Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

đánh giá khả năng ảnh hưởng tới môi trường từ đó đề xuất các giải pháp để3 nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế khả năng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường của phân bón, hcbvtv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 34 trang )

1

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung
1. Giới thiệu sơ lược về phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Phân loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
1.3. Sự chuyển hóa của hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong môi
trường
2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp và môi trường
3. Hiện trạng sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam
4. Điều tra tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
4.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
4.2. Thực trạng sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện
4.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và hóa chất BVTV của người
dân tới môi trường địa phương
4.4. Đề xuất phương án giải pháp giảm thiểu tác động xấu của phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường tại địa phương
III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo


2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất nông nghiệp là một ngành truyền thống trong cơ cấu nền kinh


tế của nước ta. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang
bị thu hẹp dần qua từng năm (tính đến năm 2010 giảm hơn 170.000 ha).
Trong khi đó dân số nước ta đông và vẫn liên tục tăng qua các năm. Các vấn
đề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực của quốc gia
(nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn, tăng 5 triệu tấn
so với năm 2005). Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì
khó lòng có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
Trước những thách thức để tăng sản lượng, chúng ta buộc phải tăng
năng suất bằng cách nâng cao trình độ thâm canh, quay vòng sử dụng đất
nhiều, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao
hiệu quả canh tác. Tuy nhiên với hiệu quả mà việc sử dụng phân bón và hóa
chất bảo vệ thực vật mang lại thì việc sử dụng không hợp lý của phần lớn
người dânlại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa nâng cao sản lượng vừa đảm
bảo vấn đề môi trường là một công việc mà ngành nông nghiệp và môi
trường của chúng ta phải đối mặt giải quyết.
Quỳnh Phụ là một huyện thuần nông thuộc phía Tây Bắc tỉnh Thái
Bình với đa số dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và vấn đề sử dụng
hiệu quả, hợp lý phân bón, HCBVTV vào sản xuất nông nghiệp cũng đang
được hết sức quan tâm. Vì vậy em làm đề tài này với mục đích đánh giá tình
trạng sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Quỳnh Phụ;
đánh giá khả năng ảnh hưởng tới môi trường từ đó đề xuất các giải pháp để
3

nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế khả năng gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường của phân bón, HCBVTV.

II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu sơ lược về phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
1.1. Một số khái niệm cơ bản

Hóa cht dùng trong nông nghip: bao gồm hóa chất dùng trong trồng trọt
(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) và hóa chất dùng trong chăn nuôi (thức ăn
tổng hợp, thuốc thú y,…).
Thuc bo v thc vt (thuc BVTV): là những chế phẩm có nguồn gốc hóa
chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh
vật gây hại tài nguyên thực vật. Gồm các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm
rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Pháp lệnh bảo vệ và Kiểm dịch thực
vật nước CHXHCNVN và u l Qun lý thuc BVTV).
Thuốc BVTV có độc tính chọn lọc sử dụng trên cây trồng vẫn có khả năng
gây ô nhiễm môi trường nếu sử dụng không đúng cách.
Phân bón: là các chất có chứa dinh dưỡng khoáng thiết yếu sử dụng để tăng
năng suất cây trồng và chống suy thoái đất. trong quá trình sử dụng phân bón,
chúng sẽ chuyển hóa trong các điều kiện xác định (tạo điều kiện cho cây trồng sử
dụng được nhưng đồng thời tác động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đặc biệt
khi chúng ta quản lý không tốt).
Dch hi: dùng để chỉ mọi loài gây hại cho mùa màng, nông lâm sản, cho
môi trường sống. Bao gồm các loài côn trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ dại,
4

các loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng. Danh từ này không bao
gồm các vi sinh vật gây bệnh cho người.
Thuc tr dch hi: là những chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn ngừa,
tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại cho cây trồng, nông lâm sản, gia súc hoặc
những loài dịch hại gây hại, cản trở quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển
nông lâm sản, những loại côn trùng, gây hại cho cây trồng và gia súc.
1.2. Phân loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
1.2.1. Phân loi thuc bo v thc vt
Hiện nay thuốc BVTV rất đa dạng phong phú cả về chủng loại và số

