Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

hiệu ứng từ nhiệt lớn trong perovskite, hợp kim intermetalic và hợp kim vô định hình trên cơ sở finemet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.01 KB, 8 trang )

Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1005
HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT LỚN TRONG PEROVSKITE, HỢP KIM
INTERMETALIC VÀ HỢP KIM VÔ ĐỊNH HÌNH TRÊN CƠ SỞ FINEMET

Ngô Đức Thế
*
, Nguyễn Châu, Nguyễn Đức Thọ, Dương Thị Hạnh,
Nguyễn Quang Hòa, Cao Xuân Hữu, Hoàng Đức Anh

Trung tâm Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Đường Nguyễn Trãi, Hà Nội

Hiệu ứng từ nhiệt (MCE) là sự đốt nóng hay làm lạnh vật liệu từ dưới
tác dụng của từ trường từ hóa đoạn nhiệt. Muốn có biến thiên entropy
từ ΔS
m
lớn, vật liệu phải đảm bảo có từ độ bão hòa lớn lẫn chuyển pha
sắt từ - thuận từ sắc nét. Hàng loạt vật liệu từ tiên tiến đáp ứng các yêu
cầu này. Điều rất quan trọng có ý nghĩa thực tiễn là điểm chuyển pha
FM- PM phải gần nhiệt độ phòng và bão hòa từ xảy ra trong trường
nhỏ. Bài này tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khoa h
ọc
vật liệu về các vật liệu có MCE lớn từ perovskite đến các hợp kim
chứa các kim loại 3d-4f và các băng từ mềm VĐH trên cơ sở Finemet.
Các vật liệu nghiên cứu được xem là các ứng cử viên tốt cho các thiết
bị làm lạnh bằng từ hoạt động trong dải rộng nhiệt độ, từ dưới nhiệt độ
phòng cho tới vài trăm độ C.
1. MỞ ĐẦU


Hiệu ứng t
ừ nhiệt (Magnetocaloric effect – MCE) là sự thay đổi nhiệt độ
đoạn nhiệt dưới tác dụng của từ trường ngoài (từ hóa hoặc khử từ).
Khi đặt vật sắt từ vào từ trường ngoài, các mômen từ có xu hướng sắp xếp
theo từ trường dẫn đến sự giảm entropy từ, do vậy nếu quá trình này là đoạn nhiệt
(tổng entropy hệ không đổi) thì entropy mạng tăng lên, tức là vật bị nóng lên.
Ngượ
c lại, nếu ta thực hiện quá trình khử từ một cách đoạn nhiệt, entropy từ tăng
lên dẫn đến sự giảm của entropy mạng làm vật từ bị lạnh đi. Biến thiên entropy từ
ΔS
m
quan hệ với từ độ M và nhiệt độ T theo biểu thức Maxwell [1]:











max
0
),(
H
H
m
dH

T
HTM
S (1)
Trong đó H
max
là từ trường cực đại, H là từ trường tác dụng.
Trong thời gian gần đây, hiệu ứng từ nhiệt thu hút được sự quan tâm đặc biệt
bởi khả năng to lớn trong ứng dụng làm lạnh bằng từ trường với hiệu suất cao (tới
hơn 60%), kích thước nhỏ do vật liệu từ có khối lượng riêng cao hơn nhiều so với
trong các máy lạnh truyền thống sử dụng chu trình nén khí clorofluorocarbon (sinh
khí CFC) và không gây ô nhiễm môi trường.
Để đặc trưng cho khả năng làm lạnh, người ta đưa ra biểu thức về biến thiên
nhiệt độ đoạn nhiệt của vật liệu từ khi được từ hóa:

*
Ngo Duc The: Tel.: 844 5582216, Fax: 844 8589496, E-mail:
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1006



