Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tự học bồi dưỡng thường xuyên THCS Module 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.77 KB, 14 trang )

Hoạt động 1
TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP TIẾN
HÀNH.
1/Sự giống và khác nhau giữa các khái niệm: phát hiện, phát minh, sáng chế.
Phát minh (tiếng Anh là Discovery, tiếng Pháp là Découverte, tiếng Nga là Otkrưtije)
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Phát minh: Sự phát hiện một sự vật, một hiện
tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết
tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên
và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố
quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những
nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Phát minh phản ánh
các mối quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng
trong thế giới hiện thực”[2]
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính
chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước
đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người [3].
Một số ví dụ về phát minh như: Archimède phát minh định luật sức nâng của nước,
Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất
biến tiết diện của các quá trình sinh hạt…
Phát minh có các tiêu chí sau: Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách
quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp
dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó
không có giá trị thương mại.
Phát hiện (tiếng Anh cũng là Discovery, tiếng Pháp là Découverte): Là việc khám phá
ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ: Kock
phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium, Colomb phát
hiện châu Mỹ, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường.
Tương tự như phát minh, phát hiện cũng không có tính mới, nó chỉ khám phá ra các vật
thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời
sống, nó không có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán, chuyển quyền


sử dụng các phát minh, phát hiện.
Sáng chế (tiếng Anh và tiếng Pháp là Invention, tiếng Nga là Izobretenije)
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế: Giải pháp kỹ thuật mới so với trình
độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực
kinh tế – xã hội. Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp
luật bảo hộ” 5.
Luật SHTT của Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản
phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy
luật tự nhiên”.
Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…
Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy
móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật
liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất
xi măng…
Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống, nó có ý nghĩa thương
mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng
chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng sáng chế).
Khái niệm Phát hiện Phát minh Sáng chế
Bản chất
Nhận ra sụ kiện, hiện
tượng hoặc quy luật
tự nhiên vổn tồn tại
Nhận ra quy luật tự
nhiên vốn tồn tại
Tạo ra phuơng tiện mới theo
nguyên lí kỉ thuật, chua tùng
tồn tại
Khả năng giải
thích thế giới
Có Có Không

Khả năng áp
dụng vào sản
xuất và đời sống
Không trục tiếp, mà
phải qua các giả
i pháp
vận dụng
Không trực tiếp, mà
phải qua sáng chế
Có thể trực tiếp hoặc phải qua
thử nghiệm
Giá trị thương
Không
Không

Thời gian tồn tại Tồn tại cùng lịch sú Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tiến bộ
công nghệ
Khái niệm Kinh nghiệm Sáng kiến
Bản chất Hệ thong tri thúc, kỉ năng, thái độ
được con người tích lũy trong cuộc
Một ý tường mớ
i, một giải
pháp hay
Khả năng giải thích
thế giới
Có Không
Khả năng áp dụng
vào thuc tế
Có Có
Giá trị thương mại