lượng. tuy nhiên có thể được phân loại thuốc BVTV thành các loại như: thuốc trừ
sâu (gồm các hợp chất cơ clo, cơ phophat, cacbamat, pyrethroid và thuốc trừ sâu
thực vật); thuốc diệt cỏ; thuốc diệt nấm; thuốc diệt loài gặm nhấm; thuốc hun
khói;…
 Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Gốc clo hữu cơ: các loại thuốc thuộc nhóm này đã đưa vào danh mục bị
cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó rất cao.
- Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ): từ những năm 40 va 50 các thuốc
BVTV gốc lân hữu cơ bắt đầu được sử dụng.Dẫn xuất từ các acid
phosphoric, trong công thức có chứa P, C, H, O, S,… có khả năng diệt trừ
một số loài sâu bệnh và một số thiên địch.
- Carbamate: thuốc có đặc tính tốt là ít độc đối với động vật có vú và khả
năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi.
- Pyrethoid và pyrethrum: pyrethrum được chiết xuất từ cây hoa cúc, diệt
sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc và dễ bay hơi, nhanh phân hủy trong môi
trường và thường không tồ tại trong nông sản.

5

 Phân hoại theo nguồn gốc
- Vô cơ
- Nguồn gốc thảo mộc
- Hữu cơ tổng hợp: clo hữu cơ, phosphor hữu cơ,…
- Vi sinh vật: nấm, vi khuẩn, …
 Phân loại theo tính độc của thuốc
Bng phân loc tính thuc bo v thc vt ca t chc Y T Th Gii
(WHO) và t ch Gii (FAO)
Loại độc
LD
50

(chuột) (mg/kg thể trọng)
Đường miệng
Đường da
Chất rắn
Chất lỏng
Chất rắn
Chất lỏng
Ia (cực độc)
≥5
≥20
≥10
≥40
Ib (rất độc)
5-50
20-200
10-100
40-400
II (độc vừa)
50-500
200-2.000
100-1.000
400-4.000
III (độc nhẹ)
>500
>2.000
>1.000
>4.000
IV loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường
(Ngun: Asian Development Bank, 1987)


1.2.2. Phân loi phân bón hóa hc
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chúng ta thường sử dụng các loại phân
bón thương phẩm, có tới 2005 loại phân bón thương phẩm chia thành 4 nhóm:
 Phân hữu cơ.
Là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung
cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.


6

 Phân vô cơ (phân hóa học).
Cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây ở dạng dễ
tiêu.
 Phân vi sinh vật
Là các sản phẩm có chứa 1 hay nhiều chủng vi sinh vật giống đã được tuyển
chọn có mật độ đạt tiêu chuẩn quy định.
Được chia thành 2 nhóm: phân vi sinh vật với chất mang được thanh
trùng có mật độ vi sinh vật cao và phân vi sinh vật với chất mang không thanh
trùng có mật độvi sinh vật thấp.
 Phân sinh hóa
Có chứa enzyme, acid hữu cơ hoặc chất kích thích sinh trưởng cây trồng theo
hướng có lợi cho năng suất cây trồng.
1.3. Sự chuyển hóa của hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong môi
trường.
Các thuốc bảo vệ thực vật khi được phun rải lên cây trồng, nông sản,… do
chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường làm giảm hiệu lực của thuốc và thất
thoát. Một phần thuốc bị phân hủy do tác động của các yếu tố vô sinh (độ ẩm, ánh
sáng,…) và các yếu tố sinh học như tác động của vi sinh vật trong đất, thực vật và
đi vào môi trường, một phần tồn lưu trong cơ thể sinh vật, sâu hại.
Phân bón và HCBVTV có thể khuếch tán vào môi trường bằng nhiều con

đường khác nhau:
- Trong môi trường đất: thuốc BVTV khi phun lên cây trồng thì có khoảng
50% rơi xuống đất, tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp lắng gọi là dư
lượng gây hại đáng kể cho cây trồng. sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là
7

yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của thuốc
BVTV.
Phân bón sau khi được bón vào đất dưới tác động của các yếu tố môi trường
sẽ chuyển hóa đa dạng thành các dạng chất dinh dưỡng khoáng để cây trồng
sử dụng nhưng cũng dễ bị thất thoát do qua trình rửa trôi gây ảnh hưởng xấu
tới môi trường và nông sản.
- Trong môi trường không khí: thuốc sau khi được phun vào môi trường không
khí sẽ ở dạng bụi hoặc dạng hơi. Dưới tác dụng của gió sẽ khuếch tán và di
chuyển xa đến nơi khác.


