Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh bài tập kim loại phản ứng với dung dịch axit vô cơ trong môn hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.21 KB, 22 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I .1Lý do chọn đề tài:
Để giúp học sinh nắm vững kiến thức hoá học , biết khai thác, vận dụng để
giải quyết vấn đề gặp phải khi học tập hoá học đặc biệt biết vận dụng để giải
toán nhanh trong các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học là một nhiệm vụ thường
xuyên ,quan trọng trong quá trình giảng dạy môn hoá học ở bậc THPT. Bên
cạnh việc khắc sâu kiến thức còn phải giúp học sinh tiếp cận với các quy luật tự
nhiên và thực tiễn khách quan, có cách nhìn khoa học hơn để nhận biết sự việc ,
hiện tượng.
Nhằm mục đích này, đồng thời để giúp học sinh có thể tự nghiên cứu , tự học
tập và áp dụng cho những trường hợp khác, khi giảng dạy trên lớp cũng như khi
ôn thi tốt nghiệp ,ôn thi đại học cho học sinh THPT, tôi đã tìm hiểu các dạng bài
tập, tìm ra phuơng pháp giải nhanh giúp học sinh dễ tiếp thu và vận dụng trong
qua trình giải toán hoá học một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm thấy rõ sự lúng túng của đa số học sinh
khi giải các bài tập liên quan đến hỗn hợp mà các dữ kiện thường không đủ để
học sinh lập hệ phương trình để giải và đồng thời trong thời gian 2 phút để giải
quyết một bài tập trắc nghiệm với kết quả đúng. Qua nghiên cứu các đề thi đại
học gần đây tôi thấy trong đề thi có nhiều bài tập kim loại hoặc hỗn hợp kim loại
phản ứng với axit vô cơ mà nhiều học sinh lúng túng khi chọn phương pháp giải
nhanh , hiệu quả. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm hệ thống lại các dạng bài tập
kim loại phản ứng với axit vô cơ có thể sử dụng phương pháp giải nhanh để giải
bài tập giúp học sinh dễ hiểu, giải quyết vấn đề nhanh, chính xác, đầy đủ và gọn
gàng hơn. Đồng thời giúp học sinh có khả năng tư duy độc lập để vận dụng
trong những các trường hợp khác.
I. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Phân loại các dạng bài tập của phần kim loại trên cở sở bản chất của phản
ứng, tìm ra điểm chung của các dạng bài tập này.


1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Hệ thống các dạng bài tập tương ứng với mỗi loại phản ứng có chung hệ số
trong phương trình, phân tích những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải, và
đưa ra cách giải hợp lý , đơn giản.
- Hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh , giúp học sinh tự nghiên cứu, thao
tác với các dạng bài tập ứng với các phản ứng khác và rút ra cách nhận xét các
trường hợp phản ứng tương tự.
I.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu :
+ Các bài tập trắc nghiệm vô cơ phần kim loại ( chủ yếu dạng kim loại
phản ứng với axit, oxit kim loại phản ứng với axit).
+ Các dạng bài tập trong chương trình THPT và trong các đề thi tốt
nghiệp, thi đại học hàng năm.
- Phạm vi nghiên cứu : Quá trình giảng dạy hoá học trong trường THPT và
trong các kỳ ôn luyên thi tốt nghiệp, thi đại học.
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đươc mục đích trên phải hoàn thành nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về phản ứng hoá học.
- Tìm hiểu chương trình môn hoá học THPT, các tài liệu hướng dẫn giải các
bài tập hoá học , các đề thi tốt nghiệp, thi đại học các năm gần đây.
- Hệ thống , sắp xếp các dạng bài tập theo đặc điểm chung, đưa ra cách giải
chung cho từng dạng.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài toán hoá học trong nhà trường.
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham
khảo, các đề thi đại học có liên quan.
- Phương pháp điều tra cơ bản: test, phỏng vấn, dự giờ
- Thực nghiệm. Phương pháp thống kê toán học và sử lý kết quả thực nghiệm



2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
PHẦN II. NỘI DUNG
A. Cơ sở lý thuyết:
II.1.1.Một số tính chất của kim loại:
1. Tính chất của kim loại phản ứng với axit: Có thể chia làm hai loại chính:
a) Gốc axit không có tính oxi hoá ( axit có tính oxy hoá do ion H
+
)
- Đó là các axit HCl, HBr, H
2
SO
4
loãng, H
3
PO
4
, CH
3
COOH Chỉ có kim loại
có tính khử mạnh đứng trước hiđro ở trong dãy điện hoá kim loại (hoặc có thế
điện cực chuẩn thấp hơn hiđro) tác dụng với axit tạo thành muối và giải phóng
hiđro.
M + 2H
+
-> M
n+
+ n/2H
2


b) Gốc axit có tính oxi hoá mạnh hơn ion H
+
: Đó là HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nóng,
HClO
4
thì
- Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt , thường đưa kim loại về số oxi
hoá cao.
- Tuỳ vào nồng độ của axit và độ hoạt động hoá học của kim loại mà thu được
những sản phẩm khử khác nhau.
M + HNO
3
-> M(NO
3
)
n
+ NO, N
2
O, NO
2
,NH
4
NO

3
, N
2
+ H
2
O
M + H
2
SO
4
đn-> M
2
(SO
4
)
n
+ SO
2
, H
2
S, S + H
2
O
- Các kim loại Al, Fe, Cr bị thụ động trong dung dịch HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nguội.