Không

Thời gian tồn tại Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tiến bộ
công nghệ
2/ Sưu tầm 5 câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm giáo dục.
Mẹ tôi vốn là một học sinh của trường nữ trung học dòng sơ. Một ngôi trường của Pháp
mà khi học sinh bước vào cổng trường thì tuyệt đối không được nói một lời nào bằng
tiếng Việt. Mẹ tôi lại là một học sinh nội trú trong trường và chỉ được về nhà một ngày
chủ nhật cuối tuần. Dĩ nhiên, trong ngày cuối tuần ở với gia đình thì mẹ tôi nói tiếng
Việt. Do thời gian từ bậc tiểu học cho đến lúc đậu tú tài được nói tiếng Việt rất ít nên mẹ
tôi lại rất thèm nói tiếng Việt. Có vẻ lạ, một người dòng máu Việt, sinh ra và lớn lên trên
quê hương mình mà lại thèm nói tiếng mẹ đẻ. Và cũng chính điều đó khiến mẹ tôi rất
yêu quý, trân trọng tiếng Việt.
Vì yêu quý tiếng Việt nên mẹ tôi cũng rất yêu thích những câu ca dao, tục ngữ Việt.
Thường ngày ở nhà, mẹ tôi hay nói lẫn lộn giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Cho đến sau
này khi lấy ba tôi và có chúng tôi thì vẫn quen như thế. Chẳng hạn như: “Đói bụng thì
lấy bánh mì trong gạt măng rê (armoires garde – manger) mà ăn!”, “Cái ghi đông
(guidon) xe đạp của mẹ bị sét rồi!”. “Cái xúp lê (sifflet) của ông cảnh sát bị hư!”, “Hôm
nay mẹ nấu súp (soupe)!”. Chính khi nói xong, mẹ tôi cũng bực bội với cách nói “hầm
bà lằng” của mình. Bởi vì nghĩ rằng mình “nghèo” tiếng Việt nên không biết những vật,
những điều đó tiếng Việt gọi là gì.
Thế là mẹ tôi nghiền ngẫm tục ngữ ca dao Việt. Mẹ tôi cho rằng muốn nói tiếng Việt
hay thì hãy học tục ngữ ca dao, thơ ca và lời ru dân gian Việt. Rồi một thời gian sau nữa,
mẹ tôi lại thêm rằng: “Muốn làm một người tốt thì hãy học tục ngữ ca dao Việt!”.
Không biết những điều đó có thấm nhuần vào cách sống của mẹ tôi hay không, nhưng rõ
ràng trước mắt là mẹ tôi dạy tôi và các em tôi bằng câu ca dao , tục ngữ. Bất kể một điều
gì xảy ra dù vui hay buồn, thương hay ghét, giận hay hoà, mẹ tôi cũng đưa ra một, hai
câu tục ngữ ca dao để giảng giải, răn dạy chúng tôi.
Tôi mải miết ham chơi không lo học bài thì mẹ tôi:
- Một kho vàng không bằng một nan chữ

- Rừng như biển thánh khôn dò
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra
Không nghe lời dạy bảo thì mẹ tôi:
- Cá không ăn muối cá ươn
- Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Mẹ thấy anh em tôi chơi với những đứa ngỗ nghịch, phá phách, hỗn láo với cha mẹ thầy
cô thì mẹ bảo:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những người lêu lổng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa
Đôi khi anh em chúng tôi chơi với nhau một lúc rồi cãi lộn khiến mẹ tôi buồn quá, nói:
- Em thuận, anh hoà là nhà có phúc
- Con một mẹ như hoa một chùm
Yêu nhau nên phải bọc đùm cùng nhau
Mẹ bảo cầm con dao cứa vào tay bên kia. Đương nhiên là tôi không dám cứa rồi. Thế là
mẹ nói:
- Tay chém tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có khi tôi lỡ nói dối với mẹ điều gì, mẹ trách dạy bằng một câu tục ngữ:
- Một lời nói dôi, sám hối bảy ngày
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
Có lần tôi đổi tính nết tự nhiên nói nhiều khiến mẹ tôi kinh ngạc. Thế là mẹ tôi cho tôi
một bài học bằng những câu:
- Ăn có nhai, nói có nghĩ
- Nói hay hơn là hay nói
- Ăn lắm thì hết mồi ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ

- Người mà ăn như rỗng cuốn, nói như rồng leo, thì làm như mèo mửa
Trong phường tôi ở, có người con trai nghe lời vợ đối xử bất hiếu với cha mẹ thì mẹ lại
dạy chúng tôi rằng:
- Lúc sống thì chẳng cho ăn
Để đến khi chết làm văn tế ruồi
- Sanh con ai dễ sanh lòng
Sanh con ai cũng vun trồng cho con
Thỉnh thoảng trong nhà có món gì ngon, mẹ tôi thường đem chia sẻ với những người
hàng xóm và dạy anh em chúng tôi rằng:
- Họ hàng xa không bằng láng giềng gần
Khi anh em chúng tôi thành niên, mẹ lại dạy cho chúng tôi học đối nhân xử thế, học ăn,
học nói. Em gái tôi vừa cười vừa nói thì mẹ tôi:
- Chưa đi mà chạy, chưa nói mà cười là người vô duyên
Có nhiều chàng trai tìm cách tán tỉnh em gái tôi. Mẹ tôi sợ em tôi chợp rợp theo nên
thường nói:
- Con gái giữ lấy tiết trinh
Siêng năng chính chắn trời dành phúc cho
- Cái nết đánh chết cái đẹp
Thuở ấy, Cả phường chỉ nhà tôi là có cái truyền hình nên mỗi tối bà con kéo đến nhà tôi
xem như đi xem xi nê. Trong nhà thì không có đủ chỗ chứa nên tôi khiêng cái truyền
hình ra để ngoài sân. Hồi đó tôi chuyên dành làm điều này bởi tôi rất sung sướng khi
thấy bà con xóm giềng được vui. Tôi thấy tôi là trung tâm của bao con mắt đang trông
đợi vào mình mỗi khi cần điều chỉnh âm thanh hay hình ảnh v.v. Và cũng vì vậy mà tôi
chẳng dám nhìn ai trong đám đông giữa sân. Nhưng rồi một hôm, tôi bắt gặp một đôi
mắt mơ mộng trên một gương mặt đẹp như Đức Mẹ Maria đang nhìn tôi ngưỡng mộ. Lẽ
dĩ nhiên sau đó, tôi và cô gái trở nên “cảm cúm” nhau kinh khủng. Nhưng tình cờ mẹ tôi
nghe được những câu nói hỗn láo của cô gái đối với cha mẹ mình. Thế là mẹ tôi lại về
thuyết phục tôi bằng những câu ca dao tục ngữ như:
- Một quan mua người, mười quan mua nết
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- Cái nết đánh chêt cái đẹp
Cách giáo dục con cái của mẹ tôi không biết có hiệu quả đến đâu. Nhưng như cây có
mưa lâu thấm nước trở nên tốt tươi, anh em chúng tôi mỗi lần đối diện với chuyện gì,
điều gì khó khăn, vui, buồn, bất trắc, bất hạnh,, tích cực, tiêu cực…đều ứng hiện ra trong
tâm trí một câu ca dao tục ngữ cho chúng tôi tĩnh tâm, suy nghĩ phải trái để sống cho tốt
hơn. Nhiều khi tôi ngẫm thấy câu thành ngữ của Ballou cũng có lý nữa: “Sự giáo dục bắt
đầu từ lòng mẹ. Mỗi tiếng thốt ra cho đứa trẻ nghe là đưa đến sự tạo thành tính cách của
nó”. Thật ra cuộc sống của tôi chắc là chịu ảnh hưởng nhiều ở sự giáo dục của ba tôi,
thầy giáo ở trường và mẹ tôi. Ba tôi thì rất nghiêm khắc. Mỗi lần tôi lỗi lầm gì thì rất sợ
cây roi mây gác chéo trên tường. Ông quất vào mông tôi những roi đau điếng cho tôi
biết lỗi để lần sau không như thế nữa. Thầy giáo dạy chữ nghĩa cho tôi ở trường lúc bấy
giờ cũng rất nghiêm khắc. Thậm chí tôi còn bị đòn, bị phạt còn hơn cả ở nhà. Thú thật
hồi đó thấy thầy ở xa ngoài đường phố là lo lãng tránh. Sợ thầy cho rằng: “Về nhà
không chịu học bài hoặc giúp đỡ cha mẹ mà đi chơi lêu lổng ngoài đường”. Có khi
không thể tránh kịp thì xem lại áo quần, tóc tai, cung cách đi đứng của mình. Sợ mai vào
lớp, thấy phạt rằng: “Lôi thôi, lếch thếch, nghênh ngang, vô lế ngoài đường phố”.
Trường học lúc bấy giờ dạy cho con người nhân cách sống, sự gương mẫu đối với xã
hội, lòng tự trọng, sự nhận thức phải trái, dạy yêu người và vị tha đối với đồng loại, dạy
yêu quý quê hương giống nòi, dạy tự tin và sáng tạo, dạy vạn vật tự nhiên và kỹ thuật,
dạy suy luận , phán đoán và tranh luận…Ở bậc tiểu học thì nói tóm lại chỉ dạy cho học
sinh trong bốn chữ: ăn, nói, gói và nghe. Học ăn là học ăn xem nồi ngồi xem hướng, biết
nhường cơm sẻ áo…Học nói là học đi thưa về trình, lễ nghĩa, nói hay…Học gói là học
biết làm việc , biết nấu nướng, biết đóng tập sách, biết làm toán, viết thư…Học nghe là
học biết nhận ra cái đúng sai, biết nghe điều hay dở…Hồi đó làm gì có hội phụ huynh
học sinh. Nhưng chuyện gì liên quan đến hạnh kiểm và văn hoá của tôi là ba mẹ tôi biết
ngay, có khi ba mẹ tôi phải đến trường gặp ban giám hiệu để bàn cách khắc phục những
yếu kém của tôi. Ba mẹ tôi cho rằng để có một người hoàn thiện thì phải có một môi
trường xã hội trong lành, một ngôi trường giáo dục tốt và một gia đình gương mẫu. Ba
tôi cũng là tấm gương vì mọi người cho tôi noi theo: Không chỉ là chữa bệnh giúp xóm