- Trong môi trường nước: khi đất bị ô nhiễm sẽ dẫn đến ô nhiếm môi trường
nước. thuốc trừ sâu trong đất dưới tác động của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy,
lắng đọng trong các lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,… sẽ làm ô nhiễm nguồn
nước.
Thuốc bảo vệ thực vật tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy trì được
đặc tính lý hóa của chúng khi di chuyển và phân bố trong môi trường nước.
các chất bền vững có thể tích tụ trong môi trường nước đến mức gây độc.
Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng di chuyển rất nhanh
theo gió và nước.

8

Bng: Tính tan ca hóa cht bo v thc vc.

Loại thuốc
Tính tan trong nước
(mg/l)
Loại thuốc
Tính tan trong nước
(mg/l)
Aldrin
0,01
Carbaryl
40
Isobenzan
0,4
Dieldrin
0,18
Haptechclo
0,056
DDT
0,0012
Diazinion
40
Parathion
24
Malathion
145
Dimethoate
2500
2, 4 – D
890
2-4-5 T
280

Lindan
7,0
Carbofuran
700

Tuy nhiên sau một thời gian thuốc bảo vệ thực vật bằng nhiều con đường
khác nhau sẽ bị chuyển hóa và mất dần không còn gây hại cho môi trường thông
qua các quá trình như:
- Sự bay hơi: thuốc bảo vệ thực vật có thể bay hơi, tốc độ bay hơi của một loại
thuốc phụ thuộc vào áp suất hơi, dạng hợp chất hóa học và điều kiện thời tiết.
- Sự quang phân: là sự phân hủy thuốc bảo vệ thực vật khi tiếp xục với ánh
sáng mặt trời. Các thuốc trừ sâu có sự quang phân khác nhau, trong đó nhóm
pyrethoid dễ bị ánh sáng phân hủy.
- Sự cuốn trôi và lắng trôi: thuốc bảo vệ thực vật bị cuốn trôi từ trên là do tác
dụng của nước hay thuốc trên mặt đấtcuốn trôi theo dòng chảy đi nơi khác
hoặc lắng xuống lớp đất dưới sâu.
- Hòa loãng sinh học: sau khi thuốc vào cây, cây trồng vẫn tiếp tục sinh trưởng
và phát triển. Nếu lượng thuốc BVTV không bị phân hủy thì tỉ lệ phần trăm
lượng thuốc trên cây vẫn sẽ bị giảm.
- Chuyển hóa thuốc trong cây: các thuốc BVTV ở trong cây bị chuyển hóa
theo nhiều cơ chế: mất/giảm/tăng hoạt tính sinh học ban đầu.
9

- Phân hủy do sinh vật đất:hoạt động của vi sinh vật đất thường dẫn đến sự
phân hủy của thuốc.
Quá trình phân hủy, chuyển hóa thuốc BVTV hay phân bón trong đất thường
tạo thành các chất dễ hấp thụ đối với cây trồng hoặc những chất không độc hại,
tăng độ phì nhiêu cho đất nhưng cũng có thể tạo thành những chất độc hại, có khả
năng gây ô nhiễm môi trường.
2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong

sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2.1. Tác động tích cực của phân bón và HCBVTV đối với sản xuất nông
nghiệp và môi trường.
 i vi sn xut nông nghip
Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng: bón phân là một biện
pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng. Theo FAO, trung
bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng, 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên
chất chính sẽ thu được 10 tấn hạt ngũ cốc. Qua đó cho thấy không bón phân hóa
học không thể có năng suất cao.
Phân bón cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các biện pháp kỹ thuật trồng
trọt: các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như làm đất, giống,… chỉ phát huy hiệu quả
trên cơ sở bón phân hợp lý.
Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây trồng:
 phân đạm làm tăng hàm lượng protein, caroten trong sản phẩm, làm giảm
hàm lượng chất xơ trong sản phẩm;
 Phân kali có khả năng tạo phẩm chất tốt liên quan đến chất khoáng, đường,
protein, vitamin,…
 Phân lân có tác dụng tốt với phẩm chất các loại rau cỏ chăn nuôi, chất
lượng hạt giống cây trồng.
10

 Chất trung lượng có tác dụng làm tăng chất lượng protein, tinh dầu cho cây
trồng.

 ng s phát trin t

Hình 2: Phân bón n chng nông sn
Ngoài ra thì bón phân hợp lý, hiệu quả còn làm tăng thu nhập cho người dân.
Bón phân cân đối trong trồng trọt còn giúp giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất
cao và chất lượng sản phẩm.

