MODUL 24: KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Ngày 03 tháng 2 năm 2014
* NỘI DUNG I: CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
* Thu hoạch 1: Những hạn chế của việc xây dựng đề kiểm tra hiện nay
Nguyên nhân:
- Gv chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng đề kiểm tra.
- Các bước ra đề chưa được chú ý đúng mức như: ma trận, đề, đáp án, thang điểm.
- Kĩ thuật viết đề chưa chuẩn.
- Soạn đề thiếu chiều sâu.
- Đề ít ý đến chú tính sáng tạo, có sự phân hóa quá thấp hoặc quá cao.
* Thu hoạch 2: Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của hs sau khi học xong một chủ
đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn
cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương
trình và thực tế học tập của hs để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng
trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức
sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều
kiện để đánh giá kết quả học tập của hs chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho hs
làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận:
làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho hs làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh
giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của hs theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận
dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng
câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá,
lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp
độ nhận thức.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Cấp độ
Tên
chủ đề (nội
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KN
cần kiểm tra
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm= %
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm= %
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm= %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Cấp
độ
Tên
Chủ đề ( nội dung,
chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ đề 1
Chuẩn KT,
KN cần
kiểm tra
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm=
%
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm=
%
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm=
%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa tại phụ lục)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương );
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học.
Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu
được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng
quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó. Nên để số
lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề
(nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình
để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh
giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên
theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của hs.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó
mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác
định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và
nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một
vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu
sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi hs;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những hs không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của hs;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài
kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án
nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu hs phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của hs;
7) Yêu cầu hs phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề
đến hs;
9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu hs nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi
cần nêu rõ: bài làm của hs sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà hs đó đưa ra để
chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm
bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu,
phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để hs có thể tự đánh giá được bài làm
của mình (kĩ thuật Rubric).
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các
bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc
thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính
khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá
không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không?
Thời gian dự kiến có phù hợp không? (gv tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của gv bằng
khoảng 70% thời gian dự kiến cho hs làm bài là phù hợp).
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và
đối tượng hs (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, gv có thể
tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
===============================================================
Ngày 08 tháng 2 năm 2014
* Thu hoạch 3: Thực hành biên soạn đề kiểm tra.
ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 45phút
Mức độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng thấp Vận dụng cao
I, Phần Văn
-1/Truyện Kiều:
Chị em Thúy Kiều
HS chép
được 4 câu
theo yêu cầu
Nêu được
vẻ đẹp của
Thúy Vân
Số câu : 1
Số điểm: 2
Số câu : 0,5
Số điểm: 1
Số câu : 0,5
Số điểm: 1
Số câu : 1
Số điểm: 2
- 2/ Chuyện người
con gái Nam Xương
Nêu và nhận
định được ý
nghĩa của chi
tiết cái bóng.
Số câu : 1
Số điểm: 2
Số câu : 1
Số điểm: 2
- 3/Truyện Kiều:
Kiều ở lầu Ngưng
Bích
Phân tích được
tâm trạng của
Kiều khi ở lầu
Ngưng Bích
Số câu: 1
Số điểm: 6
Số câu : 1
Số điểm: 6
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
MÃ ĐÊ 1
Câu1 (2 điểm).
Chép lại theo trí nhớ của em những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trong đoạn trích
“ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du? Qua những câu thơ đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của
Thuý Vân?
Câu 2( 2 điểm): Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý
nghĩa gì trong cách kể truyện?
Câu 3( 6 điểm). Hãy phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích”.(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hết
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI (TIẾT 45 THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9. Thời gian: 45phút
Câu 1. (2 điểm) Chép đúng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân được (1 điểm). Mỗi
câu đúng được 0,25 điểm
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Nhận xét về vẻ đẹp của Thuý Vân: Là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang – 1 điểm
Câu 2. (2 điểm): Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên
các thắt, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:
* Đối với Vũ Nương: không muốn con nhỏ thiếu bóng người cha nên nàng đã nói dối con
đó là cha nó. Lời nói dối đó với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.(0,5đ)
* Đối với Trương Sinh: Cái bóng làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ (0,5đ)
+ Cái bóng có ý nghĩa mở nút câu chuyện
* Vì chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng trên tường đ-
ược bé Đản gọi là cha (0,5đ)
* Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương đều đợc hoá giải nhờ cái
bóng (0,5đ)
Câu3 (6 điểm):
Mở bài - Giới thiệu vị trí đoạn trích và hoàn cảnh Kiều phải ra ở
lầu Ngưng Bích
1 điểm
Thân bài - Khung cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng
Bích.
- Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều.
- Tâm trạng của Thuý Kiều: cô đơn, buồn tủi trước không
gian rộng lớn.
- Nỗi nhớ người yêu, nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Kết bài - Cảm nghĩ của em về đoạn trích và về nhân vật Thuý
Kiều trong đoạn trích.
1 điểm
* Thu hoạch 4: Thực hành biên soạn đề kiểm tra.
Ngữ văn 9 Tiết 159 Bài 31
Tiếng Việt: Kiểm tra một tiết
A/ Mục tiêu cần đạt:
-Ôn tập và củng cố về kiến thức ngữ pháp đã học.
-Kiểm tra kĩ năng sử dụng tiếng việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
-Tích hợp với các kiến thức đã học.
B/ Hình thức kiểm tra: Tự luận
Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Chủ đề:
Tiếng Việt
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1/ Câu ghép Chỉ ra mối quan
hệ giữa các vế
.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
2
20%
2/ Thành phần
biệt lập
Chỉ ra thành
phần tình thái
Gọi tên thành
phần tình thái
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
1
10%
0,5
2
20%
1
3
30%
3/ liên kết câu Nhận diện
phép liên kết
Phân tích các
phương tiện liên kết
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
2
20%
0,5
3
30%
1
5
50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
3
30%
1,5
4
40%
0,5
3
30%
3
10
100%
Đề ra:
Câu 1/ Hãy xác định mối quan hệ giữa các vế trong các câu ghép sau :
a) Tôi thích bóng đá nhưng tôi đá rất dở .
b) Tuy trời mưa nhưng Lan vẫn đến rất đúng giờ .
c) Vì trời mưa nên đường lầy lội .
d) Nếu bạn đến muộn, bạn sẽ phải đi một mình .
Câu 2/ Hãy xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu sau :
a) Hình như, hắn đang đến đấy .
b) Bác Ba - người bạn chiến đấu của anh Sáu - đã trao lại cho bé Thu chiếc lược ngà .
c) Cháu đã về đấy ư ?
d) Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu .
Câu 3/ Hãy xác định và chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích sau :
…"Còn chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-ten, cũng đáng
thương không kém. Đó là tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm
lét và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó
là thế nào rồi…" ( Trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông-ten của H . Ten )
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1/ ( 2 điểm ) Xác định mối quan hệ giữa các vế trong các câu ghép: đúng mỗi ý : 0,5
điểm: a - quan hệ tương phản ; b - quan hệ nhượng bộ ; c - quan hệ nguyên nhân ; d - quan
hệ điều kiện giả thiết
Câu 2 / (3 điểm ) đúng mỗi ý : 0,75 điểm .
a- Hình như ( tình thái )
b- " - bạn chiến đấu của anh Sáu - " (phụ chú )
c- …ư ? (tạo tình thái hỏi )
d- Than ôi ! ( cảm thán )
Câu 3/ (5 điểm ) Xác định được các phép liên kết :
+ câu 1 với câu 2 - phép thế ( 1 điểm ); câu 2 với câu 3 - phép thế ( 1 điểm )
+ chỉ ra được các từ ngữ dùng để thế: câu 1 chó sói, bạo chúa của cừu; câu 2 thế các cụm từ
ở câu 1 bằng " đó là một tên trộm cướp " ( 1 điểm ); câu 3 thế bằng: " nó " ( 1 điểm )
+ qua liên kết hình thức (lô gic ) đã liên kết về nội dung, đề tài ( viết về một đối tượng ) ( 1
điểm )
* Lưu ý: Gv có thể căn cứ theo mức độ làm bài của hs để có thể chiết điểm chấm cho hợp
lí hơn
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn: Ngữ văn 9 -Thời gian: 90 phút
Mức độ Tổng cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Văn học
Câu 1
Văn bản “Đồng chí”
2 ý
2,0 điểm
2 ý
2,0 điểm
Tiếng Việt
Câu 2
Sự phát triển của từ
vựng
2 ý
1,5 điểm
1 ý
0,5 điểm
1 ý
1,0 điểm
4 ý
3,0 điểm
TLV
Câu 3
Văn tự sự
2 ý
1,5 điểm
4 ý
2,0 điểm
2 ý
1,5 điểm
8 ý
5,0 điểm
Tổng cộng
6 ý
5,0 điểm
5 ý
2,5 điểm
3 ý
2,5 điểm
14 ý
10,0 điểm
Tỉ lệ
50% 25% 25% 100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy chép lại nguyên văn 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và cho
biết tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào?