−=Δ
max
0
),(
),(
H
ad

dH
T
HTM
HTC
T
T
(2)
Trong đó C(T,H) là nhiệt dung của vật liệu, T là nhiệt độ hoạt động. Để có giá trị
ΔT
ad
lớn, vật liệu cần có nhiệt dung C nhỏ, nhiệt độ hoạt động cao gần nhiệt độ
Curie và biến thiên entropy từ lớn.
Để thỏa mãn các yêu cầu này, vật liệu cần có mômen từ bão hòa M lớn,
chuyển pha sắt từ thuận từ - sắc nét. Đồng thời, để thích hợp cho ứng dụng, biến
thiên entropy từ lớn trong từ trường biến thiên nhỏ là điều hết sức cần thiế
t.
Loại vật liệu từ nhiệt đã được tập trung nghiên cứu nhiều là các hợp kim liên
kim loại - đất hiếm như Gd [2], Gd
5
(Ge,Si)
4
[3], MnFeP
1-x
As
x
[4], Mn
1-x
As
1-x
Sb

x

[5] là những đại biểu cho vật liệu làm lạnh bằng từ trường ở gần nhiệt độ phòng.
Perovksite [6-13] là một thế hệ vật liệu từ nhiệt được phát hiện cách đây
không lâu. và đã được coi là vật liệu hứa hẹn cho ứng dụng.
Thế hệ vật liệu từ nhiệt mới được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Trung
tâm Khoa học Vật liệu trong thời gian gầ
n đây là các hợp kim vô định hình nền Fe
[15-19]. Chúng kết hợp hầu hết các ưu điểm của vật liệu từ nhiệt và có ưu thế nổi
bật trong ứng dụng làm lạnh bằng từ trường từ nhiệt độ phòng trở lên.
Báo cáo này trình bày một cách tổng quan về nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt
trong một số vật liệu tiêu biểu trong cả ba thế hệ vật liệu: h
ợp kim intermetallic,
perovskite và hợp kim vô định hình tại Trung tâm Khoa học Vật liệu. Đồng thời,
báo cáo cũng phân tích một số ưu điểm và nhược điểm của các vật liệu này.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Chế tạo vật liệu perovksite
- Pr
1-x
Pb
x
MnO
3
(x = 0,1; 0,2; 0,3; 0,5) – Hệ P1
- (La
0,5
Pr
0,5
)
1-x

Pb
x
MnO
3
(x = 0,1; 0,2; 0,3; 0,5) - Hệ P2
- Nd
0,3
Pr
0,3
Sr
0,3
MnO
3
– Mẫu P3
Các mẫu được chế tạo bằng phương pháp gốm truyền thống.
2.2. Chế tạo các hợp kim intermetallic
- Gd
5
M
2
Si
2
(M = Mn, Ge) - Hệ I1
- Gd
98
Co
2
- Mẫu I2
Các hợp kim trên được chế tạo bằng phương pháp nấu chảy bằng hồ quang từ các
kim loại có độ sạch 99,99% và được ủ ở 920

o
C trong 120 giờ trong khí Ar.
2.3. Chế tạo hợp kim vô định hình (VĐH)
- Fe
73,5-x
Cr
x
Si
13,5
B
9
Nb
3
Cu
1
(x = 0-9) - Hệ A1
- Fe
78-x
Cr
x
Si
4
Nb
5
B
12
Cu
1
(x = 0-8) - Hệ A2
Các hợp kim vô định hình được chế tạo bằng phương pháp nguội nhanh trên trống

đồng quay đơn trục với tốc độ làm lạnh khoảng 10
6
K/s. Hợp kim thu được là các
băng vô định hình có chiều dày từ 20-25 μm.
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1007
Để khảo sát cấu trúc và tính chất của các mẫu nghiên cứu, các phép đo đạc
và phân tích đã được thực hiện trên các thiết bị nhiễu xạ tia X, hiển vi điện tử,
phân tích nhiệt vi sai, đo từ tính trên từ kế mẫu rung.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu ứng từ nhiệt trong các perovskite
Hình 1 biểu diễn giản đồ nhiễu
xạ tia X của hệ perovksite P1 Pr
1-
x
Pb
x
MnO
3.
Ta có thể thấy rằng, các
mẫu chế tạo là đơn pha và có cấu
trúc orthorhombic. Đồng thời, tính
toán cho thấy sự thay thế của Pb dẫn
đến sự tăng của hằng số mạng do sự
tăng của bán kính iôn trung bình
<r
A
> ở vị trí A do iôn Pb có bán kính

