Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đề tài nghiên cứu bài thuốc Ôn đởm thang điều trị Rối loạn lipid máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.49 KB, 50 trang )

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI: Body-mass-index (chỉ số khối lượng cơ thể)
BN: Bệnh nhân
BMV: Bệnh mạch vành
CT: Cholesterol toàn phần
ĐTĐ: Đái tháo đường
ĐT: Điều trị
HA: Huyết áp
LP: Lipoprotein
NST: Nhiễm sắc thể
RLLPM: Rối loạn lipid máu
TBMMN: Tai biến mạch máu não
THA Tăng huyết áp
TG Triglycerid
VXĐM Vữa xơ động mạch
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng rối loạn lipid máu (RLLPM) là một trong các yếu tố nguy cơ
quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển bệnh vữa xơ động mạch. Hiện
nay vữa xơ động mạch là một bệnh đang được chú ý ở người cao tuổi bởi các
biến chứng và hậu quả của bệnh rất nặng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch
máu não, dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc tàn phế, giảm sức lao động suốt
đời.
Tỷ lệ mắc vữa xơ động mạch ngày càng tăng ở các nước đặc biệt ở các
nước phát triển và đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới: gần 50% các
trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch. Thống kê ở Mỹ (1995), mỗi
năm có khoảng hơn 1 triệu bệnh nhân phải nong động mạch vành hoặc mổ
làm cầu nối chủ vành. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 10.000 ca nhồi máu cơ tim
và 50.000 ca tử vong có liên quan đến VXĐM [11], [16], [26].
Ở Việt Nam, bệnh VXĐM trước đây hiếm gặp, nhưng trong thập kỉ gần đây


đã phát triển nhanh, nhất là bệnh mạch vành do VXĐM. Theo Bùi Thế Kỳ ở
bệnh viện Hữu nghị từ năm 1961 đến năm 1988 mới có 297 trường hợp bị
nhồi máu cơ tim, nguyên nhân chủ yếu là do VXĐM, trong đó tỷ lệ tử vong là
8,2%. Theo thống kê của Phạm Khuê năm 1986 ở Việt Nam, tử vong do
VXĐM gây nên chủ yếu là TBMMN (85,14%), rồi đến tai biến mạch vành
(14,8%). Nhưng đến nay theo thống kê của Viện tim mạch thì số bệnh nhân bị
bệnh mạch vành trên tổng số bệnh nhân nhập viện tăng dần theo từng năm:
1991 là 3%, năm 1996 là 6,1% và năm 2001 đã là 9,5%, trong đó nhồi máu cơ
tim gặp ngày càng nhiều [11], [16], [26].
Vì vậy việc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu là một trong những mục
tiêu hàng đầu, cấp bách của việc bảo vệ sức khỏe toàn dân trong mỗi quốc
gia.
Mong muốn đóng góp một phần vào nhu cầu ngày càng lớn của người bệnh,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu đánh giá tác dụng của bài
thuốc “Ôn đởm thang” điều trị rối loạn lipid máu. Đây là một bài thuốc cổ
phương đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng chưa có công trình khoa
học nghiên cứu về bài thuốc này.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tác dụng bài thuốc “Ôn đởm thang” trong điều trị rối loạn lipid
máu.
- Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1 Đại cương về lipid và lipoprotein máu
* Lipid máu bao gồm:
Cholesterol toàn phần (cholesterol tự do và cholesterol este hóa)
triglycerid, phospholipid và các acid béo tự do.
-

Cholesterol là một alcol vòng không no, là thành phần tham gia cấu tạo
màng tế bào.
-
Triglycerid cấu tạo gồm một phân tử glycerol và 3 acid béo, có 3 chức
năng chính là: Tạo nên mỡ trung tính dưới dạng dự trữ và cung cấp năng
lượng, cách nhiệt, là lớp đệm để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
-
Phospholipid: Là một phức hợp có nhiều dạng có nhiều chức năng đặc
hiệu như: truyền tin trong tế bào, chất làm căng bề mặt, tham gia cấu tạo
màng tế bào.
-
Các acid béo là những chuỗi cacbon có mạch thẳng được chia thành hai
nhóm chính: acid béo bão hòa và acid béo không bão hòa [16], [26].
* Cấu trúc của lipoprotein
Lipid không tan trong nước, chúng được vận chuyển trong huyết tương
dưới dạng kết hợp với protein đặc hiệu (gọi là apolipoprotein, viết tắt là apo),
tạo nên phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein (LP)
Lipoprotein là các phân tử hình cầu cấu trúc gồm 2 phần:
-
Phần ưa nước (vỏ ngoài): có các apoprotein, cholesterol tự do và
phospholipid.
-
Phần kị nước (trong lõi): có cholesterol este và triglycerid.
-
Mỗi một loại LP chứa một hoặc nhiều apoprotein. Các apo này tạo sự ổn
định cấu trúc cho LP, tạo cầu nối với các thụ thể của tế bào, các thụ thể
này quyết định chuyển hóa của một phân tử LP và hoạt động như các đồng
yếu tố của các enzyme trong quá trình chuyển hóa LP [12], [16], [26].
3
CE

TG
Apoprotein
Phospholipid
Cholesterol
CE = Cholesterol este
TG = Triglycerid
Cấu trúc của lipoprotein Cấu trúc phân tử của cholesterol.
* Phân loại:
Các lipoprotein có tỷ lệ lipid và protein khác nhau nên chúng có tỷ trọng
và độ di chuyển điện di khác nhau. Có 6 loại như sau:
-
Chylomicron: là chất vận chuyển triglycerid ngoại sinh tới gan.
-
Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (Very low density lipoprotein : VLDL): Là
chất vận chuyển triglycerid nội sinh.
-
Lipoprotein có tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein : LDL): là chất vận
chuyển cholesterol đến các tế bào.
-
Lipoprotein có tỷ trọng cao (High density lipoprotein : HDL) : là chất vận
chuyển cholesterol từ tế bào ngoại vi về gan.
-
Lipoprotein có tỷ trọng trung gian (Immidiate density lipoprotein : IDL) được
tạo ra trong quá trình chuyển hóa của VLDL.
-
Chylomicron tàn dư : do trong quá trình di chuyển, kích thước của chúng
giảm dần, là chất vận chuyển cholesterol từ thức ăn.
Phân loại này được sử dụng rộng rãi và dựa vào tỷ trọng của các lipoprotein trên.
1.1.2 Nguyên nhân của rối loạn lipid máu
1.1.2.1. Rối loạn lipid máu nguyên phát

