Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tác động của lãi suất tại Việt Nam trong năm 2014 dự báo xu hướng biến động của lãi suất trong năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.56 KB, 25 trang )

Nguyễn Văn Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rõ
rằng tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao
vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, vấn
đề tăng trưởng kinh tế không chỉ đặt ra ở những nước đang phát triển mà còn
đối với cả những nước phát triển.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Năm 2011 đã trôi qua, dư âm
của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã có tác động khá rõ nét
đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tài chính ngân
hàng. Âm thầm, lặng lẽ nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm tiền đồng
giữa các ngân hàng để huy động vốn trong năm 2011 diễn ra vô cùng quyết
liệt, trong đó có sự tham gia của cả các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn,
ngân hàng mới thành lập và cả những ngân hàng đã có uy tín hoạt động
nhiều năm. Lãi suất là một biến số phức tạp không những về kỹ thuật tính
toán, mà còn cả về vấn đề xác định những nhân tố ảnh hưởng, dự báo và
hoạch định chính sách lãi suất. Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống hằng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những
quyết định của cá nhân như chi tiêu, để dành, mua nhà hay mua trái phiếu
1
Nguyễn Văn Nam
hay gửi tiền vào một tài khoản nhất định. Lãi suất cũng tác động đến những
quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua trang
thiết bị mới cho các nhà máy hoặc bỏ vào tài khoản tiền gửi mở tại ngân
hàng. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất được coi là một trong những biến số
được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa
tin hầu như hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và đó cũng
chính là những lí do khiến em quyết định lựa chọn đề tài: ”Tác động của lãi
suất tại Việt Nam trong năm 2014 dự báo xu hướng biến động của lãi suất
trong năm 2015”.


Trong Tiểu luận này chúng em sẽ trình bày rõ những biến động của
lãi suất trong năm qua, nguyên nhân của sự biến động ấy. Trên cơ sở đó
chúng em xin được đưa ra một số dự báo về tình hình lãi suất trong năm
2015 kết hợp với ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, từ đó đề xuất một số
giải pháp để thực hiện những mục tiêu trên.
Mặc dù có nhiều cố gắng song Tiểu luận của chúng em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để
Tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
2
Nguyễn Văn Nam
Những vấn đề cơ bản về lãi suất.
1. Định nghĩa.
- Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một
đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hay năm).
2. Đặc điểm.
- Không biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối, biểu diễn dưới dạng tỷ lệ
phần trăm (%).
- Hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng.
- Có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các chủ thể
kinh tế.
3. Phân loại.
• Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại lãi suất. Cụ thể là:
a. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản
tiền gửi vào ngân hàng.
- Lãi suất tín dụng ngân hàng: lãi suất màn người đi vay phải trả cho
ngân hàng.
- Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay
dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác

chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung
ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu
lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán của các ngân hàng này.
- Lãi suất liên ngân hàng: lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho
nhau vay trên thị trường liên ngân hàng.
3
Nguyễn Văn Nam
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở
để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được
hình thành khác nhau tùy các nước nhưng hầu hết đều hình thành
trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép.
b. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi.
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị của tiền tệ.
- Lãi suất thực: Là lãi suất được điều chỉnh lại theo đúng những thay
đổi về lạm phát.
- Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất thực trả.
c. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất.
- Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời
hạn vay.
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định có thể thay đổi theo lãi
suất thị trường trong thời hạn tín dụng.
d. Căn cứ vào loại tiền cho vay.
- Lãi suất nội tệ: lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ.
- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ.
e. Căn cứ vào nguồn tín dụng.
- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng cho
các hợp đồng tín dụng trong nước, trong một quốc gia.

- Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng
quốc tế.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
a. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu vốn.
• Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn.
- Tài sản và thu nhập
- Lợi tức dự tính
- Rủi ro
- Tính lỏng
• Nhóm các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn.
- Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư.
4
Nguyễn Văn Nam
- Lạm phát dự tính
- Tình hình ngân sách chính phủ
b. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ
• Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền:
- Thu nhập
- Mức giá
• Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền
- Tác dụng tính lỏng
- Tác dụng thu nhập
- Tác dụng mức giá
- Tác dụng lạm phát dự tính.
5. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế vi mô
a. Tác động vi mô
• Lãi suất là cơ sở để cá nhân và doanh nghiệp đưa ra các quyết định
của mình như:
- Chi tiêu hay để dành tiết kiệm.
- Đầu tư, mua sắm các trang thiết bị cần thiết hay cho vay hoặc gửi

