i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ
O
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o
TẠ XUÂN HẠNH
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN HUYỆN
MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ
O
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o
TẠ XUÂN HẠNH
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN HUYỆN
MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. MAI THANH CÚC
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của
riêng tôi, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn
TẠ XUÂN HẠNH
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không chỉ là thành quả của nỗ lực nghiên cứu cá nhân tôi, mà
không kém phần quan trọng, còn là kết quả của sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình
của các tổ chức, cá nhân dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện.Qua lời
cảm ơn này, tôi xin được bầy tỏ lòng tri ân tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo –tiến sĩ Mai Thanh Cúc –người
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND, Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Mê Linh, các phòng ban chức năng thuộc UBND Huyện và chính
quyền địa phương các xã trong Huyện đã cung cấp dữ liệu và nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế để nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đồng học đã chia sẻ
cùng tôi những khó khăn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
TẠ XUÂN HẠNH
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QLNN CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn 12
2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn 14
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn 23
2.2. Cơ sở thực tiễn 24
2.2.1. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số nước trên thế giới 24
2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại một số tỉnh thành của Việt Nam 29
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mê Linh 34
3.2. Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 37
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 38
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 41
4.1.1. Đặc điểm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn 41
4.1.2. Tình hình quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn 51
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn trên địa bàn các xã nghiên cứu 55
4.2.1 Địa bàn nghiên cứu và loại hình công trình nghiên cứu 56
4.2.2 Quản lý nhà nước chất lượng công trình giao thông nông thôn trên địa
bàn 62
4.2.3. Quản lý nhà nước chất lượng công trình thủy lợi nông thôn trên địa
bàn 69
4.2.4. Quản lý nhà nước chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn
trên địa bàn 84
4.2.5 Kết quả khảo sát ý kiến người dân về quản lý nhà nước chất lượng
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn 91
4.2.6 Ưu nhược điểm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 95
4.3 Hiệu quả quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn tại địa bàn huyện Mê Linh 99
4.3.1 Quản lý phân loại và phân cấp công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn 99
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii
4.3.2 Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn 99
4.3.3 Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn 100
4.3.4 Quản lý bảo hành và bảo trì công trình công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn 101
4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước chất lượng công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh 101
4.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phân loại và phân cấp công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông 101
4.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 102
4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 102
4.4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo hành và bảo trì công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 104
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1.Kết luận 106
5.2. Kiến nghị 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 114
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA Ban quản lý dự án
CSHT Cơ sở hạ tầng
CTXD Công trình xây dựng
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
SD Sử dụng
SS So sánh
SL Số lượng
TK Thiết kế
TT Thực tế
Tr.đ Triệu đồng
UBND Uỷ ban nhân dân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Mê Linh (2010-2012)
37
Bảng 4.1 Số lượng và phân loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
trên địa bàn huyện Mê Linh 2010-2012 43
Bảng 4.2 Số lượng và phân loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
xây mới/ cải tạo trên địa bàn nghiên cứu, giai đoạn 2010-2012 56
Bảng 4.3 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa
bàn nghiên cứu, giai đoạn 2010-2012 62
Bảng 4.4 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nông thôn trên địa bàn
xã Mê Linh, giai đoạn 2010-2012 69
Bảng 4.5 Bảng phân bổ và quản lý chi phí Công trình cải tạo trạm bơm Mê
Linh năm 2010 70
Bảng 4.6 Bảng phân bổ và quản lý chi phí Công trình nâng cấp hệ thống thoát
nước thôn Thường Lệ, xã Mê Linh năm 2011 70
Bảng 4.7 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nông thôn trên địa bàn
xã Thạch Đà, giai đoạn 2010-2012 71
Bảng4.8 phân bổ và quản lý chi phí Công trình cải tạo trạm bơm Thạch Đà
năm 2010 72
Bảng 4.9 Phân bổ và quản lý chi phí Công trình nâng cấp hệ thống thoát nước
thôn Tích Đông, xã Thạch Đà năm 2010 72
Bảng 4.10 Phân bổ và quản lý chi phí Công trình xây mới hệ thống tưới tiêu
xã Thạch Đà năm 2010 73
Bảng 4.11 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nông thôn trên địa bàn
xã Tiền Phong, giai đoạn 2010-2012 74
