Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phương phái giải bài tập quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG KHÂU DẠY BÀI MỚI
PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT
(Nguyễn Văn Hòa - Tổ Hóa Sinh - trường THPT Nghi Xuân)
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chất lượng giáo dục đào tạo luôn được sự quan tâm ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở
Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo, xem giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần có sự đồng bộ trong đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học để từ đó đưa giáo dục đi lên phát triển theo một hướng mới.
Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lí giúp phát huy tối đa sự độc lập, khả năng tự học, tự
sáng tạo ở học sinh. Trên cơ sở phân tích kiến thức sinh học chương trình bậc THPT. Bản thân tôi
nhận thấy kiến thức sinh học THPT là hệ thống gồm hệ thống các khái niệm tương tác lẫn nhau và
được xây dựng một cách lôgic. Việc định hướng cho học sinh tự hệ thống hóa được hệ thống khái
niệm, giúp học sinh trong việc nắm vững tri thức cũ, tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội các tri thức
mới, cũng như có được vốn kiến thức chuẩn đảm bảo cho các kì thi.
Bản đồ khái niệm giúp trí nhớ dễ dàng tái hiện các thông tin có liên quan đưa vào những khái
niệm then chốt. Bản đồ khái niệm có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều khâu
khác nhau trong quá trình giảng dạy kiến thức sinh học trên lớp, đồng thời cũng rèn luyện cho học
sinh cách hệ thống các kiến thức trong các giờ tự học ở nhà.
Trên cơ sở tìm hiểu kiến thức phần sinh học lớp 11 phục vụ cho công tác giảng dạy. Nghiên cứu
các phương pháp dạy học mới đặc biệt là việc sử dụng bản đồ khái niệm.
Với lý do đó tôi quyết định chọn đề tài " Sử dụng bản đồ khái niệm trong giảng dạy phần sinh
học cơ thể động vật phần sinh học 11 chương trình THPT".
2. Mục đích nghiên cứu
- Học cách thức, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Tìm hiểu cách xây dựng bản đồ khái niệm để thông qua đó thiết kế một số bản đồ khái niệm
cho một số khái niệm thuộc phần sinh học cơ thể động vật. Dựa trên cơ sở đó tìm hiểu tác dụng của
bản đồ khái niệm trong việc dạy học kiến thức khái niệm.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh
học.
1
3.Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm


Bước 1: Xác định chủ đề, khái niệm trọng tâm (bằng cách xác định câu hỏi trọng tâm).
Bước 2: Khi chủ đề được xác định, bước tiếp theo là xác định và liệt kê những khái niệm quan
trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề.
Bước 3: Sắp xếp các khái niệm được ở những vị trí phù hợp (nếu là dạng bản đồ phân cấp thì
khái niệm tổng quát xếp trên đỉnh, tiếp theo là các khái niệm cụ thể hơn). Các khái niệm được đóng
khung trong hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật.
Bước 4: Nối các khái niệm bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa các khái
niệm.
Bước 5: Tìm kiếm các đường nối ngang, nối các khái niệm thuộc những lĩnh vực khác nhau
trong bản đồ với nhau. Các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các khái niệm.
Bước 6: Cho các ví dụ (nếu có) tại đầu mút của mỗi nhánh. Ví dụ được đóng khung bởi hình
tròn, elip hoặc hình chữ nhật có nét đứt.
Bước 7: Sửa chữa, hoàn chỉnh bản đồ (có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và nội dung
bản đồ).
Quy trình xây dựng bản đồ khái niệm được tóm tăt như sau.
2
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM PHẦN SINH HỌC CƠ
THỂ ĐỘNG VẬT BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Nội dung kiến thức khái niệm phần sinh học cơ thể động vật
Kiến thức khái niệm phần sinh học cơ thể động vật được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Kiến thức khái niệm phần sinh học cơ thể động vật
Chương Kiến thức khái niệm
Chương 1
- Khái niệm tiêu hóa ở động vật
- Khái niệm hô hấp ở động vật
- Khái niệm tuần hoàn ở động vật
- Khái niệm cân bằng nội môi
Chương 2
- Khái niệm cảm ứng ở động vật
- Khái niệm tập tính ở động vật

