Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.38 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÍ - Lớp 11
Phần I: Lý thuyết.
Câu 1: Nêu định nghĩa từ trường và đường sức từ?
Câu 2: Nêu các định nghĩa về từ trường đều, lực từ và cảm ứng từ?
Câu 3: Lực lorenxơ là gì? Viết công thức của lực lorenxơ? Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho
lực lorenxơ?
Câu 4: Nêu khái niệm từ thông? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
Câu 5: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
Câu 6: Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần?
Câu 7: Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính? Viết các
công thức của lăng kính?
Câu 8: Thấu kính là gì? Phân loại thấu kính? Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua
thấu kính? Quan niệm vật và ảnh trong quang học, cách xác định vật thật, vật ảo, ảnh thật,
ảnh ảo.
Câu 9: Nêu quy ước dấu và công thức thấu kính, công thức tính độ phóng đại ảnh qua thấu
kính.
Câu 10: Sự điều tiết mắt là gì? Điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ?
Câu 11: Nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp. Viết công thức tính độ bội giác trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Câu 12: Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Viết công thức tính độ bội giác trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Câu 13: Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. Viết công thức tính độ bội giác trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Câu 14: Các dụng cụ bổ trợ cho mắt có tác dụng tạo ảnh ra sao? Định nghĩa độ bội giác
Phần 2: Bài tập
Bài 1: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có kích thước 20cm X 10cm, mang dòng điện 10A,
khung dây được đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng chứa khung
dây và có độ lớn B = 0,5T. Hãy xác định lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung?
Bài 2: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 20cm mang lần lượt hai dòng
điện I
1


= I
2
= 10A chạy cùng chiều. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại M cách đều hai dây dẫn
một đoạn 20cm?
Bài 3: Một e đang bay với tốc độ 2,5.10
6
m/s thì gặp khu vực từ trường đều có B = 0,5T.
Hướng bay của e khi vào từ trường đều vuông góc với hướng của từ trường. Xác định:
a) Lực lorenxơ tác dụng lên electron?
b) Bán kính quỹ đạo chuyển động của e trong từ trường?
c) Chu kì và tần số của electron?
Bài 4: Một cuộn dây dẹt có N = 20 vòng hình tròn bán kính 5cm, điện trở mỗi vòng dây là
0,2Ω. Cuộn dây được đặt trong từ trường đều có B = 0,5T sao cho hướng của từ trường
vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây. Cho cảm ứng từ giảm đều về 0 trong thời gian
0,01s. Tính cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây?
Bài 5: Một ống dây hình trụ có lõi chân không, chiều dài 10cm, 1000 vòng dây, diện tích
mỗi vòng 50cm
2
.
a) Tính độ tự cảm của ống dây?
b) Cho dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5A trong vòng 0,01s. Tính suất điện động tự
cảm xuất hiện trong ống dây?
Bài 6: Cho chiết suất của thủy tinh là
3
. Tính góc khúc xạ của tia sáng với góc tới i = 30
0
khi tia sáng truyền từ thủy tinh vào không khí.
Bài 7: Một tia sáng gặp khối thủy tinh có chiết suất n =
2
dưới góc tới i = 60

0
. Một phần
của ánh sáng bị phản xạ, một phần bị khúc xạ. Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ.
GV: Nguyễn Văn Thìn – Email:
Bài 8: Một tia sáng truyền từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3, một phần phản xạ và
một phần khúc xạ. Hỏi góc tới i phải có giá trị bằng bao nhiêu để tia phản xạ và tia khúc xạ
vuông góc nhau.
Bài 9: Một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 4 điốp. Vật sáng AB = 2 cm đặt vuông góc trục
chính và cách thấu kính một đoạn 40 cm. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh và vẽ ảnh.
Bài 10: Một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2,5 điốp. Vật sáng AB = 2 cm đặt vuông góc
trục chính và cách thấu kính một đoạn 60 cm. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh và vẽ ảnh.
Bài 11: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính
cho ảnh bằng 1/3 lần vật. Xác định vị trí vật.
Bài 12: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính
cho ảnh lớn gấp 3 lần vật. Xác định vị trí vật và ảnh các trường hợp. Vẽ hình
Bài 13: Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = -40 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục
chính cho ảnh 1/4 lần vật. Xác định vị trí vật. Vẽ hình
Bài 14: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Khoảng cách giữa vật với ảnh là
90cm. Độ cao của vật là 2cm.
a) Xác định vị trí của vật đối với thấu kính, vị trí và tính chất của ảnh.
b) Tính độ cao của ảnh.
Bài 15: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt
12,5cm.
1) Tính độ tụ của kính phải đeo?
2) Khi đeo kính thì người ấy sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Coi kính đeo sát
mắt.
Bài 16: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm.
1) Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, kính đeo sát
mắt?
2) Nếu người ấy đeo kính có độ tụ D=+1dp thì sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao

nhiêu? Coi kính đeo sát mắt.
Bài 17: Một người cận thị lúc về già có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 30cm đến 40cm.
1) Tính độ tụ của kính phải đeo để nhìn vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết?
2) Tính độ tụ của kính phải đeo để nhìn vật ở gần nhất cách mắt 25cm? Coi kính đeo sát mắt.
Bài 18: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 50cm, quan sát một vật
nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10dp. Mắt đặt sát sau kính.
1) Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
2) Tính độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh ứng với mắt người ấy ngắm trong
các trường hợp sau: Ngắm chừng ở cực viễn và ngắm chừng ở cực cận.
Bài 19: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 15cm đến 50cm, quan sát một vật
nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 20cm. Người ấy quan sát trong trạng thái
không điều tiết.
1) Hỏi phải đặt vật trước kính một khoảng bao nhiêu?
2) Tính độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh?
Bài 20: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự f
1
=5mm, thị kính có tiêu cự f
2
=2cm, độ dài
quang học δ=10cm.
1) Một mắt tốt muốn quan sát ảnh của một vật qua kính mà không cần điều tiết phải đặt
vật ở vị trí nào trước vật kính? Tính độ bội giác trong trường hợp này.
2) Mắt người này có điểm cực cận cách mắt 20cm, phải đặt vật ở vị trí nào trước vật
kính để ảnh hiện lên ở C
c
. Mắt đặt sát sau thị kính.
HẾT
GV: Nguyễn Văn Thìn – Email:

×