Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 247 trang )

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án





MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN
MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ðỀ TÀI
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ðỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI ðẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH TRONG NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI 4
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước ñối với ñầu
tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam 9
1.1.3. Nhận xét chung về kết quả của các công trình ñã nghiên cứu và
nhiệm vụ của luận án 23
1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án 25
1.2.1. Khung phân tích của luận án 25
1.2.2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu 26


Tiểu kết chương 1: 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI ðẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN
TẢI 31
2.1. ðầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao
thông vận tải: khái niệm và ñặc ñiểm 31
2.1.1. Khái niệm ñầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải 31
2.1.2. ðặc ñiểm dự án ñầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước nói chung,
trong ngành giao thông vận tải nói riêng 32
2.1.3. Ngân sách nhà nước và vốn ñầu tư XDCB từ NSNN nói chung, trong
ngành giao thông vận tải nói riêng 39
2.1.4. Phân loại các dự án sử dụng vốn ñầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước 41
2.2 Nội dung và nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước ñối với
ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải 44
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ñối với ñầu tư XDCB từ vốn NSNN
trong ngành giao thông vận tải. 44
2.2.2. Nội dung của quá trình quản lý nhà nước về ðTXDCB từ vốn Ngân sách
nhà nước trong ngành giao thông vận tải 48
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng ñến quản lý nhà nước ñối với ñầu tư XDCB
từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải. 62
2.2.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với ñầu tư XDCB
từ ngân sách trong ngành GTVT 75
2.3 Kinh nghiệm quản lý ñầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực
giao thông vận tải của một số nước trên thế giới 81
2.3.1 Kinh nghiệm về quản lý ñầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước trong giao thông vận tải ở Bắc Mỹ …. 81
2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư
XDCB từ NSNN ñể phát triển kết cấu hạ tầng 85
2.3.3 Những bài học kinh nghiệm chung về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư

XDCB từ ngân sách ñể phát triển kết cấu hạ tầng của một số nước, có khả
năng vận dụng ở Việt Nam 90
Tiểu kết chương 2 93
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI ðẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM HIỆN NAY 95
3.1. Khái quát về tình hình ñầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành
GTVT những năm qua 95
3.1.1. Về cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam hiện nay 95
3.1.2 Tình hình vốn ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong ngành
giao thông vận tải (do Bộ GTVT trực tiếp quản lí). 97
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn NSNN trong
ngành GTVT của Việt Nam 103
3.2.1. Khái quát công tác quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn NSNN
trong ngành GTVT những năm qua 103
3.2.2. Những hạn chế chủ yếu về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng
cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải 126
3.3. Nguyên nhân hạn chế về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải hiện nay 147
3.3.1. Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện 147
3.3.2. Công tác tổ chức quản lý ñầu tư XDCB hiện nay chưa phù hợp với
với thực tế. 151
3.3.3. Năng lực ñội ngũ cán bộ quản lý chưa ñáp ứng yêu cầu 156
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát còn nhiều bất cập 160
Tiểu kết chương 3 163
CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI ðẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH TRONG NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 165
4.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển và nhu cầu về vốn ñể phát triển
ðTXDCB trong ngành GTVT của Việt nam trong thời gian tới 165

4.1.1. Mục tiêu tổng quát ñể phát triển ðTXDCB trong ngành GTVT của
Việt nam ñến năm 2020 165
4.1.2. Chiến lược phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao
thông của Việt nam trong thời gian tới 167
4.1.3. Nhu cầu vốn ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ñường bộ 168
4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ
nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT Việt Nam những năm tới 171
4.2.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong xây dựng quy
hoạch, kế hoạch ðTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT 171
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong khâu lập, thẩm
ñịnh, phê duyệt dự án ñầu tư XDCB từ NSNN trong ngành GTVT 176
4.2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong triển khai ñấu thầu
và thi công các dự án ðTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT 182
4.2.4. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với nghiệm thu, thẩm
ñịnh chất lượng và bàn giao công trình ðTXDCB từ vốn ngân sách trong
ngành GTVT 190
4.2.5. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong thanh toán, quyết
toán vốn ñầu tư XDCB từ NSNN trong ngành GTVT 193
4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn
ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam 198
4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp luật quản lý dự án ñầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước 198
4.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ñối với dự án ñầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam 201
4.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với các chủ thể tham gia dự án
ðTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT 212
4.3.4. Nâng cao trình ñộ năng lực và phẩm chất của ñội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý ðTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT 215
4.3.5. Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của
Nhà nước 216

Tiểu kết chương 4 219
KẾT LUẬN 220
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ðà CÔNG BỐ 222
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 223
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ðỀ TÀI
BT Xây dựng - chuyển giao
BTO Xây dựng - chuyển giao - vận hành
BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao
BTN Bê tông nhựa
CðT Chủ ñầu tư
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CTGT Công trình giao thông
CSHT GTVT Cơ sở hạ tâng Giao thông vận tải
CHC Cất hạ cánh
CNH HðH Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ðTXD ðầu tư Xây dựng
FDI Vốn ñầu tư trực tiếp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Gð Giai ñoạn
GTNT Giao thông Nội thị
GTVT Giao thông vận tải
GTðT Giao thông ñô thị
GTNT Giao thông nông thôn
GPMB Giải phóng mặt bằng
HCM Hồ Chí Minh
KCS Kiểm tra quy trình công nghệ
KCHT Kết cấu hạ tầng
KCHT GTVT Kết cấu hạ tầng Giao thông vận tải
ICOR Hệ số sử dụng vốn