nguyên tử lớn. Phân tích vi cấu trúc
bề mặt bằng SEM cũng cho thấy mẫu
chế tạo là khá đồng nhất, hạt mịn
(xem hình nhỏ trong hình 1).
Thông qua đo các đường cong
từ nhiệt FC-ZFC được đo trong từ
trường nhỏ 20 Oe, chuyển pha sắt từ
- thuận từ sắc nét đã được quan sát và
giá trị nhiệt độ Curie T
C
cũng đã
được xác định (xem một ví dụ qua
hình 2). Đối với cả hai hệ P1 và P2,
T
C
tăng khi hàm lượng Pb thay thế
tăng lên. Khi tăng hàm lượng Pb, sự
thay đổi lớn về góc liên kết Mn
3+
-O-
Mn
4+
do méo mạng Jahn-Teller lớn
dẫn đến việc tăng cường tương tác
trao đổi kép do vậy dẫn đến việc tăng
tính sắt từ (tăng T
C
) [10].
Biến thiên entropy từ |ΔS
m

|(T) đã được xác định bằng công thức (1) thông
qua việc đo một họ các đường cong M(H) xung quanh T
C
của các mẫu. Hình 3
biểu diễn sự phụ thuộc. Giá trị cực đại |ΔS
m
|
max
đạt được ở gần nhiệt độ Curie và
vật liệu cho hiệu ứng từ nhiệt lớn ở gần nhiệt độ phòng. Điều lý thú là giá trị biến
thiên entropy từ thu được là lớn hơn so với giá trị cực đại của Gd [2] (ở cùng biến
thiên từ trường nhỏ) và do đó là rất khả quan cho mục đích ứng dụng.
20 30 40 50 60 70 80 90 100 110

x = 0,5
x = 0,4
x = 0,3
x = 0,2
x = 0,1


2 Theta (®é)
C−êng ®é (®vty.)
x = 0,1
Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X
h

P
r
1

-
x
Pb
x
M
nO
3
[
1
0
]
.
50 100 150 200 250 300 350 400 450
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
(La
0,5
Pr
0,5
)
1-x
Pb
x
MnO
3

ZFC
FC


M (emu/g)
T (K)
x = 0,1
x = 0,2
x = 0,3
x = 0,4
x = 0,5
Hình 2. Các đường cong từ nhiệt FC
và ZFC của hệ mẫu P2 [11].
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1008
100 150 200 250 300
0.0
1.5
3.0
4.5
x = 0,3
x = 0,5
x = 0,4
x = 0,2
x = 0,1


|ΔS

m
| (J/kg.K)
T (K)
(a)
(a)
120 150 180 210 240 270 300 330 360
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
2.4


|ΔS
m
| (J/kg.K))
T (K)
x = 0,1
x = 0,2
x = 0,3
x = 0,4
x = 0,5
(b)

Hình 3. Biến thiên entropy từ |
Δ
S
m

| của hai hệ perovskite Pr
1-x
Pb
x
MnO
3
[10] (a) và
(La
0,5
Pr
0,5
)
1-x
Pb
x
MnO
3
[11] trong từ trường biến thiên 13,5 kOe.
Hiệu ứng từ nhiệt dương đã được phát hiện tại Trung tâm Khoa học Vật liệu
và đã được công bố lần đầu tiên tại Hội nghị Từ học Quốc tế (ICM) năm 2003
[13]. Hiệu ứng này xảy ra tại vùng chuyển pha phản sắt từ - sắt từ (hình 4a) (được
giả thiết là chuyển pha trật tự điện tích). Hình 4b là biến thiên entropy từ phụ
thuộc vào nhiệt
độ của vật liệu Nd
0,3
Pr
0,2
Sr
0,5
MnO