Rối loạn lipid máu nguyên phát [16], [28]
4
Bệnh lý
Phương
thức di
truyền
Rối loạn
lipoprotein
Sinh bệnh
học
Rối loạn
sinh hóa
Biểu hiện
lâm sàng
Tăng cholesterol
Tăng
cholesterol
gia đình
Trội, NST
thường
↑↑↑LDL Thiếu thụ
thể LDL
Giảm thanh
lọc IDL và
LDL khỏi
huyết tương
U vàng gân,
vữa xơ sớm
Thiếu apo B
gia đình

Trội NST
thường
↑↑LDL Đột biến
apo B
Như trên Như trên
Tăng
cholesterol
đa gen
↑LDL Không rõ Không rõ Vữa xơ sớm
Tăng triglyceride
Thiếu
lipoprotein
lipase gia
đình
Lặn, NST
thường
↑chylomicron Thiếu LP
Lipase
↓phân hủy
TG
U vàng nhú
viêm tụy
Tăng
triglycerid
gia đình
Trội, NST
thường
↑VLDL
(↑chylomicron)
Không rõ ↑Tiết VLDL

giàu TG
U vàng nhú,
viêm tụy
Vữa xơ sớm
Tăng lipid hỗn hợp
Tăng lipid
hỗn hợp gia
đình
Trội, NST
thường
↑VLDL và
hoặc↑LDL,
↓HDL
Không rõ ↑tiết VLDL Vữa xơ sớm
Loạn beta
lipoprotein
gia đình
Lặn, NST
thường
↑IDL, ↑chylo,
↓LDL, ↓HDL
1 bệnh
gây tăng
VLDL
↓phân hủy
LP giàu TG
do thiếu
apoEisoform
U vàng củ, u
vàng gan tay

gan chân,
vữa xơ sớm(
chỉ khi có
tăng lipid
máu)
1.1.2.2 Rối loạn lipid máu thứ phát
Rối loạn lipid máu thứ phát [16], [28]
Bệnh lý Rối loạn lipid Rối loạn lipoprotein
Đái tháo đường ↑ TG ↑VLDL,
↓HDL( chylomicron)
Hội chứng thận hư ↑cholesterol (↑TG) ↑LDL,( ↑VLDL)
Tăng Ure máu ↑TG ↑VLDL
Suy tuyến giáp ↑cholesterol (↑TG) ↑LDL,( ↑VLDL)
Bệnh gan tắc nghẽn ↑cholesterol ↑LP
Nghiện rượu ↑TG ↑VLDL, ↑HDL
Dùng thuốc tránh thai ↑TG ↑VLDL, ↓HDL
Các thuốc ức chế beta giao
cảm
↑TG ↑VLDL, ↓HDL
1.1.3 Phân loại rối loạn lipid máu.`
+ Theo De Gennes [16], [28]
Có 3 týp rối loạn lipid máu, chỉ dựa vào cholesterol và triglycerid:
5
-
Hội chứng tăng cholesterol máu vô căn: cholesterol máu tăng cao triglycerid
bình thường.
-
Hội chứng tăng triglycerid máu chủ yếu: triglycerid máu tăng rất cao
cholesterol máu bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ.
-

Hội chứng tăng lipid máu hỗn hợp: cholesterol máu tăng vừa phải,
triglycerid tăng cao.
Cách phân loại này tiện sử dụng trên lâm sàng.
+ Phân loại của EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu năm 1987) [16]
Phân loại rối loạn lipid thành 5 týp:
Bình thường: CT≤ 5,2mmol/l, TG < 2,2mmol/l
-
Týp A: 5,2 ≤ CT≤ 6,5 mmol/l, TG < 2,2 mmol/l
-
Týp B: 6,5 ≤ CT≤ 7,8 mmol/l, TG < 2,2 mmol/l
-
Týp C: CT≤ 5,2 mmol/l, 2,2 ≤ TG ≤ 5,5 mmol/l
-
Týp D: 5,2 ≤CT≤ 7,8 mmol/l, 2,2 ≤ TG≤ 5,5 mmol/l
-
Týp E : CT > 7,8 mmol/l, TG > 5,5 mmol/l
1.1.4 Hội chứng rối loạn lipid máu với bệnh vữa xơ động mạch
1.1.4.1 Định nghĩa vữa xơ động mạch [16], [67]
Theo định nghĩa của tổ chức Y Tế Thế Giới: “VXĐM là sự phối hợp những
biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại chỗ các lipid, phức
hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ và canxi kèm theo
những biến đổi lớp trung mạc”
Vữa xơ động mạch là một bệnh của động mạch lớn và vừa được thể hiện
bằng hai loại tổn thương cơ bản đặc trưng là mảng vữa rất giàu cholesterol và
tổ chức xơ xảy ra ở lớp nội mạc và một phần trung mạc. Nó làm hẹp dần lòng
động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức.
1.1.4.2 Cơ chế sinh vữa xơ động mạch
* Chuyển hóa cholesterol trong tế bào [16], [30]
- Đường ngoại sinh: chiếm khoảng 25%, chủ yếu từ thức ăn thông qua LDL
và các cảm thụ với apoprotein B của LDL ở màng tế bào.