KHCN Khoa học công nghệ
KT Kinh tế
KTTT Kinh tế thị trường
KTQT Kinh tế quốc tế
KTQD Kinh tế quốc dân
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách Trung ương
ODA Vốn ñầu tư hỗ trợ phát triển
PPP Phương pháp sứ
c mua tương
ñương
QLDA Quản lý dự án
QLNN Quản lý Nhà nước
QLCL Quản lý chất lượng
TTgCP Thủ tướng chính phủ
TCT Tổng Công ty
TMðT Tổng mức ñầu tư
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TSCð Tài sản cố ñịnh
TVGS Tư vấn giám sát
TKKT Thiết kế kỹ thuật
UBND ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
XH Xã hội
XD Xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
VBPL Văn bản Pháp luật
VBQPPL Văn bản quy phạm Pháp
luật
KTNN Kiểm toán nhà nước


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ðỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Yêu cầu ñối với các khâu quản lý nhà nước ñối với ñầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT 61
Bảng 2.2. Những ñiều kiện thực hiện quản lý nhà nước ñối với ñầu tư XDCB
bằng nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT 74
Bảng 3.1: Vốn ñầu tư theo nguồn vốn của Bộ giao thông vận tải Việt Nam
giai ñoạn 2001-2010 98
Bảng 3.2: Quan ñiểm trong lập, thẩm ñịnh, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán
ðTXDCB 105
Bảng 3.3. Số liệu thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2006 -2010 112
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện & giải ngân vốn ðTXDCB các dự án 118
Bảng 3.5. Tình hình và kết quả thanh tra dự án ðTXD sử dụng vốn Nhà nước
do Thanh tra Bộ Tài Chính thực hiện từ năm 2005 ñến năm 2007 123
Bảng 3.6. Tình hình, kết quả thanh tra dự án ðTXD sử dụng vốn Nhà nước do
Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện năm 2008 - 2009 125
Bảng 3.7. ðánh giá về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn NSNN ở Việt nam hiện nay 126
Bảng 3.8. Những hạn chế chế cơ bản của quy hoạch ñầu tư xây dựng cơ bản
từ vốn NSNN hiện nay 127
Bảng 3.9. Những hạn chế trong lập, thẩm ñịnh, phê duyệt dự án, thiết kế, dự
toán ðTXDCB 138
Bảng 3.10. Những tồn tại trong khâu triển khai, thực hiện dự án hiện nay 142
Bảng 3.11. Một số hạn chế trong khâu nghiệm thu, thẩm ñịnh chất lượng, bàn
giao các dự án ðTXDCB 145
Bảng 3.12. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về GTVT (giai
ñoạn 2005-2010) 148
Bảng 3.13. Mức ñộ hạn chế của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách 149
Bảng 3.14. Mức ñộ hạn chế của tổ chức quản lý ñầu tư XDCB 151

Bảng 3.15. Những hạn chế về năng lực cán bộ quản lý ñầu tư XDCB trong
ngành GTVT 157
Bảng 3.16. Mức ñộ hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các
công trình GTVT 160
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp nhu cầu vốn ñầu tư giai ñoạn 2011-2020 169
Bảng 4.2. Tổng hợp các dự án chưa ñược bố trí nguồn vốn ñể triển khai 171
Bảng 4.3. ðánh giá mức ñộ ñạt ñược trong khâu quy hoạch, kế hoạch 172
Bảng 4.4. Quan ñiểm về lựa chọn nhà thầu và trách nhiệm của các chủ thể 187
Bảng 4.5. Mức ñộ quan trọng của một số chỉ tiêu trong khâu nghiệm thu, thẩm
ñịnh chất lượng về ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT 193
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát thực tế một số nội dung về các giải pháp nhằm quyết
toán vốn ðTXDCB từ NSNN trong GTVT ñược kịp thời, chính xác 197
BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 3.1. Vốn ñầu tư từ Ngân sách nhà nước của Bộ GTVT (giai ñoạn 2001 – 2010)99

SƠ ðỒ
Sơ ñồ 2.1. Tổn thất nguồn vốn Nhà nước trong ðTXDCB 1
HÌNH
Hình 4.1. Tam giác dự án 189


DANH MỤC PHỤ LỤC


Số hiệu Tên phụ lục

Phụ lục 1 : Mẫu phiếu phỏng vấn 233

Phụ lục 2 : Hình ảnh về ứng dụng và phát triển KHCN 239















1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, việc ñổi mới và hoàn
thiện quản lý nhà nước nói chung, ñối với từng ngành, từng lĩnh vực, trong ñó
có ñầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN nói riêng là vấn ñề tất yếu. ðiều này
lại càng có ý nghĩa bức xúc hơn ñối với ngành GTVT, bởi lẽ, ñây là ngành
sản xuất vật chất ñặc biệt, sử dụng khối lượng vốn ñầu tư phát triển rất lớn từ
NSNN ñể xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế. CNH, HðH càng
phát triển, kinh tế thị trường càng mở rộng, nguồn vốn từ NSNN mà ngành
GTVT sử dụng ngày càng tăng lên, ñiều ñó ñòi hỏi phải tăng cường quản lý
nhà nước ñối với ñầu tư XDCB từ vốn NSNN, ñảm bảo nguồn vốn ñược sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
Những năm qua, Nhà nước ta ñã ban hành nhiều văn bản pháp luật, cơ
chế, chính sách về quản lý ðTXDCB nói chung, ñối với ngành GTVT nói

riêng. Nhờ ñó quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành
GTVT có nhiều thành tựu, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ñược xây dựng
và từng bước hiện ñại hóa, góp phần tích cực vào sự phát triển nền kinh tế thị
trường của ñất nước.
Song bên cạnh những ưu ñiểm, quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ
vốn NSNN trong ngành GTVT còn nhiều hạn chế bất cập: một số luật pháp,
cơ chế, chính sách còn chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa ñồng bộ; tình
trạng buông lỏng quản lý dẫn ñến lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng,
làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án có vốn ðTXDCB từ NSNN.
ðiều này làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước nói chung,
trong lĩnh vực GTVT nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu ñề tài Hoàn thiện
quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong
ngành giao thông vận tải Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2