2. Tính chất của oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit.
a) Gốc axit không có tính oxi hoá ( axit có tính oxy hoá do ion H
+
)
- Đó là các axit HCl, HBr, H
2
SO
4
loãng, H
3
PO
4
, CH
3
COOH phản ứng với
ôxit kim loại tạo thành muối và nước.
M
x
O
y
+ 2yH
+
-> xM
+2y/x
+ 2yH
2
O
b) Gốc axit có tính oxi hoá mạnh hơn ion H
+
: Đó là HNO

3
, H
2
SO
4
đặc nóng,
HClO
4
thì phản ứng với những oxit kim loại có tính khử ( FeO, Fe
3
O
4
) thì
xảy ra phản ứng oxi hoá khử
M
x
O
y
+ HNO
3
-> M(NO
3
)
n
+ NO, N
2
O, NO
2
,NH
4

NO
3
, N
2
+ H
2
O
M
x
O
y
+ H
2
SO
4
đn-> M
2
(SO
4
)
n
+ SO
2
, H
2
S, S + H
2
O

3

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
3. Kim loại phản ứng với dung dịch muối:
- Kim loại mạnh có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối nóng chảy
VD : 3Na(n/c) + AlCl
3
-> 3NaCl + Al
- Kim loại kiềm, Ca, Ba, Sr khi phản ứng với dung dịch muối thì trước hết phản
ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm , sau đó dung dịch kiềm phản ứng với
dung dịch muối
VD : Cho Na vào dung dịch CuSO
4
ta có
Na + H
2
O -> NaOH + 1/2H
2

2NaOH + CuSO
4
-> Cu(OH)
2
+ Na
2
SO
4
- Kim loại từ Mg trở đi thì kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi
dung dịch muối . VD : Fe + CuSO
4
-> FeSO
4

+ Cu
II.1.2.Một số dạng toán thường gặp :
1. Dạng 1: Kim loại hoạt động phản ứng với dung dịch axit HCl, H
2
SO
4

loãng
a.Phương trình phản ứng : 2M + 2nHCl -> 2MCl
n
+ nH
2

* Nhận xét : - Số mol gốc clorua = 2 lần số mol H
2
và số mol HCl = 2lần số mol
H
2

- Cho m gam hỗn hợp nhiều kim loại hoạt động tan hoàn toàn trong dung dịch
HCl loãng dư thu được V lít khí H
2
duy nhất ở đktc. Nếu bài toán cần tính a gam
khối lượng muối clorua thu được thì áp dụng nhanh công thức :

a= m
muối
= m
Kl
+ m

Cl-
= m
Kl
+ 71.n
H2
(1)
b.Phương trình phản ứng: xM + yH
2
SO
4
-> M
x
(SO
4
)
y
+ yH
2

*Nhận xét: - Số mol gốc sunfat = Số mol H
2
và số mol H
2
SO
4
= số mol H
2

- Cho m gam hỗn hợp nhiều kim loại hoạt động tan hoàn toàn trong dung dịch
H

2
SO
4
loãng dư thu được V lít khí H
2
duy nhất ở đktc. Nếu bài toán cần tính b
gam khối lượng muối sunfat thu được thì áp dụng nhanh công thức :


4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
b= m
muối
= m
Kl
+ m
SO42-
= m
Kl
+ 96.n
H2
(2)
2. Dạng 2: Kim loại (hoặc hỗn hợp oxit kim loại) phản ứng với axit HNO
3
a.Dạng toán: Kim loại phản ứng với dung dịch HNO
3

Phản ứng : M + HNO
3
-> M(NO

3
)
n
+ NO, NO
2
,N
2
, N
2
O, NH
4
NO
3
+ H
2
O
( Al, Fe, Cr không tác dụng với HNO
3
đặc nguội)
* Nhận xét : - Số mol HNO
3
(môi trường)= số mol gốc NO
3
-
trong muối
M(NO
3
)
n
= số eletron trao đổi x số mol sản phẩm khử.

- Số mol HNO
3
( đóng vai trò chất oxi hoá) = số mol nguyên tử nitơ trong sản
phẩm khử.
- Số mol HNO
3
tác dụng = số mol HNO
3
(môi trường) + số mol HNO
3
đóng vai
trò chất oxi hoá.Cụ thể:
NO
3
-
+ 2H
+
+ 1e -> NO
2
+ H
2
O n
HNO3
= 2n
NO2
NO
3
-
+ 4H
+

+ 3e -> NO + 2H
2
O n
HNO3
= 4n
NO
2NO
3
-
+ 10H
+
+ 8e -> N
2
O + 5H
2
O n
HNO3
= 10n
N2O
2NO
3
-
+ 12 H
+
+ 10e -> N
2
+ 6H
2
O n
HNO3

= 12n
N2
NO
3
-
+ 10H
+
+ 8e -> NH
4
+
+ 3H
2
O n
HNO3
=
11n
NH4NO3
b.Ví dụ : Nung m gam Fe trong không khí, sau một thời gian ta thu được a gam
hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
,FeO. Hoà tan hết a gam hỗn hợp X
vào dung dịch HNO
3
dư thu được V lít khí NO

