Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.29 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - HỌC KÌ 2
Câu 1: Chiến thắng Điện Biên Phủ chia làm mấy đợt? Kể lại một số sự kiên ở đợt cuối cùng?
TL: Chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành qua 3 đợt tấn coonh của quân ta.
Đợt ba: ta tấn và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. Ngày 7/5/ 1945, Bộ chỉ
huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
Câu 2: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
TL: Đập tan “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang sử vàng chói lọi vào lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ; Là mốc son chói lọi góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 3: Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – Ne – Vơ.
TL: Tình hình nươc ta sau hiệp định Giơ – Ne – Vơ là: Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng
CNXH. Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát đồng bào miền Nam. Nhân dân ta phải cầm
vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm.
Câu 4: Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
TL: Đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt vì Mĩ tìm mọi cách phá hoại hiệp định Giơ – Ne – Vơ
với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, chính quyền Mĩ – Diệm ra sức chống phá cách mạng, thực hiện
chính sách tố cộng, diệt cộng rất dã man.
Câu 5: Hãy nêu các nội dung chính của hiệp định Giơ – Ne – Vơ.
TL: Các nội dung chính của hiệp định Giơ – Ne – Vơ là:
- Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) là giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam – Bắc.
- Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam là trong vòng 2 năm phải rút hết quân khỏi
Việt Nam.
- Đến tháng 7/1956, nhân dân 2 miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 6: Phong trào Đồng Khỏi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
TL: Chính quyền Ngô Đình Diệm điên cuồng khủng bố các chiến sĩ cách mạng và đồng bào miền Nam.
Trước sự tàn sát của Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam đã vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1959 đàu
năm 1960 khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng Khởi”. Bến Tre là nơi diễn ra phong trào “Đồng
Khởi” mạnh mẽ nhất.
Câu7: Thuật lại sự kiện 17/1/1960 ở huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre.
TL: Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào “Đồng Khởi” ở
Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác, cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã là cho


quân địch khiếp đảm. Nhân dân cùng với các chiến sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai
trị trị của Mĩ – Diệm ở các xã, ấp.
Câu 8: Thắng lợi của phong trào “Đông Khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền
Nam?
TL: Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre đã làm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam
không chỉ có đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn
vào thế bị động lúng túng.
Câu 9: Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
TL: Nhà máy cơ khí Hà Nội với sự giúp đỡ của Liên Xô đã được ra đời vào tháng 12/1958 với sự giúp đỡ
của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4- 1958 thì hoàn thành.
Câu 10: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
TL: Những đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Nhà máy cơ khí Hà Nội đã góp phần
trang bị máy móc (máy phay, máy tiện, máy khoan … )cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
Câu 11 : Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
TL: Ta mở đường Trường Sơn là để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, … cho chiến trường
miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Câu 12: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân
tộc ta?
TL: Đường Trường Sơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
dân tộc ta vì đólà con đường huyết mạch để miền Bắc chi viện sức người, lương thực, vũ khí cho chiến
trường miền Nam, góp phần to lớn và sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Câu 13: Hãy thuật lại cuộc tiến công vào đại Sứ quán Mĩ của quân gải phóng miền Nam.
TL: Cuộc tiến công được diễn ra: Đúng giao thừa, quân ta lao vào chiến giữ tầng dưới sứ quán Mĩ. Lính Mĩ
chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tiến công của quân ta. Địch buộc phải dùng máy bay lên
thẳng chở thêm lính Mĩ xuống nóc sứ quán để phản kích và bí mật đưa Đại sứ Mĩ chạy khỏi sứ quán bằng xe
bọc thép. Cuộc chiến đấu diễn ra trong suốt 6 giờ đồng hồ khiến sứ quán Mĩ tê liệt.
Câu 14: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ?
TL: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 làm cho Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước.
Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam
trong thời gian ngắn nhất.

Câu 15: Nêu ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
TL: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là cuộc tiến công có quy mô rộng lớn, đều khắp, gây
cho địch nhiều thiệt hại. Cuộc tiến công này là đòn bất ngờ khiến cho địch phải choáng váng, lo sợ, làm lung
lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, mở ra bước ngoặc mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta.
Câu 16: Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?
TL: Quân dân ta giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải
thỏa thuận kí kết Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng gần đến kí, Tổng thống Mĩ đã lật
lộng, ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ(“pháo đài bay”B52) ném bom hòng hủy diệt Hà Nội
và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam với âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định, ép ta nhân
nhượng kí một hiệp định do Mĩ đưa ra.
Câu 17: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là
chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
TL: 12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất
trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất của không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ
đại của chiến thắng oanh liệt này tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 nên quân dân ta và dư
luận thế giới đã gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 18: Tại sao ngày 30/12/1972, tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
TL: Biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn, ngày 30/12/1972, Tổng thống Mĩ buộc phải
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
Câu 19: Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao?
TL: Hiệp định Pari được kí kết vào ngày 27/1/1973 trong khung cảnh ngay từ sáng sớm, cờ đỏ sao vàng, nửa
đỏ, nửa xanh, giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố Clê-be (Pari). Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu
ủng hộ nhân dân Việt Nam. Tòa nhà trung tâm các hội nghị quốc tế được trang hoàn lộng lẫy. Tại phòng họp
lớn của các tòa nhà, dưới ánh sáng của những chùm pha lê, trước sự chứng kiến của các nhà ngoại giao và
nhiều phóng viên quốc tế, đại diện các phái đoàn tham gia đàm phán đã kí vào các văn bản của hiệp định.
Câu 20: Những điểm cơ bản của hiệp định Pari về Việt Nam là:
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
- Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
- Mĩ phải có tránh nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

Câu 21: Hiệp định Pari về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
TL: - Hiệp định Pari đánh đấu bước phát triển mới của cánh mạng Việt Nam.
- Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi
hoàn toàn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Câu 22: Kể lại sự kiện xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập: Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận
đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc Lập, xe tăng 843
lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đòng chí Bùi Quang
Thận giương cao cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng, lao lên bậc thềm của tòa nhà. Tiếp theo, các xe tăng khác
tiến vào sân Dinh.
Câu 23: Tại sao nói ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
TL: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc vì đó là ngày quân ta tiến vào giải phóng Sài
Gòn kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước được thống nhất và độc lập.
Câu 24: Thái độ của Dương Văn Minh và các thành viên chính quyền Sài Gòn như thế nào khi quân giải
phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập?
TL: Thái độ của Dương Văn Minh ngồi ủ rũ cùng với khoảng 50 thành viên chính phủ và viên chức cao cấp.
Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện.
Câu 25: Nêu ý nghĩa lịch sử ngày 30/4/1975.
TL: Ý nghĩa lịch sử ngày 30/4/1975: Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây 2 miền Nam – Bắc được thống nhất.
Câu 26: Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì?
TL: Quốc hội khóa VI đã có những quyết định: Lấy tên nước là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết
định quốc huy, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài
Gòn – Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 27: Nêu vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước.
TL: Vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình:
- Nhờ đập ngăn lũ Hòa Bình nên đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lũ lụt.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp điện cho cả nước.
Câu 28: Em biết thêm những nhà máy thủy điện nào đã và đang được xây dựng ở nước ta?
TL: Những nhà máy thủy điện nào đã và đang được xây dựng ở nước ta là: Thác Bà, Y-a-li, Sông Hinh, Đa
nhim, Trị an, Sơn La,…

Câu 29: Hãy nối mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ls ở cột B sao cho phù hợp
A B
03-02-1930 Giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
02-09-1945 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
07-05-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
30-04-1975 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 – HỌC KÌ 2
Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
TL:Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới qua Xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương, có diện tích lớn nhất
trong các châu lục trên thế giới.
Câu 2: Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.
TL: Địa hình của châu Á:
-
3
/
4
diện tích là núi và cao nguyên,núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
- Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
Câu 3: Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
TL: Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng châu thổ vì ở đây có đất đai màu mỡ, đa số
dân làm nông nghiệp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
TL: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì nơi đây có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
Câu 5: Nêu đặc điểm địa hình Cam – pu – chia và Lào.
TL: - Cam – pu – chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
- Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên.
Câu 6: Kể tên các loại nông sản của Lào và Cam – pu – chia.
TL: Cam – pu – chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt. Những sản phẩm
chính của Lào là quế, cách kiến, gỗ và lúa gạo.
Câu 7: Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết.