2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài
- Góp phần làm rõ những vấn ñề cơ bản về quản lý nhà nước ñối với
ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải
- ðánh giá thực trạng quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn
NSNN trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những mặt
ñạt ñược, những mặt chưa ñạt ñược và nguyên nhân của những hạn chế.
- ðề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước ñối
với ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT ở Việt Nam những năm tới.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu là quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn
NSNN trong ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên ðTXDCB từ vốn NSNN trong
ngành giao thông vận tải có phạm vi rộng. Luận án này tập trung nghiên cứu ñầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các công trình giao thông. Thêm nữa, có
nhiều cách tiếp cận về quản lý nhà nước trong ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Luận án này phân tích quản lý nhà nước theo các giai ñoạn của quá trình quản lý

các khâu ðTXDCB bao gồm quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm, phê duyệt và ñấu
thầu dự án ñầu tư XDCB; triển khai các dự án ðTXDCB; nghiệm thu và quản lý
chất lượng công trình và thanh toán, quyết toán vốn ñầu tư XDCB, dưới tác ñộng
của các yếu tố về môi trường luật pháp; phương pháp và công cụ quản lý của nhà
nước; các mô hình tổ chức quản lý; năng lực ñội ngũ cán bộ quản lý và công tác
thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB
về giao thông ñường bộ thông qua khảo sát thực trạng của một số dự án
ðTXDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Tổng Cục ñường Bộ Việt Nam
- Bộ giao thông vận tải làm chủ ñầu tư ñể minh chứng.
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu tính từ năm 2000 ñến nay. ðề xuất
phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với ðTXDCB từ
vốn NSNN trong ngành GTVT ñến năm 2015 và tầm nhìn ñến năm 2020.
3

4- Những ñóng góp mới của luận án
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý
Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải.
- ðánh giá ñược thực trạng của quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn
NSNN trong ngành giao thống vận tải Việt Nam hiện nay, chỉ ra ñược thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập cần giải quyết.
- ðề xuất phương hướng và các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn ñể
hoàn thiện quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn NSNN trong ngành
GTVT Việt Nam thời gian tới.
5. Tên ñề tài và kết cấu của luận án
Tên ñề tài : '' Hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam''.
Cùng với phần mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án ñược kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 : Tổng quan các công trình và phương pháp nghiên cứu về

quản lý Nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
trong ngành giao thông vận tải
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Nhà nước
ñối với ñầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước NGHI

Ê N C

Ư Ứư
trong ngành giao thông vận tải.
Chương 3 : Thực trạng quản lý Nhà nước ñối với ñầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 4 : Hoàn thiện quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ vốn
NSNN trong ngành GTVT Việt Nam những năm tới.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI ðẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH TRONG
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước ñối với ñầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về quản lý xây dựng cơ bản nói chung, quản lý nhà nước ñối
với ñầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước nói riêng trong ngành giao
thông vận tải ñã ñược các nhà nghiên cứu nước ngoài ñề cập khá nhiều. Sau ñây
có thể nêu lên một số công trình có liên quan ñến lĩnh vực này.

Trong công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý chi phí trong xây
dựng của Peter E. D. Love, Zahir Irani (2002) [97] cho rằng một mẫu dự án
quản lý hệ thống chi phí chất lượng (PROMQACS) ñược phát triển ñể xác
ñịnh chi phí chất lượng trong dự án xây dựng. Cấu trúc và các thông tin quan
trọng là cần thiết ñược xác ñịnh và thảo luận ñể cung cấp cho một hệ thống
phân loại chi phi chất lượng. Hệ thống phát triển ñã ñược thử nghiệm và triển
khai thực hiện trong hai trường hợp xây dựng các dự án nghiên cứu ñể xác
ñịnh các vấn ñề thông tin và quản lý cần thiết ñể phát triển một chương trình
phần mềm trong hệ thống thông tin quản lý chi phí trong xây dựng. Ngoài ra,
hệ thống ñã ñược sử dụng ñể xác ñịnh chi phí và nguyên nhân gây ra các thiệt
hại trong các dự án. Vấn ñề ñó ñược các chuyên gia nghiên cứu dự án hệ
thống thông tin quản lý chi phí chất lượng trong xây dựng ñể xác ñịnh những
thiếu sót trong hoạt ñộng liên quan ñến dự án và do ñó có những biện pháp
thích hợp ñể cải thiện phương thức quản lý của họ cho các dự án trong tương
5

tai. Và những lợi ích và hạn chế của hệ thống thông tin quản lý chi phí chất
lượng trong xây dựng cũng ñược ñánh giá và xác ñịnh. ( Peter E. D. Love,
Zahir Irani (2002). A project management quality cost information system for
the construction industry. Information & Management 40 (2003) 649–661).[107]
Trong bài A symptom of a dysfunctional supply chain, European
Journal of Purchasing and Supply Management 5 (1), 1999, pp. 1–11) P.E.D.
Love, H. Li, P. Mandal, Rework [108] cho rằng, trong các dự án xây dựng,
các hoạt ñộng thường ñược chia thành các khu vực chức năng, vấn ñề mà
ñược thực hiện bởi các ngành học khác nhau (ví dụ như kỹ sư, kiến trúc sư,
nhà thầu) và ñược hoạt ñộng ñộc lập.
P.E.D. Love, 2002 của tạp chí quản lý và kỹ thuật xây dựng nghiên cứu
vê ảnh hưởng của loại hình dự án và phương thức hoạt ñộng về chi phí sửa
chữa trong việc xây dựng các dự án xây dựng cho rằng sự vắng mặt của tổ
quản lý và hệ thống thông tin chất lượng ñể hỗ trợ về hoạt ñộng quản lý chất

