BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________
Trần Dũng
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG LỊCH SỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________
Trần Dũng
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ BÍCH LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài này được công bố.
Tác giả Luận văn
TRẦN DŨNG
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI VIỆT VÀ
CHAMPA TRƯỚC THẾ KỶ X .............................................. 17
1.1. Nước Đại Việt giai đoạn một ngàn năm Bắc thuộc ........................... 17
1.2. Nước Champa từ cuộc khởi nghĩa Khu Liên đến vương triều
Đồng Dương ....................................................................................... 19
Chương 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ........................................................ 30
2.1. Chiến tranh, quan hệ bang giao (Từ thế kỷ X đến XIV)
.................... 30
2.2. Từ Chiêm Thành quốc đến trấn Thuận Thành – quá trình cộng cư và
hội nhập văn hóa sôi động (Từ thế kỷ XV đến XVII) ....................... 36
2.3. Hội nhập Việt – Chăm, dòng chảy tất yếu của lịch sử (Từ thế kỷ XVII
đến nay) .............................................................................................. 42
Chương 3: LÃNH VỰC GIAO LƯU VÀ TƯƠNG TÁC .......................... 55
3.1. Kinh tế – vật chất ............................................................................... 55
3.2. Xã hội – tinh thần................................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC .....................................................................................................
121
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ
nhiệm khoa Lịch sử và các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Bích Liên đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân
yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay, trong lòch sử, đã từng tồn tại
nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt phải kể đến vương quốc Champa của
người Chăm. Người Chăm vốn sinh sống ở miền duyên hải miền Trung
Việt Nam từ rất lâu đời và họ đã sớm xây dựng nên vương quốc Champa
với một nền văn hóa rực rỡ, mang màu sắc ảnh hưởng từ nền văn minh n
Độ. Trải qua những biến thiên của lòch sử, vương quốc Champa đã dần dần
sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Đó cũng là quá trình người Việt mở
rộng lãnh thổ xuống phía Nam, quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, cộng cư, giao
lưu và tiếp biến văn hóa của hai dân tộc.
Hiện nay, người Chăm gồm có hai bộ phận chính: bộ phận cư trú ở
Ninh Thuận và Bình Thuận, chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận
nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm
Bàni). Bộ phận thứ hai cư trú ở các đòa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc,
Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu theo
đạo Islam mới (Hồi giáo). Cũng như bao dân tộc khác, người Việt và người
Chăm khắp mọi miền đều cầu mong có một cuộc sống an lành, ấm no,
hạnh phúc và cùng nhau xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh.
Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lòch sử,
chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng qua lại giữa hai tộc người có bản sắc
văn hóa độc đáo riêng. Do nằm cạnh nhau và có chung những điều kiện tự
nhiên, lòch sử... , quá trình tương tác văn hóa đã xảy ra như một quy luật tất
yếu trong nhiều lãnh vực, từ sinh hoạt vật chất,
kết cấu đời sống xã hội
đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng … . Mặc dù người Đại Việt
đã chinh phục thành công lãnh thổ của Champa, nhưng chính trong quá
trình Nam tiến, mở đất đó, người Việt đã tiếp nhận nhiều yếu tố từ một
nền văn hóa giàu bản sắc của người Chăm, từ những điệu hò da diết, đến
những công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, những điệu múa say mê lòng
người … . Do đó, tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lòch
sử, chúng ta sẽ đánh giá đúng đắn hơn, khách quan hơn về vai trò, vò trí
của người Chăm trong quá trình kiến tạo văn hóa Việt Nam – một nền văn
hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú được kết tinh từ nhiều sắc màu văn hóa
của các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lòch sử còn
góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề khoa học lòch sử: quá trình mở rộng
không gian sinh sống của người Việt. Từ đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc
hơn về cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam với người Việt là tộc
người đóng vai trò chủ thể, còn người Chăm là một trong 53 tộc người
thiểu số anh em khác.