- Đường nội sinh: chiếm khoảng 75%, thông qua enzim Hydroxy methyl
6
coenzym A (HMCoA) reductase. Cơ thể rất cần cholesterol vì nó tham gia
vào cấu trúc màng tế bào, là tiền chất của các hormon sinh dục và thượng
thận, là thành phần chính của các acid mật.
Trong tế bào bình thường luôn có sự cân bằng về cholesterol. Khi có dư thừa,
cơ thể có các cơ chế tự điều hòa:
- Cholesterol tự do chuyển thành cholesterol este
- Ức chế quá trình nội sinh của cholesterol
- Ức chế tổng hợp các cảm thụ với apoprotein B
*Cơ chế sinh vữa xơ động mạch [8], [9], [26].
Trước hết phải có tổn thương nội mạc thành động mạch làm hư hỏng các
tế bào hoặc làm tế bào đó mất đi chức năng bảo vệ thành mạch như: Bệnh
tăng huyết áp, hội chứng rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, nhiễm khuẩn và
virus, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, các yếu tố miễn dịch.
Khi có các tổn thương đó, lớp nội mạc tại chỗ mất khả năng bảo vệ thành
mạch tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu, tập trung vào chỗ nội mạc bị bộc
lộ, tập kết lại, giải phóng ra các chất trong đó có yếu tố platelet derived
growth factor (PDGF) kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung
mạc ra lớp nội mạc các monocyte từ dòng máu cũng đến chỗ tổn thương,
chuyển thành đại thực bào. Các tế bào này cùng các tế bào cơ trơn cùng giải
phóng ra các chất kích thích tương tự. Chúng tiếp xúc với LDL là loại LP
mang nhiều cholesterol, có các cảm thụ tiếp nhận LDL, đặc biệt là các LDL
biến đổi. Vì không có khả năng tự điều chỉnh cholesterol như các tế bào bình
thường tích đầy cholesterol este đến khi quá tải thì tế bào tự vỡ, đổ cholesterol
ra tổ chức xung quanh. Tổ chức liên kết phát triển, xâm nhập và hình thành
mảng vữa xơ đặc trưng của bệnh. Mảng vữa phát triển to ra nhiễm thêm
canxi, có thể bị loét và tạo thành huyết khối.
1.1.4.3 Mối liên quan giữa tăng lipid máu và bệnh vữa xơ động mạch [8],
[16]

Trong bệnh vữa xơ động mạch hay gặp: Tăng cholesterol, tăng LDL, tăng
7
triglycerid nhất là khi có giảm đồng thời HDL, tăng lipoprotein.
Nghiên cứu điều tra dịch tễ về cholesterol máu trong bệnh vữa xơ động
mạch tiến hành ở Framingham cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa
nồng độ cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do vữa xơ động mạch.
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành
Kannel và các cộng sự năm 1971 (Framingham) nghiên cứu trên 5000
bệnh nhân, theo dõi trong 14 năm thấy có mối tương quan thuận giữa nguy cơ
bệnh mạch vành và nồng độ cholesterol máu. Nguy cơ là 1 khi cholesterol
máu là 2g/l, tăng lên là 2,25 và 3,25 khi cholesterol máu tăng 2,5 và trên
2,6g/l [29], [31]
Nhóm nghiên cứu về VXĐM ở Châu Âu 1987 cho thấy cholesterol
máu trên 1,8g/l thì nguy cơ tai biến mạch vành tăng nhanh, tử vong cũng tăng
song song [27], [32].
Nghiên cứu Prospective Cardiovascular Munter Study (PROCAM)
theo dõi 30.000 người trong 6 năm (1979-1985) trong đó có 4.559 nam lứa
tuổi 40-65 có 186 người có bệnh thiếu máu cơ tim do VXĐM vành. Tần xuất
bị NMCT là 29,4% ở những người có cholesterol trên 3g/l và HDL-C dưới
0,55g/l, trong khi những người có cholesterol máu bình thường thì tần xuất bị
bệnh chỉ là 0,6% [10], [16].
* Điều trị rối loạn lipid máu là giảm tai biến mạch vành:
Nghiên cứu Lipid Research Clinic Coronary Primary Prevention Trial,
1984 (LRC) trên 3806 nam giới, tuổi 40-49, điều trị bằng cholestyramin và
placebo, theo dõi trong 7 năm, thấy thuốc làm giảm 13,91% cholesterol; 20,3
LDL-C, giảm 19% NMCT và 24% tử vong do bệnh mạch vành, Nghiên cứu
Helsinhshi Heart Study, 1987 (HHS) trên 4081 người tuổi 40-55, điều trị
Gemfibroril và placebo, theo dõi trong 5 năm, thấy thuốc làm giảm 10%
cholesterol, 11% LDL-C, 35% Triglycerid, tăng 11% HDL-C và giảm 34% tai
biến mạch vành [10], [32].

Gonld A.L và cs (1995), phân tích 35 nghiên cứu lớn trên 77.257 bệnh
nhân, theo dõi trong 2-12 năm, thấy cứ giảm 20% cholesterol giảm 18,1% tử
8
vong chung và 24,1% tử vong do bệnh mạch vành [16].
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch máu não
Các tác giả đều chứng minh cholesterol toàn phần có giá trị báo hiệu
sự xuất hiện các TBMMN khi nó kết hợp với các yếu tố nguy hại khác, đó là
LDL-C. Khi tỷ lệ HDL- C càng cao, tỷ lệ LDL-C càng thấp thì càng ít có khả
năng bị TBMMN [16], [27].
Theo Katz và Dauber, trên 120.000 tử vong do tổn thương TBMMN,
đã có 75.000 trường hợp do nguyên nhân VXĐM não [29].
1.1.5 Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.
* Phác đồ điều trị của hiệp hội xơ vữa động mạch Châu Âu năm 1992
(European Antherosis Society) [16], [31]
+ Chế độ ăn uống: thực hiện đầu tiên trong 2-3 tháng
- Giảm cân nếu có thừa cân
- Giảm mỡ động vật có nhiều acid béo no
- Dùng dầu thực vật có nhiều acid béo không no
- Giảm thức ăn có nhiều cholesterol
- Ăn cá nhiều acid béo không no họ Omega-3, ít nhất 3 lần/tuần
+ Thuốc: chỉ dùng thuốc khi chế độ ăn không có hiệu quả và khi cholesterol
> 6,5mmol/l, triglycerid > 2,3mmol/l, phải dùng thuốc lâu dài và duy trì chế
độ ăn bệnh lý [9], [10].
Dưới đây là các nhóm thuốc chính:
- Nhóm acid nicotinic (Dilexpal, Novacyl):
Acid nicotinic làm giảm lipid máu do thuốc tác động đến gan làm giảm
LDL, CT, tăng nhẹ HDL.
Liều 2-6g/ngày mới có hiệu lực
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, chán ăn, buồn nôn, bừng
mặt, tăng men gan.