lượng trong các dự án xây dựng là rất nghiêm trọng. Hơn nữa, sự thiếu sót của
hệ thống là nguyên nhân gây ra cho nhiều tổ chức về cách thức phát triển ñể
duy trì kiểm soát với trách nhiệm riêng của họ. Như vậy, báo cáo, thu thập
thông tin và quản lý trong dự án trở thành không kết hợp ñồng nhất. Cuối
cùng, ñiều này dẫn ñến lãng phí thời gian, chi phí không cần thiết, tăng lỗi kỹ
thuật và hiếu sai vấn ñề và do ñó phải thực hiện xây dựng và sửa chữa lại và
ñó là yếu tố chính gây ra vượt mức ñộ, thời gian và chi phí dự án xây dựng.
Hơn nữa, việc sử dụng không hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và
trao ñổi thông tin làm ảnh hưởng và tăng thiệt hại cho dự án. Do ñó, nhu cầu
cho một hệ thống thông tin là cần thiết trong quản lý chất lượng do vậy tổ
chức thực hiện có thể ñược kiểm soát theo dõi và xác ñịnh chi phí chất lượng.
ðiều này cho phép các tổ chức xác ñịnh các chi phí sai sót của họ (ñặc biệt
trong việc xây dựng lại) và do ñó thực hiện các chiến lược, biện pháp nhằm
6

ngăn chặn việc ñó. Việc thiết kế và phát triển của hệ thống quản lý chất lượng
cho các dự án xây dựng ñã ñược hạn chế. Ngày nay, vì sự phức tạp liên quan
ñến quản lý thông tin từ một số tổ chức với cách tiếp cận khác nhau ñể quản
lý chất lượng.(P.E.D. Love, Auditing the indirect consequences of rework in
construction: a case based approach, Managerial Auditing Journal 17 (3),
2002, pp. 138–146).[109]
Một hệ thống thông tin quản lý dự án với chi phí chất lượng thêm vào
có thể cung cấp tới nhà thầu và các thành viên trong nhóm dự án các thông tin
về sai sót chất lượng và các hoạt ñộng cần ñược xây dưng, thiết kế ñể ngăn
chặn thiếu sót của họ xảy ra trong tương lai. ðiều này sau ñó có thể ñược sử
dụng ñể hướng dẫn, ñề nghị sáng kiến cải tiến chất lượng ñạt ñược tiết kiệm
chi phí một cách hiệu quả và chất lượng cao. Chi phí chất lượng liên quan
ñược xác ñịnh trong khoảng từ 5-25% doanh thu hàng năm của một tổ chức
hoặc chi phí vận hành ( R. Dobbins, 1975, US) nghiên cứu về quản lý chi phí
chất lượng cho lợi nhuận.( R. Dobbins, Quality Cost Management for Profit,

ASQC Annual Transaction, in: A. Grimm (Ed.), Quality Costs: Ideas and
Applications, ASQC Press, Milwaukee, WI, 1975.)[102]
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến việc thực hiện các dự án công, cái mà
ñược chịu trách nhiệm bởi các cơ quan nhà nước và kiểm soát bởi các nhà
thầu. Tuy nhiên, các ñơn vị chịu trách nhiệm và các nhà thầu có quan ñiểm
khác nhau ñể xác ñịnh các yếu tố có ảnh hưởng chính của một dự án vì sự
khác biệt trong vai trò và trách nhiệm của mình. ðôi khi những khác biệt này
là nguyên nhân chính gây ra khiếm khuyết của một dự án, chậm trễ tiến ñộ.
ðể thực hiện một dự án thành công, sự khác biệt trong quan ñiểm của hai thực
thể này trước hết phải ñược hiểu rõ. (Chau Ping Yang, 2007. Factors affecting
the performance of public projects in Taiwan. Journal of construction
research, vol 7).[95]
7

Issabelle Louis mô tả thực trạng của ngành công nghiệp xây dựng Pháp.
Vấn ñề này liên quan ñến một mô tả ngắn gọn của nền kinh tế nói chung và
cái nhìn về vai trò và ảnh hưởng của chính phủ. Một cái nhìn từ thế kỷ 18 về
phía trước, ñó là các minh chứng cho cuộc cách mạng trong ngành công
nghiệp xây dựng Pháp và nó có tác ñộng rất mạnh mẽ ñến thực trạng trong
ngành cộng nghiệp xây dựng hiện nay. Các ñặc tính của ngành công nghiệp
xây dựng tập trung vào cấu trúc của các công ty xây dựng và phương thức
hoạt ñộng của họ. Mô tả của ngành công nghiệp xây dựng bao gồm tình hình
các yếu tố ñầu vào khác nhau cho ngành công nghiệp như lao ñộng, thiết bị,
vật liệu và tài chính. Ngoài ra, việc ñiều tra các khu vực nghiên cứu và phát
triển ngành công nghiệp xây dựng cũng ñược thảo luận. Sau khi xem xét các
phần quan trọng của hoạt ñộng này, nó ñược mô tả chi tiết hơn theo các vị trí
ñịa lý khác nhau. Một khu vực quan tâm ñặc biệt là tình hình của các công ty
xây dựng Pháp liên quan trong thị trường Mỹ vì ñiều này dường như là khu
vực phát triển tương lai cho họ. (Isabella L. P. 1987, Construction industry in
France, Thesis of Masteral).[103]

‘‘Nghiên cứu lịch sử phát triển ñối với quản lý xây dựng hệ thống ñấu
thầu ở Nhật Bản’’ của Hiroshi Isohata - Trường Cao ñẳng Công nghệ Công
nghiệp, ðại học Nihon, Chiba, Nhật Bản 2009. Bài viết này nghiên cứu về
lịch sử phát triển của hệ thống ñấu thầu xây dựng cho các công trình công
cộng, từ thời xưa thông qua các kỷ nguyên hiện ñại ñến nay. Tác giả làm rõ
ñặc trưng của sự phát triển trong mua sắm và quản lý hệ thống xây dựng như
công nghệ phần mềm ñối với ñấu thầu, hợp ñồng, và quản lý xây dựng hiện
ñại ở Nhật Bản. Nghiên cứu này cũng làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử ñã bị ảnh
hưởng ñến xây dựng hệ thống mua sắm và ñấu thầu xây dựng cho các công
trình công cộng. Các vấn ñề hiện tại trong ngành công nghiệp xây dựng Nhật
Bản ñược xem như là nền tảng. ðiều này sẽ là nghiên cứu tiếp theo về hiện
8