ngân hàng.
b. Tác động vĩ mô.
• Trong quá trình huy động vốn.
- Lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động
vốn. Lãi suất phải nhằm bảo đảm nguyên tắc: bảo toàn được giá trị
vốn vay, đảm bảo tích lũy cho cả người vay và người đi vay.
- Lãi suất với quá trình đầu tư.
- Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
- Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu.
- Lãi suất với lạm phát
- Lãi suất và phân bổ nguồn lực.
- Vai trò của lãi suất đối với các ngân hàng thương mại.
I. Biến động của lãi suất trong năm 2011: Thực trạng, nguyên
nhân, giải pháp.
1. Thực trạng lãi suất Việt Nam năm 2011.
5
Nguyễn Văn Nam
Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho
vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh
mức 20% trong 2 tháng đầu năm.
Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao
Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách
tiền tệ. NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn
dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%.
Để thực hiện mục tiêu trên ngày 08/03/2011, NHNH ban hành quyết
định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên
12%. Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của
thời kỳ ”siêu lạm phát” năm 2009.
Cùng với việc nâng lãi suất chính sách, chỉ trong vòng tháng 2 và tháng 3
vừa qua NHNN đã hút về gần 80 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở.

Ngoài ra, NHNN vừa ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy
động lãi suất 14%. Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ
khi huy động vốn trên thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng
lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên
gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt.
6
Nguyễn Văn Nam
Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất
đã vượt mức 20%.
Bất chấp lãi suất cao và căng thẳng trên thị trường tiền tệ NHNN đang
cân nhắc quyết định tăng dự trữ bắt buộc. Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với đồng nội tệ chỉ là 1 và 3%, với mức kỳ hạn là trên và dưới 12 tháng, đây
là mức rất thấp so với khoảng thời gian trước đó. Đối với ngoại tệ, ngày
09/03/2011, NHNN vừa quyết định nâng dự trữ bắt kỳ hạn dưới 12 tháng từ
4% lên 6% và kỳ hạn trên 12 tháng từ 2% lên 4%.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với quy định Thông tư 13, các tổ chức
tín dụng chỉ được sử dụng không quá 80% số vốn huy động thì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc thực tế cao hơn rất nhiều so với con số chính thức trên.
7
Nguyễn Văn Nam
8
Nguyễn Văn Nam
Theo Reuters, 372,000 tỷ đồng là tổng số tiền huy động của toàn hệ
thống ngân hàng đến tháng 7/2011, trong đó huy động trong 7 tháng năm
2011 là 35,600 tỷ đồng. Tuy nhiên 80% nguồn vốn huy động được cho vay
chỉ áp dụng đối với nguồn vốn từ thị trường 1 (huy động từ dân cư), các
NHTM có thể đã lách quy định bằng cách tăng cường vay nợ trên thị trường
lien ngân hàng với kỳ hận trên 3 tháng để bổ sung 20% nguồn vốn này, hay
nói cách khác nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đã không bị trích dự
phòng 20%. Do vậy, mặc dù bị giới hạn mức tỷ lệ 25% từ nguồn vốn từ các

Tổ chức tín dụng thấp hơn nhưng với lãi suất thấp hơn, các NHTM đẩy
mạnh sử dụng vốn liên ngân hàng để thay thế và do đó thực tế tỷ lệ cho vay/
nguồn vốn huy động từ dân cư của các NHTM là 100%.

Đồ thị tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng
9
Nguyễn Văn Nam
Qua đồ thị thể hiện tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng, chúng ta
có thể thấy thế thượng phong đang thuộc về các ngân hàng lớn, đã có uy tín
hoạt động nhiều năm, và có thể coi là “đại gia” trong ngành ngân hàng Việt
Nam. Chỉ riêng 7 ngân hàng này đã chiếm 77,61% tỷ lệ vốn được huy động
trong năm qua. Theo số liệu cập nhật đến cuối năm 2011, Việt Nam có tất cả
62 ngân hàng dưới tất cả các hình thức. Như vậy 55 ngân hàng còn lại chiếm
tỷ lệ huy động vốn chỉ là 22,39%, chưa bằng ngân hàng có tỷ lệ huy động
vốn lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (26, 09%).
Các ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn lớn tiếp theo lần lượt là Ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam BIDV (14,21%), Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam VCB (13,66%), Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Vietinbank (10,58%), Ngân hàng thương mại cổ
phần Á châu ACB (5,59%), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín Sacombank (4,01%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Techcombank (3,47%).
10
Nguyễn Văn Nam
2. Nguyên nhân:
Trên các góc độ khác nhau có rất nhiều cách giải thích cho diễn biến
tăng lãi suất gần đây của khu vực ngân hàng. Các cách giải thích khác nhau
dẫn đến các chính sách khác nhau và các cách ứng xử khác nhau trên cả vĩ
mô và vi mô
a. Trong nước:

• Cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng thương mại chưa vững chắc.
Phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền
gửi của các tổ chức và tiền tiết kiệm của dân cư. Tiền gửi tiết kiệm tuy phải
trả lãi suất cao hơn nhưng có ưu điểm là nguồn này có tính ổn định, vững
chắc.
Bên cạnh đó, tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng công
ty lớn (từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng) cũng đều là nguồn vốn không
kỳ hạn hoặc ngắn hạn, bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột.
Một chi nhánh ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội có hơn
3.000 tỷ vốn huy động, trong đó 1.000 tỷ là tiền gửi ngắn hạn của một Tổng
công ty nhà nước. Ngân hàng này luôn nơm nớp lo vì lí do nào đó Tổng
11
Nguyễn Văn Nam
công ty này rút số tiền trên thì lập tức nguồn vốn huy động của chi nhánh
này giảm 1/3 và hậu quả của nó đối với việc cân đối vốn thì ai cũng rõ.
Chất lượng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn còn là một mối
quan ngại thường trực trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng bất thường trong
những năm qua và chức năng quản lí rủi ro vẫn còn tương đối yếu.
• Thu hút kiều hối về nước.
Bên cạnh đó, để thu hút nguồn kiều hối về nước, các ngân hàng cũng
đồng loạt tăng lãi suất ngoại tệ. Với khoảng hơn 9 tỷ USD kiều hối được
chuyển về trong năm 2011, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận nhiều
kiều hối nhiều nhất thế giới.
• Sức ép cạnh tranh và mở rộng kinh doanh.
Chúng ta đều biết tiền gửi là đầu vào sống còn cho các ngân hàng.
Trong giới ngân hàng có câu: “Ai có nguồn vốn lớn, người ấy chiếm lĩnh thị
trường”.
Sức ép cạnh tranh để giữ và phát triển nguồn vốn là rất gay gắt. Một
số ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội cho biết tại thời điểm này tuy
không thiếu vốn nhưng họ vẫn phải tăng lãi suất huy động vì sợ khách hàng

rút tiền sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.
12
Nguyễn Văn Nam
Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nói: “Qua
theo dõi tình hình hiện nay, tôi thấy cứ chi nhánh nào có nguồn tiền gửi từ tổ
chức kinh tế xã hội và dân cư lớn thì chi nhánh đó đỗ lãi vì lãi suất huy động
cao, cho vay lại khó khăn, vốn thừa vẫn phải trả lãi cho tiền gửi. Nhưng tính
chung cả hệ thống thì chúng tôi vẫn phải tăng lãi suất vì sự sụt giảm tiền gửi
không những hoạt động tín dụng trở nên bấp bênh mà còn mất khách hàng
với những nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng.
Quan sát hành vi đầu tư hiện nay cho thấy, người dân Việt Nam đã
khá nhạy cảm với lạm phát. Nếu có dấu hiệu lạm phát, nhiều người sẽ rút
tiền ngân hàng đi mua vàng, mua USD. Ngân hàng thương mại cũng tham
chiếu chỉ số lạm phát dự tính để quyết định mức lãi suất cho vay. Khi đó lạm
phát dự tính (hoặc khuynh hướng lạm phát) sẽ quyết định lãi suất ở khu vực
ngân hàng. Tính toán gần đây của một số chuyên gia cho rằng khi lạm phát
năm 2010 là 8 - 9% thì lãi suất huy động ít nhất phải là 12% và như vậy lãi
suất cho vay khoảng từ 15% trở lên chưa tính đến các yếu tố rủi ro khác.
• Bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, rủi ro tín dụng ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ từ nhóm 3
đến nhóm 5 thể hiện trên bảng cân đối của các ngân hàng thương mại phần
13
Nguyễn Văn Nam
lớn dưới mức 5%/tổng dư nợ, nhưng các khoản nợ nhóm 2 (các khoản nợ
quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ quá cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong
thời hạn nợ đã cơ cấu lại…) đang có xu hướng tăng. Một vài ngân hàng
thương mại Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đã trên mức 20% tổng dư
nợ cho vay.
Theo phản ánh của một số ngân hàng, các khoản cho vay đối với