2. Đối t
ượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt –
Chăm từ quá khứ đến hiện tại, từ khi người Việt và người Chăm còn là chủ
nhân của hai quốc gia riêng biệt, đến khi họ đã trở thành hai dân tộc anh
em trong đại gia đình cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mốc thời gian
được giới hạn ở luận văn này là từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, tức là khi
quốc gia Đại Việt ra đời và cũng là lúc bắt đầu một thời kỳ quan hệ sôi
động trên tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trò, ngoại giao, văn hóa. Thế
kỷ XVII là mốc thời gian đánh dấu Champa từ một vương quốc trở thành
một trấn của Việt Nam. Đương nhiên quá trình tiếp biến sau sự kiện 1693
mới thật sự sôi động và nhanh chóng, tuy nhiên, nó như là một hậu quả tất
yếu của giai đoạn trước, và ở một giới hạn cho phép, chúng tôi cũng đề
cập như là phần mở rộng của luận văn. Về nội dung, luận văn cũng xem
xét mối quan hệ văn hóa Việt – Chăm trên tất cả các lãnh vực, từ hoạt
động kinh tế – vật chất đến đời sống xã hội – tinh thần.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính của chuyên ngành lòch sử
là phương pháp lòch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lòch sử,
chúng tôi đã phân tích quá trình giao lưu hội nhập văn hóa Việt – Chăm
theo trình tự thời gian và trong những không gian, hoàn cảnh cụ thể nhất
đònh. Với phương pháp logic, chúng tôi đã phân tích các mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm trên nhiều lãnh
vực.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng kết quả nghiên cứu của một số
bộ môn khoa học gần gũi như khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, đòa
lý – kinh tế để hỗ trợ cho vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
4. Ý nghóa khoa học và thực tiễn
Trước tiên, luận văn là một công trình nghiên cứu có ý nghóa khoa
học, nhằm làm sáng tỏ một vấn đề lòch sử: quá trình giao lưu hội nhập văn
hóa Việt Chăm. Bằng việc nghiên cứu, phân tích, so sánh nhiều nguồn sử
liệu khác nhau một cách nghiêm túc, chúng tôi đã cố gắng dựng lại bức
tranh lòch sử về quá trình giao lưu hội nhập văn hóa Việt Chăm một cách
chân thực và sống động. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ
thêm vấn đề vò trí, vai trò của người Chăm trong quá trình xây dựng bản
sắc văn hóa Việt Nam, và làm sáng tỏ hơn vấn đề khoa học lòch sử đang
còn nhiều tranh cãi: quá trình mở rộng không gian sinh sống của người
Việt trong lòch sử.
Bên cạnh ý nghóa khoa học, luận văn còn có ý nghóa thực tiễn sâu sắc,
đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc trong thời đại ngày nay.
Dân tộc, từ xưa đến nay, luôn là vấn đề nhạy cảm đối với sự thống
nhất quốc gia và an ninh thế giới. Liên Bang Xô Viết bò tan rã trong những
năm 90 của thế kỷ XX là do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề dân
tộc.
Nghò Quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản
Việt Nam họp từ ngày 18-4 đến 25-4-2006 đã khẳng đònh: “Vấn đề dân tộc
và đoàn kết các dân tộc có vò trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc … . Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, trí thức là người dân tộc thiều số. C
án bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu
số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng
bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận, chống các biểu hiện kỳ thò, hẹp hòi,
chia rẽ dân tộc” [45, tr.121-122].
Tìm hiểu nội dung đề tài này nhằm phát huy tình đoàn kết giữa các
dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nội dung này còn giúp ích cho việc giảng dạy và học tập bộ môn lòch
sử ở các trường phổ thông trung học.
5.
Lòch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về
những nội dung liên quan đến mối quan hệ Việt – Chăm trong lòch sử như
sau:
- Dương Văn An (1997), Ô Châu Cận Lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội. Trong tác phẩm của mình ông đã có nhũng cái nhìn rất sâu sắc tuy có
phần phiến diện của một nhà Nho yêu nước Việt về những ảnh hưởng của
văn hóa Chăm lên Văn hóa Việt khi người Việt mở đất sinh sống về
phương Nam.
- Phan H
uy Chú (1996), Hoàng Việt Đòa Dư Chí, Nxb Thuận Hóa,
Huế. Theo tác giả: Vùng đất Thuận Hóa xưa là nước Việt Thường, thời
Hán thuộc Tượng Quận, thời Tấn thuộc Lâm p. Do những quan hệ chính
trò, quân sự và ngoại giao nên từ năm 1075 đến năm 1306 đã lần lượt được
sáp nhập vào quốc gia Đại Việt. Cũng do những mối quan hệ này mà từ
năm 1470 đến năm 1680, lãnh thổ của người Việt được mở rộng đến Bình
Thuận.
- Phan Huy Chú (1972), Lòch Triều Hiến Chương Loại Chí, Tập I, Nxb
Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hóa, Sài Gòn. Tác giả cho rằng: Người
Việt ở Thuận Hóa giáp giới với Quảng Nam ở phía nam đã tiếp thu giống
lúa của người Chăm trong sản xuất nông nghiệp. “Phủ này (Thuận Hóa) có
ít ruộng mùa, nhiều ruộng Chiêm. Vụ Chiêm là chính mùa, vụ mùa gọi là
trái vụ, những sản vật tốt đẹp gồm các thứ gấm vóc, và chiếu cói dệt rất
tinh xảo” (tr. 439).