ñại hóa xây dựng vào nửa cuối của thế kỷ XIX, và xem xét trên các ñặc trưng,
các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của hệ thống ñấu thầu xây dựng công
trình công cộng ở Nhật Bản hiện ñại. Tác giả làm rõ ñặc tính về sự phát triển
của công tác mua sắm và quản lý hệ thống cho công trình công cộng, chủ yếu
là thông qua các dự án cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản. Nghiên cứu này cũng bao
gồm việc kiểm tra quá trình hợp ñồng và quản lý xây dựng ñể làm rõ các ñặc
ñiểm của xây dựng hệ thống mua sắm và ñấu thầu xây dựng cho các công
trình công cộng ở Nhật Bản.
ðối với vấn ñề ‘‘vai trò - trách nhiệm của tư vấn quản lý trong xây
dựng công nghiệp Trung Quốc’’ ñược Tony Y.F. Ma, Trường ñại học Nam
Úc, Adelaide, SA, Australia, 2003 ñề cập. Bài viết ñã nghiên cứu vai trò và
trách nhiệm của Tư vấn quản lý trong xây dựng công nghiệp Trung Quốc như
sau: Ở phương Tây công tác quản lý dự án ñã ñược áp dụng trong các ngành
công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống này chính thức công bố áp dụng
cho ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc cho ñến năm 2003, Bộ Xây
dựng ñã ban hành một văn bản nhằm khuyến khích việc ngành công nghiệp
áp dụng Kỹ thuật-mua sắm-xây dựng (EPC) hoặc thiết kế & Xây dựng

(D&B), cách tiếp cận và thúc ñẩy sự tham gia của một Tư vấn quản lý dự án
(PMC) ñể quản lý các dự án thay mặt cho khách hàng. Không giống như các
kỹ sư giám sát, PMC ñược trực tiếp thay cho khách hàng ñể quản lý toàn bộ
dự án kể từ khi thành lập ñến khi hoàn thành. Hành ñộng thay mặt cho khách
hàng, PMC ñược ủy quyền ñể quản lý các dự án và ñảm bảo rằng ñạt ñược
mục tiêu của nó. Trong hầu hết các dự án chính phủ tài trợ, bổ nhiệm của
PMC là bắt buộc, chính phủ ủy thác tất cả các nhiệm vụ quản lý dự án cho
PMC, ngoài các kinh phí và vận hành, giảm thiểu tiếp xúc với rủi ro.
Hai thập kỷ qua ñã chứng kiến một sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc "mở cửa chính sách" năm 1978,
9

ñã mở ra một thời kỳ cải cách kinh tế, Trung Quốc ñã ñạt ñược những thành
công ñáng kể trong phát triển kinh tế. ðể thích ứng và mở rộng nhanh chóng
nhu cầu cho xây dựng và cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp xây dựng Trung
Quốc ñã ñạt mức tăng trưởng phi thường và ñã trở thành xương sống của nền
kinh tế Trung Quốc .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước ñối với ñầu
tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải
Việt Nam
Hoàn thiện quản lý Nhà nước ñối với ðTXDCB từ nguồn vốn NSNN
ñã có một số ñề tài, bài viết ñược nghiên cứu và ñăng tải trên những khía cạnh
khác nhau. Có thể nêu lên một số công trình ñã nghiên cứu có liên quan trực
tiếp ñến vấn ñề này như:
Thứ nhất, liên quan ñến khía cạnh quản lý nhà nước nói chung có
luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước ñối với xây dựng giao thông” của Bùi Minh Huấn tại ðại học kinh tế
Quốc dân Hà Nội, năm 1996. ðối tượng nghiên cứu của ñề tài luận án là
quản lý nhà nước ñối với công tác xây dựng trong ngành giao thông vận
tải. Tác giả giới hạn nghiên cứu chủ yếu vào các tầm vĩ mô có sự chú ý

thích ñáng tới mối quan hệ giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong lĩnh
vực xây dựng giao thông ñối với quá trình xây dựng cơ bản: Từ chuẩn bị
ñầu tư, chuẩn bị xây dựng, xây lắp, khai thác công trình và ñối với chủ thể
kinh doanh tham gia các khâu của quá trình này. Từ việc phân tích thực
trạng mô hình tổ chức quản lý xây dựng giao thông qua các thời kỳ trước
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường (1990) và sau năm 1990 ñến năm
1995, luận án ñã làm rõ thực chất và nội dung quản lý nhà nước ñối với
xây dựng giao thông xét theo quá trình ñầu tư xây dựng và các chủ thể kinh
doanh xây dựng giao thông. Thực trạng về xây dựng giao thông theo quy
10

trình ñầu tư xây dựng và theo chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực ñầu tư
xây dựng từ 1962 ñến năm 1995, ñã trải qua nhiều thời kỳ và có sự thay
ñổi theo hướng ngày càng phù hợp với ñiều kiện của nền kinh tế thị
trường. Luận án ñã chỉ ra những tồn tại chủ yếu trong hoạt ñộng của từng
loại chủ thể kinh doanh, sử dụng các công cụ quản lý nhà nước và phân
chia chức năng trong bộ máy quản lý. Luận án ñã ñưa ra 4 quan ñiểm cơ
bản về hoàn thiện quản lý nhà nước ñối với xây dựng giao thông trên hai
lĩnh vực: tổ chức và sắp xếp lại hệ thống xây dựng giao thông thành các mô
hình ñơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, thích ứng với ñiều kiện cơ
chế thị trường; Hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, các công cụ
quản lý vĩ mô và bộ máy quản lý nhà nước. Luận án cũng kiến nghị cần lập
ngân hàng giao thông Việt Nam [41].
Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý ñầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông trong quá trình ñẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại
hoá ở Việt Nam của Phạm Ngọc Biên, năm 2002 tại ðại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội ñã ñi sâu nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn ñầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông. Tác giả ñã khái quát hoá vấn ñề lý luận về cơ chế quản lý
ñầu tư xây dựng nói chung và quản lý ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông nói riêng qua phân tích lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở một