Chương 3
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương 4
- Khái niệm sinh sản vô tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
2.2. Xây dựng bản đồ khái niệm phần sinh học cơ thể động vật
Bản đồ khái niệm phân cấp trình bày thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan
trọng nhất, tổng quát nhất được đặt lên đỉnh, dưới nó là các khái niệm cụ thể hơn.
3
Ví dụ 1: Bản đồ khái niệm sinh sản vô tính
4
2.3. Sử dụng bản đồ khái niệm hoàn chỉnh trong khâu dạy bài mới
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận
* Ví dụ: Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
Bước 1: Giáo viên đưa bản đồ hoàn chỉnh về khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
5
Bước 2: Giáo viên đưa hình ảnh về một số hình ảnh về giao phối ở động vật như ở ếch, ở rắn, ở
giun,… và hệ thống các câu hỏi, yêu cầu học sinh quan sát hình, nghiên cứu sách giáo khoa, bản đồ
khái niệm ADN và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Cho ví dụ về vài loài động vật có sinh sản hữu tính? Nêu khái niệm sinh sản hữu tính
Câu 2: Quá trình sinh sản hữu tính ở bao gồm mấy giai đoạn?
Câu 3: Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền?
Câu 4:Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính?
Câu 5: Ở động vật có những hình thức thụ tinh nào?
Câu 6: Thế nào là thụ tinh trong, thụ tinh ngoài?
Câu 6: Cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?

Câu 7: Ở động vật có hình thức sinh sản hữu tính nào? Tại sao đẻ con lại tiến hóa hơn đẻ
trứng
Bước 3: Học sinh quan sát hình ảnh, nghiên cứu sách giáo khoa, bản đồ khái niệm ADN trả lời
các câu hỏi.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.
6
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội
đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bôi, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Quá trình sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: Hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển
phôi( hoặc phôi thai)
- Do có sự phân ly của các NST trong giảm phân tạo giao tử và sự thụ tinh kết hợp vật chất di
truyền của bố và mẹ nên con cái sinh ra đa dạng về mặt di truyền.
- Ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra con cái đa dạng về đặc điểm di truyền nên thích nghi cao
khi môi trường thay đôi, tạo ra số lượng cá thể lớn.
- Ở động vật có hai hình thức thụ tinh đó là tự thụ tinh và giao phối( thụ tinh chéo). Trong thụ
tinh chéo có hai hình thức là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
2.3.2. Cung cấp bản đồ khuyết
Bản đồ khuyết có thể là bản đồ chỉ có khái niệm, bản đồ chỉ có đường nối hoặc bản đồ hỗn hợp.
Bản đồ khuyết có thể được dùng ở khâu dạy bài mới, khâu củng cố, ôn tập và khâu kiểm tra, đánh
giá.
*Bước 1: giáo viên đưa ra hệ thống bản đồ câm và hệ thống các câu hỏi để học sinh tự hoàn
thiện
7
Bước 2: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn chỉnh bản đồ.
2.3.3. Sử dụng bản đồ câm trong khâu dạy bài mới
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc
Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh bản đồ khái niệm

* Ví dụ: Khái niệm sinh trưởng và phát triển
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ về khái niệm sinh
trưởng và phát triển.
Bảng 2.2. Danh sách các khái niệm và từ nối về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Nhánh Các khái niệm Các từ nối
I
- Sinh trưởng
- Kích thước cơ thể.
- Khối lượng cơ thể.
- Kích thước tế bào.
- Số lượng tế bào.
- Khối lượng tế bào
- Là sự gia tăng
- Do sự gia tăng
II
- Phân hóa tế bào
- Phát sinh hình thái cơ quan và cơ
thể
- Gồm
- Tạo tiền đề
- Ảnh hưởng
III
- Phôi
- Hậu phôi
- Trải qua 2 giai
đoạn
- Phát triển
V
- Phôi nang
- Phôi vị

- Mầm cơ quan
- Mầm dây sống
- Ngoại bì
- Nội bì
- Mầm thần kinh
- Trung bì
- Phát triển
- Gồm
VI - Không qua biến thái
- Con non
- Cấu tạo
- Là sự phát triển
- Có đặc điểm
- Giống
8
- Hình thái
- Sinh lý
- Con trưởng thành
VII
- Qua biến thái
- Biến thái hoàn toàn
- Biến thái không hoàn toàn.
- Con non
- Cấu tạo
- Hình thái
- Sinh lý
- Con trưởng thành
- Là sự phát triển
- Gồm
- Có đặc điểm.