2
(hoặc NO, N
2
,N
2
O) ở đktc là sản
phẩm khử duy nhất và dung dịch muối sau khi làm khan được b gam . Nếu bài
toán cần tính một trong các giá trị m, a, b, V thì dùng phương pháp bảo toàn e
lập được các công thức và áp dụng nhanh các công thức dưới đây:
*. Trường hợp 1: Tính khối lượng sắt ban đầu trước khi bị oxi hoá thành m gam
hỗn hợp X gồm Fe, Fe
2
O
3
,Fe
3
O
4
, FeO.
7a + 56n
e

m
Fe
= (3) trong đó n
e
= V/ 22,4 mol

5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

10
- Nếu sản phẩm khử là NO thì n
e
= 3. V/22,4 (mol)
- Nếu sản phẩm khử là N
2
O thì n
e
= 8. V/22,4 (mol)
- Nếu sản phẩm khử là N
2
thì n
e
= 10.V/22,4 (mol)
*.Trường hợp 2: Tính khối lượng a gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe
2
O
3
,Fe
3
O
4
, FeO.
10m
Fe
- 56n
e

m
hh

= (4) trong đó n
e
tương tự như trường hợp 1
7
*.Trường hợp 3: tính khối lượng b gam muối tạo thành khi cho a gam hỗn hợp
Fe, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
, FeO.vào dung dịch HNO
3
.
n
Fe(NO3)3
= n
Fe
= m
Fe
/56 = y mol ; b = m
Fe(NO3)3
= 242y gam (3)
3 Dạng 3: Kim loại (hoặc hỗn hợp oxit kim loại) phản ứng với axit H
2
SO
4
a.Dạng toán: Kim loại phản ứng với dung dịch H

2
SO
4
Phản ứng : M + H
2
SO
4
-> M
x
(SO
4
)
y
+ SO
2
, S, H
2
S + H
2
O
( Al, Fe, Cr không tác dụng với H
2
SO
4
đặc nguội)
* Nhận xét : - Số mol H
2
SO
4
(môi trường)= số mol gốc SO

4
2-
trong muối
M
x
(SO
4
)
y
=1/2 (số eletron trao đổi x số mol sản phẩm khử).
- Số mol H
2
SO
4
( đóng vai trò chất oxi hoá) = số mol nguyên tử S trong sản
phẩm khử.
- Số mol H
2
SO
4
tác dụng = số mol H
2
SO
4
(môi trường) + số mol H
2
SO
4
đóng vai
trò chất oxi hoá.Cụ thể:

SO
4
2-
+ 4H
+
+ 2e -> SO
2
+ 2H
2
O
SO
4
2-
+ 8H
+
+ 6e -> S + 4H
2
O
SO
4
2-
+ 10 H
+
+ 8e -> H
2
S + 4H
2
O
b.Ví dụ : Tính khối lượng muối tạo thành khi cho m gam hỗn hợp Fe,
Fe

2
O
3
,Fe
3
O
4
, FeO vào dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng dư .

6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
n
Fe2(SO4)3
= 1/2n
Fe
= m
Fe
/ 112 = x mol ; m
Fe2(SO4)3
= 400. x (gam) (4)
B. Ví dụ minh hoạ :
2.1. Dạng 1: Kim loại hoạt động phản ứng với dung dịch axit HCl, H
2
SO
4


loãng
a. Phản ứng kim loại với axit HCl :
Bài toán 1 : Hoà tan hết 9,9 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch HCl thu
được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được m gam
muối khan. m có giá trị: A. 24,1gam B. 38,3 gam C. 17gam
D. 66,7 gam.
Lời giải: Số mol gốc Cl
-
= 2. số mol H
2
= (8,96/22,4). 2= 0,8mol
m
muôi
= m
KL
+ m
Cl-
= 9,9 + 0,8. 35,5= 38,3 gam Chọn B
Bài toán 2: Hoà tan 10,4 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ
dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X ở đktc và 1,54gam chất rắn Y và dung
dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối . Giá trị của m là:
A. 21,02gam B. 33,45gam C. 14,81 gam D. 18,60gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức :
m= m
KL
+ m
Cl-
= ( 10,4-1,54) + 0,7. 35,5= 33,45 gam Chọn B
Bài toán 3: Hoà tan hoàn toàn m
1

gam hỗn hợp 3 kim loại A, B (đều có hoá trị
II), C ( hoá trị III) vào dung dịch HCl dư thấy có V lít khí thoát ra ở đktc và
dung dịch X, cô cạn dung dịch X thì được m
2
gam muối khan. Biểu thức liên hệ
giữa m
1
, m
2
, V là:
A. m
2
= m
1
+ 71V B. 112m
2
= 112m
1
+ 355V C. m
2
= m
1
+ 35,5V
D. 112m
2
= 112m
1
+ 71V.
Lời giải: n
Cl-

= 2n
HCl
= 2n
H2
= 2. V/22,4 = V/11,2
m
2
= m
KL
+ m
Cl-
= m
1
+ 35,5.V/11,2 = m
1
+ 355V/112 Chọn B
b. Phản ứng kim loại với axit H
2
SO
4
loãng :
Bài toán 1: Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H
2
SO
4

loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu
được m gam muối khan. m có giá trị:

7

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
A. 59,1 gam B. 35,1 gam C. 49,5 gam D. 30,3 gam.
Lời giải: áp dụng nhanh công thức:
m
muối
= m
KL
+ m
SO42-
= m
KL
+ 96.n
H2
= 11,1 + (8,96/22,4). 96= 49,5 gam .Chọn
C
Bài toán 2 : Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung
dịch H
2
SO
4
loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu
được là:
A. 1,24gam B. 6,28gam C. 1,96gam D. 3,4gam.
Lời giải: áp dụng nhanh công thức :
m
muối
= m
KL
+ m
SO42-