Bảng 4.12 phân bổ và quản lý chi phí Công trình cải tạo hệ thống thoát nước
thôn Do Hạ năm 2010 75
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
x
Bảng 4.13 Phân bổ và quản lý chi phí Công trình nâng cấp hệ thống thoát
nước thôn Tích Đông, xã Tiền Phong năm 2010 75
Bảng 4.14 Phân bổ và quản lý chi phí Công trình xây mới hệ thống tưới tiêu
xã Tiền Phong, đoạn Ấp Giữa năm 2010 76
Bảng 4.15 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nông thôn trên địa bàn
xã Tráng Việt và Kim Hoa, giai đoạn 2010-2012 77
Bảng 4.16 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng thủy lợi xã Tráng Việt năm 2010 78
Bảng 4.17 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng thủy lợi xã Kim Hoa năm 2010 78
Bảng 4.18 Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn trên địa bàn
nghiên cứu, giai đoạn 2010-2012 84
Bảng 4.19 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thôn xã Mê Linh năm 2010 - 2012 85
Bảng 4.20 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thôn xã Thạch Đà năm 2010 - 2012 86
Bảng 4.21 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thôn xã Tiền Phong năm 2010 - 2012 86
Bảng 4.22 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thôn xã Tráng Việt năm 2010 - 2012 87
Bảng 4.23 Phân bổ và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật nông thôn xã Kim Hoa năm 2010 - 2012 87
Bảng 4.24 Tần suất khai thác sử dụng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn trên địa bàn nghiên cứu, giai đoạn 2010-2012 92
Bảng 4.25 Đánh giá của người dân về mức độ quan tâm của cơ quan quản lý
nhà nước đối với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở địa phương,
giai đoạn 2010-2012 92
Bảng 4.26 Ưu nhược điểm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2010-2012 95
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình lựa chọn nhà thầu hiện hành của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Mê Linh 47
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình phân bổ quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh 48
Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh 51
Hình 4.4 Bản đồ xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội 56
Hình 4.5 Bản đồ xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội 57
Hình 4.6 Bản đồ xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội 58
Hình 4.7 Bản đồ xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội 60
Hình 4.7 Bản đồ xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội 61
Hình 4.8 Công trình đường liên thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà
Nội 63
Hình 4.9a Công trình đường quốc lộ 23, xã Tiền Phong 64
Hình 4.9b Công trình đường quốc lộ 23, xã Tiền Phong 64
Hình 4.10 Công trình đường 35, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội 65
Hình 4.11 Đường liên thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội 67
Hình 4.12 Đường liên xã đoạn Thương Lệ - Đông cao, xã Mê Linh 68
Hình 4.13 Mương tưới tiêu xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội 79
Hình 4.14 Trạm bơm xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội 80
Hình 4.15 Trạm bơm xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội 80
Hình 4.16 Nâng cấp hệ thống thoát nước thôn Đẹp, xã Tráng Việt 81
Hình 4.16 Nâng cấp hệ thống thoát nước thôn Đẹp, xã Tráng Việt 81
Hình 4.17 Công trình trụ sở UBND xã Tiền Phong 88
Hình 4.18 Công trình trụ sở UBND xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội 89
1
I. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nước ta hiện vẫn là một quốc gia đang phát triển với tỷ trọng sản xuất sản phẩm
nông nghiệp chiếm hơn 50% trong tổng sản phẩm quốc nội. Tương ứng với
đóng góp đó, một phần không nhỏ trong các hoạt động đầu tư của ngân sách nhà
nước được sử dụng cho đầu tư cho công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Qui mô đầu tư, hiệu quả đầu tư cho nhóm công trình này có tác động trực tiếp
đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con người ở khu vực
sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như tính hiệu quả của cả nền kinh tế nói
chung. Để thực hiện tốt việc đầu tư, phát triển, duy trì các công trình cơ sở hạ
tầng nông thôn và tăng hiệu quả của nguồn vốn đầu tư đối với các công trình,
công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình luôn đóng vai trò then chốt.
Là huyện ngoại thành mới sáp nhập và đang trong tiến trình xây dựng, phát triển
cơ sở hạ tầng nói chung cũng như cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng, huyện Mê
Linh đã và đang có nhiều thuận lợi cùng không ít khó khăn trong việc thực hiện
và kiểm soát chất lượng công trình. Để thực hiện được mục tiêu kinh tế xã hội,
hạn chế lãng phí và các hạng mục đầu tư kém hiệu quả, huyện Mê Linh cần
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là một
nội dung quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2
tầng nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôntrên
địa bàn huyện Mê Linh – Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước chất lượng
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh – Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước chất lượng
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh – Hà
Nội trong giai đoạn tới.
1.3. ðối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước
chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Mê Linh, gồm
các xã trọng điểm với hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển: Mê Linh,
Thạch Đà, Tiền Phong, Tráng Việt, Kim Hoa.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình xây dựng, quản lý và sử dụng các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của Huyện và các điểm nghiên
cứu trong phạm vi thời gian 3 năm: từ 2010 đến 2012.
Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2012 – 8/2013.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước chất lượng
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn; đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện
Mê Linh – Hà Nội.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QLNN CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Quản lý
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được
mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý (VIM, 2006)
Quản lý là một quá trình nhằm để đạt được các mục đích của một tổ chức
thông qua việc thực hiện chức năng cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, điều
hành và kiểm tra đánh giá (Suranat, 1993).
Quản lý là một hoạt động có tính tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự
tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người để các quá trình xã hội và hành vi hoạt động đó phát triển phù hợp
với quy luật đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Hiểu theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển và được phân thành 3 loại.
Các loại hình này giống nhau là đều do con người điều khiển nhưng khác
nhau về đối tượng quản lý.
- Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinh
không phải con người, đểbắt chúng phải thực hiện ý đồ của người điều
khiển. Loại hình này được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên,
quản lý môi trường Ví dụ con người quản lý vật nuôi, cây trồng
- Loại hình thứ hai: là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để
bắt chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển. Loại hình này được gọi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5
là quản lý kỹ thuật. Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc
- Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người. Loại hình
này được gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người).
b. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một hình thức của quản lý xã hội được sinh ra từ tính
chất xã hội hoá lao động. Quản lý nhà nước là hình thức quản lý sử dụng sự
chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và
tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật.
Trong hệthống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất quản
lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật.
- Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người
sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những
người không phải là công dân.
- Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộcác lĩnh vực
của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với
quản lý theo lãnh thồ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống
xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt
động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm
minh.
Tựu chung lại, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực
nhà nước, thể hiện bằng việc sửdụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệxã hội và hành vi hoạt động của con người đểduy trì, phát triển các
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6
mối quan hệxã hội, trật tựpháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm
vụcủa Nhà nước.
c. Chất lượng và quản lý chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản
xuất coi chất lượng là điều họ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do
khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh
với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do
con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về
chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.
Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO định nghĩa trong dự thảo DIS
9000:2000: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản
phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan".
Đặc điểm của chất lượng theo khái niệm nêu trên:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý
do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất
lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể
rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất
lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian,
không gian, điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7
mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu
cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ
các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu
cầu của cộng đồng xã hội.
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người
sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được
trong chúng trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng không phi chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một
quá trình.
Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết quả ngẫu
nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ
với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách
đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được
gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản
lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ
trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô lớn
đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản
lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những
việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả.
Quản lý chất lượng là các hoạt ñộng có phối hợp nhằm ñịnh hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng. (Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8
thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và
cải tiến chất lượng).
Các phương pháp quản lý chất lượng bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng: kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm
sàng lọc và loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn
hay qui cách kỹ thuật.
- Kiểm soát chất lượng: là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác
nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát
chất lượng, tổ chức/ doanh nghiệp phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này
nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. Nói chung, kiểm soát
chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: con người; phương pháp và
quá trình; đầu vào; thiết bị; môi trường.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện: Kiểm soát chất lượng toàn diện là
một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì
và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức
sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể
tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn hoàn toàn khách
hàng. Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị
trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất
lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng
thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Quản lý chất lượng toàn diện: là Một phương pháp quản lý của một tổ
chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành
viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9
khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội.
Mục tiêu của Quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản
phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi
bật của Quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp quản lý
chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công
tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và
huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục
tiêu chất lượng đã đặt ra.
d. Chất lượng công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây
dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác (Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003).
Chất lượng công trình xây dựng là khả năng của tập hợp các đặc tính của
công trình xây dựng để đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư và các bên có liên
quan đặt ra đối với công trình.
e. Cơ sở hạ tầng nông thôn
Phân loại công trình xây dựng:
- Công trình dân dụng: Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ.
- Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục;
công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách
sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10
tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe;
công trình thể thao các loại.
- Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác
quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công
trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu;
công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công
nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp
nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu
xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường
sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
- Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng;
đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước;
nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn
lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất -
kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật
chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và
trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho
phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ
thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:
- Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11
nông thôn như: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các
trạm bơm…
- Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu
cống, đường xá, kho tàng, bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận
chuyển hàng hoá, giao lưu đi lại của dân cư.
- Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin
liên lạc…
- Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt
cho dân cư nông thôn.
- Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tư, nguyên
vật liệu,…mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu
buôn bán.
- Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ
thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng, chuyển giao giống: vật nuôi, cây
trồng.