Sâu hại ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng cũng như phẩm chất cây
trồng, thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng có thể làm giảm 20% đến
25% năng suất, có khi đến 50%. Khi sâu bệnh phát triển thành dịch, tác hại của
sâu bệnh là rất lớn, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi đó rất càn một biện pháp
11

có thể dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng để có thể bảo vệ cây trồng cũng như
không làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Biện pháp được ưu tiên hàng
đầu là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 3: S i trên hoa màu

Hình 4: Loài sâu ho ôn trên cây lúa
Đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ ngày càng cao, phòng trừ dịch hại ngày
càng tăng trong sản suất nông nghiệp. Đây là biện pháp phòng trừ quan trọng
trong các biện pháp phòng trừ dịch hại với ưu điểm nổi trội: có thể diệt dịch hại
nhanh, triệt để đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng dịch trong thời gian ngắn,
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công tác bảo vệ thực vật và trồng trọt nói chung;
dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau đem lại hiệu quả ổn định và
nhiều khi là biện pháp duy nhất có thể áp dụng.
12

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phối hợp hài hòa với các biện pháp
phòng trừ dịch hại khác để đem hiệu quả cao về mọi mặt. HCBVTV góp phần cao
trong phòng trừ dịch hại giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, bảo vệ
năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, đem lại thu nhập cao cho sản xuất.

.
 Bón phân và s dng thuc bo v thc vt giúp bo v và ci thin môi
ng:

Đất trồng trọt nếu không bón phân sẽ bị suy thoái. Bón phân hợp lý làm tăng
độ phì nhiêu cho đất, tăng mạnh năng suất cây trồng (đặc biệt đối với đất xấu)
Bón nhiều phân hữu cơ có tác dụng cải thiện tính chất và độ phì nhiêu đất.
Bón phân trong trồng trọt còn tạo cho cây trồng phát triển tốt, che phủ đất tốt hơn,
hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.
Bón phân nitơ hóa học ngoài việc làm tăng sản lượng cây trồng còn làm tăng
tỉ lệ đạm hữu cơ và độ phì nhiêu đất (tính toán ở Pháp cho thấy 40% N của phân
bón không được cây sử dụng được dùng vào việc tăng N hữu cơ và độ phì nhiêu
cho đất).
13

Bón phân cân đối cho cây trồng còn giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu
bệnh hại, làm giảm nhu cầu sử dụng HCBVTV gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Như vậy bón phân hợp lý trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo
cho năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng cao mà còn giảm thiểu ảnh hưởng
xấu của phân bón, HCBVTV góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Tác dụng tích cực của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường:
Trong thâm canh, đặc biệt khi kiến thức nông hóa không được trang bị đầy
đủ và chỉ chú trọng tới hiệu quả kinh tế sẽ gây tác động xấu tới môi trường sinh
thái, tạo điều kiện phát triển dịch hại cây trồng → rất cần sư dụng HCBCTV để
dập tắt và khống chế dịch hại, ổn định và cân bằng sinh thái nông nghiệp, tạo cơ
sở cho việc sử dụng các biện pháo phòng trừ dịch hại khác.
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh
học, bảo vệ năng suất cây trồng với chất lượng nông sản tốt; giúp giảm diện tích
canh tác, hạn chế ảnh hưởng xấu do hoạt động sản xuất nông nghiệp tới môi
trường sinh thái và xã hội.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tới sản
xuất nông nghiệp và môi trường.
 Ti sn xut nông nghip.
Phân bón và HCBVTV có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây trồng

phát triển tốt, năng suất cao và nó chỉ gây hại tới cây trồng trong trường hợp
người sử dụng không đúng kỹ thuật, quá liều lượng và không phù hợp với đặc
điểm tính chất của đất và cây trồng sẽ làm cho cây trồng có dấu hiệu “ngộ độc”:
phát triền không cân đối, chậm phát triển, năng suất thấp.
Ngoài ra trên đồng ruộng bên cạnh những loài sinh vật có hại còn có khá
nhiều sinh vật có ích – gọi là thiên địch, có vai trò tiêu diệt sâu hại trên đồng
14

ruộng. Khi dùng thuốc BVTV bừa bãi, lạm dụng, không hợp lý thuốc sẽ tác động
xấu đến các sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh học, làm giảm tính đa dạng
của quần thể sinh vật; làm xuất hiện dịch hại mới hay phát tán dịch hại.
 ng tiêu cc ca phân bón và hóa cht bo v thc vt ti môi
ng.
ng tiêu cc ca phân bón tng:
Tới môi trường không khí: phân bón góp phần trong ảnh hưởng lớn nhất mà
sản xuất nông nghiệp tác động vào khí quyển là các chất thải CO, NO, CH
4
, NH
3