số nước trên thế giới (như Nhật Bản, Trung Quốc, Niu di lân) từ ñó tiếp thu
một cách có chọn lọc những vấn ñề có thể áp dụng cho nước ta. Từ việc phân
tích thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam cả về ñường bộ, ñường
sắt, ñường biển, ñường thuỷ nội ñịa, giao thông ñô thị và giao thông nông
thôn; cơ chế quản lý ñầu tư phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông, tác
giả chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế
quản lý ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta trong những năm
từ 1991-2000. Từ việc nêu ra mục tiêu, ñịnh hướng phát triển cơ sở hạ tầng
11

giao thông và xác ñịnh ñược nhu cầu về vốn cho ñầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông cho các giai ñoạn 2001-2010, luận văn ñã trình bày ñịnh
hướng hoàn thiện về cơ chế quản lý ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông; ðề xuất các chính sách và các giải pháp huy ñộng, sử dụng, và quản lý
vốn ñầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong ñiều kiện khả năng ñầu tư từ ngân
sách Nhà nước có hạn, như: Các giải pháp tăng cường huy ñộng vốn xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý cơ sở hạ
tầng giao thông; Giải pháp tăng cường ñào tạo và bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ
quản lý [23].
Luận án tiến sĩ “ðổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư xây dựng
cơ bản của nhà nước” của Trần Văn Hồng tại Học viện tài chính, năm 2002
[43] ñã hệ thống hoá, khái quát và mở rộng những lý luận cơ bản về vốn ñầu
tư XDCB của Nhà nước, cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư XDCB của Nhà
nước, cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư XDCB của Nhà nước, luận án ñã
phân tích cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư XDCB của Nhà nước ở Việt
Nam qua các thời kỳ từ Nghị ñịnh 232/CP ngày 6/6/1981 ñến năm 2001; rút
ra những ưu, nhược ñiểm của cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư XDCB của
Nhà nước giai ñoạn này. Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình
hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn ñầu tư XDCB của nước ta và của các
nước trên thế giới, kết hợp với những lý luận ñã ñược nghiên cứu, luận án ñã

ñưa ra những kiến nghị nhằm ñổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng
vốn ñầu tư XDCB của Nhà nước như xác ñịnh ñúng ñối tượng ñầu tư theo các
nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước; chuyển hướng ñầu tư
theo hình thức cấp phát trực tiếp không hoàn lại sang hình thức cho vay
nhằm xoá bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm ñối với chủ ñầu tư; hạn chế tối ña
sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước ñối với quá trình ñầu tư
của doanh nghiệp; doanh nghiệp Nhà nước tự quyết ñịnh ñầu tư theo ñúng
12

luật pháp quy ñịnh, ñảm bảo hiệu quả ñầu tư, gắn trách nhiệm, quyền lợi của
giám ñốc doanh nghiệp Nhà nước với hiệu quả ñầu tư; quy ñịnh cụ thể về
trách nhiệm trong việc ñảm bảo hiệu quả ñầu tư; tổ chức ñấu thầu rộng rãi,
phân chia gói thầu ở ở giai ñoạn thiết kế; bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm
pháp luật ñấu thầu; quy ñịnh xử phạt cụ thể ñối với người ñề nghị, người
thanh, quyết toán tăng không ñúng; xử phạt theo số ngày gửi báo cáo chậm
nhằm nâng cao trách nhiệm cáo cáo của Chủ ñầu tư; phân biệt hồ sơ quyết
toán dự án hoàn thành gửi ñi với hồ sơ quyết toán lưu tại ñơn vị; thực hiện cơ
chế công khai thông tin về kế hoạch vốn ñầu tư, về tổng mức ñầu tư, dự toán,
quyết toán dự án, công trình…
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Quản lý nhà nước ñối với dự án ñầu tư xây
dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái, tại Học viện
chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009 [48] nghiên cứu
QLNN ñối với dự án ðTXD từ NSNN trên các giai ñoạn của chu trình dự án,
chủ yếu là cấp NSTW trong phạm vi cả nước. QLNN ñối với dự án ðTXD từ
NSNN gồm năm nội dung: hoạch ñịnh, xây dựng khung pháp luật, ban hành
và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát.
Tác giả ñã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều mặt như: khung
pháp luật chưa ñồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều ñiểm lạc
hậu, năng lực quản lý chưa ñáp ứng yêu cầu. Luận án ñã chỉ rõ ba nhóm
nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, trong các nguyên nhân ñó có

nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý. ðồng thời cũng chỉ rõ hạn
chế của các dự án, trong ñó ñặc biệt là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và kém
hiệu quả của không ít dự án ðTXD từ NSNN.
Luận án khẳng ñịnh các bộ, ngành cần phải xây dựng và thực thi
chương trình phát triển dự án ðTXD từ NSNN làm cơ sở cho công tác kế
hoạch hoá hoạt ñộng tại các dự án ðTXD từ NSNN của bộ, ngành mình và
13