giềng mà mỗi lần có dịch bệnh hoặc hằng quý, ba tôi đem thuốc ở sở y tế về chích ngừa
cho cả khu vực. Tôi rất tự hào vì ba tôi được mọi người trân trọng, yêu mến. Lúc bấy giờ
tôi cũng ước mơ làm được một điều gì đó cho mọi người để tôi cũng được mọi người
quý trọng như ba tôi. Mẹ tôi nói, môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến nhân
cách và cuộc sống của một con người. Chẳng hạn như một gia đình gốc miền trung
chuyển vào sống ở miền nam rồi sinh con cái thì hầu như những con cái này cũng nói
giọng miền nam luôn. Một đứa trẻ nòi giống Tiên Rồng, sinh ra ở Việt Nam mà bay qua
sống bên Mỹ thì lớn lên là nói tiếng Mỹ rồi. Một xã hội đầy dẫy bất công, thực dụng và
vô tâm; Một trường học ít chú trọng đến giáo dục nhân cách và một gia đình có cha mẹ
sống không gương mẫu, không trung thực thì chắc chắn con cái khó có thể sống tốt hơn
được. Bởi thế ba mẹ tôi cho tôi đi sinh hoạt Hướng đạo sinh vào ngày chủ nhật để tôi
khỏi phải rong chơi vô lối. Thật ra chúng tôi tới đây cũng là chơi thôi chứ không phải vì
mục đích tuyên truyền, tư lợi hay chính trị nào khác. Nhưng cái chơi của Hướng đạo
sinh là học làm người mà không biết mình đang học làm người. Chúng tôi học đủ thứ,
học thắt dây gút, học cứu người, học giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào, học ứng xử và
đói phó khi gặp tình huống bất trắc…
Thế nhưng, khi trưởng thành ra đời làm người, tôi thấy đọng lại trong tâm khảm tôi cái
đạo đức làm người rõ nhất, chính là những câu tục ngữ ca dao.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO
DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với các nhà giáo
Đổi với các nhà giáo đang giảng dạy trong các trường học trung học cơ sở, viết sáng
kiến kinh nghiệm giáo dục vừa là hoạt động nghiên cứu
khoa học, vừa là hình thức tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, cho
nên nó có nhiều tác dụng, đó là:
Hình thành quan điểm nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn, một nhà giáo dục giỏi là
nguời có óc xét đoán, chỉ đua ra những quyết định khi đã có đủ các cân cú khoa học và
thực tiễn.
Hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn

đề, kĩ năng tìm tòi, xử lí thông tin, kĩ năng suy luận để rút ra những bài học bổ ích.
Nhà giáo dục có kĩ năng nghiên cứu khoa học là người có khả năng tìm hiểu, nắm bắt
được đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh THCS, hiểu rõ trình độ, năng lực, nhu cầu,
hứng thú, thái độ học tập của học sinh để có thể tìm ra các phương pháp giáo dục phù
hợp trên cơ sở nắm vững các mối quan hệ nhân quả của tác động sư phẹm đổi với sự
hình thành nhân cách của học sinh.
Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là người thuờng xuyên cập nhât để mở rộng kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó hoạt động giáo dục sẽ trở
nên có chất lượng và hiệu quả hơn.
Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là người có khả nâng tiếp nhận các lí thuyết khoa học
hiện đại, biết lụa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến một cách sáng tạo.
Nhà giáo có kĩ năng nghiên cứu là nguời có năng lực tư duy nghề nghiệp, biết xác định
các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, hình dung ra đuợc các bước đi, dự đoán
các tình huống sư phạm có thể nảy sinh và chuẩn bị các phương tiện kỉ thuật hỗ trợ.
Một nhà giáo đồng thời là nhà nghiên cứu giỏi là người có kĩ năng thiết kế bài giảng,
phát triển nội dung chương trình, sử dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp
với các đổi tượng học sinh và tình huống sư phạm cụ thể.
Tổng kết kinh nghiệm còn giúp các nhà giáo hình thành kĩ năng tự đánh giá và đánh giá
hiệu quả của quá trình giáo dục để từ đó đổi mỏi phuơng pháp giáo dục học sinh ngày
một tốt hơn.
Ý nghĩa của viết sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của đội ngũ giáo
viên, cho nên viết sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng
dụng khoa học giáo dục, từ đó sế nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường.
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục xuất phát từ việc giải quyết những khó khăn,
vướng mác trong thực tiễn giáo dục, từ đó giúp các nhà giáo tìm giải pháp khắc phục
khỏ khăn và cải tiến phương pháp sư phạm của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm là những thành công của tùng cá nhân, của tập thể sư phẹm tiÊn