(tác nhân làm suy giảm tầng Ozon. Đáng chú ý nhất là CH
4
do phân giải các
Hidrat cacbon trong điều kiện yếm khí (chiếm 40-46% tổng lượng khí thải do
phân bón gây ra, nhiều nhất trong sản xuất lúa).
Tới môi trường đất, nước:
- Trong các loại phân bón, các dạng đạm đều rất linh động, có khả năng chuyển
hóa đa dạng, dễ cung cấp dinh dưỡng cho cây nhưng cũng đễ bị thất thoát,
gây ảnh hưởng tới môi trường nhiều nhất. Đặc biệt trong điều kiện bón phân
không cân đối, không đúng kỹ thuật. NO

3
– sản phẩm của quá trình nitrat hóa
từ các dạng phân đạm chính là mối đe dọa cho các nguồn nước và sức khỏe
co người qua 2 loại bệnh: hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh, ung thư dạ dày ở
người lớn.
Bng NO
3

trong dung dt   sâu 50 và 140 cm (mg/l)
Công thức
bón
Tưới bình thường
Tưới có quản lý
50cm
140 cm
50cm
140cm
Không bón
92,7 ±86
193± 33
59,3± 43
-
Bón ure
447,2 ± 90
425 ±53
215,2 ± 71
413 ± 55
Bón Compost
131,1 ± 61
404 ± 48

187,7± 65
219± 53
15

(Ngun J.A.Diez và cng s - 1994)
- Ngoài ra, hiện tượng gây phú dưỡng nguồn nước do sự tích lũy đạm và lân
trong thủy vực làm cho các loại tảo, vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh gây
ô nhiễm nguồn nước và không khí.
- Các loại phân hữu cơ có hàm lượng kim loại nặng thấp khi dùng với lượng
lớn (nhiều chục tấn/ha) có thể gây tồn đọng là đáng kể (đặc biệt là trong phân
rác và bùn cặn thải).
- Việc sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau gây ảnh hưởng tới môi trường rõ
- Bón phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí (làm tích lũy axit hữu cơ), bón
phân hóa học gây chua đất. Tuy nhiên sự thay đổi tuyệt đối chậm (bón 9 năm
liên tục mỗi năm 120kg amon nitrat/ha làm pH giảm 0,1 đơn vị).
- Việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu
hoạch, làm suy thoái đất trồngđang là vấn đề môi trường không nhỏ ở nước
ta. Dù bón ít phân (cả hữu cơ và vô cơ) nhưng thiếu hiểu biết cần thiết chho
việc bón phân an toàn và hiệu quả thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh
hưởng xấu tới môi trường.
ng tiêu cc ca HCBVTV tng.
Ở vùng phun thuốc gây ô nhiễm môi trường không khí.Thuốc có thể di
chuyển đi xa nhờ gió gây ô nhiễm môi trường không khí rộng hơn. Khi thuốc tồn
tại trên cây hay trong đất tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường không khí trong một
thời gian nhất định.
Với môi trường đất, nước thì dù xử lý thế nào thuốc BVTV vẫn sẽ đi vào
trong đất, tồn tại trong các lớp đất trong thời gian không giống nhau. Thuốc
BVTV có thời gian phân hủy dài, dùng liên tục có thể tích lũy trong đất một
lượng lớn.
16


Khi tồn tại trong đấtcác thuốc BVTV còn tham gia vào 2 quá trình di
chuyển: quá trình di động và quá trình thấm sâu vào các tầng đất.
Thời gian thuốc tồn tại có thể gây ô nhiễm đất; tích lũy sinh học vào chuỗi
dinh dưỡng; ảnh hưởng xấu đến khu hệ sinh vật đất, giun đất,… làm chất hữu cơ
không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng, độ phì nhiêu giảm sút.
HCBVTV còn tích đọng và gây ô nhiễm trước hết trong bề mặt ruộng lúa,
sông ngòi, ao hồ và sau đó xuống nước ngầm. Chúng có thể tiêu diệt tôm, cua, cá,
rong rêu và tảo,… gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.
3. Hiện trạng sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp ở nước ta.
3.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay
Từ sau khi có nghị quyết khoán 10 về việc giao ruộng đất cho nông dân và
chính sách coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nền nông nghiệp của chúng
ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Nước ta từ một nước thiếu đói về lương
thực đến nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hiện nay sản
xuất nông nghiệp đã và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đặc
biệt là cac tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vốn được coi
là 2 vựa lúa của cả nước.
Mặc dù diện tích trồng trọt của nước ta hiện nay đang có xu hướng giảm
nhưng sản luongj lương thực hàng năm của chúng ta vẫn liên tục tăng. Năm 1990
năng suất lúa mới chỉ đạt 31,9 tạ/ha/năm. Năm 2003 năng suất trung bình của
Việt Nam đạt 46,3 tạ/ha, tăng 1,45 lần so với năng suất trung bình năm 1990.
Nguyên nhân do chúng ta ngày càng nâng cao năng suất cây trồng do việc sử
dụng các loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật vào sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu trồng trọt ngày càng đa dạng, nếu trước đây chúng ta thường chỉ
trồng lúa, ngô, khoai thì hiện nay cơ cấu cây trồng đã tăng lên với các cây công
17