- Lê Quý Đôn (1964), Phủ Biên Tạp Lục, Nxb Khoa Học, Hà Nội. Tác
giả cho biết về bộ máy chính quyền của nước Đại Việt trên vùng đất
Thuận Hóa và Quảng Nam vào thế kỷ XVIII. Tác giả còn nêu lên các
nguồn tài nguyên của vùng này cùng các chế độ thuế má của nhà Nguyễn.
Cũng trên vùng đất này, người Việt đã biết tiếp thu và phát triển việc khai
thác các sản vật thiên nhiên của người Chăm như khai thác vàng, tìm kiếm
trầm hương … .
- Ngô Gia Văn Phái (1987), Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Nxb Văn Học,
Hà Nội. Sách nêu lên sức mạnh quân sự của nước Đại Việt vào thế kỷ
XVIII, thời kỳ mà cả hai dân tộc Việt – Chăm cùng nhau đoàn kết chống
ngoại xâm. Người Nam (của nước Đại Việt) lúc này hay dùng voi trong
chiến trận, khiến tướng Tôn Só Nghò của nhà Thanh trước khi mang quân
sang xâm lược nước ta, phải ban bố những điều luật khi đối phó với voi.
- Ngô Thời Só (2001), Việt Sử Tiêu n, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Tác
giả cho biết, khi quân Minh sang xâm lược nước ta vào thời nhà Hồ, nhiều
người Việt phải lánh nạn sang Champa mà trong đó có nhiều người là con
cháu nhà Trần.
- Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt Đòa Dư Toàn Biên, Nxb Văn Hóa,
Hà Nội. Tác giả cho rằng: Vua và dân Champa đã từng ủng hộ phong trào
Tây Sơn và cuộc khởi nghóa của Lê Văn Khôi chống lại nhà Nguyễn. Khi
vua Champa mất, vua Minh Mạng “cho làm miếu thờ ở Lổi Thành cũ, bờ
phía Nam sông Hương, Xuân Thu cúng tế, để giữ việc hương khói” (tr.
310).
- Lê Quang Đònh (2005), Hoàng Việt Nhất Thống Đòa Dư Chí, Nxb
Thuận Hóa, Huế. Tác giả viết về Dinh Bình Thuận, nơi đònh cư lâu đời của
người Chăm. Khi người Việt mở rộng lãnh thổ về phía nam, cả hai dân tộc
Việt – Chăm đã cùng nhau sinh sống, tiếp nhận tín ngưỡng của nhau như
tôn thờ các vò thần Cá Voi, Thần Nông … .
- Khuyết danh (2005) (Trần Quốc Vượng dòch), Việt Sử Lược, Nxb
Thuận Hoá, Huế. Sách cho rằng các vua nhà Lý cũng ưa thích các nhạc
khúc của người Chăm và cũng quan tâm đến cuộc sống của người Chăm
trên đất Đại Việt. Vua Lý Thái Tông đã cho lập các hương ấp để người
Chăm sinh sống. Vua Lý Thánh Tông đã thân phiên dòch nhạc khúc và tiết
cổ âm của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát.
- Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Đònh Thành Thông Chí, Nxb Giáo Dục,
TP.Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu một số phong tục tập quán của các dân
tộc ở Nam bộ mà chủ yếu là của người Việt. Đã có sự hội nhập, nhưng mỗi
dân tộc vẫn có những nét riêng. “Thành Gia Đònh nước N
am ta, đất rộng
lương thực nhiều, không lo về đói rét, cho nên ít chứa sẵn, tục dân xa hoa,
kẻ só đua nhau tài giỏi. Người bốn phương ở lẫn nhau, mỗi nhà có tự có tục
riêng” (tr. 141).
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập I-II-III (2000), Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội. Sách nêu lên quá trình giao lưu và hội nhập của hai dân tộc
Việt – Chăm từ thời Bắc thuộc đến năm 1656. Nổi bật là việc trồng cây
lúa Chiêm, tôn thờ các vò thần, cách ăn mặc, các cuộc hôn nhân và đặc
biệt là công cuộc chống ngoại xâm cũng như các chủ trương chính sách của
nhà nước Đại Việt đối với người Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam Thực Lục, Tập 1, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho biết: Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu đổi
nước Chiêm Thành làm trấn Thuận Thành nhưng vẫn để người Chăm cai
quản để yên lòng nhân dân. Năm 1694, khi vua Champa là Bà Tranh chết,
chúa Nguyễn Phúc Chu cho tiền và gấm vóc để hậu táng.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam Thực Lục, Tập IV, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho chúng ta biết rằng, khi vương quốc Chămpa
đã trở thành một tỉnh của nước ta, thì người Chăm vẫn là một bộ phận quan
trọng không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì
vậy, năm 1836, vua Minh Mạng cho những kẻ só ở Bình Thuận đi học chữ
và tiếng nói người Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1975), Đại Nam Thực Lục, Tập XXXIII,
Chính Biên – Đệ tứ kỷ VII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Sách cho rằng,
năm 1874, vua Tự Đức đã quy đònh lại tục thờ tự miếu các đế vương ở các
triều đại ở các đòa phương, vẫn tôn trọng các vò vua Chăm.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm Đònh Việt Sử Thông Giám
Cương Mục, Tập I, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Sách cho biết: Vào năm 1044,
nhà Lý đã lập trấn Vónh Khang và Đăng Châu trên đất Đại Việt cho người
Chăm làm ăn sinh sống. Năm 1075, hai vương triều Việt – Chăm cũng đã
thỏa thuận cho người Việt đến sinh sống trên đất Champa từ Quảng Bình
đến Quảng Trò. Năm 1307, nhà Trần đổi châu Ô và châu Lý thành Thuận
Châu và Hóa Châu (Thuận Hóa) và sáp nhập vào Đại Việt một cách ôn
hòa với sự chấp thuận của vua Champa là Chế Mân. Đến năm 1472, người
Việt đã đến làm ăn sinh sống trên đất Champa từ Quảng Nam cho đến Phú
Yên, do chính quyền Đại Việt cai quản.
- Thích Đại Sán (1963), Hải Ngoại Ký Sự, Nxb Viện Đại học Huế.
Tác giả đã đến Huế và Hội An từ năm 1695 đến năm 1696, mô tả tình hình
đất nước và con người dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Tác giả ca ngợi
sự phát triển kinh tế ở Hội An, nơi mà người Việt kế thừa và phát triển nền
kinh tế của người Chăm. Cũng theo Bản Ký Sự này thì chúa Nguyễn Phúc
Chu rất quan tâm đến việc sử dụng voi, con vật mà người Chăm đã biết
dùng từ rất sớm.
- Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam Sử Lược, Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội. Tác giả nêu lên mối quan hệ có từ rất sớm giữa người Việt và
người Chăm nhưng chủ yếu là quan hệ chính trò, quân sự và ngoại giao.
Mối quan hệ này có những bước thăng trầm như có lúc xung đột, có lúc
hoà hiếu thân thiện.
- y ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1984), Các Dân Tộc Í
t Người Ở
Việt Nam (Các Tỉnh Phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Sách cho
rằng, năm 1984, người Chăm ở Việt Nam có 76.000 người. Dưới chế độ
Mỹ – Ngụy, ngay trong nội bộ người Chăm ở Phan Rang cũng đã xãy ra
xung đột đổ máu vì lý do tôn giáo. Sau ngày giải phóng (1975), Đảng,
chính quyền và các đoàn thể tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận
ngày nay) đã góp phần hàn gắn sự bất hòa trong nội bộ người Chăm. Nhận
đđịnh về vai trò của Người Chăm và mối quan hệ bằng hữu của hai tộc người
Việt – Chăm, các tác giả cho rằng, người Chăm và người Việt có mối quan
hệ hổ tương khách quan và tất yếu trong cuộc kháng chiến chống các thế
lực phong kiến bành trướng Trung Quốc, đặc biệt là chống quân xâm lược
Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Thế kỷ XVIII, người Chăm đã có mặt
trong nghóa quân Tây Sơn đánh đổ chế độ phong kiến thối nát và cát cứ
của chúa Nguyễn Đàng Trong, của Lê Trònh Đàng Ngoài, góp phần đánh
tan quân Xiêm xâm lược (1784 – 1785) và quân viễn chinh nhà Thanh
(1788 – 1789). Người Chăm cũng đã cùng với các dân tộc anh em ở Việt
Nam đã đi theo Đảng Cộng Sản Việt Nam chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược.
- y ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1989), Đô Thò Cổ
Việt Nam, Nxb Hà Nội. Sách đã đề cập đến đô thò cổ Hội An trước thế kỷ
XV, vào thời mà người Chăm còn tụ cư đông đúc, đã có thuyền buôn của
ngoại quốc đến và thuyền buôn của họ từ đây đi ra nước ngoài. Cư dân
Việt đã đến ở rải rác ven biển hoặc làm nghề chài lưới hoặc làm ruộng.
- Các tác giả Hà Văn Tấn – Phạm Thò Tâm (1975), Cuộc Kháng Chiến
Chống Xâm Lược N
guyên Mông TK XIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lương Ninh (2004), Lòch Sử Vương Quốc Champa, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội. Trong các tác phẩm của mình họ đều đề cập đến tình đoàn kết
chống phong kiến xâm lược phương Bắc của hai dân tộc Việt – Chăm từ
xa xưa trong lòch sử, quá trình hội nhập, hai nền văn hóa đã ảnh hưởng lẫn
nhau, từ kinh tế – vật chất đến xã hội – tinh thần như: chiếc áo dài, tục thờ
cúng các vò thần, kiến trúc – điêu khắc, hôn nhân.
