Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài viết số 2 Ban KHTN HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.06 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
KIỂM TRA VIẾT , SỐ 2
MÔN VĂN – LỚP 10
THỜI GIAN 90 PHÚT
I. Câu 1 ( 3 điểm )
Nêu những nét chính về cuộc đời , tác phẩm của Nguyễn Du ?
II Câu 2 ( 7 điểm )
Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”
( Truyện Kiều _ Nguyễn Du )
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA VIẾT, SỐ 1
MÔN VĂN – LỚP 10
I. Câu 1 ( 3 điểm )
a) Cuộc đời ( 2 điểm )
_ Nguyễn Du ( 1766 – 1820 ), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê Nghi Xuân – Hà Tónh.
_ Gia đình q tộc, có nhiều người làm quan, sáng tác văn học.
_ Có thời gian dài Nguyễn Du sống long đong vất vả, gần gũi nhân dân.
_ Năm 1802, Nguyễn Du làm quan với triều đại nhà Nguyễn với thái độ bất đắc chí.
b) Tác phẩm ( 1 điểm )
Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn…
II. Câu 2 ( 7 điểm )
1/ Về kó năng:
Biết cách làm bài văn nghò luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ,
ngữ pháp.
2/ Về kiến thức:
Trên cơ sở cảm thụ tác phẩm, HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phân tích
làm nổi bật các ý sau:
Nội dung:
Diễn biến tâm trạng Kiều trong “Trao duyên” có thể chia làm các bước sau:
_ Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghóa cho Kim Trọng. ( 1,5 điểm )


_ Kiều trao lại những kỉ vật của tình yêu. ( 1,5 điểm )
_ Kiều mong muốn “trở về” gặp lại người yêu. ( 1,5 điểm )
_ Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều. ( 1,5 điểm )
Tóm lại:
Nỗi đau mỗi lúc một tăng dần. Lúc đầu Kiều còn tỉnh táo đè nén nỗi đau để lựa lời khéo
léo nhờ Vân. Sau đó giữa lí trí và tình cảm có sự giằng co. Cuối cùng tình cảm lấn át lí trí. Nỗi
đau dâng lên tột đỉnh, quá sức chòu đựng.
= Giá trò nhân đạo .
Nghệ thuật:
Miêu tả nội tâm, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.
Tiêu chuẩn cho điểm
• Điểm 6 – 7 :
Ý tưởng đầy đủ, phong phú, sâu. Bố cục chặt chẽ. Không mắc lỗi diễn đạt. Văn viết giàu cảm
xúc. Biết bám sát đoạn trích để làm bật trọng tâm. Dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu, chính xác.
• Điểm 4 – 5 :
Ý tưởng tương đối đầy đủ, có thể thiếu vài ý nhỏ, hay ý khái quát. Bố cục tương đối rõ ràng.
Diễn đạt trôi chảy, đôi chỗ còn lúng túng. Có mắc vài lỗi trong diễn đạt. Dẫn chứng chưa thật
đầy đủ.
• Điểm 2 – 3 :
Ý chung chung, hời hợt, nông cạn, nghèo nàn. Bố cục lộn xộn. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều
lỗi diễn đạt. Nắm nội dung đoạn trích hời hợt. Thiếu dẫn chứng.
• Điểm 1 :
Không nắm đoạn trích, xa đề, lạc đề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×