- Nhóm thuốc ngưng kết acid mật (cholestyramin, colestipol)
9
Nhựa trao đổi ion không bị các men tiêu hóa tác động, không bị hấp thu
qua niêm mạc ruột, có khả năng trao đổi ion Cl
-
với acid mật và cho acid mật
ở dạng liên kết không bị hấp thu trở lại, theo phân ra ngoài. Như vậy, nó cắt
chu trình ruột gan của acid mật.
Hiệu lực làm giảm cholesterol, LDL-C, tăng nhẹ HDL-C.
Tác dụng phụ: đầy bụng, táo bón, ợ hơi, buồn nôn, nôn, giảm hấp thu
nhiều nhất khi qua ruột.
- Nhóm giảm tổng hợp cholesterol (nhóm Fibrat) gồm có:
+ Clofibrat: Miscleron
+ Fenofibrat: Lipanthyl
+ Bezafibat: Benzalip
+ Cliprofibrat: Lipanor
+ Gemfibrozil: Lopid
Cơ chế tác động: giảm tổng hợp LDL ở gan, tăng thoái giáng LDL qua
các thụ thể, tăng đào thải cholesterol qua mật.
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn, ngứa, tăng men gan, yếu cơ.
Clofibrat gây sỏi mật, viêm túi mật.
- Nhóm ức chế enzym HMGCoA reductase (Nhóm Statin) gồm:
+ Simvastatin: Zocor
+ Lovastatin: Mevacor
+ Fluvastatin: Lescol
+ Atorvastatin: Lipitor
Cơ chế tác động: thuốc ức chế enzym HMGCoA reductase làm cản trở
quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong tế bào, làm tăng tổng hợp các thụ thể
LDL-C để làm tăng thoái giáng LDL trong tế bào, thuốc làm giảm CT, LDL-
C, giảm nhẹ HDL-C.

Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đôi khi tăng men gan.
10
* Phác đồ điều trị theo ATP III-2001 (Adult treatment Panel III) [28]
- Bước 1: Xác định đầy đủ các thông số lipoprotein sau ăn 9-12 giờ.
- Bước 2: Xác định sự hiện diện của bệnh XVĐM trên lâm sàng, là nguy cơ
cao của bệnh mạch vành và yếu tố nguy cơ tương đương.
- Bước 3: Xác định sự xuất hiện của các yếu tố nguy cơ chủ yếu (ngoài LDL-C)
- Bước 4: Nếu có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên (ngoài LDL- C tăng) mà không có
biểu hiện của bệnh mạch vành hoặc nguy cơ tương đương BMV thì đánh giá
nguy cơ BMV trong 10 năm.
- Bước 5: Xác định loại nguy cơ.
- Bước 6: Bắt đầu trị liệu thay đổi lối sống nếu LDL trên mức đích.
- Bước 7: Xem xét việc sử dụng thêm thuốc điều trị nếu LDL vượt quá mức đích.
- Bước 8: Phát hiện hội chứng chuyển hoá và điều trị sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn
và thay đổi lối sống.
- Bước 9: Điều trị tăng triglycerid máu.
11
1.2 HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1 Sự chuyển hoá tân dịch trong cơ thể
Tân dịch là nói chung tất cả các chất dịch bình thường trong cơ thể. Tân là
chất trong, dịch là chất đục. Tân dịch là một trong những cơ sở vật chất cho
sự sống, do dinh dưỡng của đồ ăn hoá ra, nhờ sự khí hoá của Tam tiêu đi khắp
toàn thân, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch và bì phu. Tân tạo
thành huyết dịch và không ngừng bổ xung dịch thể cho huyết dịch. Dịch lại
bổ xung cho tinh, tuỷ làm cho các khớp xương cử động được dễ dàng, làm
nhuận da lông [1], [4], [15].
SƠ ĐỒ SỰ VẬN HOÁ TÂN DỊCH
12
Thức ăn
Vị

Tỳ
Đại tràng
Phân
Ngũ tạng Lục phủ
Cân cơ kinh
mạch
Phế
Thận
Bàng quang
Nước tiểu
Thanh
Vận hoá
Thanh
Trọc Trọc
Giải thích sơ đồ sự vận hoá tân dịch trong cơ thể như sau: thức ăn, nước
uống qua Vị xuống Tỳ, Tỳ chủ vận hoá: Đồ ăn uống được Tỳ phân hoá thành
chất thanh đưa lên Phế, chất trọc đưa xuống Đại trường thành phân ra ngoài.
Chất thanh ở Phế được phân thành 2 loại: Phần thanh đi nuôi cơ thể: lục phủ,
ngũ tạng, cân cơ, kinh mạch. Phần trọc đưa xuống Thận: Thận chủ khí hoá,
Bàng quang chứa giữ tân dịch. Thuỷ dịch ở bàng quang được mệnh môn hoả
ôn ấm, phân thành 2 loại: dịch trong thành chất tinh đi nuôi cơ thể, dịch đục
thành nước tiểu ra ngoài. Quá trình này đều do sự khí hoá của Tam tiêu.
Liên hệ chức năng của các cơ quan trong cơ thể theo YHHĐ: Tân tương
tự như các dạng nước, nhũ trấp, máu trong lòng mạch. Dịch tương tự như dịch
não tuỷ, dịch khớp, dịch màng phổi, màng tim…
Chức năng của Tỳ tương tự chức năng của hệ thống gan mật và tụy tạng
đối với việc chuyển hoá lipid. Chức năng túc giáng thuỷ dịch ở Phế tương tự
như chuyển hoá lipid ở phổi. Chức năng khí hoá ở Thận gần như quá trình
tổng hợp và thoái giáng các hormone ở vỏ thượng thận [1], [15].
1.2.2 Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn lipid máu:

* Những đặc điểm cơ bản của đàm:
Theo YHCT, sự hình thành đàm ẩm là do sự vận hoá bất thường của tân
dịch, do các tác nhân: lục dâm, thất tình và ăn uống không điều độ gây nên.
Đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng. Đàm ẩm sau khi hình thành theo khí đi
khắp nơi trong cơ thể và gây bệnh. Ở đây đàm ẩm là một sản vật bệnh lý, liên
hệ với YHHĐ thì đàm ẩm giống như sự lắng đọng lipid ở thành động mạch.
Sự hình thành đàm ẩm có liên quan đến 3 tạng: Phế, Tỳ, Thận [1], [4], [15].
Phế chủ việc trị tiết, ngoại tà xâm nhập vào phế, phế khí không tuyên phát,
túc giáng được, làm tân dịch ngưng lại thành đàm. Tỳ chủ vận hoá, do ngoại cảm
thấp tà, ăn uống không điều độ, làm việc quá sức, tỳ vị bị tổn thương, không vận
hoá được, thuỷ thấp đọng lại ngưng tụ thành đàm. Thận coi việc khai hạp (đóng
mở), thận dương không đủ, khai hạp không thông, thuỷ thấp tràn lên tụ lại thành
đàm.
- Chứng thuộc Phế: ho, khí xuyễn, đờm nhiều, màu trắng dễ khạc, kiêm
13
biểu chứng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù hoặc hoãn. Cách chữa: tuyên phế,
hoá đàm.
Bài thuốc: dùng bài “Chỉ thấu tán” hoặc “Hạnh tô tán”.
- Chứng thuộc Tỳ: ăn uống kém, lợm giọng, buồn nôn, bụng đầy, khó
chịu, người mệt nặng nề, thích ngủ, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu
hoãn. Cách chữa: kiện tỳ, hoá đàm.
Bài thuốc: “Lục quân tử thang” hoặc “Bình vị tán”.
- Chứng thuộc Thận: suyễn nghịch, phù thũng, hay sợ lạnh, lưng gối lạnh
đau, đi tiểu nhiều lần, ngũ canh tả, lưỡi nhợt, mạch trầm tế hoặc đầu choáng,
tai ù, lưng gối mỏi, mạch huyền tế sác. Cách chữa: ôn thận, hoá đàm hoặc tư
thận, hoá đàm.
Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn hoặc Lục vị địa hoàng hoàn [4], [5], [18].
Như vậy, đàm gây ra bệnh có rất nhiều, có thứ đàm hữu hình là chất đờm sinh ra
từ Phế và Thận, còn đàm vô hình phải thông qua triệu chứng mới biết được. Hội
chứng rối loạn lipid máu theo YHCT là do đàm vô hình gây bệnh. Biểu hiện trên

lâm sàng rất đa dạng:
- Đàm thấp: người béo phì, đi lại nặng nề.
- Chân tâm thống: cơn đau thắt ngực, khó thở.
- Phong đàm: nhẹ thì triệu chứng giống như rối loạn tuần hoàn não, nặng
thì triệu chứng như tai biến mạch máu não.
* Nguyên nhân sinh đàm
- Do ăn uống không điều độ: ăn nhiều mỡ, đồ ăn ngọt béo. Uống nhiều
rượu, làm việc trí óc quá sức… làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến đàm nội sinh.
- Do thất tình: tinh thần bất ổn, ảnh hưởng đến công năng của các tạng
phủ sinh đàm.
- Do ít vận động thể lực, đàm ứ trệ lâu ngày, khí huyết không lưu thông,
dẫn đến khí trệ, huyết ứ.
- Do tiên thiên bất túc hoặc quan hệ tình dục quá nhiều làm cho thận khí
bất túc, thận dương hư không ôn ấm được tỳ dương, tỳ không vận hoá được
thuỷ thấp sinh đàm ẩm [1], [4], [5].
14
1.2.3 Các bệnh về đàm và phương pháp điều trị [4], [18]:
* Thấp đàm:
Thấp đàm sinh ra là do tỳ dương không vận hoá được, thuỷ thấp đọng lại
thành đàm.
- Triệu chứng: đờm trắng, dễ khạc, ngực tức, lợm giọng buồn nôn, thân
thể mỏi mệt, đầu choáng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền.
- Phép chữa: táo thấp, hoá đàm.
- Bài thuốc: Nhị trần thang
Bán hạ: 8-12g, phục linh: 12g, trần bì: 8g, cam thảo: 4g
Trong đó có: bán hạ táo thấp, hoá đàm, giáng nghịch là chủ dược, phục linh
lợi thuỷ thẩm thấp, trần bì lý khí hoá đàm, cam thảo hoà trung kiện tỳ.
* Táo đàm:
Táo đàm sinh ra là do phế âm không đủ, hư hoả bốc lên chưng đốt tân dịch
thành đàm.

- Triệu chứng: ho khan, khó khạc đờm, đờm đặc mà dính, họng khô ráo,
vướng đau, ho nhiều, tiếng khàn.
- Phép chữa: nhuận táo, hoá đàm.
- Bài thuốc: Bối mẫu qua lâu tán
Bối mẫu 10g, qua lâu 10g, thiên hoa phấn 12 g, cát cánh 12g, quất hồng10g,
bạch linh 12g.
Trong đó: bối mẫu, qua lâu thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế chỉ khái là chủ
dược, thiên hoa phấn sinh tân nhuận táo, cát cánh tuyên phế lợi hầu, quất
hồng, bạch linh thuận khí hoá đàm.
* Nhiệt đàm:
Nhiệt đàm sinh ra do tà nhiệt thịnh ở trong chưng đốt tân dịch, nhiệt uất lâu
hoá hoả, thành đàm hoả.
- Triệu chứng: khạc ra đờm vàng đặc, mặt đỏ, phiền nóng, miệng khô, mạch sác.
- Phép chữa: thanh nhiệt hoá đàm.
- Bài thuốc: Thanh khí hoá đàm hoàn.
15
Qua lâu, bạch linh, trần bì, chỉ thực, hoàng cầm, hạnh nhân, mỗi thứ 8-12g,
nam tinh, bán hạ chế 12-16g. Tất cả tán nhỏ, làm hoàn với nước gừng.
Trong đó: qua lâu, hoàng cầm thanh nhiệt, hoá đàm là chủ dược, trần bì, chỉ
thực hành khí phá kết, bạch linh kiện tỳ táo thấp, hạnh nhân tuyên phế, hạ khí,
bán hạ, nam tinh hoá đàm.
* Hàn đàm:
Hàn đàm do tỳ vị dương hư, hàn ẩm đọng ở trong.
- Triệu chứng: nôn ra đờm trong loãng, người lạnh, tay chân lạnh, đại tiện
lỏng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm.
- Phép chữa: trừ hàn, hoá đàm.
- Bài thuốc: Lý trung hoàn.
Đẳng sâm, can khương, bạch truật, chích thảo, lượng bằng nhau. Tất cả
tán bột mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần.
Trong đó: Can khương ôn trung khu hàn là chủ dược, đẳng sâm bổ khí