- Phan An – Lê Xuân Diệm – Mạc Đường, Võ Só Khải (2006), Lòch S
ử
Việt Nam, Tập III, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. Theo các tác giả: Nước
Champa ban đầu có tên là Lâm p, được thành lập năm 192. Nhưng chính
các vua Chăm luôn tự coi mình là vua của nước Champa. Về hoạt động
kinh tế vật chất, người Việt đã tiếp nhận một loại lúa đặc hữu của người
Chăm (gọi là lúa Chiêm) từ rất sớm. “Lê Quý Đôn trong sách Vân Đài
Loại ngữ, mục Phẩm Vật có ghi Người nước Nam (tức Đại Việt) tiếp xúc
với người Chiêm nên trồng được nhiều thứ lúa đạo, chín về mùa hạ, gọi là
lúa Chiêm” (tr. 265).
- Phan Xuân Biên – Phan An – Phan Văn Dốp (1991), Văn Hóa
Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, TP.Hồ Chí Minh. Theo các tác giả: Những
dụng cụ chế tác đồ gốm của người Chăm có phần gần gũi với một số dụng
cụ làm đồ gốm của người Việt. Đặc biệt, dưới cái nhìn của các nhà dân tộc
học, các tác giả nghiên cứu và cho rằng, từ trang phục đđến những sinh
hoạt trong đđời sống hàng ngày như ăn, uống, hút … , người Chăm một mặt
ảnh hưởng những tập quán và quy đònh của tôn giáo, nhưng mặt khác cũng
có giao lưu với người Việt.
- Vũ Minh Giang (Chủ biên) (2008), Lược Sử Vùng Đất Nam Bộ – Việt
Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội. Theo các tác giả: Vào năm 1999, miền Tây
Nam Bộ có dân số là 16.130.675 người, trong đó
có 14.000 người Chăm.
“Từ rất sớm các cộng đồng dân cư Nam Bộ đã có truyền thống đoàn kết,
đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt người đến trước, người đến sau, không
kỳ thò dân tộc” (tr. 69).
- Hall D.G.E. (1997) (Người dòch: Bùi Thanh Sơn, Nguyễ
n Thái Yên
Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng), Lòch Sử Đông
Nam Á, Nxb Chính trò Quốc gia, Hà Nội. Tác giả cho biết về sự ra đời của
nhà nước Champa là vào năm 192. Tác giả nêu lên kết luận của Maspero
về nguyên nhân suy yếu của vương quốc Champa là “Mối hạân thù kéo dài
hàng thế kỷ với Campuchia đã làm cho vương quốc Champa suy yếu, và sự
phục hồi rất chậm chạp” (tr. 301).
- Ngô Văn Lệ – Ngô Văn Tiệp – Nguyễn Văn D
iệu (1997), Văn Hoá
Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục, TP.Hồ Chí Minh. Các
tác giả cho rằng: Lớp thanh niên nam nữ người Chăm ngày nay đã quen
dùng y phục hiện đại. Trang phục truyền thống chỉ còn thấy ở những người
lớn tuổi, ở những vùng xa và trong những ngày lễ hội truyền thống. Điều
đó nói lên quá trình hội nhập của các dân tộc ở Việt Nam.
- Nguyên Ngọc (C
hủ biên) (2005), Tìm Hiểu Con Người Xứ Quảng,
Nxb Đà Nẵng. Tác giả cho rằng: Đất Quảng nguyên là xứ Amavati, trung
tâm kinh tế, chính trò, văn hóa lâu đời và quan trọng nhất của Champa. Hai
đợt chuyển cư quan trọng của người Việt vào đất Quảng diễn ra vào những
năm 1470 (thời vua Lê Thánh Tông) và từ năm 1600 (thời chúa Nguyễn
Hoàng). Tác giả coi ở đất Quả
ng, đã diễn ra cuộc tiếp biến văn hóa lần thứ
ba của người Việt (lần một là với n Độ, lần hai là Trung Quốc, lần ba là
Champa), người Việt không có thái độ kỳ thò với văn hóa Chăm. “Có một
sự dung hợp tín ngưỡng rộng rãi, cởi mở của người Việt đối với văn hóa
tâm linh của người Chăm” (tr. 215).
- Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (2002), Vai Trò Lòch Sử Dinh
Trấn Quảng Nam, Nxb Quảng Nam. Các tác giả cho rằng: Sự giao lưu và
gắn kết văn hóa Việt – Chă
m đã tạo nên sự đa dạng phong phú của tiểu
vùng văn hóa xứ Quảng, đặc biệt là đã tạo nên những đặc tính đã trở thành
phẩm chất của con người xứ Quảng. Cái cày trong sản xuất nông nghiệp
của người Việt ở xứ Quảng là một minh chứng cho sự cải tạo, dung nạp
văn hóa vật chất của người Việt và người Chăm. Chiếc ghe bầu của người
Việt sử dụng ở Đàng Trong cải tiến theo mô thức của người Chăm. Trong
nghệ thuật cũng có sự giao thoa của hai nền văn hóa Việt – Chăm khá sâu
đậm như dân ca Bài Chòi thònh hành từ Quảng Nam đến Bình Đònh ngày
nay có nguồn gốc từ Champa. Việc thu thuế của người Việt ở Đàng Trong
cũng theo kiểu người Chăm. Các nghề thủ công, đặc biệt là nghề khai thác
yến sào, làm đường phổi, đường phèn trắng và đường cát ở Quảng Nam,
người Việt cũng đã học hỏi của người Chăm. Các tác giả còn nêu lên nghi
vấn chiếc áo Chiêm mà các nhà dân tộc gọi là “áo chui đầu” (poncho),
biết đâu là tiền thân của chiếc áo dài của người Việt sau này. Rất nhiều vò
thần của người Chăm đã được người Việt “Việt hóa” để thờ.
- Nguyễn Đình Tư (1974), Non Nước Ninh Thuận,
Nxb Sống Mới, Sài
Gòn. Theo tác giả: Người Chăm ở Ninh Thuận đã sinh sống xen lẫn với
người Việt và đã Việt hóa hoàn toàn như nói được 2 thứ tiếng Việt –
Chăm, khi giao tiếp với người Việt thì nói tiếng Việt, khi giao tiếp với
nhau thì nói tiếng Chăm. Lễ Păng Ka tê và Păng cha bur hàng năm giống
như ngày Tết của người Việt là có ăn uống và tế lễ rất linh đình. Việc sinh
đẻ, ngày nay hầu hết các sản phụ Chăm cũng như Việt đều nằm tại các
nhà bảo sanh. Ngay dưới thời triều Nguyễn việc ly hôn của người Chăm
cũng phải ra nhà chức trách làm giấy ly dò. Đất hương hỏa của người Chăm
có hình thức và tính chất giống như của người Việt là truyền lại cho con
cháu. Tang lễ của người Chăm cũng như người Việt là cho xác chết ăn
uống, dùng nhà cái để che xác chết, thết đãi ăn uống cho người dự lễ tang.
- Nguyễn Phước Tương (2004), Hội A
n Di Sản Thế Giới, Nxb Văn
Nghệ, TP.Hồ Chí Minh. Theo tác giả: Từ thế kỷ XII đến XIX, người Chăm
và người Việt đã lấy nước ngọt từ các giếng cổ của người Chăm ở Cù Lao
Chàm để cung cấp cho các tàu buôn nước ngoài trên hành trình vượt đại
dương ghé qua Cù Lao Chàm.
- Nguyễn Thò Thanh (1998), The French Conquest Of C
ochinchina,
Ithaca, New York. Tác giả cho rằng, người Chăm là những cư dân đònh cư
sau cùng ở đồng bằng sông Cửu Long. Họ từ Thuận Hải và Phú Khánh
sang Campuchia vào những năm 1790 và 1834. Năm 1858, hàng ngàn
người Chăm từ Campuchia trở lại đònh cư ở Châu Đốc, sau đó mở rộng ra
các vùng Tân Châu, Cồn Tiên và Châu Phú ở đồng bằng sông Mê Kông
của Việt Nam.
- Sharma J.C. (1992), Temples Of Champa In Viet Nam, Nxb Khoa họ
c
Xã hội, Hà Nội. Ngô Văn Doanh (2003), Thánh Đòa Mỹ Sơn, Nxb Trẻ,
TP.Hồ Chí Minh. Các tác giả mô tả nghệ thuật kiến trúc độc đáo của người
Chăm trong lòch sử, nhưng cũng chòu ảnh hưởng từ bên ngoài, trong đó có
Đại Việt.
- Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. Đây là
một bản Luận án Tiến só viết về lòch sử kinh tế – xã hội Việt Nam ở Đàng
Trong vào thế kỷ XVII và XVIII. Tác giả cho rằng, có sự giao lưu học hỏi
lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt – Chăm, từ văn hoá vật chất đến văn hoá
tinh thần. “Tiến xuống phía Nam, người Việt ở Đàng Trong đã tiếp xúc
chặt chẽ với các dân tộc đòa phương thuộc các nền văn hoá khác biệt.