3
. Ta có thể thấy tương ứng với
vùng chuyển pha phản sắt từ - sắt từ, biến thiên entropy từ có giá trị dương
(∆S
mmax
đạt 1,13 J/kg.K) đồng thời tại vùng chuyển pha sắt từ - thuận từ vẫn cho
giá trị ∆S
m
< 0.
100 150 200 250 300 350 400
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0

T(K)


Nd
0.3
Pr
0.2
Sr
0.5
MnO

3
ZFC
FC
M (emu/g)
(a)
T
CO
100 150 200 250 300 350
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
T (K)

Nd
0,3
Pr
0,2
Sr
0,5
MnO
3


ΔS
m
(J/kg.K)

(b)
T
CO

Hình 4. Chuyển pha phản sắt từ - sắt từ (a) và biến thiên entropy từ dương (b) trong mẫu
Nd
0,3
Pr
0,2
Sr
0,5
MnO
3
[14].
Điểm mạnh của vật liệu perovskite là công nghệ chế tạo đơn giản, độ bền
hóa học cao và nhiệt độ Curie dễ được điều khiển. Nhưng chũng có những điểm
yếu thuộc. Đó là do chúng là vật liệu ôxít, mômen từ bão hòa của vật liệu là thấp
do vậy rất khó đạt được biến thiên entropy từ lớn trong từ trường bé. Mặt khác do
có bản chất là vậ
t liệu gốm với nhiệt dung do vậy đã hạn chế ứng dụng (do khó tạo
ra ΔT
ad
lớn). Đây chính là những điểm yếu của vật liệu perovskite dẫn đến sự
chững lại trong các nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1009
3.2. Tính chất của các hợp kim liên kim loại
Hình 4 biểu diễn sự phụ thuộc của từ độ M vào nhiệt độ của hệ I1

(Gd
5
M
2
Si
2
) và mẫu Gd
98
Co
2
. Có thể thấy rằng, chuyển pha là sắc nét (mẫu M =
Ge) và nhiệt độ Curie rất gần nhiệt độ phòng. Mẫu M = Mn có cấu trúc đa pha dẫn
đến việc chuyển pha sắt từ - thuận từ kém sắc nét.
Đối với mẫu Gd
98
Co
2
, việc thay thế một hàm lượng nhỏ Co cho Gd dẫn đến
việc tăng T
C
về gần nhiệt độ phòng hơn so với của mẫu thuần Gd [2]. Đồng thời,
việc pha tạp này còn làm tăng độ bền của vật liệu đối với môi trường.
Biến thiên entropy từ cho cả hai hệ I1 và I2 đã được xác định trong trường
biến thiên 13,5 kOe (xem hình 5).
Có thể thấy rằng, giá trị cực đại |ΔS
m
|
max
đạt được đối với mẫu Gd
5

Ge
2
Si
2

khá lớn so với kết quả đã công bố của nhóm Gschneidner và Pecharsky [3] trong
biến thiên từ trường nhỏ. Việc thay thế của Co cho Gd trong mẫu I2 dẫn đến việc
dịch vùng làm việc của vật liệu về gần nhiệt độ phòng hơn so với Gd nguyên chất
đồng thời còn làm tăng mạnh giá trị |ΔS
m
|
max
so với của Gd [2]. Mặt khác, chúng
có vùng nhiệt độ làm việc khá rộng (được xác định bằng bán độ rộng của đường
cong ΔS
m
(T)). Điều này rất quan trọng cho mục đích ứng dụng.
Ưu điểm của các hợp kim liên kim loại là có nhiệt dung thấp (do có bản chất
kim loại) và có mômen từ cao (dễ tạo ra biến thiên entropy từ lớn). Tuy nhiên, loại
vật liệu này vẫn bộc lộ những nhược điểm là khó điều khiển giá trị T
C
, độ bền
không cao và chế tạo phức tạp (đặc biệt là các vật liệu chứa các nguyên tố như P,
As ). Hơn nữa, các mẫu chứa nhiều Gd còn có một nhược điểm là có giá thành
cao.
3.3. Hiệu ứng từ nhiệt trong các băng vô định hình (VĐH)
Hình 6 mô tả đường cong từ nhiệt M(T) của hệ băng vô định hình Fe
78-
x
Cr

x
Si
4
Nb
3
Cu
1
(A2) được đo trong từ trường 20 Oe. Có thể thấy rằng chuyển pha
sắt từ - thuận từ là rất sắc nét. Nhiệt độ Curie đã được xác định và cho thấy T
C