kiện tỳ, bạch truật kiện tỳ táo thấp, chích thảo bổ tỳ hoà trung và điều hoà các
vị thuốc.
* Phong đàm:
Phong đàm có 2 loại: ngoại phong và nội phong
- Triệu chứng: nhẹ thì đau đầu, choáng váng, ho, nhiều đờm. Nặng thì đau
đầu, mắt tối sẫm, ngã ra hôn mê, liệt nửa người.
- Phép chữa:
+ Ngoại phong: chỉ khái hoá đàm, sơ phong giải biểu.
+ Nội phong: kiện tỳ, trừ thấp, hoá đàm, tức phong.
- Bài thuốc: ngoại phong dùng bài Chỉ thấu tán gồm: kinh giới 12g, tử
uyển 12g, bạch tiền 12g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì
8g. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
Nội phong dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang gồm: bán hạ chế
8g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thiên ma 8g, trần bì 8g, sinh
khương 2 lát, đại táo 2 quả. Ngày 1 thang, sắc uống.
Khi điều trị được chứng đàm thì kết quả các xét nghiệm lipid máu cũng
16
được cải thiện. Y học cổ truyền có rất nhiều thuốc và bài thuốc để điều chỉnh
RLLPM tuy hiệu quả điều trị không mạnh bằng thuốc y học hiện đại nhưng ưu
điểm là ít tác dụng phụ, giá thành rẻ, phù hợp với người bệnh phải dùng thuốc
lâu dài.
1.2.4 Tình hình nghiên cứu thảo dược để điều trị hội chứng rối loại Lipid
máu.
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài [15], [16]:
Chủ yếu là các nghiên cứu ở Trung Quốc: Y học cổ truyền Trung Quốc
nghiên cứu các bài thuốc cổ phương và nghiệm phương để điều trị hội chứng
rối loạn lipid máu. Qua nghiên cứu thực nghiệm trên động vật họ đã tìm được
nhiều vị thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu:
- Nhóm giảm cholesterol: Hà thủ ô, kỷ tử, đỗ trọng, cam thảo, bạch quả, một dược,
cát căn.

- Nhóm giảm triglycerid: đại hoàng, kim ngân, linh chi, rễ đại mạch.
- Nhóm giảm cả cholesterol và triglycerid: Thảo quyết minh, bồ hoàng,
linh chi, đông trùng hạ thảo, nữ trinh tử, nhân sâm, hải tảo, sơn tra, trạch
tả, tam thất, nghệ.
- Nhóm có tác dụng tăng HDL – C: Hà thủ ô, sài hồ, thổ miết trùng.
Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực một số bài thuốc:
Bài 1: Giáng chi phương gồm: Thảo quyết minh, sơn tra, đan sâm. Kết quả
hạ cholesterol và triglycerid.
Bài 2. Trạch tả thang gồm: Trạch tả, hà thủ ô, thảo quyết minh, bạch truật,
sinh đại hoàng. Kết quả hạ cholesterol, triglycerid và giảm cân.
Bài 3. Nhân trần hợp tễ gồm: Nhân trần, trạch tả, cát căn. Kết quả tốt với
cholesterol và triglycerid.
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu độc vị:
17
- Ngưu tất là vị thuốc được nghiên cứu nhiều nhất và cũng có hiệu quả
nhất (Phạm Khuê – Viện Lão khoa và Đoàn Thị Nhu – Viện Dược liệu).
Kết quả giảm cholesterol ở 65% bệnh nhân, giảm tỷ lệ lipid ở 73% bệnh
nhân [13], [22].
-
Nghệ vàng: Nghiên cứu trên thực nghiệm của Nguyễn Khang và trên lâm
sàng của Phạm Tử Dương. Kết quả làm giảm 11% cholesterol và 7,7% lipid
toàn phần [9], [10].
- Mía nghệ: Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng và Nguyễn Trung Chính. Kết
quả làm giảm 16% cholesterol, 11% triglycerid, 22% LDL – C, tăng
28,5% HDL-C [16].
Nghiên cứu bài thuốc:
- Nhị trần gia uất kim, thảo quyết minh (Lê Minh – Trần Thị Hiền) làm giảm
13% cholesterol, 37% triglycerid, 22% LDL–C, tăng 20% HDL–C [14].
- Bán hạ bạch truật thiên ma thang (Hoàng Khánh Toàn): giảm 15%

cholesterol, 31,5% triglycerid, 20,2% LDL-C, tăng 19,8% HDL-C [24].
- Viên nén “Hạ mỡ” (Nguyễn Thùy Hương): giảm 13,8% cholesterol, giảm
18,3% LDL-C, còn 2 chỉ số triglycerid và HDL-C không thay đổi [16].
- Bài “Sơn tra nhị trần” (Bùi Thị Mẫn): giảm 18,34% cholesterol, 27,7%
triglycerid, 18,3% LDL-C và tăng 18,6% HDL-C [21].
1.3 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Xuất xứ bài thuốc “ Ôn đởm thang” [1], [5], [25]
Bài thuốc “Ôn đởm thang” là bài thuốc cổ phương xuất phát từ y học Trung
Quốc đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Bài thuốc này đặc biệt tốt trong
những trường hợp đàm uất lâu ngày hóa hỏa. Tuy đã được sử dụng nhiều
nhưng tác dụng của bài thuốc chưa được chứng minh trên lâm sàng .