doanh nghiệp nhà nước đang có dấu hiệu tiếp tục tăng do khối xây dựng,
giao thông đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được
nợ. Nợ xấu cũng xuất hiện tại một số doanh nghiệp xuất khẩu nhạy cảm với
những biến động của thị trường. Bên cạnh đó nợ đọng cho vay trong lĩnh
vực bất động sản cũng không phải là ít.
Tình hình này cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến các
ngân hàng tiếp tục tăng cường thu hút tiền gửi để bù đắp phần vốn đang nợ
đọng và đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
b. Thế giới:
Khu vực ngân hàng Việt Nam ở trong thế dễ bị tổn thương trước
những biến động của thị trường tài chính toàn cầu, hoặc trực tiếp qua kênh
khủng hoảng nợ của một số quốc gia châu Âu, hoặc trực tiếp thông qua kênh
suy thoái kinh tế. Nợ xấu của khu vực ngân hàng châu Âu và Trung Á đã gia
14
Nguyễn Văn Nam
tăng mạnh mẽ sau khi tốc độ phát triển kinh tế trở nên xấu đi trong năm
2008 và 2009.
Ngoài ra việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài cũng đang trở nên
khó khăn hơn, lí do này khiến các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động
nguồn tiền từ trong nước. Và điều đó khiến họ phải đồng loạt gia tăng lãi
suất huy động tiền gửi.
3. Giải pháp.
Việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài cộng với những biến
động trong và ngoài nước gần đây đang gây áp lực cho hệ thống ngân hàng.
Nhiều biện pháp hành chính vẫn tiếp tục được sử dụng trong quá trình thực
thi chính sách tiền tệ và chính các biện pháp hành chính này lại là gánh nặng
cho hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang trong tình trạng thiếu thanh
khoản, và tình trạng thiếu vốn vẫn là một vấn đề nổi cộm của hệ thống ngân
hàng. Chất lượng tài sản danh mục đầu tư cũng vấn là mối quan ngại lớn do
tăng trưởng tín dụng cao bất thường trong những năm qua, lãi suất cho vay

tăng, và năng lực quản lí rủi ro của hệ thống ngân hàng tương đối yếu.
Một kế hoạch hành động nhằm tái cơ cấu và kiện toàn hệ thống ngân
hàng hiện đang được soạn thảo. Năng lực của Cơ quan thanh tra giám sát
ngân hàng đã được nâng lên đáng kể nhờ các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật. Một
15
Nguyễn Văn Nam
bước đi quan quan trọng hướng tới hệ thống ngân hàng minh bạch hơn là
ban hành thông tư về tăng cường công bố thông tin nhằm cải thiện công tác
phổ biến thông tin vầ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Vấn đề tái cơ cấu và kiện toàn khu vực ngân hàng đang được tích cực
thảo luận và chính phủ đang xây dựng một kế hoạch hành động nhằm giải
quyết các thách thức kể trên. Nhiều định chế tài chính có quy mô nhỏ, hoạt
động ở thành thị và có tốc độ tăng trưởng danh mục cho vay rất cao. Mặc dù
đã hỗ trợ cho các ngân hàng yếu thông qua tăng thêm thanh khoản, song
Ngân hàng Nhà nước cũng có ý cho biết rằng có thể sẽ phải có những động
thái kiện toàn lại nếu như các ngân hàng yếu kém hoạt động không tuân thủ
theo đúng quy định hiện hành.
Chính phủ cũng đang nỗ lực củng cố khuôn khổ thanh tra, giám
sát và thực thi tốt các
quy
định của ngành tài chính. Công tác thanh tra
giám sát ngân hàng đã được các đối tác
phát
triển chú trọng hỗ trợ trong
năm vừa qua, và năng lực của Cơ quan Thanh tra Giám sát
Ngân
hàng
(BSA)
đã được cải thiện rõ rệt.
Tuy