100 150 200 250 300 350 400
0
2
4
6
8
Gd
98
Co
2
Gd
5
Ge
2
Si
2
Gd
5
Mn

2
S
i2

M (emu/g)
T (K)
H = 50 Oe

240 260 280 300 320 340
0
1
2
3
4
5
6
7
Gd
98
Co
2
Gd
5
Mn
2
Si
2


|ΔS

m
| (J/kg.K)
T (K)
Gd
5
Ge
2
Si
2

Hình 4. Đường cong M(T) của hệ Gd
5
M
2
Si
2

và Gd
98
Co
2
đo trong từ trường 50 Oe [14].
Hình 5. Biến thiên entropy từ của một số
hợp kim liên kim loại [14].
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1010
giảm gần như tuyến tính theo hàm
lượng Cr thay thế [11] từ vùng nhiệt

độ cao 450 K về vùng nhiệt độ phòng
(T
C
= 297 K – x = 8). Điều này là
tương tự đối với hệ A1. Sự giảm của
T
C
là do sự pha loãng tính chất từ
trong các hợp kim vô định hình làm
giảm tương tác trao đổi sắt từ [9,10].
Cùng với sự giảm T
C
, điềukhông
mong muốn khác là mômen từ bão
hòa cũng giảm nhẹ theo hàm luợng Cr
thay thế.
Biến thiên entropy từ cũng được
xác định bằng các phương pháp đã
được mô tả ở trên. Hình 7 trình bày
biến thiên entropy từ của 2 hệ băng vô định hình phụ thuộc vào nhiệt độ T. Có thể
thấy rằng, giá trị |ΔS
m
|
max
đạt được tại nhiệt độ rất gần nhiệt độ T
C
tương ứng. Một
điểm đặc biệt là giá trị |ΔS
m
|

max
là rất lớn (tới 13,9 J/kg.K cho mẫu
Fe
73,5
Si
13,5
B
9
Nb
3
Cu
1
– Finemet, hay 11,2 J/kg.K với Fe
78
Si
4
Nb
5
B
12
Cu
1
). Khi T
C

được hạ xuống gần nhiệt độ phòng, tuy |ΔS
m
|
max
có giảm nhẹ nhưng các giá trị này

còn rất lớn (8,16 J/kg.K cho mẫu Fe
70
Cr
8
Si
4
Nb
5
B
12
Cu
1
ở 295 K). Biến thiên
entropy từ khổng lồ trong hệ hợp kim vô định hình bắt nguồn từ 2 yếu tố: mômen
từ bão hòa lớn (do chứa hàm lượng Fe cao) và chuyển pha sắt từ - thuận từ rất sắc
nét (do sự đồng nhất cao về phân bố nguyên tử và cấu trúc được tạo ra trong quá
trình chế tạo).
300 350 400 450 500 550 600 650
0
3
6
9
12
15
x = 0
x = 1
x = 3
x = 5
x = 7
x = 9



|ΔS
m
| (J/kg.K)
T (K)
(a)
250 300 350 400 450 500
0
4
8
12
16
x = 8
x = 5
x = 3
x = 1
400 420 440 460 480 500
0
3
6
9
12
1,35 T
1,0 T
0,5 T


|? S
m

| (J/kg.K)
T (K)
x = 0


|ΔS
m
| (J/kg.K)
T (K)
x = 0
(a)