Đứng đầu trong số các dân tộc này là người Chăm. Các di dân người Việt
đã tiếp nhận và thích nghi một cách thoải mái nhiều yếu tố của nền văn
hóa Chăm trong một quá trình dài vay mượn có chọn lọc cái mới và loại bỏ
cái cũ không còn phù hợp nơi vùng đất mới” (tr. 192).
- Hà Bích Liên (2000), Quan Hệ Giữa Vương Quốc Cổ Champa Với
Các Nước Trong Khu Vực, Luận án Tiến só Lòch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Tác giả nêu lên mối quan hệ đầy biến động về chính trò –
quân sự – ngoại giao giữa hai dân tộc Việt – Chăm trước năm 1832. Ngoài
ra, Luận văn còn nêu lên mối giao lưu, hội nhập và tiếp biến giữa hai nền
văn hóa.
- Ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX, có những
bài viết về mối quan hệ Việt – Chăm như: nh hưởng và di tích Chiêm
Thành trong nền văn hóa Việt Nam của Tân Việt Điểu (Tạp chí Văn hóa
Nguyệt San), nh hưởng của Chiêm Thành trong
nền văn hóa Việt Nam của
Thái Văn Kiểm (Tạp chí Văn hóa Á châu), nh hưởng của văn hóa Chàm
qua Việt Nam của Vũ Lang và Nguyễn Khắc Ngữ (Tạp chí Văn hóa
Nguyệt San). Các tác giả đã nêu sự “ảnh hưởng và hòa nhập” về một số
lãnh vực như: ăn mặc, kiến trúc, tín ngưỡng, âm nhạc.
- Ngoài ra còn nhiều tài liệu khác, trong đó có các nguồn từ các
Websites, cũng cho biết cuộc sống của hai dân tộc Việt – Chăm từ quá khứ
đến hiện tại.
Như vậy, việc nghiên cứu về quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa
Việt – Chăm trong lòch sử đã có và khá phong phú. Tuy nhiên, có một điều
dễ nhận thấy là chưa có một tác phẩm nào đề cập đến vấn đề quan hệ Việt
- Chăm một cách hoàn chỉnh trên tất cả các lãnh vực: kinh tế vật chất và
xã hội tinh thần một cách có hệ thống. Những năm gần đây thiếu vắng hẳn
những công trình nghiên cứu đđề cập đđến những ảnh hưởng của văn hóa
Chăm trong nền văn hóa Việt, tạo nên một khoảng trống đáng kể khi nghiên
cứu về tính phong phú, đđa dạng , dung hợp và cởi mở
của người Việt trong
quá trình mở đđất về phương Nam và quá trình hội nhập cộng cư với cư dân
bản đđịa - như thực tế lịch sử từng xảy r
a.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI VIỆT VÀ CHAMPA
TRƯỚC THẾ KỶ X
1.1. Nước Đại Việt giai đoạn một ngàn năm Bắc thuộc
Trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn, người Việt đã lập nên nhà nước
Văn Lang. Theo sử cũ và truyền thuyết, nước Văn Lang được dựng lập
cách đây hơn 4000 năm. Vò vua tổ của dân tộc Việt, người sáng lập ra nước
Văn Lang, quốc gia đầu tiên của dân tộc là vua Hùng Vương thứ nhất,
đóng đô ở Phong Châu ( Phú Thọ) (Về kinh đô của nước Văn Lang, có
nhiều sách viết khác nhau: Văn Lang, Phong Châu, Bạch Hạc), chia nước
làm 15 bộ. Nước Văn Lang đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc
đến Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (tức Chiêm Thành, nay là
Quảng Nam).
Những năm cuối thế kỷ III TCN, triều đại Hùng Vương bước vào
giai đoạn suy thoái. Bấy giờ bộ lạc u Việt ở phía bắc nước Văn Lang do
thủ lónh Thục Phán cầm đầu đang trong giai đoạn phát triển, đã đưa quân
đánh chiếm kinh đô Phong Châu, lật đổ triều đại Hùng Vương, thống nhất
hai bộ lạc u Việt và Lạc Việt (nước Văn Lang) thành một quốc gia mới
lấy tên là u Lạc và vương hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa
(Đông Anh – Hà Nội). Cho xây dựng thành Cổ Loa làm trung tâm chính trò
và căn cứ quân sự của quốc gia.
Năm 207 TCN (có tài liệu ghi năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu
Đà đem quân đánh lấy nước u Lạc, sáp nhập vào nước Nam Việt. Từ
năm 207 TCN trở đi, nhiều triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau cai
trò nước ta, như:
- Nhà Triệu (từ năm 207 TCN đến năm 111 TCN).
- Nhà Tây Hán (111 TCN – 39).