TL: Một số mặt hàng nổi tiếng của Trung Quốc là tơ lụa, gốm, sứ, chè, hàng điện tử, ô tô, hàng may mặc, đồ
chơi trẻ em.
Câu 8: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu.
TL: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
Câu 9: Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Âu.
TL: Châu Âu có
2
/
3
diện tích là đồng bằng,
1
/
3
diện tích là đồi núi và có khí hậu ôn hòa.
Câu 10: Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
TL: Dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu, mắt xanh hoặc nâu.
Câu 11: Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
TL: Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển, họ liên kết với nhau để sản xuất và buôn bán nhiều loại
hàng hóa. Những sản phẩm công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, thiết bị điện tử, len
dạ, dược phẩm, mĩ phẩm, …
Câu 12: Nêu vị trí, giới hạn của châu Phi.
TL: Châu Phi năm giữa phía nam châu Âu và phí tây nam châu Á, có đường xích đạo đi ngang qua giữa
châu lục.
Câu 13: Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu của châu Phi.
TL: Châu Phi có địa hình tương đối cao, chủ yếu là cao nguyên, khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Câu 14: Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa – ha – ra và Xa – van của châu Phi.
TL: - Hoang mạc Xa – ha – ra lớn nhất thế giới, có những bãi đá khô khốc, biển cát mênh mông, nhiệt độ
ban ngày có khi lên tới 50
o
C, ban đêm xuống tới 0

o
C. Trên hoang mạc có rất ít sông hồ và hiếm nước.
- Ở những nơi mưa ít xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi gọi là các Xa-van. Trên đồng cỏ mênh mông, thỉnh
thoảng nổi lên một vài cây keo hoạc cây bao báp. Trong Xa – Van có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn
thịt.
Câu 15: Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
TL: Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc da đen, tóc xoắn.
Câu 16: Kinh tế chấu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á?
TL: So với châu Âu và châu Á thì châu Phi là châu lục có nền kinh tế phát triển chậm chỉ tập trung vào khai
thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.
Câu 17: Em hiêu biết gì về đất nước Ai Cập?
TL: Ai Cập nằm ở Bắc Phi là cầu nối giữa châu Phi và châu Á, có kênh đào Xuy – ê nổi tiếng. Đây là nơi
sinh ra nền văn minh sông Nin rực rỡ thời cổ đại. Ai Cập nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ như kim tự
tháp, tượng nhân sư,… vì thế Ai Cập rất có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Câu 18: Nêu vị trí, giới hạn của châu Mĩ.
TL: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ.
Câu 19: Nêu một số đặc điểm về địa hình và khí hậu châu Mĩ.
TL: - Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở
giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
- Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Câu 20: Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?
TL: Phần lớn dân cư châu Mĩ hiện nay là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
Câu 21: Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
TL: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông
nghiệp hiện đại. Trung Mĩ và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khoáng sản để xuất khẩu.
Câu 22: Em biết gì về đất nước Hoa Kì ?
TL: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, có diện tích lớn thứ tư và dân số đứng thứ ba thế giới. Hoa Kì có nền kinh tế
phát triển cao với nhiều nghành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và xuất khẩu nông sản lớn nhất thế
giới.
Cau 23: Em biết gì về châu Đại Dương ?