= 0,52+ 0,015. 96= 1,96 gam Chọn C
Bài toán 3: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe
2
O
3
, MgO, ZnO tan vừa đủ
trong 300ml dung dịch H
2
SO
4
0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành
là:
A. 5,33gam B. 5,21gam C. 3,52gam D. 5,68gam.
Lời giải: áp dụng nhanh công thức:
m
muối
= 2,81 + ( 96-16).0,03= 2,81 + 2,4 = 5,21gam Chọn B
2.2. Dạng 2: Kim loại phản ứng với dung dịch axit HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nóng
1) Phản ứng của kim loại với dung dịch axit HNO
3
:
a. Tìm khối lượng muối:
Kim loại + HNO
3

-> muối + sản phẩm khử + H
2
O
Khối lượng muối được tính bằng công thức sau đây:
m
muối
= m
KL
+ (3n
NO
+ n
NO2
+ 10n
N2
+ 8n
N2O
+ 8n
NH4NO3
). 62(5)
Bài toán 1 : Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch
HNO
3
thu được hỗn hợp khí gồm 0,01mol NO, 0,04mol NO
2
. Khối lượng muối
tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 5,69gam B. 3,79gam C. 8,53gam D. 9,48gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức :

8

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
m
muối
= m
KL
+ 62. (3.n
NO
+ n
NO2
) = 1,35 + (0,01.3 + 0,04.1) .62 = 5,69 gam
Chọn A
Bài toán 2 : Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung
dịch HNO
3
2M loãng nóng thu được dung dịch B và 0,15mol khí NO và
0,05mol NO
2
. Cô cạn dung dịch B lượng muối khan thu được là:
A. 120,4gam B. 89,8gam C. 116,9gam D. 73,45 gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức : m
muối
= m
KL
+ m
NO3-
m
muối
= 58 + (3. 0,15 + 8.0,05).62 = 116,9 gam Chọn C
b. Tìm số mol axit phản ứng:
Bài toán 1 : Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại bằng dung dịch HNO

3

thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm 0,12mol NO, 0,08mol N
2
O , 0,06mol
N
2
và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy
thoát ra 3,36 lít khí NH
3
. Số mol HNO
3
tác dụng là :
A. 3,0 mol B. 2,75mol C. 3,5mol D. 2,2mol
Lời giải: áp dụng :
Số mol HNO
3
tác dụng =số mol HNO
3
(môi trường) +số mol HNO
3
đóngvai trò
chất oxi hoá.
n
HNO3

tác dụng
= 4n
NO
+ 10n

N2O
+ 12n
N2
+ 10n
NH4+

n
HNO3 tác dụng
= 0,12.4 + 0,08.10 + 0,06.12+(3,36/22,4).10 = 3,5mol Chọn C
Bài toán 2 : Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại bằng dung dịch HNO
3

thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm 0,12mol NO, 0,08mol N
2
O , 0,06mol
N
2
và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy
thoát ra 3,36 lít khí NH
3
. Số mol HNO
3
tác dụng là :
A. 3,0 mol B. 2,75mol C. 3,5mol D. 2,2mol
Lời giải: áp dụng :
Số mol HNO
3
tác dụng =số mol HNO
3
(môi trường) +số mol HNO

3
đóngvai trò
chất oxi hoá.
n
HNO3

tác dụng
= 4n
NO
+ 10n
N2O
+ 12n
N2
+ 10n
NH4+

n
HNO3 tác dụng
= 0,12.4 + 0,08.10 + 0,06.12+(3,36/22,4).10 = 3,5mol Chọn C

9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
c. Tìm sản phẩm khử:
A A(NO
3
)
n
B + HNO
3
-> B(NO

3
)
m
+ sp khử N
t
x
(NO,NO
2
,N
2
,N
2
O, NH
4
NO
3
)
C C(NO
3
)
p
Vậy i
KL
= số oxi hoá cao nhất của kim loại , i
spk
= (5-x)t=> i
NO
=3; i
NO2
=1; i

N2
=10;
i
N2O
=8;i
NH4NO3
= 8
Do đó:
i
A
n
A
+ i
B
n
B
+ i
c
n
C
= 3n
NO
+ n
NO2
+ 10n
N2
+ 8n
N2O
+ 8n
NH4NO3

(6)
Bài toán1 : Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO
3
dư thu được
dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ 1:1. Xác
định khí X
Giải: áp dụng (6): ( 11,2:56)3 = 0,15.3+0,15.i
X
=> i
X
= 1=> khí X là NO
Bài toán 2: Cho 5,95 gam hỗn hợp Al, Zn có tỉ lệ mol là 2:1 bằng dung dịch
HNO
3
loãng , dư thu được 0,896 lít khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định
X?
Giải: ta có 27x+ 65y=5,95 và x= 2y .Do đó x= 0,1 và y= 0,05 , n
X
= 0,04
áp dụng (6) ta có: 0,1.3+ 0,05.2= 0,04i
X
=> i
X
= 10 => X là N
2