tiến, tạo cho các nhà giáo niỂm tin vào khả năng của mình có thể đỏng góp cho sụ
nghiệp giáo dục ờ nhà trường hay địa phương.
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục giúp nhà trường thực hiện tổt mục tiêu giáo dục
thế hệ trẻ, quán triệt chú trương đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục của
toàn ngành.
Sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến có thể đem trao đổi, phổ biến để áp dụng rộng rãi trong
các trường học của hệ thống giáo dục quốc dân, do đó kinh nghiệm tiên tiến sế đuợc lan
toả đến các địa phương.
Viết sáng kiến kinh nghiệm còn tạo động lực thi đua, phấn đấu nâng cao năng lực
chuyên môn của tập thể các nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Ý nghĩa của viết sáng kiến kinh nghiệm đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục
Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong nhà truửng là huy động đội
ngũ các nhà giáo và cán bộ quân lí tham gia nghiên cứu tổng kết giáo dục, có tác dụng
thúc ítíy việc nghiên cứu và úng dụng khoa học giáo dục trong nhà truững.
Các sáng kiến kinh nghiệm thường đề cập tới nhiều mặt, nhiều khía cạnh phong phú,
sinh động của thực tế giáo dục, đặc biệt là của các cá nhân và đơn vị giáo dục tiên tiến,
nó có khả năng cung cẩp tài liệu, làm cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu phát triển
khoa học giáo dục.
sáng kiến kinh nghiệm sư phạm tiên tiến được phổ biến, nhân rộng đồng nghĩa với việc
truyền bá các thành tụu khoa học giáo dục tiên tiến, làm phát triển cả khoa học và thực
tiễn giáo dục.
Hoạt động 3
LỰA CHỌN ĐÊ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Câu hỏi nghiên cứu: Là vấn đề mấu chốt và là trung tâm của NC. Nếu không có câu
hỏi NC thì không cần câu trả lời và như vậy sẽ không cần làm NC. Tuy nhiên, câu hỏi
NC phải thích hợp, hữu ích, có tính giá trị và quan trọng.
- Chủ đề nghiên cứu: Là vấn đề chính được đặt ra trong quá trình nghiên cứu và trình
bày trong văn bản nghiên cứu khoa học.
- Thế nào là một đề tài NCKH? Là một nhiệm vụ nghiên cứu do một người hoặc một

nhóm người thực hiện.
Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý
đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về
kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho
một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức;
tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những
dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác
định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong
chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì
phải đồng bộ.
- Lĩnh vực nghiên cứu: là phạm vi hoạt động, nghiên cứu phân biệt với các phạm vi hoạt
động, nghiên cứu khác
- Dự án nghiên cứu: là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm
đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến.
=> Phải dự kiến đội hình thực hiện (nguồn nhân lực)
=> Phải có ngày bắt đầu, ngày kết thúc
=> Phải có ít nhất 1 con số, nói lên kinh phí cho phép thực hiện công việc
=> Phải mô tả được rõ ràng kết quả (output) của công việc. Sau khi kết thúc công việc,
phải có được cái gì, với những đặc tính/đặc điểm gì, giá trị sử dụng như thế nào, hiệu
quả ra làm sao?
=> Phải có 1 khoản tiền cấp cho Dự án thực hiện. Người (hoặc đơn vị) cấp tiền gọi là
chủ đầu tư
=> Phải có một tổ chức chặt chẽ theo dõi và thu thập mọi thông tin phát sinh trong quá
trình thực hiện dự án để giúp cho các cấp lãnh đạo và tổ dự án theo dõi sát sao việc thực
hiện dự án
Hoạt động 4
THỰC HÀNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Nêu ý nghĩa cửa việc xây dựng đề cương đối với việc viết sáng kiến kinh nghiệm
giáo dục:
+ Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu
bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu
thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…?
Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi
bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:
- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được
những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho
đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.
- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình
ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.
- Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần
thiết cho đề tài.
2. Phân tích cấu trúc một đề cương tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm:
Gợi ý về
nội
dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài )
Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình
bày được các ý chính sau đây:
* Nêu rõ hiện tượng ( vấn đề ) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác
Đội mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
* Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lý luận ) của hiện tượng ( vấn đề ) đó trong
công tác giảng dạy, giáo dục, công tác Đội.
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lý, có những điều cần
cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.

+ Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên
trình bày theo 4 mục chính sau đây:
* Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những
lý luận, lý thuyết đã được tổng kết ,bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản
về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định
hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục
những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
* Thực trạng của vấn đề:Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác
giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong
phần này là mô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm
cách giải quyết, cải tiến.
Các phần chính Ghi chú
Bìa (Họ tên,chức vụ, đề tài, đơn vị )
Trang phụ bìa
Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )
1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )
2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo(Ghi theo thứ tự ABC)
Phụ lục ( Hình ảnh, các minh chứng nếu có )
4. Mục lục (theo trình tự các nội dung - trang)
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới

Qua trang mới




Qua trang mới
Qua trang mới
* Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : Trình bày trình tự những
biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về
vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
* Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý :
- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào,khối nào, cho đối tượng cụ thể nào ?
- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN ( có đối chiếu so sánh
với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ )
Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho
phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày
trong đề tài.
+ Kết luận : Cần trình bày được :
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục , trong việc yiến
hành các họat động Đội hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ
trách Đội.
- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển
của SKKN.
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân
- Những ý kiến đề xuất ( với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh
đạo trường… tùy theo từng đề tài ) đề áp dụng SKKN có hiệu quả.
3. Trình bày ý nghĩa của các phương pháp nghiên cứu trong khi viết tổng kết sáng
kiến kinh nghiệm giáo dục.
Đây là phần chủ yếu, có số trang nhiều nhất của một bản SKKNGD. Cụ thể là:
- Ghi rõ từng biện pháp. Thường thường là một hệ thống nhiều biện pháp, tác giả đã tìm

tòi, suy nghĩ để sử dụng nó như là các tác động sư phạm, nhằm biến đổi từng mặt của
đối tượng (hay từng tiêu chí) theo chiều hướng phát triển.
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của từng biện pháp. Tác giả nên chứng minh
biện pháp giáo dục được sử dụng và dựa trên cơ sở lý luận, đã được các nhà khoa học
nghiên cứu, công bố trên các tác phẩm nào mà tác giả đã đọc, đã học được trong trường
sư phạm, hoặc ghi chép được trong các lớp bồi dưỡng chuyên đề ? Tác giả cũng cần
chỉ ra biện pháp giáo dục đó đã xuất phát từ thực tế nào của đối tượng, đặc điểm tâm lý,
sinh lý, hoàn cảnh sinh sống, học tập của học sinh
Khi trích dẫn sách, vở, tài liệu, ý kiến của người khác (có hể ghi đại ý hoặc nguyên văn),
cần phải có chú thích rõ ràng trong ngoặc đơn bên cạnh, hay ghi xuống phía dưới cùng
của trang giấy, phía sau của bản SKKN, theo thể thức; Họ và tên các giả, tên tác phẩm,
cơ quan xuất bản, năm xuất bản và số trang. Nêu ý kiến, kinh nghiệm người khác chưa
in thành sách, thì ghi thu thập ở đâu, ai cung cấp
Phân tích cơ sở lý luận và nhất là cơ sở thực tiễn từng biện pháp của một bản SKKN là
một nội dung hết sức quan trọng, thể hiện trình độ sư phạm, khả năng tìm tòi, sáng tạo,
chứ không làm một cách hú hoạ, mò mẫm, được chăng hay chớ của tác giả. Đây là phần
nội dung, được các Hội đồng KHGD xem xét để đánh giá, xếp loại chất lượng của từng
bản SKKN.
Sau đây là một thí dụ minh hoạ. Trong bài: “Nâng cao chất lượng giờ học ở nhà của học
sinh phổ thông”, tác giả bài viết đề xuất nhiều biện pháp trong đó có biện pháp: “Phụ
huynh không nên làm ồn, sai vặt, tắt đèn khi con cái đang học”. Đây là một kinh
nghiệm đã được nhiều giáo viên đề cập đến, song chỉ mới dừng lại ở mức cảm tính, trực
giác. Tác giả đã biết nâng lên thành một tác động sư phạm, có tính khoa học, bằng cách
thực hiện các yêu cầu đã nêu trong mục (b4) ở trên. Trước hết tác giả xác định tiêu chí
“Chất lượng học tập là sự tập trung chú ý, khả năng tư duy, mức độ ghi nhớ của học
sinh. Nếu các yếu tố trên giảm sút, thì chất lượng học tập cũng sẽ không đạt kết quả “.
Để phân tích cơ sở khoa học của biện pháp giáo dục trên, ngoài việc dẫn một số lý luận
đã được các sách tâm lý học, giáo dục học đề cập, mà hầu hết giáo viên đều đã được
học trong nhà trường sư phạm, tác giả còn sử dụng một số trắc nghiệm đơn giản sau:
chia học sinh ra làm 2 nhóm A và B cân bằng nhau (cùng số lượng, cùng trình độ, số