1.3.2 Thành phần của bài thuốc “Ôn đởm thang”.
1. Bán hạ chế [1], [2], [3], [20]:
- Tên khoa học: Pinellia ternate thumb.
18
- Thuộc họ Ráy (Araceae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô và chế biến.
- Cách chế biến: Bán hạ ngâm nước nóng, nếu nước nguội lại thay nước
nóng tiếp trong vòng nửa ngày, rửa hết nhớt, tẩm gừng, sấy thật khô mà
dùng.
- Thành phần hóa học: có tinh dầu chiếm 0.003 đến 0,013%, ancaloit,
ancol, chất cay, phytosterrol, ngoài ra còn dầu béo, tinh bột, chất nhày.
- Tác dụng dược lý:
+ Chữa ho: sau khi dùng 1ml cồn iốt 1% gây ho cho mèo, rồi dùng nước
sắc Bán hạ 20% thì với liều 0,6g Bán hạ trên 1kg thể trọng tác dụng
giảm ho rõ rệt (tương đương codein fosfat 1g/1kg)
Theo Linh Mộc Đạt (Nhật Bản, 1931) tác dụng này là do ancol và
concaloit bay hơi có tác dụng ức chế trung khu thần kinh.
+ Chống nôn: Sau khi gây nôn cho chó người ta tiêm dung dịch nước Bán

hạ chế thì thấy có tác dụng giảm nôn rõ rệt.
Theo Linh Mộc Đạt tác dụng chống nôn là do Phytosterrol của Bán hạ mà
có.
+ Tác dụng táo thấp, hóa đàm, giáng nghịch, chỉ nôn
- Tính vị quy kinh: vị cay, ôn có độc.
- Chỉ định điều trị: Nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, nhức đầu mất ngủ.
- Liều dùng 8g – 12g/ ngày
2. Trần bì: Còn gọi là vỏ quýt, thanh bì [1], [3], [20], [23].
- Tên khoa học: pericarpium, citri deliciosa thuộc họ cam quýt Rutaceae
- Bộ phận dùng: vỏ phơi khô, để càng lâu càng tốt.
- Thành phần hóa học: vỏ quýt còn tươi: tinh dầu chiếm 3,8%, nước và
thành phần bốc hơi 61.25%, hesperidin C50H60O27, vitamin A,B
Tinh dầu quýt là một chất lỏng màu vàng nhạt, có huỳnh quang xanh,
mùi thơm dễ chịu. Tỷ trọng 0,853 – 0,858. Thành phần chủ yếu của tinh dầu
quýt là d.limonen, một ít xitrala các andehyt nonylic và đexylic, 1%
19
metylanthranilametyl (do chất này tinh dầu có huỳnh quang và mùi thơm đặc
biệt).
- Tính vị quy kinh: Vị cay đắng, tính ôn, quy kinh phế và tỳ.
- Tác dụng: Kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm.
- Chỉ định điều trị: ăn uống không tiêu, chán ăn, nôn mửa, sốt rét, trừ đờm.
- Liều dùng 4g-12g/ngày.
3. Phục linh: Còn có tên: Bạch phục linh, phục thần [1], [3], [20], [23].
- Tên khoa học: Poria cocos wolf
- Thuộc họ nấm lỗ (polyporaceae)
- Bộ phận dùng: Nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Nếu có khi đào lên
có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần.
- Thành phần hóa học:
* Phục linh có chất đường đặc biệt: pachymora, glucoza, fructora và
chất khoáng.

* Thành phần phục linh gồm có 3 loại:
1. Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: Axit pachimic C
33
H
52
O
5
,
axittumolosic C
31
H
50
O
4
, axit eburicoic C
35
H
50
O
3,
axit pinicolic C
30
H
46
O
3,
3 β-hydroxylanosta – 7,9 (II), 24 trien 21- oic.
2. Đường đặc biệt của phục linh: pachyman có tới 75% trong phục linh.
3. Ngoài ra còn có ergosterol, cholin, histidin và một ít men proteaza.
- Tác dụng dược lý: Phục linh có tác dụng lợi tiểu trên súc vật thực

nghiệm.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính bình vào năm kinh: tâm, phế, thận,
tỳ, vị.
- Tác dụng: Lợi tiểu, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm.
- Chỉ định điều trị: tiểu tiện khó, thủy thũng, tiết tả.
- Liều dùng 5g-12g/ngày.
4. Cam thảo: còn gọi là: bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão [1], [2], [3],
[20], [23].
20
- Tên khoa học: Radix Clycyrrhizae Fish.
- Thuộc họ cánh bướm.
- Bộ phận dùng: thân, rễ phơi sấy khô của cây cam thảo.
- Thành phần hóa học:
Hoạt chất chính của cam thảo là glyxyridin với tỷ lệ 6-14% có khi tới 23%.
Ngoài ra có 3-8% glucoza, 2,4-6,5% saccaroza 25-30% tinh bột, 0,3-0,35%
tinh dầu, 2-4% asparagin ngoài ra còn có vitamin C và một số chất khác.
- Tác dụng dược lý:
+ Cam thảo: Có tác dụng giải độc, tăng sự co bóp trên tim ếch.
Tác dụng giải độc này cũng thấy rõ với các chất độc của cá, lợn, rắn khi gây
choáng, giải độc với độc tố uốn ván…
+ Cam thảo có tác dụng như coctison.
Cam thảo có tác dụng giữ nước, làm giảm các cơn đau, nhanh làm biến các
vết loét (đặc biệt ở đường tiêu hóa)
+ Cam thảo có tác dụng trung hòa vị toan, hạn chế sự tăng tiết vị toan dạ
dày.
+ Ngoài ra cam thảo còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, quy 12 kinh.
- Tác dụng: Bổ tỳ, vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị
thuốc.
- Chỉ định điều trị: chữa loét dạ dày và ruột, chữa ho, chữa chứng ăn kém,

chữa ngộ độc, mụn nhọt…
- Liều dùng: 3g-4g/ngày.
5. Chỉ thực: còn gọi là: xuyên chỉ thực [1], [3], [20], [23].
- Tên khoa học Fructus Aurantii immaturii thuộc họ cam quýt Rutaceae.
- Bộ phận dùng: quả hái lúc còn xanh non, có khi tự dụng dưới gốc cây.
- Thành phần hóa học: Viện Y học Bắc Kinh năm 1985 thấy có 0,09%
ancaloit, 20,49% glucozit, 5,86% saponin trong chỉ thực của tỉnh Tứ
21
Xuyên.
- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng trên tử cung và trên dạ dày, ruột: Xuyên chỉ thực thí nghiệm
trên động vật thì thấy rằng trên tử cung cô lập của chuột nhắt, dù có thai
hay không có thai, đều có tác dụng ức chế.
+ Tác dụng trên mạch máu, bộ máy tiết niệu và hô hấp:
* Huyết áp tăng cao, dung tích của thận giảm xuống.
* Nồng độ thấp làm cho tim cô lập của loài ếch co bóp mạnh, nhưng ở
nồng độ cao, sự co bóp mạnh lại giảm.
* Tiêm tĩnh mạch chó gây mê thì thấy tiết niệu tạm thời ngừng lại.
* Có tác dụng co thắt nhẹ đối với mạch máu của loài ếch
- Tính vị quy kinh: vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị.
- Tác dụng: phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bĩ ( báng ở bụng), lợi cách,
khoan hung, giúp sự tiêu hóa, trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi,
yên dạ dày, ruột…
- Liều dùng: 6g-12g/ngày.
6. Trúc nhự: còn gọi là: trúc thị thanh, đạm trúc nhự [1], [2], [3], [20], [23].
- Tên khoa học: Caulis Bambusae in Teaniis, thuộc họ Lúa Graminea.
- Bộ phận dùng: Vỏ xanh của cây tre, cây vầu và nhiều loại tre bương
khác sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng, rồi phơi
hay sấy khô. Khi dùng thường tẩm nước gừng sao lên rồi mới dùng.
- Thành phần hóa học: Chưa được nghiên cứu, chưa rõ hoạt chất là gì.