TL: Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ốt – xtrây – li – a và các đảo, quần đảo ở vùng trung
tâm và tây nam Thái Bình Dương. Lục địa Ốt – xtrây – li – a có khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò
và sữa, phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,…
Câu 24: Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật ?
TL: Châu Nam Cực ở vùng cực địa, là châu lục lạnh nhất thế giới. Quanh năm nhiệt độ ở dưới 0
o
C. Động
vật tiêu biểu nhất là chim cách cụt. Vì điều kiện sống không thuận lợi nên châu Nam Cực không có dân cư.
Câu 25: Kể tên 4 đại dương trên trái đất.
TL: Trên trái đất có 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất thế giới.
Câu 26: Nêu những điểm khác biệt của dân cư châu Âu và châu Á.
TL: Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc màu vàng hoặc nâu, mắt màu xanh hoặc
nâu còn đa số dân cư châu Á thuộc chủng tộc da vàng, mắt đen, tóc đen.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC 5 – HỌC KỲ II
(Năm học 2009 – 2010)
Câu 1: Con người sử dụng năng lượng mặt trời cho cuộc sống hằng ngày như thế nào?
TL: Năng lượng Mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện …
Câu 2: Hãy nêu 03 ví dụ về việc sử dụng năng lượng của than đá.
TL: Con người sử dụng năng lượng của than đá để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số động cơ,
dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi ấm, sây khô các vật …
Câu 3: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng ?
TL: Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng vì các nguồn năng lượng không phải vô tận, nếu
sử dụng lãng phí chúng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Nêu 2 việc nên làm để giảm những tác hại đối với môi trường khi sử dụng các loại chất đốt.
TL: Sử dụng tiết kiệm chất đốt, đun nấu bằng bi – ô – ga.
Câu 5: Hãy nêu 2 việc nên làm để phòng, chống tai nạn khi sử dụng chất đốt.
TL: - Không chơi đùa nơi đun nấu.
- Sau khi đun nấu xong cần dập lửa, tắt bếp (nếu dùng bếp ga cần khóa van an toàn).

Câu 6: Con người sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước như thế nào?
TL: Năng lượng gió dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tia – bin của máy phát điện …
Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước, làm quay bánh xe nước
đưa nước lên cao, làm quay tua – bin các máy phát điện ở nhà máy thủy điện …
Câu 7: Bạn thường dùng dây để nối pin vào bóng đèn nhưng đèn vẫn không sáng. Hãy nêu 4 lý do có thể
dẫn đến đèn không sáng.
TL: Bóng đèn cháy, hết pin, lắp sai cực, dây bị đứt.
Câu 8: Nêu những việc cần làm để tránh lãng phí khi sử dụng điện.
TL: - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, tivi.
- Tiết kiệm khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo.
Câu 9: Cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật?
TL: - Tuyệt đối không được chạm tay vào chỗ hở của đường dây điện hoặc các bộ phận kim loại nghi là
có điện. Không cần các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện.
- Khi phái hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
- Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như: ngắt cầu dao, cầu chì
hoặc dùng vật không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa … gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
Câu 10: Trong trồng trọt cần phải làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
TL: Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện
pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm …
Câu 11: Nêu 4 việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường.
TL: - Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc.
- Luôn có ý thức giữ vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Hạn chế việc thải các chất thải ra môi trường.
- Phân loại, xử lý chất thải tước khi ra môi trường.
Câu 12: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước:
TL: - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đồng ruộng bị
phun thuốc trừ sâu, dùng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng. Các chất hóa học ngấm vào đất làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm, các vụ đắm tàu làm tràn dầu …
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khoái bụi do các phương tiện giao thông thải ra, khí thải từ các
nhà máy.

Câu 13: Con người đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và không khí như thế nào?
TL: - Nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông ngòi, ao hồ.
- Tàu biển bị đắm gây tràn dầu, đường ống dẫn dầu bị rò rỉ.
- Khai thác rừng bừa bãi làm diện tích rừng bị thu hẹp, lá phổi xanh của trái đất không đủ sức là sạch
môi trường.
Câu 14: Nêu tác hại của việc không khí và nước bị ô nhiễm.
TL: Các loài động vật, thực vật nơi bị ô nhiễm không thể sống được, khí thải của các nhà máy sẽ gây ra
những trận mưa a – xit làm trụi lá cây cối và chúng sẽ chết dần. Các nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây nhiều
bệnh tật nguy hiểm cho con người khi sử dụng chúng.
Câu 15: Những nguyên nhân chính nào làm cho môi trường đất ngày càng bị thu hẹp và suy thoái?
TL: - Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực, chỗ ở cũng tăng theo dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu
hẹp. Vì vậy phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp sử dụng phân hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, … những biện pháp này khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lý rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường đất.
Câu 16: Điện có vai tròng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
TL: Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin, … chúng ta dùng điện trong học tập,
lao động, sản suất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày …

×