của cấp ngân sách trung ương (NSTW). Thông qua nghiên cứu chủ yếu
tính từ năm 1999 (Nghị ñịnh số 52/1999/Nð-CP ñược ban hành), trong ñó
trọng tâm khảo sát, chủ yếu từ năm 2001 ñến năm 2009, luận án ñề xuất hệ
thống 6 nhóm giải pháp ñổi mới QLNN ñối với dự án ðTXD từ NSNN,
ñặc biệt là việc ñề xuất xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án;
ñề xuất ứng dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, mô hình
“mua” công trình theo phương thức tổng thầu chìa khóa trao tay; phân bổ
vốn NSNN theo ñời dự án; áp dụng phương thức quản lý dự án theo ñầu ra
và kết quả; kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý; kiểm toán trước khi
quyết ñịnh ñầu tư phê duyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế người
ñứng ñầu, kiểm toán theo chuyên ñề; tăng cường các chế tài xử lý trách
nhiệm cá nhân của người ñứng ñầu.
Thứ hai, về các khía cạnh cụ thể của quản lý nhà nước ñối với vốn
ñầu tư xây dựng cơ bản công trình giao thông có nhiều tác giả ñã nghiên
cứu và công bố các công trình khoa học,
Trong hoạt ñộng ñấu thầu có luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao chất
lượng ñấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam” của Trần
Văn Hùng tại ðại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2007. Luận án ñã hệ
thống hoá các cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc xây dựng và ñánh giá
chất lượng ñấu thầu xây dựng nói chung và chất lượng ñấu thầu xây dựng các
công trình giao thông ñứng trên giác ñộ chủ ðầu tư. ðây sẽ là cơ sở cho việc
nghiên cứu, ñánh giá, xem xét và ñưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác

ñấu thầu; ñề xuất các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ñấu
thầu xây dựng của nước ta.
Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng ñấu thầu xây dựng các
công trình giao thông ñứng trên góc ñộ của chủ ðầu tư ñặt trong mối liên
hệ với thể chế quản lý của Nhà nước, các nhà thầu. Tác giả nghiên cứu
14

hoạt ñộng ñấu thầu như là một quá trình từ khi chuẩn bị, lập kế hoạch ñấu
thầu cho ñến khi công bố kết quả ñấu thầu, thương thuyết với nhà thầu ñể
ký kết hợp ñồng thực hiện gói thầu. Tác giả tập trung nghiên cứu thực
trạng hoạt ñộng ñấu thầu xây dựng các công trình giao thông và chất
lượng ñấu thầu các công trình giao thông ñứng trên góc ñộ của chủ ðầu tư
trong 10 năm (1996 – 2006) (tập trung vào nghiên cứu hoạt ñộng ñấu thầu
xây dựng các công trình cầu, ñường bộ). Tác giả ñã phân tích, ñánh giá
khách quan những thành tựu, những thiếu sót về chất lượng ñấu thầu
xây dựng các công trình giao thông. Trên cơ sở ñó ñề xuất các kiến nghị,
giải pháp với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao chất lượng ñấu thầu xây
dựng các công trình giao thông nói riêng, nâng cao chất lượng ñấu thầu
nói chung. Trên cơ sở phát hiện các tồn tại, thiếu sót, vướng mắc về cơ
chế, chính sách, luật pháp ñối với hoạt ñộng ñấu thầu, tác giả ñề xuất các
giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật [42].
Về quản lý chất lượng có luận án tiến sĩ : “Một số giải pháp hoàn
thiện quản lý chất lượng các dự án ñầu tư xây dựng công trình giao thông
ñô thị tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Mạnh Tường tại Trường ðại học
Giao thông vận tải, năm 2010 [75]. Luận án tập trung ñi sâu nghiên cứu hệ
thống quản lý chất lượng các dự án ñầu tư xây dựng công trình giao thông ñô
thị tại TPHCM (chủ yếu là hệ thống công trình cầu, ñường bộ). Hệ thống
quản lý chất lượng các dự án ñầu tư xây dựng công trình giao thông ñô thị
bao gồm: Công tác chỉ ñạo của chính phủ, UBND TP HCM ñối với hoạt ñộng
chất lượng; Công tác quản lý chất lượng dự án ñầu tư xây dựng công trình

giao thông của sở giao thông vận tải; Công tác quản trị chất lượng của hệ
thống các chủ ñầu tư; Công tác ñảm bảo chất lượng các chủ thể (nhà thầu)
tham gia dự án xây dựng công trình giao thông ñô thị. Thông qua ñánh giá
thực trạng hệ thống quản lý chất lượng dự án ñầu tư xây dựng công trình
15

giao thông ñô thị, của TP.HCM, xác ñịnh các tồn tại và ảnh hưởng của nó ñối
với hệ thống quản lý chất lượng dự án ñầu tư xây dựng công trình giao thông
ñô thị. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về chất lượng sản phẩm, chất lượng
công trình xây dựng, và quản lý chất lượng dự án ñầu tư xây dựng công trình
giao thông ñô thị, phân tích thực trạng chất lượng hệ thống công trình giao
thông ñô thị và hệ thống tổ chức quản lý chất lượng dự án ñầu tư xây dựng
công trình giao thông ñô thị nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện quản lý chất
lượng dự án ñầu tư xây dựng công trình giao thông ñô thị tại TP.HCM. Trên
cơ sở các nguyên tắc hoàn thiện quản lý chất lượng bao gồm: Quy hoạch
chất lượng là cơ sở hình thành chất lượng sản phẩm; Quản lý chất lượng theo
một trục nhất ñịnh (trục dọc chất lượng); Mô hình hoá trách nhiệm quản lý
chất lượng, tác giả ñề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng
như hoàn thiện hệ thống chỉ ñạo chất lượng (quản lý chất lượng vĩ mô); hoàn
thiện công tác quản trị chất lượng của hệ thống các chủ thể tham gia dự án
ñầu tư XDCTGT ñô thị.
Về vấn ñề huy ñộng và sử dụng vốn ñầu tư có nhiều công trình quan
tầm nghiên cứu. Cụ thể như luận án tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp huy ñộng
và sử dụng vốn ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ñường bộ ở Việt
Nam” của Phạm Văn Liên, tại Học viện tài chính, năm 2004 [53]. Luận án
nghiên cứu làm rõ bản chất, ñặc ñiểm của cơ sở hạ tầng giao thông ñường bộ
Việt Nam và sự tác ñộng của nó ñến công tác huy ñộng và quản lý sử dụng
vốn. Thông qua phân tích, ñánh giá tình hình huy ñộng và quản lý sử dụng
vốn ñầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông ñường bộ ở nước ta giai ñoạn 1991 -
2003, tác giả ñã chỉ ra ñược những ưu, nhược ñiểm chủ yếu trong việc khai