2. Kim loại phản ứng với dung dịch axit H
2
SO
4

đặc nóng :
a. Tìm khối lượng muối:
A + H
2
SO
4(đặc)
-> A
2
(SO
4
)
n
+ sp khử (S, SO
2
, H
2
S) + H
2
O
m
muối
= m
KLp/ư
+ (6n
S
+2n
SO2
+ 8n
H2S
). 96/2 (7)

Bài toán 1 : Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch
H
2
SO
4
đặc nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít khí SO
2
ở đktc. Cô cạn dung
dịch A sẽ thu được số gam muối khan là:
A. 57,1gam B. 60,3 gam C. 58,8 gam D. 54,3 gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức : m
muối
= m
KL
+ m
SO42-


10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
n
SO42-

môi trường
= n
SO2
= 9,632/22,4 = 0,43mol
m
muối
= 15,82 + 0,43. 96= 57,1 gam Chọn A

Bài toán 2: Cho 13,428 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
đặc
nóng dư thu được V lít khí H
2
S ở đktc và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu
được 66,24 gam muối khan. V có giá trị là :
A. 2,4640lít B. 4,2112 lít C. 4,7488lít D. 3,0912lít
Lời giải: áp dụng công thức : n
H2S
= 1/4. số mol gốc SO
4
2-
trong muối
n
H2S
= 1/4.[(66,24-13,428)/96] = 0,1375 mol => V= 0,1375. 22,4= 3,0912lít
Chọn D
Bài toán 3 : Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng dư
thu được 3,36 lít khí SO
2
ở đktc và 6,4 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch
X thu được số gam muối khan là:
A. 75gam B. 90gam C. 96gam D. 86,4gam

Lời giải: n
SO42-
tạo muối

= n
SO2
+ 3n
S
= 0,15 + 3.0,2= 0,75mol
m
muối
= m
KL
+ m
SO42-
= 18 + 0,75. 96= 90 gam Chọn C
b. Tìm số mol axit phản ứng:
A + H
2
SO
4(đặc)
-> A
2
(SO
4
)
n
+ sp khử (S, SO
2
, H

2
S) + H
2
O
n
H2SO4
= 4n
S
+2n
SO2
+ 5n
H2S
(8)
Bài toán 1: Hoà tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M
hoá trị II vào dung dịch H
2
SO
4
đặc thu được 4,144 lít hỗn hợp gồm SO
2
và H
2
S
có tỉ khối so với hiđro bằng 31,595. Tìm số mol axit H
2
SO
4
đặc đã phản ứng.
Giải: áp dụng (8) n
H2SO4

= 2n
SO2
+ 5n
H2S
= 2.0,18 + 5.5.10
-3
= 0,385mol
Bài toán 2: Cho 45 gam hỗn hợp Zn và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch
H
2
SO
4
đặc nóng 98% thu được 15,68 lít khí SO
2
(đktc). Tính khối lượng dung
dịch H
2
SO
4
đã dùng?
Giải: áp dụng (8) số mol H
2
SO
4
đã dùng là; 2.15,68/22,4 = 1,4 mol
m
H2SO4
= 1,4.98.100/98 = 140 gam

11

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
c. Tìm sản phẩm khử:
A A
2
(SO
4
)
n
B + H
2
SO
4 đặc
-> B
2
(SO
4
)
m
+ sp khử S
x
(SO
2
, S, H
2
S )
C C
2
(SO
4
)

p
áp dụng định luầt bảo toàn eletron ta có:
n.n
A
+ m.n
B
+ p.n
C
= 8n
H2S
+ 6n
S
+ 2.n
SO2
( 9)
Vậy i
KL
= số oxi hoá cao nhất của kim loại , i
spk
= (6-x) => i
SO2
=2; i
H2S
=8; i
S
= 6
Do đó:
i
A
n

A
+ i
B
n
B
+ i
c
n
C
= 8n
H2S
+ 6n
S
+ 2.n
SO2
(9)
Bài toán1 : Cho 2,52 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trộng theo tỉ lệ mol là 2:3 tác
dụng với dung dịch H
2
SO
4
đặc thì thu được muối sunfat và 0,03mol một chất
khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử?
Giải: Gọi a là số oxi hoá của S trong chất khử thu được
Ta có: n
Mg
= 0,06 mol ; n
Al
= 0,04 mol . áp dụng biều thức (9)
0,06.2 + 0,04.3 = 0,03(6-a) => a= -2 > Vậy chất khử là H

2
S
Bài toán 2: Cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H
2
SO
4
đặc thấy có 49
gam axit phản ứng thu được muối, sản phẩm khử X và nước. Xác định X?
Giải: n
Mg
= 0,4 mol ; n
H2SO4
= 0,5mol . Ta có: 0,4.2= (6-a).n
X
.Mà n
X
= 0,1 mol
Do đó: a= -2 => Sản phẩm khử là H
2
S
2.3. Dạng 3:
Hỗn hợp oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nóng
a. Phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với axit HNO
3

:
Bài toán 1: (Đề tuyển sinh khối A-2008) Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO,
Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
phản ứng hết với dung dịch HNO
3
loãng dư thu được 1,344 lít
khí NO sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sau
phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 34,36 gam B. 35,50gam C. 49,09gam D.
38,72gam.