- Nhà Đông Hán (39 – 220).
- Nhà Ngô (220 – 280).
- Nhà Tấn (280 420).
- Nam Triều : Tống, Tề, Lương, Trần (420 – 589).
- Nhà Tùy (589 – 618).
- Nhà Đường (618 – 905).
Nhà Tây Hán và Đông Hán đã coi nước ta là một bộ phận của lãnh
thổ Trung Quốc và chia nước ta làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật
Nam. Nhà Ngô đổi tên nước ta là Giao Châu. Nhà Đường gọi nước ta là An
Nam Đô Hộ Phủ, chia ra làm 12 châu, gồm 59 huyện.
Hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta luôn nổi dậy chống lại sự cai
trò của phong kiến phương Bắc để giành độc lập, điển hình là những cuộc
khởi nghóa:
- Hai Bà Trưng năm 40.
- Bà Triệu năm 248.
- Lý Bí năm 542.
- Mai Thúc Loan năm 722.
- Phùng Hưng năm 776 – 791.
- Khúc Thừa Dụ năm 905 … .
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, đã mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài c
ủa dân
tộc ta. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền
mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
Năm 968, Đinh Bộ Lónh lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt
quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về động Hoa Lư.
Năm 980, Lê Hoàn sáng lập triều đại Tiền Lê. Bên trong, chống cát
cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Bên ngoài, thi hành chính sách ngoại
giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất
nước.
1.2. Nước Champa từ cuộc khởi nghĩa Khu Liên đến vương triều Đồng Dương
“Về nguồn gốc người Chăm cũng như của các dân tộc thuộc ngữ hệ
Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam đến nay trong khoa học còn tồn tại nhiều ý
kiến khác nhau. Có người cho rằng họ là con cháu của những người di cư
từ thế giới Đảo Đông Nam Á đến. Và ngược lại, có người cho rằng họ từ
các quần đảo vùng biển Nam Trung Quốc mà di cư xuống vùng đất liền
Đông Dương rồi từ đó di cư ra Hải Đảo Đông Nam Á. Và người Chăm
cùng với các dân tộc thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam chính là
đội hậu bò, là cái đuôi của đoàn quân di cư từ vùng lục đòa Đông Dương ra
vùng Hải Đảo. Cũng có người cho rằng trên đường di cư từ các quần đảo
Nam Trung Quốc xuống vùng đảo Đông Nam Á, đã có một bộ phận rẽ vào
đất Việt Nam, đó chính là người Chăm và các dân tộc Mã Lai – Đa Đảo
hiện nay ở Việt Nam. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trên vùng đất miền
Trung Việt Nam có một số di chỉ của một nền văn hóa cổ, mà sau này đặt
tên là văn hóa Sa Huỳnh, tên đòa điểm đầu tiên tìm ra di tích nền văn hóa
này ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX
. Cho đến nay, các nhà khoa học đã
phát hiện được nhiều di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh, phân bố trên một
không gian khá rộng, từ Trò – Thiên đến Đồng Nai, từ ven núi Trường Sơn
ra miền duyên hải miền Trung. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh có niên đại
từ 4000 năm đến 2000 năm cách ngày nay. Đó là nền văn hóa cổ thuộc
thời đại kim khí, từ đồng thau đến sắt sớm. Theo ý kiến của nhiều nhà
khoa học, chủ nhân của nền văn hóa đó có liên quan đến tổ tiên của người
Chăm, nền văn hóa Sa Huỳnh được coi như văn hóa Tiền Champa” [11,
tr.9-10].
Theo truyền thuyết thì vương quốc Champa ra đời trên cơ sở hợp
nhất hai bộ lạc Cau và Dừa khác nhau trên hai vùng lãnh thổ kế cận. Bộ
lạc Cau cư trú ở vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ( xứ
Panduranga). Bôï lạc Dừa cư trú ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Đònh (xứ Indrapura). Vào đầu Công nguyên tiểu vương quốc Nam Chăm ra
đời, sau đó là tiểu vương quốc Bắc Chăm.
Theo Giáo sư Lương Ninh: “Vương quốc Champa hình thành và phát
triển trên dải ven biển miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên
Trường Sơn, lúc lớn mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía
Bắc đến sông Dinh – Hàm Tân ở phía Nam đến lưu vực Krong Pô Cô và
sông Đà Rằng trên Tây Nguyên. Về phía Đông, họ thực sự làm chủ cả
vùng ven Biển Đông cùng với dãy đảo gần bờ. Cư dân – chủ nhân của
vương quốc này là người Chăm. Trước đây còn gọi là người Chàm, Chiêm,
nói tiếng Malayo – Polynesian. Ngày nay một bộ phận người Chăm nói