nhiên, việc thực thi giám sát vẫn còn
yếu và cần
được
tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với Luật về các tổ chức
tín dung
(2010). Việc
lệ thuộc vào
các
biện pháp hành chính vẫn còn phổ
biến và sẽ phải giảm dần để nhường chỗ cho các cơ
chế
dựa vào thị
16
Nguyễn Văn Nam
trường.
Một bước đi quan trọng là hướng đến một môi trường minh bạch
hơn của hệ thống ngân hàng là đi đến việc công khai và cung cấp thông
tin của ngân hàng trung ương.
Đó là khởi đầu tốt nhưng cần phải làm
nhiều hơn nữa để các báo cáo và quy trình công khai như vậy
tiến
gần
hơn tới các chuẩn mực quốc tế. Trong các năm tới, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cần tiếp tục tăng
cường
tính minh bạch thông qua việc công
khai thêm các chỉ số lành mạnh tài chính
(FSIs)

các

số liệu thống kê
khác về toàn ngành ngân hàng (và của từng ngân hàng) như các nước
láng
giềng trong khu vực.
Chính sách tiền tệ của
Việt
Nam cần được bổ sung bằng một loạt các
biện pháp hành chính,
như
hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, quy định trần
lãi suất huy động, tiền đồng và đô-la, và
kiểm
soát việc mua bán ngoại tệ.
Các
biện pháp này có thể giải quyết một số bất ổn

mô trước mắt.
II. Dự báo biến động của lãi suất Việt Nam trong năm 2012.
Trước những biến động và tác động lớn của tình hình lãi suất năm
2011 đến hoạt động, sản xuất, đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp nói
riêng và tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung, để nắm thế chủ động và
17
Nguyễn Văn Nam
có sự chuẩn bị tốt cho các bước đi của doanh nghiệp trong năm 2012, đã có
rất nhiều ý kiến phân tích để dự báo về tình hình lãi xuất 2012. Sau đây là
một số ý kiến dự báo và cơ sở đưa ra dự báo đó:
1. Lãi suất năm 2012 sẽ giảm:
Có thể nói tình hình lãi suất ở Việt Nam trong năm 2012 sẽ phụ thuộc
vào tình hình kinh tế Việt Nam nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng
chắc chắn lãi suất sẽ giảm, mức giảm nhanh hay chậm tùy thuộc vào sức

khỏe của nền kinh tế. Lí do đưa ra cho dự báo này là nếu lãi suất ở mức quá
cao thì các doanh nghiệp cũng như người nông dân cần vốn sẽ không tiếp
xúc được với vốn, tình hình sản xuất trì trệ và phá sản hay ngừng hoạt động
trở thành một kết quả tất yếu. Khi doanh nghiệp sụp đổ thì ngân hàng sẽ gặp
khó khăn, vì 70% vốn của doanh nghiệp là từ ngân hàng, và số vốn đó cũng
chính là vốn đầu tư sinh lợi chủ đạo của ngân hàng. Vậy thì nền kinh tế Việt
Nam liệu có sống được không khi hệ thống doanh nghiệp và ngân hàng ốm
yếu, đổ vỡ. Câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Vì vậy các ngân hàng hết lí do
để trì hoãn giảm lãi suất.
Thêm vào đó, theo chiều hướng năm 2011, Việt Nam đã mất giá trị tại
thị trường nội địa gần19% nhưng mất giá so với USD khoảng 12%; điều này
chứng tỏ so với USD, tỉ giá thực của VND đang được đánh giá cao,chứ
18
Nguyễn Văn Nam
không phải thấp, vì vậy chúng ta có thể tin rằng lạm phát có thể giảm và lãi
suất cũng có thể giảm. Thêm vào đó, nước ta đang thực hiện tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng, mà một trong những mối nguy hại hàng đầu của ngân hàng
là tình hình nợ xấu. Một khi lãi suất giảm, các ngân hàng muốn có vốn để
duy trì hoạt động thì việc hạ lãi suất huy động là biện pháp không khả quan,
vậy các ngân hàng phải làm gì. Một trong những cách tốt nhất mà các ngân
hàng lựa chọn đó là đẩy nhanh thu hồi nợ xấu, - một mục tiêu mà nhà nước
cũng như các ngân hàng luôn hướng tới. Việc hạ lãi suất được coi như là
một cứu cánh cho các doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế. Cần vực dậy
dần dần tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng…, khi họ khỏe mạnh hơn,
ổn định hơn thì việc tái cơ cấu mới diến ra dễ dàng, thuận tiện và nhanh
chóng hơn. Đó thực sự là một công đôi ba việc.
Thực tế cho thấy, mới chỉ một hai tháng đầu năm nhưng tình hình lãi
suất đã giảm đúng như dự đoán. Đi đầu là BIDV, sau đó là ba ông chủ lớn:
Agribank, Vietinbank và Vietcombank đã đồng loạt tuyên bố giảm lãi suất.
Đặc biệt với BIDV thì lần giảm lãi suất vào 19/12/2011 là lần thứ 5 trong