Hình 7. Biến thiên entropy từ của các hợp kim vô định hình: (a) hệ Fe
73.5-
x
Cr
x
Si
13.5
B
9
Nb
3
Cu
1
[18], (b) hệ Fe
78-x
Cr
x
Si

4
Nb
5
B
12
Cu
1
[20].
Có thể nói rằng, phát hiện ra hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ trong các hợp kim
vô định hình là một phát hiện mới bởi vật liệu này kết hợp hầu hết các ưu điểm từ
H
ình 6.
S
ự phụ thuộc vào nhiệt độ của t


độ của hệ Fe
78-x
Cr
x
Si
4
Nb
5
B
12
Cu
1
[20]
.


150 300 450 600 750
0
20
40
60
x = 0
x = 3
x = 7
x = 8
02468
280
320
360
400
440


T
C
(K)
x (at. %)


M (emu/g)
T (K)
H = 20 Oe
Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005



1011
2 thế hệ vật liệu trước nó. Đó là có biến
thiên entropy từ khổng lồ, có nhiệt độ
Curie dễ dàng được điều khiển bởi hiệu
ứng thay thế, nhiệt dung thấp (xem một ví
dụ ở hình 8), tính trễ nhiệt thấp (chi tiết
xem trong tài liệu [20]). Một điểm mạnh
khác rất có ý nghĩa cho ứng dụng là biến
thiên entropy từ khổng lồ dễ dàng đạt
được trong biến thiên t
ừ trường nhỏ (do
chúng thuộc nhóm các vật liệu từ mềm).
Tuy nhiên, vật liệu này cũng có một
nhược điểm là sự bền vững về cấu trúc
không cao do là vật liệu vô định hình.
Để dễ dàng so sánh về kết quả, chúng tôi
liệt kê các thông số của một số vật liệu MCE qua bảng 1.
Bảng 1.Các giá trị T
C
và |
Δ
S
m
|
max
, của một số vật liệu từ nhiệt tiêu biểu.
Vật liệu T
C
(K)
ΔH (kOe) |ΔS

m
|
max
(J/kg.K)
Tài liệu
La
0,7
Ca
0,3
MnO
3
265 13,5 6,7 [21]
La
0,7
Sr
0,3
Mn
0,98
Ni
0,02
O
3
315 13,5 3,54 [9]
Pr
0,9
Pb
0,1
MnO
3
150 13,5 392 Trong bài

Pr
0,6
Pb
0,4
MnO
3
275 13,5 3,70 Trong bài
(La
0,5
Pr
0,5
)
0,6
Pb
0,4
MnO
3
323 13,5 2,06 Trong bài
Gd 294 15,0 4,2 [2]
Gd
5
Ge
2
Si
2
295 20,0 5 [3]
Gd
5
Ge
2

Si
2
290 13,5 6,22 Trong bài
Fe
73,5
Si
13,5
B
9
Nb
3
Cu
1
593 13,5 13,9 Trong bài
Fe
64,5
Cr
9
Si
13,5
B
9
Nb
3
Cu
1
355 13,5 4,1 Trong bài
Fe
78
Si

4
Nb
5
B
12
Cu
1
450 13,5 11,2 Trong bài
Fe
71
Cr
7
Si
4
Nb
5
B
12
Cu
1
307 13,5 8,1 Trong bài
Fe
70
Cr
8
Si
4
Nb
5
B

12
Cu
1
297 13,5 8,16 Trong bài

4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trong ba thế hệ vật liệu từ nhiệt: hợp kim
liên kim loại, perovskite và vô định hình. Đã tạo ra hàng loạt các vật liệu có hiệu
ứng từ nhiệt khổng lồ, hết sức khả quan cho ứng dụng làm lạnh bằng từ ở nhiệt độ
phòng. Nghiên cứu về hiệu ứng từ nhiệt là một xu hướng sôi nổi và mạ
nh mẽ ở
trên toàn thế giới trong thời điểm hiện tại.