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a) Nhà thơ dùng yếu tố miêu tả hay nghị luận?
b) Trong hai câu thơ trên có từ ngữ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
c) Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 5 đến 8 câu), trong đó có sử dụng các từ theo nghĩa
chuyển đã xác định ở trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy kể lại một lỗi lầm mắc phải khiến em day dứt mãi.
(Bài tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận và độc thoại nội tâm).
HƯỚNG DẪN
CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1. (2,0 điểm): Bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:(1,0 điểm)
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
- 3 cơ sở hình thành tình đồng chí: (1,0 điểm)
+ Họ là những người cùng chung cảnh ngộ xuất thân;
+ Họ là những người cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng.
+ Họ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, gian lao trong hoàn cảnh thiếu thốn ở chiến trường.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã dùng yếu tố miêu tả. (0,5 điểm)
b) Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: chân (chân mây); mặt (mặt đất). (0,5 điểm)
c) Viết một đoạn văn: (2,0 điểm)
- Nội dung:
+ Đoạn văn có nội dung miêu tả, ý tương đối trọn vẹn (có thể viết theo nội dung câu
thơ đã dẫn hoặc một nội dung miêu tả khác).
+ Có sử dụng hợp lí các từ chân, mặt theo nghĩa chuyển (có thể: chân mây, chân trời,
mặt đất, mặt biển, mặt sông )
- Hình thức:
+ Viết đúng quy cách đoạn văn.
+ Có độ dài đủ như yêu cầu.
+ Không mắc lỗi diễn đạt.
Cách cho điểm:
- Điểm 2: Trình bày đầy đủ những yêu cầu về nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu trên, song còn mắc một số lỗi như: nội dung chưa thật
trọn vẹn, chưa sử dụng hợp lí các từ theo nghĩa chuyển, mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Bài không viết được gì.
Câu 3. (5,0 điểm)
Bài viết của hs có thể trình bày theo những cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
1/ Yêu cầu 1: (1,0 điểm)
Hs nhận biết đúng kiểu bài văn tự sự; biết vận dụng kiến thức lí thuyết về văn tự sự để
viết bài văn. (1,0 điểm)
2/ Yêu cầu 2: (2,0 điểm)
Hiểu được bài văn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Nêu hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm. (0,25 điểm)
b) Diễn biến quá trình mắc lỗi. (0,75 điểm)
c) Tâm trạng sau khi mắc lỗi. (0,75 điểm)
d) Suy ngẫm của bản thân (0,25 điểm)
3/ Yêu cầu 3: (2,0 điểm)
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để xây dựng thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh, có bố
cục rõ ràng, hợp lí; bài viết phải có văn phong trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, chữ viết
rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả. (1,0 điểm)
- Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại nội tâm. (1,0 điểm)
Cách cho điểm:
* Điểm 4,0 - 5,0:
- Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có tính sáng tạo.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc quá hai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
* Điểm 2,0 – 3,5: Bài viết diễn đạt tương đối đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt được,
không mắc quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, dặt câu
* Điểm 0,5 – 1,5: Bài làm chỉ đạt được một số ý, diễn đạt lủng củng, rời rạc, sai nhiều lỗi
chính tả, dùng từ đặt câu
* Điểm 0: Bài không viết được gì.
===============================================================
Ngày 12 tháng 2 năm 2014
* Thu hoạch 5: Cách chấm bài thi tự luận đảm bảo tính khách quan.
- Để đảm bảo tính khách quan khi chấm bài thi tự luận thì người chấm có thể chấm theo kiểu
phân tích, căn cứ vào các tiêu chí đã định, vào đáp án và thang điểm, có thể chấm đồng loạt
từng câu một, sau đó cộng lại.
- Tổ chức các nhóm chấm, người chấm độc lập, không biết kết quả chấm của nhau, không biết
tên hs, lớp để có thể đảm bảo tính khách quan.