12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Lời giải : áp dụng nhanh công thức:
7a + 56n
e
7.11,36 + 56.0,06 . 3
m
Fe
= = = 8,96 gam
10 10
n
Fe(NO3)3

= n
Fe
= 8,96/56 = 0,16mol ; m
Fe(NO3)3
= 0,16. 242 = 38,72gam Chọn D
Bài toán 2: Nung 8,4 gam Fe trong không khí , sau phản ứng thu được m gam X
gồm Fe, FeO, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO
3
dư thu được
2,24 lít khí NO
2
sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là:
A. 11,2 gam B. 25,2gam C. 43,87gam D. 6,8gam.
Lời giải : áp dụng nhanh công thức :
10m
Fe
- 56n
e
10.8,4 - 56.0,1
m
hh
= = = 11,2 gam Chọn A

7 7
Bài toán 3: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
, FeO trong
dung dịch HNO
3
đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO
2
duy nhất ở đktc. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 78,4gam B. 139,2gam C. 46,4gam D.
46,256gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức :
n
Fe
= n
Fe(NO3)3
= 145,2/242= 0,6mol => m
Fe
= 0,6.56 = 33,6 gam
10m
Fe
- 56n
e

10.33,6 - 56.0,2
m
hh
= = = 46,4 gam Chọn C
7 7
b. Phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với axit H
2
SO
4
:
Bài toán 1: Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4

bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO
2

đktc. Thành phàn % về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối
trong dung dịch Y lần lượt là:
A. 20,97% và 140 gam B. 37,50% và 140gam


13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
C. 20,97% và 180gam D. 37,50% và 120 gam
Lời giải: áp dụng nhanh công thức :
7a + 56n
e
7.49,6 + 56.0,4 . 2
m
Fe
= = = 39,2 gam
10 10
=> %O = (49,6-39,2).100/49,6 = 20,97%
n
Fe2(SO4)3
= 1/2n
Fe
= 39,2/112 = 0,35mol => m
muối
= 0,35. 400= 140gam Chọn
A
Bài toán 2: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe
3
O
4
, Fe
2
O
3
cần
0,05mol H

2
. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch
H
2
SO
4
đặc nóng thì thu được thể tích V ml SO
2
ở đktc. Giá trị của V là:
A. 112ml B. 224ml C. 336ml D. 448ml
Lời giải: áp dụng nhanh công thức:
n
O
= n
H
= 0,05mol , m
O
= 0,05.16 = 0,8gam , m
Fe
= m
oxit
- m
O
= 2,24 gam
n
Fe
= ( 10.22,4 - 7.3,04)/56 .2 = 0,01mol => V
SO2
= 0,01.22,4 = 0,224lít Chọn
B

C. Bài toán vận dụng:
3.1. Dạng 1: Kim loại hoạt động phản ứng với dung dịch axit HCl, H
2
SO
4

loãng
Bài 1:(Đề tuyển sinh- khối A- 2009) Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác
dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H
2
SO
4
10% thu được 2,24 lít khí H
2

đktc. Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 101,48gam B. 101,68gam C. 97,80gam D.
88,20gam
Bài 2: Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch
HCl thu được 7,84 lít khí X ở đktc và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc
bỏ chất rắn Y , cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là:
A. 19,025gam B. 31,45gam C. 33,99gam D. 56,30gam

14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Bài 3: Hoà tan hết 3,53 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Mg, Al, Fe trong dung
dịch HCl có 2,352 lít khí hiđro thoát ra ở đktc và thu được dung dịch D. Cô cạn
dung dịch D được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 12,405gam B. 10,985gam C. 11,195gam D.
7,2575gam.

Bài 4: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Ca và 1 kim loại M có tỉ lệ số mol n
Ca
: n
M
=
3:5 tan hết trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và V lít khí H
2
ở đktc.
Cô cạn dung dịch A thu được 48,4 gam chất rắn khan. M là:
A. Mg B. Al C. Ba D. Fe
Bài 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba , Mg, Fe ( trong đó Mg chiếm 19,91 % về
khối lượng hỗn hợp X) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và
8,96 lít khí H
2
ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được 52,5 gam chất rắn khan.
Khối lượng Mg có trong hỗn hợp X là: A. 4,80gam B. 10,80gam
C. 7,20gam D. 4,56gam.
Bài 6:(đề tuyển sinh ĐH- khối A-2007) Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp
gồm Fe
2
O
3
, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H
2
SO
4
0,1M vừa đủ. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì thu được số gam muối khan là:
A. 6,81gam B. 4,81gam C. 3,81gam D. 5,81gam.
Bài 7: Hoà tan hết 1,72 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn, Fe bằng dung

dịch H
2
SO
4
loãng thu được V lit khí ở đktc và 7,84 gam muối sunfat khan. Giá
trị của V là:
A. 1,344lít B. 1,008lít C. 1,12 lít D. 3,36lít
Bài 8: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe, và 0,24mol kim loại M trong dung dịch
H
2
SO
4
loãng dư thu được dung dịch A và 10,752 lít khí H
2
ở đktc. Cô cạn dung
dịch A thu được 59,28 gam muối khan. M là :
A. Mg B. Ca C. Al D. Na
Bài 9: Cho 21 gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch
H
2
SO
4
0,5M thu được 6,72 lít khí H
2
( đo ở 0
0
C và 2atm) . Khối lượng muối

