Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

bài viết số 6!!!!!!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.37 KB, 3 trang )

Dàn ý:
I.Mở bài:
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận.
II.Thân bài:
1.Giảithích câu ca dao:
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc
của nhân dân ta
∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc
lẫn nhau.
2.Bình luận:
∙ Khẳng định lời khuyên:
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó
với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm.
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người.
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu
của nhân dân ta.
∙ Mở rộng vấn đề:
Bộc lộ bằng hành động cụthể
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên.
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương
khác.
III.Kết bài:
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

_Bài làm_
Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em
ruột thịt với nhau, là đồng bào, nghĩa là cùng sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do đó
phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy còn biểu hiện trong câu ca dao gợi


cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào?
Trước hết, từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm
nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết
bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời
chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm
lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Câu ca dao
phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều
phải đoàn kết “Lá lành đùmlá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Mỗi người Việt Nam dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi
cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. “Người trong một nước” tuy khác nhau về
nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng bên trên những cái khác nhau đó,
mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nahu làm nên tình nghĩa. Chung tổ tông
ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương. Chung trường học ấy là
tình đồng môn. Chung cảnh ngộ ấy là tình đồng cảnh. Chung một mục đích một lí tưởng
sống ấy là tình đồng chí. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một nghề ấy là tình
đồng nghiệp. Chung một họ hàng là tìnhđồng tông
Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta biết
thương yêu, đỡ đần đoàn kết nhau. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt
chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi
tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà
còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất
lẫn tinh thần Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa
phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn
trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tình cảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đất
nước có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực
góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng
chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nayđã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng

của nhân dân ta. Tình đất nước nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát
huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa
trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn
cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện
mạnh mẽ bằng hành động cụ thể là góp lòng góp sức dẫn đến chiến đấu và chiến thắng kẻ
thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, nói theo Bác Hồ, đó là một vật báu được gìn giữ
truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian và thời gian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa người trong một nước ấy không phải chỉ có
lời nói đầu môi cuối lưỡi hay chỉ là ước mơ cho nhau được một đời sống vật chất và tinh thần
sung túc, ấm no mà phải được biểu lộ ra bằng hành động hay việc làm cụ thể và thiết thực.
Chính những hành động hay việc làm thiết thực ấy làm cho tình yêu thương đoàn kết thắm
thiết và cao quý hơn bội phần.
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, cần liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng
bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc không hay, nhân dân ở các
miền còn lại với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”sẽ cảm thấy xót xa trong
cảnh“máu chảy ruột mềm”, từ đó mở lòng

hoặc :

Từ xa xưa dan tộc Viêt nam đã có truyền thống yêu thương,đùm bọc lẫn nhau.Chính truyền
thuyết au cơ là nguồn gốc xuất phát của hai tiếng ''đòng bào'' co 1 ko 2 trong lịch sử thế
giói. truyền thống cao ca , tốt đẹp đó luôn dược nhắc nhở trong nhân dan. Đặc biệt nhân dân
ta còn dùng hình ảnh vi von để khuyên nhủ nhau như câu ca dao:
nhiễu điều phủ lây giá gương
người trong một nước phải thương nhau cùng
*giải thích nghĩa đen nghĩa bóng
-với chúng ta ngày nay câu ca dao vẫn là một bài học xứng đáng để chúng ta tìm hiểu và suy
nghĩ
-nhiễu điều la gì? nhiễu diều là một thứ hàng tơ lụa màu đỏ, ta còn gọi là một tấm vãi
điều.Giá gương là gì? giá gương là vật dụng được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kì vừa đơ lấy

tấm gương soi vừ là vật trang hoàng trong nhà.
-hai vật ấy nếu để riêng rẽ thì sẽ không có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi đem mảnh nhiễu điều
phủ lên giá gương chúng sẽ tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ vừ uy nghiêm .Nhiễu điều
giư cho gương khỏi bụi và dược trong sáng thêm ,gương phản chiếu ánh sáng lồng trong
tấm nhiễu điều ánh lên sắc màu rực rỡ .Do đâu mà chiếc giá gương trở nên lộng lẫy và tấm
nhiễu điều toát lên vẻ ưa nhìn.
-chính vì đưng cạnh nhau phủ lấy, bao bọc lấy , che chở lấy mà cả hai hình ảnh trở nên có
giá trị , có y nghĩa bảo vệ yêu thương
-từ hai hình ảnh ví von đó nhân dân ta đã muốn nêu bật lời khuyên nhủ thắm đượm nghĩa
tình :''người trong một nước thì thương nhau cùng . Lời khuyên nhủ đã trở thành một hơi thở
của dân tộc , gìn giữ cho nhau và truyền từ đời này sang đời khác.Về mặt tình cảm, nhưng
người cùng chung một nước có cùng chung nguồn gốc lịch sử thì phải yêu thương đùm bọc
lẫn nhau
*vậy tại sao người trong một nước phải thương nhau cùng
-mỗi chúng ta đều trải qua giờ phút vinh quang những tháng ngày đen tối của lịch sử dân
tộc . bên cạnh đó chúng ta còn có chung nguồn gốc tổ tiên, nói cù ng một tiếng mẹ đẻ ,
chung môt phong tục tập quán . Chúng ta không khác gì anh em một nhà cùng chung sống
trong bầ không khí ấm cúng gia đình. Là người dân trong một nước có nghĩa vụ tương trợ ,
giúp đỡ lẫn nhau .Xuát phát từ ý tưởng thương dân .Vì danh dự của tổ quốc, người dân trong
một nước sẵn sàng đem sương máu của mình để bạo vệ độc lập tự do .Công dân trong một
nước làm đượ điều hay điề lạ cả nước lấy làm vui mừng xung sướng .Trải qua 4000 năm lịch
sử dân tộc ta đã chứng tỏ được tinh thần yêu nướ đùm bọc của nhân dân , đó là cơ sở của
lòng yêu nước thương nòi .Giữ nước một công việc lớn lao , không chỉ một người hay một
nhóm ngươi làm nổi.Nếu có giặc ngoại xâm mà ai cũng chỉ khư khư giữ lấy của cải riêng của
mình chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc giặc sẽ tiêu diệt hết
người này đến người khác nhưng nếu lúc ấy tất cả mọi người đều đồng lóng hợp sức chống
kẻ thù thì ta có thể chống đở dược giặc .Tinh thần đoàn kết được phát huy cao hơn khi nhân
dân ta từ hai bàn tay trắng đã làm nên cuộc cách mạng tháng tám vang dội , chiến dich điện
biên phủ lẫy lừng và chiến dịch hồ chí minh toàn thắng đã giữ vững nền độc lập
*bài học rút ra

-baif học yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa như người trong một nước.Nếu trong
đấu tranh dựng nước là su dong tam hiep luc thi trong thiên tai bao táp la''la lanh dum la
rach'' ''chị nga em nâng''. tất cả đã trở thành nét dẹp văn hoá trong đòi sống của mỗi con
người
*trách nhiệm
-là một cong dan nhỏ tuổi tự hào voi 4000 nghìn năm van hien chúng ta được kế thừa sự từ
cha ong, hãy biết ơn kính yêu ông bà, nhương cơm sẻ áo với nhưng người bất hạnh
kêt bài
câu ca dao chop đến ngày nay và mãi về sau sẽ vẫn là bài học được đúc kết bằng tâm huyết
của nhân dân, chúng ta phải ghi nhớ:luôn yêu thương , đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn
,hoạn nạn.
__________________

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×