nam nữ bằng nhau, thời điểm giống nhau ). Tác giả cho nhóm A học thuộc một đoạn
văn mới (các em chưa được đọc), gồm 100 từ. Sau thời gian “t” yêu cầu học sinh ghi lại;
ở nhóm B tác giả cũng tiến hành như trên, nhưng khi các em đang học, thì tác giả nói
chuyện to (làm ồn), bảo các em làm việc khác (sai vặt) và thỉnh thoảng lại tắt đèn. Số
thời gian nhóm B bị phân tán trong học tập là “t”. Kết quả trong “t” giờ, nhóm A nhớ
được 48%. Còn nhóm B trong t + t’ giờ (tác giả bù thêm số thời gian bị phân tán), các
em cũng chỉ nhớ được 40,8%(đây là ví dụ).
Tiếp theo tác giả cho cả hai nhóm làm một bài toán giống nhau. Nhóm A được yên tĩnh,
còn nhóm B bị cản trở như trên và cũng được cộng thêm số thời gian bị cản. Kết quả tư
duy của các em như sau (đây là ví dụ):
Nhóm
Sai các
phép tính
Sai bảng
nhân
Sai lời giải
Thiếu lời
giải
Không biết
cách làm
Thiếu thời
gian
A 8,2% 0% 24,6% 15,1% 12,3% 0%
B 83,1% 20,5% 28,7% 24,6% 45% 16,4%

Như vậy, nếu giáo viên biết viện dẫn một số lý luận KHGD, sử dụng một vài phương
pháp nghiên cứu đơn giản, để chỉ ra cơ sở khoa học và thực tế của những biện pháp
mình sử dụng, thì sẽ nâng cao hơn giá trị bản SKKN.
Cần lưu ý rằng không phải biện pháp nào cũng đều hoàn toàn mới mẻ, do tác giả đề xuất
lần đầu, mà thường đã được giáo viên khác, tác giả khác nói tới. Song nhờ việc phân tích

cơ sở thực tiễn của biện pháp, căn cứ vào đặc điểm cụ thể nào (của đối tượng của hoàn
cảnh ), để sử dụng biện pháp đó mà thể hiện được sự sáng tạo của tác giả.
- Tuỳ theo tình hình thực tế, người viết có thể dẫn ra kết quả một hoặc nhiều mặt, do
từng biện pháp giáo dục đem lại. Để làm được việc này, tác giả thường phải sử dụng ở
một mức độ nhất định các phương pháp nghiên cứu KHGD như: Trò chuyện với đối
tượng, đồng nghiệp, quan sát, phỏng vấn bằng phiếu, làm các trắc nghiệm đơn giản (ra
các câu hỏi, bài tập, rồi đánh giá, chấm điểm, so sánh ).
Hoạt động 5
ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO
DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Nêu và phân tích các tiêu chi đánh giá đề tái sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
trong trường trung học cơ sở.
Những yêu cầu cơ bản để chấm, đánh giá một sáng kiến kinh nghiệm:
Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn,
tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? Sau đây
là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:
*Tính mục đích:
- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự
trong các lĩnh vực công tác hàng ngày.
- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học)
* Tính thực tiễn :
- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác ở nơi mình
công tác hoặc ở nơi khác.
- Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực
phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang
tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )
* Tính sáng tạo khoa học:
- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề
đã nêu ra trong đề tài.