15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

khan thu được sau khi cô cạn dung dịch và thể tích dung dịch axit tối thiểu cần
dùng là:
A. 78,6gam và 1,2 lít B. 46,4gam và 2,24lít
C. 46,4gam và 1,2 lít D. 78,6gam và 1,12 lít.
Bài 10: Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại hoạt động tác dụng với 147 gam dung
dịch H
2
SO
4
20% thu được dung dịch X và V lít khí H
2
ở đktc. Để trung hoà
lượng axit dư trong X cần 32 gam dung dịch NaOH 15% thu được dung dịch Y.
Cô cạn dung dịch Y thu được 38,02 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 6,46gam B. 7,1gam C. 7,46gam D. 7,58gam.
3.2. Dạng 2: Kim loại phản ứng với dung dịch axit HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nóng
Bài 1: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch
HNO
3
2M dư thu được 0,15mol NO, 0,05mol N
2
O và dung dịch D. Cô cạn dung
dịch D làm khan được m gam muối . Giá trị của m là:
A. 120,4 gam B. 89,8 gam C. 110,7 gam D. 125,6

gam.
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Pb trong dung dịch
HNO
3
dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí gồm NO, NO
2
có tỷ khối so với hiđro
là 21 và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 30,34 gam muối khan. Giá
trị của mlà:
A. 12,66gam B. 15,46gam C. 14,73gam D.
21,13gam.
Bài 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg có tỷ lệ khối lượng là 1:1 tác dụng
với dung dịch HCl dư thu được 14,112 lít H
2
ở đktc. Mặt khác nếu cho m gam X
tác dụng với HNO
3
thu được 3,584 lít ở đktc hỗn hợp khí A(gồm NO, N
2
O) có
tỷ khối so với H
2
là 20,25 và dung dịch A. Số mol HNO
3
tác dụng là:
A. 1,540mol B. 1,585mol C. 1,250mol D.
1,486mol.
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO
3


thu được 6,72 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO
2
ở đktc có khối lượng 12,2gam .

16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Cô cạndung dịch sau phản ứng thu được 43 gam hỗn hợp 2 muối khan. Nếu hoà
tan m gam hỗn hợp kim loại ban đầu với HCl dư thì sau phản ứng còn 8m/15
gam chất rắn không tan và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X sẽ thu được số
gam muối khan là:
A. 15,24gam B. 12,7 gam C. 10,16gam D.
19,05gam.
Bài 5: (Đề tuyển sinh ĐH - khối B-2008) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu
tronng dung dịch HCl dư sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí ở đktc.
Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào một lượng dư HNO
3
đặc nguội sau khi kết
thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO
2
sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của
m là:
A. 11,5 B. 10,5 C. 12,3 D. 15,6
Bài 6: Hoà tan hỗn hợp A gồm 16,8gam Fe, 2,7gam Al, 5,4gam Ag tác dụng với
dung dich H
2
SO
4
đặc nóng chỉ thoát ra khí SO
2
. Số mol H

2
SO
4
tác dụng là:
A. 0,95mol B. 0,9mol C. 1,25mol D. 0,85mol.
Bài 7: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Cu và Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp
X trong dung dịch chứa 2 axit HNO
3
, H
2
SO
4
thu được dung dịch Y chứa 7,06
gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05mol NO
2
và 0,01mol SO
2
. Giá trị của m
là:
A. 2,85gam B. 3,32gam C. 3,00gam D. 0,85gam
Bài 8: Cho M là kim loại hoá trị II. Cho m gam M tácdụng vớidung dịch H
2
SO
4

đặc nóng dư thu được 0,672 lít khí có tỷ khối so với amoniac là 2 và dung dịch
A. Cô cạn dung dịch A thu được 14,4 gam muối khan . M là:
A. Ca B. Mg C. Zn D . Ba
Bài 9: Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại tác dụng với H
2

SO
4
đặc nóng dư thu
được 3,36 lít khí SO
2
( đktc); 2,88 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X
thu được 52,8 gam muối khan. Mặt khác nếu hoà tan hết m gam hỗn hợp kim
loại ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 8,064 lít khí H
2
ở đktc. Hỗn hợp 2
kim loại đầu là:

17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
A. Be và Mg B. Mg và Fe C. Zn và Fe D. Zn và Ba
Bài 10: ( Đề tuyển sinh 2009- khối A) Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng
dung dịch HNO
3
loãng dư thu được dung dịch X và 1,344 lít hỗn hợp khí Y gồm
2 khí N
2
O và N
2
. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H
2
là 18. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 97,98 B. 106,38 C. 38,34 D. 34,08
3.3. Dạng 3:
Hỗn hợp oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit HNO

3
, H
2
SO
4
đặc nóng
Bài 1 : ( Đề tuyển sinh 2007-khối B) Nung m gam bột Fe trong oxi thu được 3
gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO
3
dư thoát ra
0,56 lít ở đktc khí NO là sản phẩm khử duy nhất.Giá trị của m là:
A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D. 2,32
Bài 2 : ( Đề tuyển sinh 2009-khối A) Hoà tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt
bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO
2

sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối sunfat
khan. Giá trị của m là:
A. 108,9 B. 151,5 C. 137,1 D. 97,5.
Bài 3 : Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe
2
O
3
, Fe
3
O

4
bằng
dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO
2
ở đktc.
Thành phần % về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong
dung dịch Y lần lượt là:
A. 20,97% và 140gam B. 37,50% và 140 gam
C. 20,97% và 180 gam D. 37,5% và 120 gam.
Bài 4: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe
3
O
4
, Fe
2
O
3
cần
0,05mol H
2
. mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch
H
2
SO
4
đặc nóng thì thu được thể tích V ml SO