thác và quản lý sử dụng vốn ñầu tư cho ñường bộ. Hạn chế cơ bản trong công
tác huy ñộng vốn là chưa có cơ chế huy ñộng vốn một cách vững chắc. Số
vốn thực tế huy ñộng ñược chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu do thực tế ñặt ra. Vốn
16

huy ñộng từ nguồn tín dụng trong nước, nguồn vốn ñầu tư trực tiếp của nước
ngoài còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Những hạn chế nổi lên trong khâu
quản lý ñầu tư và sử dụng vốn là: Công tác kế hoạch hoá vốn ñầu tư dài hạn
chưa ñược chú ý thoả ñáng; Cơ cấu vốn ñầu tư cho xây dựng và bảo trì hệ
thống cầu ñường bộ chưa hợp lý; Tình trạng thất thoát, lãng phí và nợ ñọng
vốn ñầu tư XDCB còn xảy ra khá phổ biến và ở mức ñáng báo ñộng.
Luận án ñề xuất những quan ñiểm ñịnh hướng cơ bản và các giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế huy ñộng và quản lý sử dụng vốn ñầu tư cho hệ thống
cơ sở hạ tầng ñường bộ ở Việt Nam từ 2004 ñến năm 2010 và những năm tiếp
theo. Quan ñiểm, ñịnh hướng cho công tác huy ñộng vốn chủ yếu tập trung
theo hướng ñảm bảo tính bền vững, khai thác tổng hợp các nguồn vốn, giảm
dần bao cấp của Nhà nước. Trong khâu quản lý sử dụng vốn cần quán triệt
quan ñiểm ñầu tư cho ñường bộ phải ñi trước một bước, ñầu tư tập trung có
trọng ñiểm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các giải pháp ñề xuất bao gồm
10 giải pháp lớn và chia thành hai nhóm: nhóm giải pháp về huy ñộng vốn và
nhóm giải pháp về quản lý phân bổ, sử dụng vốn. Trong ñó, các giải pháp
như: hoàn thiện chế ñộ thu phí ñường bộ, phát hành trái phiếu, thành lập quỹ
chuyên dùng ñầu tư cho ñường bộ, chuyển nhượng quyền khai thác ñường,
hoàn thiện cơ chế quản lý vốn ñầu tư, ñiều chỉnh cơ cấu vốn ñầu tư, tăng
cường kiểm tra giám sát thanh toán vốn, xử lý nợ ñọng vốn xây dựng cơ bản.
Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn
ñầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An” của Phan
Thanh Mão tại trường ðại học kinh tế quốc dân, năm 2003 ñã hệ thống hoá,
phân tích và làm sáng tỏ những vấn ñề lý luận về chi ngân sách Nhà nước,
ðTXDCB, hiệu quả ðTXDCB và một số vấn ñề có liên quan trong nền kinh

tế thị trường. ðặc biệt ñi sâu và nghiên cứu vấn ñề hiệu quả vốn ðTXDCB từ
Ngân sách Nhà nước: từ vấn ñề về khái niệm, các hình thức biểu hiện, chỉ tiêu
17

phản ánh nó; xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả vốn ðTXDCB từ
ngân sách Nhà nước: từ vấn ñề về khái niệm, các hình thức biểu hiện, chỉ tiêu
phản ánh nó; xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ðTXDCB. Từ ñó
làm cơ sở cho việc ñánh giá thực trạng hiệu quả vốn ðTXDCB từ Ngân sách
Nhà nước trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An.
Phân tích, minh chứng, luận giả thực trạng hiệu quả ðTXDCB mà chủ
yếu là hiệu quả ðTXDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn tỉnh
Nghệ An thời gian từ 1995 – 2001. Qua phân tích ñánh giá thực trạng hiệu
quả ðTXDCB từ ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An, luận án ñã
rút ra những thành công, thất bại và chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân gây
ra. ðề xuất giải pháp tài chính khắc phục tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả vốn
ñầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới.
Luận án ñưa ra 6 giải pháp từ vĩ mô ñến vi mô; từ chính sách chung của Nhà
nước về quản lý vốn ngân sách dành cho ñầu tư phát triển ñến giải pháp
nghiệp vụ tài chính nói chung và công tác quản lý vốn ñầu tư xây dựng cơ
bản trên ñịa bàn Nghệ An nói riêng. Từ giải pháp cụ thể luận án cũng nêu lên
những kiến nghị ñối với Nhà nước, các cấp các ngành ñiều chỉnh, bổ sung,
sửa ñổi hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ñầu tư XDCB thuộc Ngân
sách Nhà nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng ñạt hiệu quả trong thời gian
tới. Kiến nghị với các cấp các ngành bổ sung sửa ñổi chính sách chế ñộ, chế
tài, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn Ngân sách Nhà nước và tổ
chức bộ máy quản lý tài chính ñối với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước dành
cho ñầu tư XDCB [52].
Luận án tiến sĩ : “Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng
kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam” của Bùi Nguyên
Khánh, tại Trường ñại học Ngoại thương Hà Nội, năm 2002 [47] ñã chỉ ra

rằng: GTVT là một ngành quan trọng, phải ñi trước 1 bước ñể tạo tiền ñề cho

×