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hơi lạnh, vào kinh phế, vị và can
- Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai
- Chỉ định điều trị: vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiêu phiền nhiệt, động
thai. Chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, băng
huyết.
- Liều dùng: 10g-20g/ngày
7. Đại táo: còn gọi là táo tàu, táo đen, táo đỏ [1], [2], [3], [20].
22
- Tên khoa học: Fructus Zizyphi, thuộc họ Táo Rhamnaceae.
- Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây táo tàu.
- Trong đại táo có 3,3% protit, 0,4% chất béo, 73% hydrat cacbon, 0,061%
canxi, 0,055% photpho, 0,0016% sắt, 0,00015% caroten, 0,012%
vitamin C.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt tính ôn, vào hai kinh tỳ vị.
- Tác dụng: bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hòa dinh vệ, hòa
giải các vị thuốc khác.
Chỉ định điều trị: chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do doanh vệ không điều
hòa.
- Liều dùng: 15g-20g/ngày.
1.3.3 Tác dụng của bài thuốc “Ôn đởm thang” theo Y học Cổ truyền.
Theo lý luận của YHCT bài thuốc “Ôn đởm thang” gồm 7 vị trên, có tác dụng
hòa vị, tiêu đàm, thanh nhiệt [5], [25].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Bài thuốc nghiên cứu [1], [2], [3], [5], [20]:
Mong muốn đóng góp một phần vào nhu cầu ngày càng lớn của người
bệnh, chúng tôi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc cổ phương “Ôn đởm
23
thang” trong điều trị hội chứng RLLPM.
Bài thuốc “Ôn đởm thang”

TT Tên thuốc Liều lượng Tính vị Quy kinh Tác dụng
1 Bán hạ chế 12 gram Cay hơi nóng Tỳ vị Táo thấp hoá đàm
2 Trần bì 12 gram Cay ấm Phế vị Hành khí tiêu đàm
3 Phục linh 16 gram Ngọt bình Tâm tỳ phế
thận
Lợi niệu thẩm thấp,
kiện tỳ, an thần
4 Cam thảo 4 gram Ngọt bình 12 kinh Bổ trung khí, hoà
cơn đau, giải độc
5 Chỉ thực 12 gram Đắng chua
lạnh hoặc bình
Tỳ vị Phá khí giáng đàm,
tiêu thực
6 Trúc nhự 8 gram Ngọt lạnh Phế vị can Thanh phế lợi đàm,
thanh nhiệt đàm
nghịch
7 Đại táo 16 gram Ngọt bình Tỳ vị Bổ tỳ vị, điều hoà
tính năng thuốc, hoà
hoãn cơn đau
Các nguyên liệu trong bài thuốc “ Ôn đởm thang” được dùng ở dạng nguyên
liệu khô, và đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.
* Tác dụng của bài thuốc: Hoà vị, tiêu đàm thanh nhiệt.
* Chỉ định điều trị: Bệnh nhân thuộc thể nhiệt đàm, phong đàm, táo đàm
* Quy trình sản xuất thuốc: Các vị thuốc được bào chế, sắc, đóng gói đúng
quy chuẩn tại Trung tâm dược – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá trên lâm sàng: Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào diện nghiên
cứu, đang được điều trị tại Khoa Lão và các khoa khác của Bệnh viện Tuệ
Tĩnh - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân [9], [10], [16]

- Bệnh nhân cả 2 giới nam và nữ, đang điều trị tại Khoa lão và các khoa
điều trị khác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh- Học viện Y dược học cổ truyền Việt
24
Nam.
- Có rối loạn lipid máu thoả mãn một trong các điều kiện sau:
+ Có cholesterol máu

6,5 mmol/l và, hoặc LDL- C

4,2 mmol/l
+ Hoặc cholesterol máu từ 5,2 – 6,5 mmol/l, HDL- C < 0,9 mmol/l
+ Hoặc triglycerid

2,3 mmol/l
- Ngừng thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác ít nhất 3 tháng, trong thời
gian dùng thuốc nghiên cứu không được dùng các thuốc điều trị rối loạn lipid
máu khác.
- Bệnh nhân thuộc thể nhiệt đàm, táo đàm, phong đàm.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Hội chứng rối loạn lipid thứ phát: thận hư nhiễm mỡ, suy gan, suy thận
- Các bệnh nhân rối loạn tiêu hoá kéo dài, ảnh hưởng tới hấp thu và chuyển hoá
thuốc.
- Các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Những bệnh nhân thuộc thể hàn đàm, thấp đàm.
- Những bệnh nhân không chấp hành quy tắc điều trị, không quay lại kiểm
tra và khám định kỳ.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước, sau.

2.3.2 Cách tiến hành:
Các đối tượng nghiên cứu đều được:
- Làm bệnh án theo mẫu thông qua việc hỏi bệnh và khám lâm sàng như: đo
huyết áp, đếm tần số tim, xác định chiều cao và cân nặng, khám toàn diện.
- Làm các xét nghiệm máu: Cholesterol toàn phần, trigrycerid, HDL-C,
LDL-C, glucoza máu, urê, creatinin, GOT, GPT.
- Thăm dò chuyên khoa: điện tâm đồ, chụp tim phổi, soi đáy mắt.
* Các kỹ thuật tiến hành.
25

×