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc
trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia
cũng như giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát
triển, cơ sở hạ tầng nông thôn còn bao gồm cả các hệ thống, công trình cung
cấp gas, khí đốt, xử lý và làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung
cấp cho nông dân nghiệp vụ khuyến nông.
f. Quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Quản lý nhà nướcchất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là
là hình thức quản lý sử dụng sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật quy định, điều chỉnh về chất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12
lượng công trình xây dựng và về cơ sở hạ tầng nông thôn.
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn
a. Vai trò quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có vai trò
rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước nói chung cũng như
trong quá trình phát triển của địa bàn nói riêng. Hiện đại hóa nông thôn, xây
dựng nông thôn mới là một trong những hoạt động kinh tế xã hội trọng tâm
của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hiện đại hóa nông thôn tạo ra những
nguồn lực mới cho xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng suất lao động, phát
triển kinh tế xã hội. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là hoạt động cốt lõi của
tiến trình hiện ðại hóa nông thôn, tạo nền tảng, ðiểm tựa và ðòn bẩy cho các
bước tiếp theo của tiến trình. Do đó việc quản lý chất lượng công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có vị trí cốt lõi trong việc đảm bảo chất lượng
cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển kinh tế
- Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn nhằm giúp công trình phục vụ tốt cho mục đích hiện đại hóa nông
thôn – phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước chất lượng công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn đóng góp tích cực cho việc giảm
thiểu lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng nói chung cũng như hoạt động
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng.
- Hoạt động quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn đồng thời giúp cơ quản quản lý các cấp dễ dàng nắm bắt tính chất,
hiện trạng của công trình trên địa bàn; qua đó tăng cường hiệu quả khai thác,
tăng cường tính cập nhật đối với thực tế hoạt động khai thác của cơ sở hạ tầng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13
và có các hoạt động kiểm tra kiểm soát, giám sát thanh tra, tu bổ bảo trì kịp
thời, đúng đắn, nâng cao tuổi thọ và hiệu quả sử dụng của cơ sở hạ tầng nông
thôn.
b. Ý nghĩa quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn
- Đối với người dân địa phương nơi trực tiếp khai thác, sử dụng công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: quản lý nhà nước chất lượng công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần nâng cao lòng tin của nhân dân
đối với công tác quản lý, điều hành của nhà nước; nâng cao độ tin cậy của
công trình đối với người dân khi khai thác sử dụng công trình cơ sở hạ tầng
nông thôn. Mặt khác, quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn giúp người dân chủ động, tự tin hơn trong công tác khai
thác – hỗ trợ người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì, phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời nâng cao ý thức và tính
trách nhiệm cộng đồng của người dân tại địa phương khi khai thác sử dụng
công trình.
- Đối với cơ quan quản lý cấp địa phương: quản lý nhà nước chất lượng công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là công cụ quan trọng trong đảm bảo
chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương, đảm bảo tính
hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bằng việc
thực hiện quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn, cơ quan quản lý cấp địa phương thể hiện trách nhiệm của mình đối
với hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương; góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý cũng như hiệu quả sử dụng, khai thác của cơ sở hạ tầng cấp địa phương
ngay từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư cho tới hết tuổi thọ công trình.
- Đối với cơ quan quản lý cấp trung ương: quản lý nhà nước chất lượng công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là công cụ quản lý quan trọng giúp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14
nhà nước duy trì kiểm soát chất lượng, tính hiệu quả của hoạt động đầu tư nói
chung cũng như hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng.
Mặt khác, duy trì tốt quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn là công cụ hết sức cần thiết để nhà nước kiểm soát chất
lượng và hiệu quả khai thác công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
phục vụ các mục đích kinh tế xã hội tại địa phương, mà mục đích cao nhất là
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hay hiện đại hóa nông thôn.
Tổng kết lại, quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn là công cụ hữu hiệu đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động kinh tế xã hội tại địa bàn nông
thôn; trong hoạt động kiểm tra giám sát, kiểm soát chất lượng và trong việc
nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội tại địa
bàn. Về phía người dân, Tổng kết lại, quản lý nhà nước chất lượng công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là công cụ hỗ trợ người dân trong việc
kiểm soát chất lượng khai thác sử dụng, đảm bảo hiệu quả phục vụ người dân
địa phương của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Quản lý nhà
nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn không chỉ đưa
nhà nước tới gần với hoạt động địa phương, đi sâu đi sát hơn với hoạt động
phát triển nông thôn, mà còn là lăng kính để người dân nhìn nhận, đánh giá
hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cũng như tính trách nhiệm
của nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng cũng như hoạt
động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung.
2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn
Quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn về
bản chất cần thực hiện theo Luật số 16/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Xây
dựng và Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính