai trò của tổ chức Đội trong sự
phát triển của tổ chức Đoàn với phương châm chỉ đạo là “Xây dựng Đội là xây
dựng Đoàn trước một bước”.
Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Đội
và phong trào thiếu nhi theo hướng gắn sinh hoạt, hoạt động của Đội và phong trào
thiếu nhi với những vấn đề thiết thực đối với thiếu nhi trong nhà trường, ở địa bàn
dân cư. Đối với thiếu nhi trong nhà trường, tập trung thực hiện có hiệu quả Phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Chương
trình “Rèn luyện đội viên” sửa đổi, “Dự bị đội viên”, sao nhi đồng; chú trọng các
hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các trò chơi dân gian, chương trình “Học từ
thiên nhiên” trong nhà trường. Tổ chức câu lạc bộ gắn với chủ đề sinh hoạt Đội,
sinh hoạt Sao trong nhà trường mang tính giáo dục tích hợp, nâng caao kỹ năng
sống cho các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều loại hình vui chơi, giải
trí thiếu lành mạnh cũng xuất hiện theo. Do đó, các trường học đang quan tâm và
đưa ra giải pháp bằng những mô hình hoạt động hiệu quả thiết thực nhằm thực hiện
tốt việc giáo dục đạo đức học sinh. Thông qua các Câu lạc bộ, đối tượng học sinh
tham gia rộng rãi và như vậy nhà trường đã tạo điều kiện cho các em học sinh phát
triển năng khiếu của bản thân, giúp các em có tinh thần, thái độ học tập tốt trong
những giờ học văn hóa chính thức.

Thực hiện mô hình câu lạc bộ trong nhà trường là nhằm rèn cho các em kỹ
năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thực tế cho
21


thấy không có học sinh yếu mà mỗi em có năng khiếu, sở trường riêng. Có bạn thì
giỏi các môn văn hóa, ham học văn hóa nhưng cũng có bạn có năng khiếu về các
môn thể chất, môn nghệ thuật. Như vậy, nhà trường cần có biện pháp để tạo môi
trường mới nhằm giúp các em có điều kiện phát triển bản thân một cách toàn diện.
Đặc biệt hơn, câu lạc bộ đã tạo nên một sân chơi bổ ích, hấp dẫn, lí thú và mới lạ;
là nơi giao lưu học hỏi đồng thời nơi để học sinh xả " tress" cho sự nhàm chán,
đơn điệu và quá tải.
Qua hơn 1 năm hoạt động, hình thức giáo dục này đạt hiệu quả rõ rệt, các
em biết rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp, ứng xử với nhau, biết đoàn kết và có
tinh thần thái độ tốt trong học tập, có nề nếp và ý thức tổ chức kỷ luật. Học sinh có
năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Thể dục, Nghệ thuật đã biết phát
huy năng khiếu của mình và vận dụng vào các môn học đạt kết quả cao, các em đã
tự tin khi tham gia các cuộc thi, giao lưu với đúng khả năng, năng khiếu, sở trường
của mình. Kết quả các em đạt được thông qua hoạt động của câu lạc bộ đã góp
phần nâng cao thành tích nhà trường trong năm học.
* Kết quả đạt được qua việc tổ chức câu lạc bộ:
- Tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp huyện: Đội bóng đá nam đạt giải khuyến
khích có 10 em đạt giải, điền kinh thể thao cấp huyện đạt 10 giải, Arobic cấp huyện
đạt 2 đội có 19 em giải ba. Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh: có 1 HS đạt giải khuyến
khích trong đội bóng đá nam. Tham gia thi Chỉ huy đội, phụ trách sao giỏi có 1 em
tham gia đạt giải khuyến khích.
- Tham gia giao lưu cụm chuyên môn: 20 HS môn Tiếng Anh, 20 em môn
Toán, 20 em môn Tiếng Việt đều đạt giải cao, đứng đầu so với 3 trường trong cụm.
- Đội văn nghệ nhà trường đã tham gia biễu diễn các tiết mục văn nghệ trong
các ngày lễ hội, các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường; tham gia biễu diễn

một số đại hội, hội nghị do xã, huyện tổ chức.
- Học sinh hoàn thành nội dung chương trình các môn học đạt tỷ lệ: 100%,
trong đó hoàn thành tốt nội dung các môn học đạt: 112 em tỷ lệ: 36,8%, Học sinh
hoàn thành tốt nội dung một số môn học đạt: 119 em tỷ lệ: 39,1 %.
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận.
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, khi giáo dục đào tạo trở thành quốc
sách hàng đầu, bậc Tiểu học trở thành bậc nền tảng, cần nhanh chóng được phổ cập
và nâng cao chất lượng, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những mục tiêu cơ bản trong
chiến lược giáo dục đào tạo là phát triển toàn diện. Các nhà quản lý giáo dục nắm
chắc mục tiêu này để có kế hoạch, biện pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các
22


hoạt động giáo dục để hình thành nhân cách và giáo dục học sinh phát triển toàn
diện.
Trong giai đoạn hiện nay, các trường học toàn ngành giáo dục đang thực
hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực thì việc tổ
chức Câu lạc bộ chính là một việc làm mang nhiều ý nghĩa, góp phần cụ thể vào
cuộc vận động đang diễn ra sôi nổi trong cả nước và đạt được mục tiêu của cuộc
vận động " Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.".
Việc tổ chức các câu lạc bộ trong trường Tiểu học là một việc làm đòi hỏi
phải có sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của quản lý, giáo viên phụ
trách câu lạc bộ nhà trường. Từ khâu xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình
thức tổ chức cho đến việc duy trì hoạt động của câu lạc bộ là cả một quá trình diễn
ra liên tục trong năm học.
Từ hoạt động các câu lạc bộ đã tạo cho các em sân chơi lành mạnh, bổ ích,
giúp các em mở mang kiến thức, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, rèn luyện thân thể.

Thông qua nội dung hoạt động của các câu lạc bộ đã giáo dục các em biết đoàn kết,
chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh, góp phần vào công tác giáo dục
toàn diện cho học sinh. Thành công bước đầu của các câu lạc bộ chính là nhờ sự
chỉ đạo chặt chẽ từ Ban giám hiệu nhà trường, kế hoạch hoạt động cụ thể, nội dung
đa màu sắc, và cách tổ chức hấp dẫn, mới lạ của các câu lạc bộ, sự đồng lòng nhất
trí của tập thể giáo viên, sự ủng hộ từ phụ huynh và đặc biệt là tinh thần đoàn kết,
nhiệt tình hăng hái tham gia các hoạt động tập thể của các em học sinh. Tin tưởng
với thành công ban đầu từ các câu lạc bộ sẽ góp phần vào thắng lợi trong thực hiện
nhiệm vụ năm học của nhà trường.
2. Kiến nghị: Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT nên tổ chức giao lưu câu lạc bộ học
sinh có năng khiếu môn Toán, tiếng Việt, Tiếng Anh. Có như thế mới phát huy
năng khiếu và tính tích cực sáng tạo của học sinh
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Mai Thị Huyền
23


Tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục năm 2005
2. Tập san Giáo dục Tiểu học
3. Hướng dẫn hoạt động ngoài giờ lên lớp
4. Chỉ thị số 40//2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong

các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
5. Chương trình các môn học Tiểu học

24


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Phiếu khảo sát nhu cầu, nguyện vọng tham gia câu lạc bộ
(Em hãy thể hiện ý kiến của mình có hoặc không vào phiếu)
STT

Tên Câu lạc bộ

Nội dung hoạt động

Nguyện vọng
của em

1

Câu lạc bộ Tiếng - Luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh
Anh
- Luyện kỹ năng nói Tiếng Anh

2

Câu lạc bộ Toán - Các dạng toán học ứng dụng thực tế
học tuổi thơ
- Các bài toán đố vui


3

Câu lạc bộ Em - Luyện viết văn hay
yêu Tiếng Việt
- Luyện nói
- Luyện kết hợp từ ngữ

4

Câu lạc bộ Thể
dục- thể thao
(Bóng đá, cờ
vua, cầu lông,
Arobic)

- Bóng đá mini
- Cờ vua
- Cầu lông
- Bài tập Arobic

5

Câu lạc bộ Nghệ
thuật măng non
(Vẽ tranh, nặn,
gấp, xé, dán,
đan, lắp ghép mô
hình múa, hát)


- Múa nghệ thuật, múa đương đại, múa
dân vũ
- Luyện hát
- Vẽ tranh
- Nặn các con vật, đồ vật
- Gấp bằng giấy, xé, dán tranh
- Đan len, móc len, đan đồ vật bằng cói
- Lắp ghép các mô hình bằng linh kiện
có sẵn

6

Câu lạc bộ kỹ - Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao
năng sống
tiếp, ứng xử, phòng chống tai nạn, tự bảo
vệ bản thân…
- Trau dồi khả năng nói, thuyết trình, dẫn
chương trình trước đám đông.
Học sinh
25


×