nghiệp ngắn ngày như: cây đay, cói, đậu tương, lạc, vừng, cây thuốc lào,…; cây

rau các loại,… đã giúp người nông dân tăng thêm thu nhập
3.2. Hiện trạng sử dụng phân bón
Nước ta là một nước nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời nhưng so với
thế giới mãi đến năm 50 của thế kỷ XX chúng ta mới làm quen với phân bón hóa
học . Tuy vậy mức độ sử dụng phân bón hóa học của nước ta mỗi năm một tăng.
Năm 1980 cả nước sử dụng 500.000 tấn phân đạm (quy về đạm tiêu chuẩn) và
trên 200.000 tấn phân lân (quy về super photphat đơn). Đến năm 1990 đã sử dụng
2,1 triệu tấn phân đạm và 650.000 tấn phân đơn.
Trong 5 năm trở lại đây (2001 – 2005) lượng dinh dưỡng sử dụng cho trồng
trọt ngày một gia tăng.
Bng 2: S ng phân hóa hc s d
(: 1000 tng)
Năm
N
P
2
O
5

K
2
O
NPK (kg/ha)
Tỉ lệ N:P
2
O
5
:K
2
O

2000/2001
1245,5
475,0
390,0
171,5
1:0,38:0,31
2001/2002
1071,4
620,2
431,9
165,5
1:0,58:0,4
2002/2003
1251,8
668,0
411,0
179,7
1:0,53:0,33
2003/2004
1317,5
733,2
480,0
-
1:0,56:0,36
2004/2005
1385,5
806,6
516,0
-
1:0,58:0,37

(Ngut và phân bón, Bùi Huy Hin, 2005)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở nước ta lượng phân bón sử
dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm ít
nhất có 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa về thị trường. Trong đó phân đơn,
phân NPK khoảng 1.084 loại, phân hữu cơ - khoáng, phân vi sinh, phân trung – vi
18

lượng và các loại phân khác. Mức sản xuất và sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng
thấp và không cân đối. tỉ lệ dinh dưỡng trung bình thế giới là N : P
2
O
5
: K
2
O là
1:0,47:0,36 trong đó ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là 1:0,37:0,17 và ở Việt
Nam chỉ đạt 1:0,23:0,04 mức độ sử dụng khác nhau ở nhiều vùng.
Lượng phân bón sử dụng cho lúa không đều giữa các vùng trong cả nước.
Liều lượng phân hóa học sử dụng đối với lúa ở đồng bằng sông Hồng 155 – 210 kg
NPK/ha, vùng đồng bằng sông Cửu Long 150 – 200 kg NPK/ha một vụ. Khoảng
80% lượng phân hóa học sử dụng ở nước ta tập trung ở vùng trồng lúa. Tuy nhiên,
do hệ số sử dụng đạm của lúa không cao nên lượng đạm bón cho lúa cao hơn nhiều
so với nhu cầu. Trên các loại đất khác nhau tỉ lệ liều lượng phân bón cho lúa rất
khác nhau.
So sánh mức sử dụng phân bón trung bình/ha canh tác, lượng bón trung bình
của nước ta hiện còn xa mới có thể gây ô nhiễm nhưng ô nhiễm điểm vẫn có khá
nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng không đứng kỹ thuật nên không những
khong đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn tạo khả năng gây ô nhiễm môi
trường: NPK là 1,0 : 0,3 : 0,1 trong khi tỉ lệ thích hợp là 1,0 : 0,5 : 0,3.
Chất lượng phân bón không đảm bảo: Hiện nay ngoài lượng phân bón nhập