- Trình bày một cách rõ ràng, ạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của
SKKN đã áp dụng.
Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình
bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.
* Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu
để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ )
- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu
quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển
SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát
triển đề tài như thế nào? )
Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :
+ Phải có thực tế (đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác)
+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
- Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp
nội dung, thể hiện tính logic của đề tài.
-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi xác định một phương pháp nào
đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố
cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp? Phương pháp được áp dụng với đối
tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó? Những biện pháp cụ
thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?
+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu
được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi
bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.
+ Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh, mô hình, sản phẩm chế thử và các tài liệu liên quan khác (nếu
có).
+ Các bản nhận xét, đánh giá hoặc biên bản ghi nhận kết quả ứng dụng, thử nghiệm …

có dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức, hội đồng khoa học, đơn vị sử dụng…
2. Phân tích ý nghĩa của việc phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong
trường trung học cơ sở.
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo
viên ngành giáo dục, là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu dày công mang
đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện khả năng, kinh nghiệm, tâm huyết được chắt lọc từ những
trải nghiệm nghề của bản thân người viết. Đó thực sự là những kinh nghiệm cực kỳ quý
báu, không chỉ thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học giáo dục mà còn đem lại những hiệu
quả thực sự to lớn, thiết thực trong công tác quản lý, giảng dạy tại các nhà trường.
Việc phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến là hoạt động chuyên môn thực sự cần
thiết thông qua hoạt động này rất nhiều nguồn tư liệu có giá trị thiết thực, quý giá được
các nhà trường lĩnh hội, phổ biến và áp dụng vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình
nhằm nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục trong các nhà trường, từng bước đưa giáo
dục phát triến vững chắc vươn lên một tầm vóc mới.
3. Nêu ý nghĩa của việc úng dụng các sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trường trung
hoc cơ sở.
4. Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm
giáo dục trong trường trung học cơ sở hiện nay.
Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm mới, giải pháp mới để thực hiện
trong hoạt động thực tiễn của con người. Còn kinh nghiệm là những gì con người tích
lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn. Trong lịch sử phát triển của mình, con người
không ngừng phát triển sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm. Nhờ đó mà khoa học – công
nghệ ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một tăng lên, hàng hóa dùng cho sản
xuất và tiêu dùng ngày càng dồi dào, phong phú về mẫu mã, tiện tích về mặt sử dụng.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều giải pháp cải tiến quản lí, cải tiến kỹ thuật đã
mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp hàng tỉ đồng.
Đối với ngành Giáo dục – Đào tào đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ
quản lý, giáo viên đóng góp tích cực cho sự thành công trong sự nghiệp giáo dục, đưa sự
nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới. Về chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta, “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo

dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo
với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước
thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc cả nước”
(Trích Điều 18 Luật Giáo dục năm 2005). Trong các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục
ta hiện nay cũng đã có những chỉ đạo trong việc thực hiện các giải pháp sáng kiến kinh
nghiệm, thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục một các toàn diện như chủ trương “mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện
một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi
mới phương pháp dạy học. Mỗi huyện có một chương trình đổi mới phương pháp dạy
học” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011). Do đó, việc thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm còn là một nhiệm vụ chung của mỗi CB.GV làm công tác giáo dục.
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) gắn liền với sự gắn bó nghề nghiệp, sự
nỗ lực của mỗi CB.GV nhằm góp phần cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
năm học, gắn liền với phong trào thi đua của đơn vị như: phong trào thi đua “Hai tốt”,
đổi mới PP trong dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học,. Mặc dù Ban giám hiệu hầu
hết các trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ mình thực hiện đề tài SKKN
nhưng tâm lý đội ngũ nói chung còn rất e dè khi thực hiện. Có nhiều trường hợp việc
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao. Đây là
vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị của một sáng kiến kinh nghiệm còn xảy ra hiện nay. Chính
vì thế, việc quan tâm cần tìm ra biện pháp nhằm giúp đỡ đội ngũ thực hiện SKKN trong
nhà trường đó là nhiệm vụ và việc làm cần thiết hiện nay của Ban giam hiệu, đặc biệt là
vai trò của của Hiệu trưởng trong nhà trường, góp phần vào việc thực hiện tổ chức
nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.

×