400 450 500 550 600 650
100
200
300
400
500


C (J/kg.K)
T (K)
T
C
H
ình 8.
S
ự phụ thuộc của nhiệt dun
g


C vào nhiệt độ của hợp kim vô định
hình Fe
73,5
Si
13,5
B
9
Nb
3
Cu
1

Báo cáo tại Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005


1012
LỜI CẢM ƠN
Các tác giả xin cảm ơn Chương trình Nghiên cứu Cơ bản cấp Nhà nước về sự tài
trợ kinh phí (thông qua Đề tài 811204 và Đề tài 421004).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.H. Morrish, The Physical Principles of Magnetics (Willey, New York, 1963 ),
Chap. 3.
[2] S.Yu. Dankov, A.M. Tishin, V.K. Pecharsky, K.A. Gschneidner Jr., Phys. Rev. B
57 (1998) 3478.
[3] V.K. Pecharsky, K.A. Gschneidner Jr., Phys. Rev. Lett. 78 (1997) 4494.
[4] O. Tegus, E. Bruck, K.H.J. Buschow, F.R. de Boer, Nature 415 (2002) 150.
[5] H. Wada, Y.Tanabe, J. Appl. Phys. 79 (2001) 3302.
[6] H. Terashita, J.J. Garbe, J.J. Neumeier, Phys. Rev. B 70 (2004) 094403.
[7] N.H. Luong, N. Chau, P.M. Huong, D.L. Minh, N.N. Chau, B.T. Cong, M. Kurisu,

J. Magn. Magn. Mater. 242-245 (2002) 760-762.
[8] N. Chau, H.N. Nhat, N.H. Luong, D.L. Minh, N.D. Tho, N.N. Chau, Physica B 327
(2003) 270-278.
[9] Md.A. Choudhury, J.A. Akhter, D.L. Minh, N.D. Tho, N. Chau, J. Magn. Magn.
Mater. 272-276 (2004) 1295.
[10] D.T. Hanh, N. Chau, N.H. Luong, N.D. Tho, to be published in J. Magn. Magn.
Mater.
[11] N. Chau, D.T. Hanh, B.C. Tinh, N.H. Luong, N.D. Tho, to be published in J. Magn.
Magn. Mater.
[12] N. Chau, D.H. Cuong, N.D. Tho, H.N. Nhat, N.H. Luong, B.T. Cong, J. Magn.
Magn. Mater. 272-276 (2004) 1292.
[13] N. Chau, N.D. Tho, N.H. Luong, B.H. Giang, B.T. Cong, to be published in J.
Magn. Magn. Mater.
[14] Hoàng Đức Anh, Cao Xuân Hữu, Nguyễn Châu, Báo cáo tại Hội nghị Vật lý Toàn
quốc lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005.
[15] N. Chau, N.Q. Hoa, N.H. Luong, J. Magn. Magn. Mater. 290-291 (2005) 1547.
[16] N. Chau, N. X. Chien, N. Q. Hoa, N. H. Luong, P. Q. Niem, N. D. Tho, V. V. Hiep,
J. Magn. Magn. Mater. 282 (2004) 174.
[17] N. Chau, N.D. The, C.X. Huu, Proceedings of the 2
nd
International Workshop on
Nanophysics and Nanotechnology (IWONN’04), Hanoi, Vietnam, Oct. 22-23,
2005, p. 51.
[18] N. Chau, P.Q. Thanh, N.Q. Hoa, N.D. The, to be published in J. Magn. Magn.
Mater.
[19] N. Chau, S-C-Yu, C.X. Huu, N.Q. Hoa, N.D. The, N.D. Tho, to be published in
Mater. Sci. Eng. A.
[20] N. Đ. Thế, N.Q. Hòa, C.X. Hữu, N. Châu, Báo cáo tại Hội nghị Vật lý Toàn quốc
lần thứ VI, Hà Nội 23-25/11/2005.
[21] T. Đ. Hiệp, N. Châu, N. Đ. Thọ, N.H. Lương, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Vô tuyến

Điện tử Toàn quốc, Hà Nội, tháng 11/2004, trang 339.

×