khẩu do nhà nước quản lý hoặc các doanh nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất,
còn một lượng lớn phân bón nhập lậu không được kiểm soát và một số cơ sở nhỏ lẻ
sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng.
3.3. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đã được sử dụng rộng rãi ở nước
ta từ những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây bệnh, bảo vệ mùa màng.
Từ đó đến nay, thuốc bảo vệ thực vật vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp,
19

quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng
ký sử dụng ở nước ta.
Trong những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi
cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số
lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Trước năm 1985 khối
lượng BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đên 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và
lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha nhưng thời gian từ năm
1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25 – 38 nghìn tấn. Đặc biệt năm
2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 72.345 tấn. Cơ cấu thuốc BVTV sử dụng
cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả
về số lượng lẫn chủng loại.
Tình trạng không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, vứt bao bì
thuốc BVTV bừa bãi sau khi sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và
dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước,
gây ngộ độc cho động vật thủy sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay.


20


Hing vt v bao bì thuc BVTV ba bãi ng

Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc
ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa trong vòng kiểm soát.
Hàng năm vẫn có một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta. Tình trạng các
thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ ngày càng tăng
cả về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV
tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất
không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo
động. Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ đựng thuốc
BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu
không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp.






21

4. Một số kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo
vệ thực vật tại huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình.


Quỳnh phụ là một huyện nằm
ở phía bắc tây bắc tỉnh Thái Bình.
Là một huyện đồng bằng với diện
tích tự nhiên là 209,6 km
2
trong đó
có32306 ha(năm 2007) là diện tích
trồng trọt , dân số của huyện là

245.188 người (năm 2009), mật độ
bình quân là 1170 người/km
2




4.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quỳnh phụ là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Thái Bình. Chủng loại cây
trồng tại địa bàn huyện rất phong phú và đa dạng, được chia thành những nhóm
cây chủ yếu sau: cây lua, nhóm cây màu lương thực, nhóm cây có chất bột, cây
thực phẩm, rau đậu,… và trong đó thì cây lúa là cây chiếm diện tích chủ yếu
trong hệ thống trồng trọt nông nghiệp của huyện. phần lơn diện tích ngành trồng
trọt là cây lúa: năm 2005 là 24028 ha và năm 2007 diện tích lua cả năm là
23913ha do chuyển dịch diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của năm 2007 đạt 32306 ha tăng 863 ha so
với năm 2006, chủ yếu là tăng diện tích cây trồng vụ đông và các loại rau màu
Lúa trên địa bàn huyện được gieo cấy làm 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa.
Diện tích gieo trồng của cả 2 vụ gần như tương đương nhau , sản lượng hai vụ lúa
22

này trong những năm gần đây đều giảm nhẹ. Tuy nhiên vị thế của cây lúa trong
gieo trồng cây hàng năm của huyện vẫn đứng đầu.

Bng: Dit, sng lúa ca huy 2006
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh (%)

05/04
06/05
Bquân
Lúa
xuân
DT (ha)
12039
12208
11940
101,40
97,80
99,59
NS(tạ/ha)
70,61
71,16
70,15
100,78
98,58
99,67
SL(tấn)
85007,4
172264
83759
202,65
48,62
99,26
Lúa
mùa
DT(ha)
12185

12088
12000
99,20
99,27
99,24
NS(tạ/ha)
57,17
51,8
61,2
90,61
118,15
103,46
SL(tấn)
69661,6
62616
73440
89,89
117,29
102,68
Cả
năm
DT(ha)
24224
24208
23940
99,93
98,89
99,41
NS(tạ/ha)
63,85

122,96
131,27
101,35
101,47
101,41
SL(tấn)
154669
234880
157199
151,86
66,93
100,59
(Ngun: Phòng Nông nghip huyn Qunh Ph)

Các cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú
như: đay, cói, lạc, vừng, đậu tương, thuốc lào,… nhưng chúng lại chiếm một phần
diện tích gieo trồng rất khiêm tốn, năm 2006 là 1311 ha, chiếm 4,24% tổng diện
tích gieo trồng. Các cây thực phẩm rau màu lại rất phát triển do có giá trị kinh tế
cao và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân, nhóm cây này được trồng rất phổ
biến trong vụ đông. Ở nhiều xã như Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội có trình
độ thâm canh cây vụ đông rất cao.