* Thu hoạch 6: Viết hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
ĐỀ NGUỒN+ĐÁP ÁN (gạch chân)
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được sáng tác năm nào? (0,5đ)
a. 1948 b. 1958 c. 1968 d. 1978 [<br>]
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có mấy nguồn cảm hứng ? (0,75đ)
a. một b. hai c. ba d. bốn [<br>]
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được sáng tác vào năm nào? (0,5đ)
a. 1963 b. 1962 c. 1961 d. 1964 [<br>]
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được sáng tác khi tác giả ? (0,75đ)
a. đi học trong nước b. đi chiến đấu c. ở nhà d. đi du học [<br>]
Từ nào dùng sáng tạo và hay nhất trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: (0,75đ)
A. chờn vờn B. biết mấy nắng mưa C. tha thiết D. ấp iu [<br>]
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang âm hưởng dân ca dân tộc nào? (0,5đ)
a. Ê đê b. Ba na c. Vân kiều d. Tà Ôi [<br>]
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ có mấy khúc hát ru? (0,75đ)
a. hai khúc b. ba khúc c. bốn khúc d. một khúc [<br>]
Nhân vật chính trong Lặng lẽ Sa pa là? (0,5đ)
a. người lái xe b. anh thanh niên c. ông hoạ sĩ d. cô kĩ sư [<br>]
Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa là? (0,5đ)
a. anh thanh niên b. bác lái xe c. ông hoạ sĩ d. cô kĩ sư [<br>]
Trong câu: “ Còn anh, anh đứng sững lại đó không nói nên lời.” cụm từ in đậm là thành phần
gì? (0,75đ)
a. trạng ngữ b. khởi ngữ c. cảm thán d. tình thái [<br>]
Để xác định khởi ngữ người ta có thể thêm các từ vào trước nó như: về, đối với, còn các từ đó
thuộc từ loại gì? (0,75đ)
a. tính từ b. chỉ từ c. số từ d. quan hệ từ [<br>]
Tác giả của Ánh trăng là ai? (0,75đ)
a. Nguyễn Du b. Nguyễn Dữ c. Nguyễn Duy d.Nguyễn Thi [<br>]
Tác giả nào quê ở Từ Sơn-Bắc Ninh? (0,75đ)
a. Kim Lân b. Nguyễn Thành Long c. Phạm Tiến Duật d. Huy Cận [<br>]
Trong văn bản thuyết minh thì yếu tố nào sau đây không có? (0,75đ)
a. miêu tả b. tự sự c. thuyết minh d. điều hành [<br>]
Tính thuyết phục của văn bản nghị luận thể hiện ở ? (0,75đ)
a. bố cục b. dẫn chứng c. cách lập luận d. lí lẽ [<br>]
===============================================================
Ngày 16 tháng 2 năm 2014
MODUL 24:
KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
* NỘI DUNG II: CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC CÓ
HIỆU QUẢ.
* Thu hoạch 1: Những tác động tích cực của kiểm tra, đánh giá đến hiệu quả dạy học.
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực
hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực
hiện mục tiêu dạy học ; đánh giá là xác định mức độ đạt được của quá trình dạy học so với
mục tiêu dạy học.
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học
của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi
môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn KT-KN. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được
đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS.
Kiểm tra, đánh giá có thể giúp :
- Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: so sánh kết quả quá trình
dạy học mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề,
chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học) Chuẩn KT-KN của CT giáo dục . Thực hiện chức năng
này, kiểm tra đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
+ Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết
quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS
biết tự đánh giá để tối ưu hoá PP học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là
điều kiện cần thiết :
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong
lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn
thiện PPDH.
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định
nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập;
phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo
dục.
* Thu hoạch 2: Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với việc hỗ trợ dạy học
có hiệu quả.
Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hs, gv và đặc biệt là đối với cán bộ
quản lí.
+ Đối với hs: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những
thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.
- Về giáo dưỡng chỉ cho hs thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót
nào cần bổ khuyết.
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp hs có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như
ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho hs
phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
- Về mặt giáo dục hs có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những
kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thứcc tự giác, khắc phụ
tính chủ quan tự mãn.
+ Đối với gv: Cung cấp cho gv những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy
điều chỉnh hoạt động dạy.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin
về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn
được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục.
==============================================================
Ngày 20 tháng 2 năm 2014
* Thu hoạch 3: Phương pháp quan sát trong đánh giá thái độ.
Quan sát, trong giáo dục học, được hiểu là phương pháp tri giác có mục đích một hiện tượng
sư phạm nào đó, để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc trưng cho quá trình
diễn biến của hiện tượng.
Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi, có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài lớp
thuận lợi cho việc thu thập thông tin để đánh giá về thái độ về giá trị của hs.
Để giúp cho việc quan sát có hệ thống, có thể dùng các kỹ thuật sau để ghi chép, thu thập
những biểu hiện của hs trong quá trình giáo dục:
Ghi chép chuyện vặt.
Phiếu kiểm kê.