- Tương tự
- Khác
Bước 2: Giáo viên cung cấp hình sinh trưởng và phát triển ở người, sơ đồ phát triển qua biến
thái hoàn toàn ở bướm, sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu, kèm theo các
câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, sử dụng các khái niệm và từ nối đã cho để hoàn chỉnh từng
phần bản đồ khái niệm sinh trưởng và phát triển
Câu 1: Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của trẻ mới sinh so với người trưởng
thành?
9
Câu 2: Theo em thì sự sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau không? Và nếu có thì
như thế nào?
Câu 3: Nêu đặc điểm của giai đoạn phôi?
Bước 3: Học sinh quan sát hình sinh trưởng và phát triển ở người, phát triển biến thái hoàn toàn
ở sâu bướm và biến thái không hoàn toàn ở châu chấu kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa trả lời
câu hỏi, sử dụng danh sách khái niệm và từ nối để hoàn chỉnh từng phần bản đồ khái niệm sinh
trưởng và phát triển.
Bước 4: Giáo viên kết luận, hoàn chỉnh bản đồ khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
10
2.3.4. Học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm trong khâu dạy bài mới
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động
Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
Bước 3: Học sinh xây dựng bản đồ khái niệm
Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh bản đồ khái niệm
* Ví dụ: Khái niệm sinh sản vô tính
Bước 1: Giáo viên đưa hình ảnh về sinh sản bằng cách phân đôi ở trùng biến hình, sinh sản bằng
nảy chồi ở thủy tức và hình ảnh nhân bản cừu Đôly
Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Vẽ bản đồ khái niệm về định nghĩa sinh sản vô tính?
Câu 2: Sinh sản vô tính có những hình thức nào? Cho ví dụ? Vẽ bản đồ khái niệm về các hình
thức sinh sản vô tính

Câu 3: Nêu một số ứng dụng của sinh sản vô tính? Vẽ bản đồ khái niệm ứng dụng của sinh sản
vô tính.
Câu 4: Hoàn chỉnh bản đồ khái niệm sinh sản vô tính?
Bước 2: Học sinh quan sát hình ảnh, nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
11
Sinh sản bằng cách phân đôi ở trùng biến hình
Sinh sản bằng cách nảy chồi ở thủy tức
Bước 3: Học sinh dựa vào các câu trả lời để xác định các khái niệm liên quan, sắp xếp và nối các
khái niệm ấy để xây dựng bản đồ khái niệm sinh sản vô tính.
Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh bản đồ khái niệm.
12
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ khái niệm vào dạy -
học khái niệm sinh học bậc trung học phổ thông. Cụ thể là:
- Xác định được khái niệm, phân loại và vai trò của bản đồ khái niệm trong dạy - học sinh học.
- Lập quy trình xây dựng bản đồ khái niệm.
2. Đề xuất quy trình sử dụng bản đồ khái niệm trong các khâu của quá trình dạy - học khái niệm
sinh học. Gồm:
- Quy trình sử dụng bản đồ khái niệm hoàn chỉnh trong khâu dạy bài mới
- Quy trình sử dụng bản đồ khái niệm khuyết trong khâu dạy bài mới
- Quy trình sử dụng bản đồ khái niệm câm trong khâu dạy bài mới
- Quy trình tự xây dựng bản đồ khái niệm trong khâu dạy bài mới
3.Thông qua sử dụng bản đồ khái niệm vào việc dạy học sinh học đặc biệt là sinh học động vật
qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở các bài kiểm tra, tôi nhận thấy việc sử dụng
bản đồ khái niệm trong dạy học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, cụ
thể:
- Số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều, không khí lớp học sôi nổi. Học sinh tích
cực, lôi cuốn vào nội dung bài học, các em chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra.
- Kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kì phản ánh đây là một phương

pháp mới những gây hiệu ứng mạnh mẽ.
Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta xây dựng, sử dụng phù hợp thì bản đồ khái niệm sẽ đem lại hiệu
quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2. Kiến nghị
- Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ mới xây dựng bản đồ khái niệm phần sinh học cơ thể
động vật bậc trung học phổ thông tuy nhiên chưa đầy đũ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được
có thể triển khai nghiên cứu với các nội dung sinh học khác và hoàn chỉnh phần lý luận về bản đồ
khái niệm.
Đề tài cần được nghiên cứu tiếp trên diện rộng để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các biện pháp
sử dụng bản đồ khái niệm, phù hợp với điều kiện và trình độ học sinh.
13

×