23

4.2. Thực trạng việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện.
 Thc trng s dng phân bón
Ở Quỳnh Phụ sản xuất nông nghiệp trong đó đặc biệt là cây lúa được các cán

bộ khuyến nông hết sức coi trọng trong sản xuất và kỹ thuật chăm sóc. Các
khuyến nông viên thường xuyên tổ chức tập huấn các xã và các nông dân điển
hình, giúp họ nắm vững các kỹ thuật để có thể phổ biến cho địa phương mình
sinh sống. Các kỹ thuật sản xuất chủ yếu là về phân bón: phân đạm, phân kali,
NPK, phân hữu cơ, thuốc BVTV,…
Với phân bón thì tùy theo từng loại cây trồng và các giống khác nhau thì sẽ
yêu cầu loại và lượng phân bón khác nhau để có thể đạt năng suất cao nhất. Ở
Quỳnh Phụ phần lớn nông dân đã bỏ kỹ thuật bón phân đơn như phân đạm, phân
lân hay kali mà thay vào đó là phương pháp bón phân tổng hợp NPK kết hợp với
bón phân đạm và phân kali bổ sung. Các loại phân này người ta có thể mua được
dễ dàng tại các đại lý phân bón ngay tại xã mình sinh sống.


Về cơ bản thì mỗi hộ dân đều có lượng phân bón đầu tư riêng cho cây trồng.
Trung bình thì mỗi hộ dân đều bón khoảng 4,6 kg phân đạm/sào, phân kali là
24

4kg/sào. Phân NPK: đây là loại phân chủ yếu người ta cung cấp dinh dưỡng cho
cây. Trung bình mỗi sào lúa xuân các hộ có mức đầu tư phân NPK là 25kg/sào .
Bên cạnh phân hóa học thì các hộ dân còn sử dụng các loại phân hữu cơ như
phân chuồng: đây là loại phân mà các hộ tự cung cấp được và có tác dụng rất tốt
cho cây trồng và có khả năng cải tạo đất, giúp bổ sung vào trong đất nhiều
nguyên tố mà các phân vô cơ không có. Trung bình người ta sử dụng khoảng 2,7
tạ phân chuồng/sào. Hầu như phân chuồng do chăn nuôi bao nhiêu đều được sử
dụng hết.
S dng phân hn xut nông nghip


Trong mỗi vụ lúa thường bón phân bổ sung từ 2 đến 3 lần tùy vào các đợt
sinh trưởng của cây như bón lót (lúc gieo mạ và lúc cấy lúa), bón thúc (sau khi

cấy khoảng một tháng) và đợt bón đón đòng (lúc lúa lên đòng). Trong đó mỗi đợt
phân bón sau đều có lượng ít hơn lần bón trước
Những gì bà con nông dân làm cũng có phần không giống so với những kỹ
thuật mà khuyến nông đưa ra : cách bón phân cho mỗi loại cũng khác nhau, đặc
biệt là giai đoạn đón đòng (bón tống). Thông thường bón giai đoạn thúc 1 (giai
đoạn mạ): 7-10 ngày, chủ yếu bón đạm. Giai đoạn đẻ nhánh (18-25 ngày): đạm và
lân. Giai đoạn đòng trổ: đạm và kali. Nên quan sát tình trạng của cây để quyết
25

định số lượng và ngày bón (không ngày, không số) và nên sử dụng bảng so màu
lá lúa để quyết định lượng phân đạm. Tùy loại giống có đáp ứng nhiều hay ít phân
mà quyết định số lượng.
Bng so màu lá lúa


Với các cây trồng vụ đông lượng phân bón cũng khác nhau tùy theo từng
loại cây trồng. Với cây ngô trong thời gian trồng khoảng 3 tháng bà con nông dân
lại không giới hạn số lần bón phân cho cây, thường người ta chỉ bón lót cho cây
lúc mới trồng sau đó thỉnh thoảng lại mang phân ra đồng bón cho cây. Với phân
hóa học thường phân được hòa vào nước rồi tưới vào từng gốc cây.Điều này làm
cho cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn, hạn chế thất thoát ra ngoài môi
trường. với phân chuồng thường được đem ủ trục tiếp vào gốc cây trồng và các
phế phẩm đồng ruộng của vụ lúa trước được đem tận dụng ủ vào gốc cây để giữ
ẩm cho cây, hannj chế thất thoát phân bón vào môi trường
Ngoài cây ngô trong vụ đông người ta còn trồng các loại cây như đậu tương,
lạc, khoai tây, khoai lang. Tuy nhiên các loại cây này thường được bón ít phân
hơn và thời gian trồng cũng ngắn hơn.



×