Ghi chép chuyện vặt
Trong quá trình quan sát hs, gv có thể ghi lại những chuyện vặt bất chợt gặp phải, nó phản ánh
những nét độc đáo về tính cách thái độ , hành vi của hs; những tình huống, những sự cố trong
hoạt động dạy học và giáo dục.
Việc ghi chép chuyện vặt thích hợp với việc đánh giá các em hs nhỏ tuổi, những hs có nhu cầu
đặc biệt, những hứng thú…
Trong quá trình quan sát, người gv có thể dành cho mỗi em hs (đối tượng quan sát) một tờ
phiếu hoặc vài trang sổ tay để lần lượt ghi vào những điều cần thiết đã quan sát được.
Ví dụ: Phiếu ghi chuyện vặt.
Tên hs :
Lớp học :
Trọng tâm cần quan sát : Thái độ học tập môn học
NGÀY SỰ KIỆN
15.10 Trong tiết học, thấy An rất tích cực hào hứng, tích cực phát biểu ý kiến…
20.11 An chuẩn bị bài chu đáo, sưu tầm tranh ảnh minh họa, đọc thêm tài liệu…
Sau một thời gian ghi chép, gv có thể điểm lại các phiếu, có nhận xét và đưa ra các giải pháp
giúp đỡ các em cho phù hợp.
Phiếu kiểm kê.
Trong quá trình quan sát, để nắm được mức độ thành thạo của hs về một kỹ năng nào đấy
trong học tập, người gv sử dụng phương pháp dùng phiếu kiểm kê.
Ví dụ : Để biết đuợc hs có kỹ năng sử dụng kính hiển vi không, ta có thể lập phiếu kiểm kê
như sau:
Phiếu kiểm kê : Kỹ năng sử dụng kính hiển vi của hs lớp…
Ngày tiến hành ………
TT HỌ TÊN HỌC SINH
LÊN TIÊU
BẢN
ĐIỀU CHỈNH
ÁNH SÁNG
ĐIỀU CHỈNH VẬT
KÍN
ĐIỀU CHỈNH ỐC
VỊ CẤP
SỬ DỤNG MẮT
TRÁI
1 Nguyễn Ngọc Chung
… … … … …
2 Đinh Thị Hằng
… … … … …
…
… … … … …
Đánh giá chung : ….
Điểm cần lưu ý : ….
+ Thiết kế Thang xếp loại ( thang mô tả) trong môn học ngữ văn 9
Là một phiếu kiểm kê nhưng có yêu cầu cao hơn, điều này được thể hiện ở chỗ hs được xếp
hạng theo thang 3 hoặc 5 bậc hoặc theo thứ tự A, B, C, D, E.
Ví dụ: Thang xếp loại hs.
Nội dung: Kĩ năng thảo luận nhóm.
Số hs: ….
Lớp học: ….
Ngày tiến hành: ….
TT HỌ TÊN HỌC SINH
BÁM SÁT
YÊU CẦU
DIỄN ĐẠT BẰNG
LỜI
TRANH LUẬN VỚI
BẠN
ĐỀ XUẤT KẾT
LUẬN
GHI CHÚ
1 Nguyễn Ngọc Chung
3 3 2 2
2 Đinh Thị Hằng
3 3 3 3
3 Hoàng Thị Huyền
1 3 2 1
4 Phan Thị Phượng
2 2 2 1
… … … … …
Chú thích :
Khá : 3
Trung bình : 2
Yếu :1
Đánh giá chung toàn lớp (hoặc nhóm hs)
Chú ý:
Tùy theo yêu cầu đánh giá mà thang xếp hạng có nhiều bậc hay ít bậc.
Xác định rõ tiêu chuẩn của mỗi bậc để việc xếp hạng được chính xác.
* Thu hoạch 4: Sự cần thiết lựa chọn phương pháp để đánh giá thái độ hs.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự
phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề
xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và
hiệu qủa công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình
phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị
của một người hoặc một vật.
Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc
điểm của đối tượng được đo lượng, thẩm định và trên cơ sở hoàn cảnh xã hội;
Đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn vì nó mang tính tổng hợp
nhiều yếu tố. Vì vậy để đánh giá chính xác một hs, một lớp, hay một khóa học, điều đàu tiện
người gv phải làm là xây dựng quy trình, lựa chọn một phương pháp cũng như thu thập các
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
* Những căn cứ để lựa chọn: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của
từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để lựa chọn phương pháp và
xây dựng công cụ thích hợp.
Bài tập 4, bài tập 7 Nội dung 2 modul này thực hành tại tổ chuyên môn