2
ở đktc. Giá trị của V là:
A. 112ml B. 224ml C. 336ml D. 448ml
Bài 5 : Một chiếc kim bằng sắt lâu ngày bị oxi hoá sau đó người ta cân được 8,2
gam sắt và các oxit sắt cho toàn bộ vào dung dịch HNO
3
đặc nóng thu được 4,48

18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lít khí màu nâu duy nhất ở đktc và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y
thu được m gam muối khan
1. khối lượng chiếc kim bằng sắt là:
A. 6,86gam B. 3,43gam C. 2,42gam D. 6,26gam
2. Gía trị của m gam muối là:
A. 29,645gam B. 29,5724gam C. 31,46gam D. 29,04 gam
D. Kết quả thực nghiệm sư phạm:
1. Mục đích thực nghiệm sư phạm:
* Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra tác dụng phát
triển tư duy hoá học cho học sinh của hệ thống bài tập và áp dụng phương pháp
giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại phản ứng với dung dịch axit vô cơ.
* Thực nghiệm sư phạm nhằm trả lời câu hỏi : Sử dụng phương pháp
giải nhanh bài tập trắc nghiệm phần kim loại tác dụng với dung dịch axit vô cơ
có giúp ích thật nhiều cho học sinh, tiết kiệm thời gian giải một bài tập trắc
nghiệm, có gây hứng thú học tập cho học sinh hay không ?
2. Nội dung thực nghiệm:
Dạy thực nghiệm các tiết lý thuyết và luyện tập có lồng ghép hệ thống
phương pháp giải và các bài tập vận dụng sử dụng giải nhanh bài tập trắc
nghiệm.
3. Phương pháp thực nghiệm:

a. Chọn mẫu thực nghiệm:
Chọn các lớp 11C
8
, 11C
9
của trường làm mẫu thực nghiệm. Qua kiểm
tra các lớp được chọn có điểm trung bình môn hoá học tương đương nhau.
Trong quá trình giảng dạy chọn lớp 11C
9
làm đối chứng , lớp 11C
8
làm lớp thực
nghiệm.
b. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm:
Sau khi được chọn học sinh của 2 lớp tham gia một bài kiểm tra có 100 %
trắc nghiệm và có 40 câu trong thời gian 60 phút về kiến thức phần vô cơ và

19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
phương pháp giải bài tập. Kết quả của bài kiểm tra được xem là một yếu tố đầu
để khẳng định cách chọn mẫu thực nghiệm và sự tương đương của 2 lớp.
4. Kết quả kiểm tra thực nghiệm:
a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:
Kết quả kiểm bài kiểm tra học sinh ở 2 lớp được trình bày trong bảng số liệu
sau:

Lớp
T/số
Số học sinh đạt điểm
Điểm

trung
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11C
8
50 0 0 0 2 3 13 19 5 4 3 2 6,1
11C
9
50 0 0 0 3 2 12 19 4 5 3 2 6,0
Sử dụng phương pháp kiểm định khác nhau giữa 2 trung bình cộng ta nhận
thấy không có sự khác nhau nhiều về chất lượng của 2 lớp. Hay nói cách khác 2
lớp có khả năng học tập tương đương nhau.
b. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm:
Tiến hành kiểm tra học sinh ở 2 lớp sau khi thực nghiệm bài trắc nghiệm với
40 câu trong thời gian 60 phút có vận dụng nhiều loại bài tập sử dụng tỷ lệ
chung để giải nhanh phần kim loại. Kết quả được trình bày trong bảng số liệu
sau:
Lớp
T/số
Số học sinh đạt điểm
Điểm
trung
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11C
8
50 0 0 0 0 4 12 14 9 6 3 2 6,3
11C
9
50 0 0 0 0 0 7 12 14 8 4 5 8,2
Qua bảng trên ta thấy chất lượng họ sinh khá giỏi được nâng lên rõ rệt
* Lớp 11C

8
; Số học sinh đạt 7 điểm trở lên: 20 em ( 40,0%)
* Lớp 11C
9
: Số học sinh đạt điểm 7 trở lên: 31 em( 62,0%)

20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Sử dụng phương pháp giải nhanh
bài tập kim loai phản ứng với dung dịch axit vô cơ” đã đạt được kết quả như
sau:
1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của các phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm vô cơ , giúp học sinh phát triển tư duy hoá học, nhằm nâng hiệu quả
hoạt động học tập của học sinh , đặc biệt trong các kỳ thi quốc gia , thi tốt
nghiệp lớp 12, thi đại học và cao đẳng.

21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
2. Đề tài này đã giúp tích cực hơn và tự tin hơn trong hoạt động tìm kiếm
hướng giải cho các bài toán trắc nghiệm. Tiết kiệm rất nhiều thời gian cho học
sinh khi làm các đề thi trắc nghiệm. Từ chỗ nhiều em còn lúng túng khi giải toán
thì nay phần lớn các em đã biết vận dụng thành thạo trong giải toán hoá học .
Điều đáng mừng có nhiều em đẫ biết vận dụng sáng tạo trong giải toán hoá học
có nhiều cách hay và thông minh.
3. Tuy nhiên trong khi nghiên cứu đề tài còn có những sai sót hoặc chưa
thấy hết các khía cạnh của dang bài tập này. Rất mong sự đóng góp của các
đồng nghiệp để bản thân tôi có được thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hoá ngày 19 tháng 5 năm

2012
Người viết
Phạm Thị Ngọc

22

×