vòng 4 tháng BIDV hạ mức lãi suất. Một khi những ông chủ lớn đã giảm thì
những ngân hàng nhỏ khác cũng không thể giữ nguyên mức lãi suất nếu
muốn tồn tại. Như vậy, với những lí do trên thì việc giảm lãi suất chỉ còn là
vấn đề thời gian mà thôi.
19
Nguyễn Văn Nam
2. Lãi suất sẽ giảm chậm.
Lãi suất không thể giảm quá nhanh sẽ vì như thế sẽ có các doanh
nghiệp có khả năng vay vốn tốt mà lại làm ăn không hiệu quả thì họ sẽ quay
lại vay vốn ào ạt, đầu tư theo kiểu dàn trải để kiếm lợi nhuận. Và như vậy sẽ
dẫn đến tình trạng “chưa chữa xong bệnh đã ra gió” – kịch bản của năm
2008, 2010 sẽ lặp lại, nghiêm trọng hơn và khó giải quyết hơn. Kì vọng mà
NHNN nhắm tới cho năm 2012 là ở khoảng 15-17% với lãi suất cho vay so
với mức trần lãi suất huy động là 14%.
3. Năm 2012 không còn tình trạng chạy đua lãi suất nữa.
Một điểm mới khác biệt mà ngay trong đầu năm 2012 chúng ta nhận
thấy đó là việc chia các ngân hàng theo nhóm tăng trưởng tín dụng, theo đó
có 4 nhóm 1,2,3 với mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17%, 15-17%, 8-
15% và nhóm 4 là nhóm không thể tăng trưởng tín dụng. Theo NHNN, 6
tháng sẽ đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng để điều chỉnh lại.
Và như vậy những ngân hàng nhóm 4 sẽ không thể chạy đua huy động vốn
nhiều vì bị chặn đầu ra, ngân hàng nhóm 3 cứ túc tắc tăng trưởng từ từ, chỉ
còn ngân hàng nhóm 1,2 đua nhau. Nhưng hiện nay nhóm 1,2 đa phần là
những nhà băng mạnh, tự họ cũng đã có thương hiệu nên họ sẽ không chạy
20
Nguyễn Văn Nam
đua lãi suất huy động. Với chính sách này sẽ tránh được tình trạng các ngân
hàng nhỏ lách trần lãi suất huy động.
4. Thời điểm giảm lãi suất:
Lãi suất năm 2012 chắc chắn sẽ giảm nhưng giảm khi nào là một câu

hỏi lớn cần phân tích để tìm ra câu trả lời. Thực tế có 3 yếu tố chính tác
động đến việc giảm lãi suất tại Việt Nam.
 Thứ nhất là các ngân hàng giữ vững cam kết thắt chặt cung tiền, đặc
biệt là tăng trưởng tín dụng trong phạm vi hợp lí, cơ sở để lạm phát
giảm. Các động thái của NHNN từ tháng 9/2011 đến nay cho thấy
cam kết vẫn đang được thực hiện tốt. Vậy khi lạm phát giảm xuống 1
con số vào cuối quý 2/2012 thì khả năng lãi suất cho vay sẽ thực sự
giảm xuống trong khoảng thời gian này.
 Thứ hai, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và khôi
phục. Khi rủi ro thanh khoản do chính cấu trúc kinh doanh của các
ngân hàng gây ra như hiện nay, sẽ tạo cho chính các ngân hàng rủi ro
đạo đức vì vậy dòng vốn sẽ không chảy đều cho nền kinh tế hoặc các
ngân hàng lớn sẽ có mức cầu vay vốn bị tập trung hơn, hoặc tính dự
phòng của các ngân hàng sẽ tăng lên và cắt giảm cung tín dụng. Trong
21
Nguyễn Văn Nam
mọi trường hợp, lãi suất trên thị trường sẽ khó giảm do thanh khoản
của hệ thống ngân hàng không được cải thiện.
 Thứ ba là hiệu quả của dòng vốn đầu tư nhà nước. Việc cầu đầu tư cá
nhân giảm trong khi nếu cắt giảm đầu tư công không tốt sẽ dẫn đến
hiệu ứng lấn át (Crowding-out) một cách tương đối giữa đầu tư công
với đầu tư cá nhân. Vì vậy nếu việc cắt giảm chi tiêu công không tốt
thì cũng sẽ kéo dài thời gian giảm lãi suất cho dù lạm phát giảm.
Tóm lại, dự đoán thời điểm giảm lãi suất sẽ vào sau quý 2/2012 (có
thể giảm cục bộ theo kì hạn, khách hàng… tùy thuộc vào chiến lược và nhận
định của từng ngân hàng) nếu như giải pháp tái cấu trúc ngân hàng được
sơm đưa ra và giúp cho thanh khoản được cải thiện, giảm rủi ro đạo đức
ngân hàng.
22
Nguyễn Văn Nam

KẾT LUẬN
Chỉ sau 12 tháng mà các ngân hàng Việt Nam đã liên tục điều chỉnh
chính sách lãi suất, khiến cho lãi suất tại Việt Nam thuộc top các nước có
mức lãi suất thuộc top cao trên thế giới.
Cuộc chạy đua lãi suất huy động tiền đồng giữa các ngân hàng Việt
Nam trong năm 2011 đã khép lại, nhưng những tác động của nó để lại lên
nền kinh tế xã hội Vệt Nam là rất nặng nề và nguy cơ cho nền kinh tế trong
những năm tới là vẫn còn đó. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tăng một
lúc có thể đem đến lợi ích cho một số cá nhân, tổ chức nhưng những hệ lụy
mà nó để lại cho nền kinh tế là vô cùng lớn, bởi lãi suất là một biến số ảnh
hưởng đến rất nhiều chỉ số khác trong một nền kinh tế.
23
Nguyễn Văn Nam
Chúng ta đang sống trong những tháng đầu tiên của năm mới 2012,
và một tín hiệu đáng lạc quan là lãi suất huy động của các ngân hàng đã bắt
đầu giảm và ổn định. Chính phủ và ngân hàng nhà nước đang tiến hành thực
thi một số biện pháp vi mô và vĩ mô nhằm kiềm chế việc lãi suất tiếp tục
tăng và duy trì lãi suất ở thế ổn định. Điều đáng mừng là những biện pháp ấy
đang dần đem đến một số tín hiệu tích cực nhất định. Nhưng để những kết
quả ấy không phải là nhất thời, đòi hỏi sự thực hiện của không chỉ của cơ
quan chức năng, ban ngành các cấp mà còn cả sự đồng tình của các ngân
hàng và người dân. Chúng tôi tin rằng với sự nỗ lực của tất cả các cơ quan tổ
chức, cá nhân, người dân, trong năm 2012 và cả những năm tới sẽ không còn
tình trạng lãi suất liên tục bị đẩy lên cao, các ngân hàng sẽ tiếp tục việc kinh
doanh có hiệu quả, người dân có thể yên tâm với số tiền gửi tiết kiệm của
mình, doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn, đất
nước ngày càng phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp
hiện đại vào năm 2020.

24

Nguyễn Văn Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình tài chính-tiền tệ ngân hàng,
2009, NXB Thống kê.
2. />3. />vay-tu-1517-ti-gia-con-phuc-tap.chn
4. />vao-nua-cuoi-Q22012-la-khong-xa/45/7560867.epi
5. />2012-khong-con-tinh-trang-chay-dua-lai-suat-5749/
6. />vay.aspx
7. />vao-nua-cuoi-Q22012-la-khong-xa/45/7560867.epi
8. />2012-khong-con-tinh-trang-chay-dua-lai-suat-5749/
9. />vay-tu-1517-ti-gia-con-phuc-tap.chn

25

×